Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 10: Cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược (1954-1975) - Mức độ 1: Nhận biết (Có lời giải chi tiết)

doc 9 trang minhtam 5980
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 10: Cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược (1954-1975) - Mức độ 1: Nhận biết (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_thi_thpt_quoc_gia_lich_su_12_van_de_10_cuoc_khang_chien_c.doc

Nội dung text: Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 10: Cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược (1954-1975) - Mức độ 1: Nhận biết (Có lời giải chi tiết)

  1. Mức độ 1: Nhận biết Câu 1: Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước? A. Quan trọng nhất. B. Cơ bản nhất. C. Quyết định trực tiếp. D. Quyết định nhất. Câu 2: Mục tiêu chung của cách mạng hai miền sau Hiệp định Giơnevơ là gì? A. Kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. C. Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, xây dựng CNXH ở miền Bắc. D. Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, thực hiện cách mạng ruộng đất ở miền Bắc Câu 3: Chiến thắng nào mở đầu cho phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” khắp miền Nam? A. Ấp Bắc (2-1-1963) B. Vạn Tường (18-8-1965) C. Mùa khô 1965-1966. D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. Câu 4: Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào? A. Quân ta tiếp quản thủ đô Hà Nội. B. Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô. C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. D. Pháp rút quân khỏi miền Nam. Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng nào ? A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. Tiến hành cách mạng Xã hội chủ nghĩa. C. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai. D. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. Câu 6: Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng lần thứ 15 (1-1959) đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là gì? A. Đấu tranh giữ gìn và phát triên lực lượng cách mạng. B. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang giành chính quyền. C. Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang. D. Đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp đinh Giơnevơ. Câu 7: Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì? A. “Dùng người Việt đánh người Việt”. B. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam. C. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam. D. Đưa cố vấn Mĩ ào ạt vào miền Nam.
  2. Câu 8: Phong trào Đồng khởi đã đưa cách mạng miền Nam từ A. Đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị B. Bãi công sang biểu tình C. Thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công D. Đấu tranh chính trị sang đấu tranh ngoại giao Câu 9: Ngày 17/1/1960, phong trào Đồng khởi nổ ra ở ba xã điểm là Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện nào của Bến Tre A. Giồng Trôm B. Mỏ Cày C. Ba Tri D. Thạch Phú Câu 10: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là gì? A. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để thống nhất nước nhà. B. Tiếp tục làm cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Hàn gắn vết thương chiến tranh và đi lên chủ nghĩa xã hội. D. Khôi phục kinh tế và đi lên chủ nghĩa xã hội. Câu 11: Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara là gì? A. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. B. Hoàn thành bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm. C. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 16 tháng. D. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 24 tháng. Câu 12: Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là A. Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ và Liên khu V. D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Câu 13: Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là A. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn. B. Quảng Trị, Đà Nẵng, Tây Nguyên. C. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. D. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ Câu 14: Từ năm 1969 đến năm 1973, ở miền Nam Việt Nam đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược A. "Chiến tranh đặc biệt". B. "Chiến tranh một phía". C. "Việt Nam hoá chiến tranh". D. "Chiến tranh cục bộ". Câu 15: Chiến thắng Ấp Bắc của quân ta đã dấy lên phong trào nào trên khắp cả nước A. Cao trào Đồng khởi B. Cao trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” C. Cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”. D. Cao trào Phá ấp chiến lược. Câu 16: Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là A. “Bình định” miền Nam trong 8 tháng. B. “Bình định” miền Nam trong 18 tháng. C. “Bình định” miền Nam có trọng điểm.
