Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 11: Cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội (1975-2000) - Mức độ 3: Vận dụng-Vận dụng cao (Có lời giải chi tiết)

doc 4 trang minhtam 01/11/2022 5040
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 11: Cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội (1975-2000) - Mức độ 3: Vận dụng-Vận dụng cao (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_thi_thpt_quoc_gia_lich_su_12_van_de_11_ca_nuoc_di_len_chu.doc

Nội dung text: Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 11: Cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội (1975-2000) - Mức độ 3: Vận dụng-Vận dụng cao (Có lời giải chi tiết)

  1. Mức độ 3: Vận dụng – Vận dụng cao Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng điền vào những cụm từ còn thiếu cho đúng với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975): " (1) .vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là (2) của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam". A. "(1) Thống nhất đất nước (2) quy luật khách quan". B. "(1) Chủ nghĩa xã hội (2) yêu cầu". C. "(1) Giải phóng dân tộc (2) quy luật khách quan". D. "(1) Thống nhất đất nước (2) yêu cầu". Câu 2: Bài hát “Tiến quân ca“ của nhạc sĩ Văn Cao lần đầu tiên được chọn làm Quốc Ca của nước Việt Nam ta tại A. Kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (7/1976) B. Đại hội Quốc dân (ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945) C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (ngày 14 và 15 tháng 8 năm 1945. D. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951) Câu 3: Yêu cầu bức thiết nhất của nước ta trong năm đầu tiên sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là gì? A. Đi lên xây dựng CNXH. B. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. Khôi phục kinh tế sau chiến tranh. D. Thành lập chính quyền ở những vùng mới giải phóng. Câu 4: Người được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là ai? A. Hồ Chí Minh. B. Tôn Đức Thắng C. Lê Duẩn. D. Trường Chinh. Câu 5: Ý nghĩa quan trọng nhất của những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là A. Từng bước đưa đất nước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội khẳng định đường lối Đổi mới của Đảng là đúng đắn. B. Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. C. Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển. D. Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội. Câu 6: Đánh giá về tình hình cách mạng Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân 1975? A. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng vô sản. B. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng Xã hội chủ nghĩa. C. Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất lãnh thổ. D. Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước trên mọi lĩnh vực. Câu 7: Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì? A. Đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976. B. Là sự kiện lớn khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
  2. C. Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ đã thất bại hoàn toàn. D. Viêt Nam có điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa và hàng hóa trên thi trường. Câu 8: Từ năm 1946 đến 1980, đã ba lần Quốc hội thông qua Hiến pháp, đó là những Hiến pháp nào? A. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980. B. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1960; Hiến pháp 1975. C. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1975; Hiến pháp 1980. D. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1976; Hiến pháp 1980. Câu 9: Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì? A. Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được. B. Có miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, miền Nam hoàn toàn giải phóng. C. Đất nước đã được độc lập, thống nhất. D. Các nước Xà hội chủ nghĩa tiếp tục ủng hộ ta. Câu 10: Khó khăn cơ bán nhắt của đất nước ta sau 1975 là gì? A. Số người mù chữ, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao. B. Bọn phản động trong nước vẫn còn. C. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu. D. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề. ĐÁP ÁN 1-A 2-C 3-B 4-B 5-A 6-C 7-C 8-A 9-C 10-D LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam. Câu 2: Đáp án C Ngày 13/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17/8/1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên lần đầu tiên trước đông đảo dân chúng. Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19/8/1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng. Câu 3: Đáp án B Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ song mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Yêu cầu bức thiết nhất đặt ra trong năm đầu tiên sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 4: Đáp án B
  3. Tôn Đức Thắng (1888 – 1980) là một nhà cách mạng, chính khách của Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam (nhiệm kỳ từ 22/9/1969 cho đến 2/7/1976; trước đó là Phó Chủ tịch nước (1960-1969) và Quyền Chủ tịch nước (từ 3/9 cho đến 22/9/1969), Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam (1955-1960) - tương đương với Chủ tịch Quốc hội bây giờ. Sau khi kế nhiệm Hồ Chú Minh, ông trở thành Chủ tịch nước thứ 2 và cũng là Chủ tịch nước cuối cùng của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Chủ tịch nước đầu tiên của chính thể hậu thân – chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Câu 5: Đáp án A Kinh tế Việt Nam phát triển bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa để tiến thắng lên chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế, Việt Nam từ năm 1986 thực hiên đổi mới chính là để từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời với những thành tựu mà ta đạt được từ công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay cùng minh chứng đường lối của đảng là đúng đắn, có những bước đi căn bản là phù hợp với ki thời. Câu 6: Đáp án C Sau năm 1975, Việt Nam đã thống nhất về mặt lãnh thổ, đất nước sạch bóng quân thù nhưng hai miền lại tồn tại hai hình thức nhà nước khác nhau, đó là: - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. => Tình trạng này trái với nguyện vọng của nhân dân, đặt ra yêu cầu bức thiết phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 7: Đáp án C Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế hoạt động với mục tiêu chủ yếu là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức Liên hợp quốc như: UNESCO, FAO, IMF, WHO Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốC. Ngày 16/10/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, nhiệm kỳ 2008- 2009. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Hơn nữa, chính sách cấm vận của Mĩ đối với Việt Nam đã bị thất bại hoàn toàn, Cho đến năm 1995, trong xu thế hòa bình, hợp tác Mĩ đã bình thường hòa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tạo nhiều điều kiện để đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Câu 8: Đáp án A Từ năm 1946 đến 1980, đã ba lần Quốc hội thông qua Hiến pháp, đó là những Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1959; Hiến pháp năm 1980. Câu 9: Đáp án C Trước năm 1975, Việt Nam phải trải qua một giai doạn vô cùng khó khăn chống lại âm mưu xâm lược của Mĩ – Diệm. Hơn thế nữa, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
  4. cũng chịu hậu quả nặng nề từ hai lần phá hoại của Mĩ. Đất nước chưa độc lập, lãnh thổ chưa thống nhất thì vẫn còn muôn vàn khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì thế, sau năm 1975 thuận lợi cơ bản nhất đối với Việt Nam là đất nước đã được độc lập, thống nhất, mở ra thời kì mới cho đất nước. Câu 10: Đáp án D Nếu như thuận lợi cơ bản nhất đối với nước ta sau năm 1975 là đất nước được độc lập, thống nhất thì khó khăn cũng vẫn còn, quan trọng nhất là hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề ở cả hai miền đất nước. - Đối với miền Bắc: hậu quả của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài. - Đối với miền Nam: + Cơ sở của chính quyền Sài Gòn cũng bao di hại của xã hội cũ vẫn còn tồn tại. + Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tán phá, + Số người mù chữ lớn.