  3. D. “Bình định” trên toàn miền Nam. Câu 17: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 đã chứng tỏ A. Bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành B. Quân dân ta có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ C. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công D. Quân dân ta đã đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ Câu 18: Chiến lược “chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh nào? A. thực dân kiểu mới B. kinh tếC. ngoại giao D. thực dân kiểu cũ Câu 19: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương” B. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 C. Sau phong trào “Đồng Khởi” D. Sau thất bại của “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” Câu 20: Mỹ dựa vào sự kiện nào để thực hiện ném bom bắn phá miền Bắc ở một số nơi? A. Mỹ thất bại trong hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967 B. Quân dân ta mở cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) C. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ D. Mỹ thất bại ở trận Vạn Tường Câu 21: Chiến thắng nào được gọi là “Ấp Bắc’ đối với quân đội Mĩ? A. Chiến thắng mùa khô 1955-1956 B. Chiến thắng Vạn Tường (1965) C. Chiến thắng mùa khô 1966-1967 D. Chiến thắng Tết Mậu Thân (1968) Câu 22: Hướng tiến công của Mĩ trong cuộc hành quân chiến lược “Lam sơn 719” là A. Đông Nam Bộ. B. Liên khu V. C. Đường 9 – Nam Lào.D. Dương Minh Châu. Câu 23: Ngày 6-6-1969 gắn liền với sự kiện nào trong lịch sử dân tộc ta? A. Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần hai B. Chính thủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời C. Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương D. Phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến hội nghị Pari Câu 24: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ được thực hiện bằng lực lượng nào? A. Lực lượng tổng lực với vũ khí hiện đại, tối tân nhất. B. Quân viễn chinh, quân chư hầu của Mĩ và quân đội Sài Gòn. C. Lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. D. Quân đội Sài Gòn do cố vấn Mĩ chỉ huy, vũ khí Mĩ. Câu 25: Bước vào mùa khô thứ hai (đông-xuân 1966-1967), Mỹ đã tiến hành bao nhiêu cuộc hành quân chiến lược? A. 890 cuộc hành quân chiến lược. B. 895 cuộc hành quân chiến lược. C. 980 cuộc hành quân chiến lược. D. 450 cuộc hành quân chiến lược. Câu 26: Vạn Tường là vùng đất thuộc tỉnh
  4. A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Phú Yên. D. Bình Định. Câu 27: Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta sang giai đoạn A. Tiến công chiến lược ở thành thị giải phóng các đô thị lớn. B. Tiến công chiến lược ở Tây Nguyên. C. Từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. D. Tiến công chiến lược ở nông thôn và thành thị, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Câu 28: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) kết thúc thắng lợi đã A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vũ trang ở các nước Đông Nam Á. B. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. C. Tạo điều kiện để cả nước hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D. Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới. Câu 29: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam ”, nội dung này được phản ánh trong A. Hội nghị Bộ chính trị họp mở rộng từ 18-12-1974 đến 8-1-1975 B. Hội nghị Bộ chính trị họp từ 18-12-1974 đến 8-1-1975 C. Hội nghị lần thứ 21 của trung ương Đảng vào 7-1974 D. Nghị quyết của bộ chính trị 25-3-1975 Câu 30: Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Đảng chủ trương đấu tranh trên những mặt trận nào? A. Quân sự, chính trị, ngoại giao B. Chính trị, ngoại giao C. Quân sự, ngoại giao D. Chính trị, quân sự Câu 31: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã lần lượt trải qua các chiến dịch nào? A. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh B. Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh C. Tây Nguyên, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh D. Plâyku, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh Câu 32: Mở đầu cuộc Tiến công chiến lược 1972, quân ta tấn công vào đâu? A. Nam Trung Bộ. B. Tây Nguyên. C. Quảng TrịD. Đông Nam Bộ Câu 33: 10h45’ ngày 30-4-1975 ở Sài Gòn diễn ra sự kiện gì? A. Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào dinh độc lập B. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng C. Lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập D. Năm cánh quân của ta tiến vào trung tâm Sài Gòn Câu 34: Chiến thắng Phước Long, giúp Bộ Chính trị bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam như thế nào? A. Tiến hành tổng công kích- tổng khởi nghĩa, giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
  5. B. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. C. Tiến hành tổng công kích- tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam ngay trong năm 1976. D. Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), nhưng nhận định kể cả năm 1975 là thời cơ và chỉ thị rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975” Câu 35: Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ vào thời gian A. Tháng 7/1973 B. Tháng 12/1989C. Tháng 7/1995 D. Tháng 7/1997 Câu 36: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã khẳng định vai trò của cách mạng miền Bắc như thế nào? A. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. B. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. C. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. D. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự thắng lợi của cách mạng miền Nam. Câu 37: Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc được xác định trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III? A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ - lấy công nghiệp nhẹ làm nền tảng của nền kinh tế quốc dân B. Ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ - lấy công nghiệp nhẹ làm nền tảng của nền kinh tế quốc dân. C. Lấy công nghiệp nặng làm nền tảng của nền kinh tế - ưu tiên phát triển côn nghiệp nặng một cách hợp lí. D. Kết hợp phát triển công nghiệp với nông nghiệp – lấy nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Câu 38: Đại hội lần thứ III của Đảng đã bầu ai làm Chủ tịch Đảng và Bí thư thứ nhất A. Hồ Chí Minh làm chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. B. Hồ Chí Minh làm chủ tịch Đảng, Lê Duẩn làm bí thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. C. Hồ Chí Minh làm chủ tịch Đảng, Võ Nguyễn Giáp làm bí thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. D. Hồ Chí Minh làm chủ tịch Đảng, Đỗ Mười làm bí thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Câu 39: Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của miền Bắc là gì? A. miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định trực tiếp. B. miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định nhất.
  6. C. miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam. D. miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ bảo vệ cách mạng miền Nam. Câu 40: Chiến thuật được sử dụng trong trong “Chiến tranh đặc biệt” là A. Dồn dân lập “ấp chiến lược”. B. “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. C. càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng. D. “bình định” toàn bộ miền Nam. ĐÁP ÁN 1-C 2-B 3-B 4-A 5-B 6-C 7-A 8-C 9-B 10-A 11-B 12-C 13-D 14-C 15-B 16-B 17-B 18-A 19-D 20-C 21-B 22-C 23-B 24-C 25-B 26-B 27-C 28-B 29-D 30-A 31-A 32-C 33-A 34-D 35-C 36-C 37-C 38-B 39-B 40-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C Trong Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định: Cách mạng miền Nam có vai trò quyết định đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Câu 2: Đáp án B Mục tiêu chung của cách mạng hai miền sau Hiệp định Giơnevơ là hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. Câu 3: Đáp án B Chiến thấng Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam. Câu 4: Đáp án A Ngày 10-10-1954, quân ta tiếp quản thủ đô Hà Nội trong không khí từng bừng của ngày hội giải phóng. Câu 5: Đáp án B Đại hội lần III (9-1960) đã khẳng định đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Câu 6: Đáp án C Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng lần thứ 15 (1-1959) đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang. Câu 7: Đáp án A Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là: “Dùng người Việt đánh người Việt”. Câu 8: Đáp án C
  7. Phong trào Đồng Khởi đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 9: Đáp án B Ngày 17/1/1960, phong trào Đồng khởi nổ ra ở ba xã điểm là Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre). Câu 10: Đáp án A Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là: tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để thống nhất nước nhà. Câu 11: Đáp án B Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara là hoàn thành bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm. Câu 12: Đáp án C Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là là Đông Nam Bộ và Liên khu V. Câu 13: Đáp án D Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là: Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Câu 14: Đáp án C Từ năm 1969 đến năm 1973, ở miền Nam Việt Nam đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Câu 15: Đáp án B Chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963) đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” trên khắp cả nước. Câu 16: Đáp án B Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “bình định” miền Nam trong 18 tháng. Câu 17: Đáp án B Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 đã chứng tỏ quân dân ta có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Câu 18: Đáp án A Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bắt đầu từ giữa năm 1965 là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới. Câu 19: Đáp án D Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Câu 20: Đáp án C Ngày 5-8-1964, sau khi dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc như cửa Sông Gianh (Quảng Bình), Vinh – Bến Thủy (Bến Tre), Câu 21: Đáp án B
  8. Chiến thắng Vạn Tường được coi như là Ấp Bắc đối với quân Mĩ. Câu 22: Đáp án C Hướng tiến công của Mĩ trong cuộc hành quân chiến lược “Lam sơn 719” là “Đường 9 – Nam Lào”. Câu 23: Đáp án B Ngày 6-6-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Câu 24: Đáp án C Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ được thực hiện bằng lực lượng Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ được thực hiện bằng lực lượng. Câu 25: Đáp án B Bước vào mùa khô thứ hai (đông-xuân 1966-1967), Mỹ đã tiến hành 895 cuộc hành quân chiến lược. Câu 26: Đáp án B Vạn Tường là vùng đất thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Câu 27: Đáp án C Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam. Câu 28: Đáp án B Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) kết thúc thắng lợi đã mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kĩ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Câu 29: Đáp án D Nghị quyết của bộ chính trị 25-3-1975 đã nhấn mạnh: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam ”. Câu 30: Đáp án A Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Đảng chủ trương đấu tranh trên những mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao. Câu 31: Đáp án A Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã lần lượt trải qua ba chiến dịch: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Câu 32: Đáp án C Mở đầu cuộc Tiến công chiến lược 1972, quân ta tấn công vào Quảng Trị. Câu 33: Đáp án A 10h45’ ngày 30-4-1975, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn. Câu 34: Đáp án D
  9. Chiến thắng Phước Long, giúp Bộ Chính trị bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam là: Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), nhưng nhận định kể cả năm 1975 là thời cơ và chỉ thị rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Câu 35: Đáp án C Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11-7-1995. Câu 36: Đáp án C Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã khẳng định cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Câu 37: Đáp án C Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc được xác định trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III là: lấy công nghiệp nặng làm nền tảng của nền kinh tế - ưu tiên phát triển côn nghiệp nặng một cách hợp lí. Câu 38: Đáp án B Đại hội lần thứ III của Đảng đã bầu Hồ Chí Minh làm chủ tịch Đảng, Lê Duẩn làm bí thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Câu 39: Đáp án B Để hoàn thành nhiệm vụ chung, miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định nhất. Câu 40: Đáp án B Chiến thuật được sử dụng trong trong “Chiến tranh đặc biệt” là “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.