Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 09: Bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954) - Mức độ 2: Thông hiểu - Đề số 2 (Có lời giải chi tiết)

doc 14 trang minhtam 01/11/2022 4960
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 09: Bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954) - Mức độ 2: Thông hiểu - Đề số 2 (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_thi_thpt_quoc_gia_lich_su_12_van_de_09_bao_ve_thanh_qua_c.doc

Nội dung text: Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 09: Bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954) - Mức độ 2: Thông hiểu - Đề số 2 (Có lời giải chi tiết)

  1. Mức độ 2: Thông hiểu Câu 1: Vì sao Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta? A. Đưa Đảng tiếp tục hoạt động cách mạng B. Đảng ta vào thời kì hoạt động bí mật. C. Đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam D. Đảng ta tiếp tục lãnh đạo kháng chiến Câu 2: Văn kiện lịch sử nào đã bước đầu hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp? A. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của ban thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946) B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh (9/1947) D. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ II (2/1951). Câu 3: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khoá I là? A. Đánh dấu sự thất bại bước đầu của bọn đế quốc, phản động tay sai trong Âm mưu chống phá chính quyền cách mạng. B. Là một cuộc vận động chính trị rộng lớn, biểu dương khối đại đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm ủng hộ chế độ mới của nhân dân ta. C. Tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho chính quyền cách mạng, nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên thế giới. D. Tạo điều kiện thuận lợi để đánh đổ hoàn toàn thực dân Pháp, thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Câu 4: Vì sao nói cuộc Tổng tuyển cử tháng 1 - 1946 là cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt? A. Vì lúc đó nhân dân ta hầu hết mù chữ nên việc thực hiện quyền công dân rất khó khăn. B. Vì lúc đó Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế - tài chính, một nửa nước đã có chiến tranh. C. Vì cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong điếu kiện các thế lực đế quốc, tay sai ráo riết chống phá chính quyền cách mạng, chống lại độc lập tự do của dân tộc ta. D. Vì Việt Nam đang gặp muôn vàn khó khăn về nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. Câu 5: Sách lược đối ngoại của Đảng ta trong thời gian từ tháng 9/1945 đến tháng 6/3/1946? A. "Hoà Trung Hoa dân quốc, đuổi Pháp”. B. "Hoà Trung Hoa dân quốc, đánh Pháp”. C. "Hoà Pháp, đuổi Trung Hoa dân quốc”. D. "Hoà hoãn với Pháp và Trung Hoa dân quốc”. Câu 6: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không có trong Hiệp định Giơ-ne-vơ? A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản B. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng hòa
  2. bình. C. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 - 1956. D. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định. Câu 7: Từ cuối 1953 đến đầu 1954, thực dân Pháp buộc phải phân tán lực lượng ra những vùng nào? A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Luôngphabang. B. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâycu, Sầm Nưa. C. Điện Biên Phủ, Thakhẹt, Plâycu, Luôngphabang. D. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Luôngphabang. Câu 8: Trong Đông – Xuân 1953 – 1954, thực dân Pháp không phải tăng cường quân cơ động chiến lược cho A. Điện Biên Phủ B. Hòa Bình C. Xê nô D. Plâyku Câu 9: Đế quốc Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch Na-va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là A. Đẩy quân ta vào tình thế đối phó bị động B. Xoay chuyển cục diện chiến tranh C. Dọn đường cho Mĩ từng bước thay thế quân Pháp D. Kết thúc chiến tranh trong danh dự. Câu 10: Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của Đảng ta trong Đông–Xuân 1953– 1954? A. Chuyển bại thành thắng trong vòng 18 tháng. B. Tập trung lực lượng tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. C. Tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán. D. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông – Xuân 1953 – 1954. Câu 11: Khi Pháp thực hiện kế hoạch Na-va, Mĩ viện trợ lên đến 73% chi phí chíến tranh ở Đông Dương vì nhằm mục đích? A. Biến Đông Dương thành “sân sau” B. Độc chiếm Đông Dương. C. Kéo dài và mở rộng cuộc chiến tranh. D. Thể hiện sức mạnh quân sự. Câu 12: Thắng lợi nào quyết định tới thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ? A. Chiến dịch Tây Bắc thu đông 1952 B. Chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1954 C. Chiến dịch Trung Lào 1953 D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) Câu 13: Câu nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)? A. Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương được các nước lớn tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
  3. B. Với Hiệp định, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. C. Hiệp định đã làm thất bại âm mưu của Mĩ trong việc kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương. D. Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta, giúp chúng ta hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước. Câu 14: Ý nào sau đây không phái ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946? A. Có thêm thời gian hoà hoãn để củng cố chính quyền cách mạng. B. Mở ra một khả năng giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng, tỏ rõ thiện chí hoà bình của dân tộc. C. Là hiệp ước đầu tiên Chính phủ cách mạng kí kết với đại diện nước khác, như thế mặc nhiên Chính phủ Pháp là nước đã công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. D. Buộc Pháp phải rút quân khởi Việt Nam trong thời gian 2 năm. Câu 15: Những điểm chính trong bước 1 của kế hoạch Nava là A. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược ở miền Nam B. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tiến công chiến lược ở miền Bắc C. Tiến công chiến lược ở 2 miền Nam - Bắc D. Phòng ngự chiến lược ở 2 miền Câu 16: Để làm phá sản bước thứ nhất kế hoạch Na-va, chủ trương nào sau đây của ta là cơ bản nhất? A. Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch buộc chúng phân tán lực lượng. B. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phân tán lực lượng địch. C. Phân tán lực lượng địch đến những nơi rừng núi hiểm trở D. Giam chân địch ở Điện Biên Phủ, Sê-nô, Plây cu, Luông-pha-băng Câu 17: Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược 1945-1954 A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần một thế kỷ của Pháp B. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, tạo điều kiện đi lên chủ nghĩa xã hội. C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. D. Đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước Câu 18: Vì sao đàm phán tại Hội nghị Phôngtennơblô thất bại ? A. Vì ta chưa có nhỉều kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao, đàm phán. B. Vì dư luận thế giới không ủng hộ ta. C. Vì Pháp muốn tái chiếm Việt Nam, không có thiện chí đàm phán. D. Vì thái độ của phái đoàn tại cuộc đàm phán quá cứng rắn. Câu 19: Ý nào sau đây không nằm trong phương hướng chiến lược đông xuân 1953-1954 được Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra? A. Buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu
  4. mà chúng không thể bỏ B. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu để tiêu diệt địch, giải phóng đất đai C. Nhanh chóng đánh bại quân Pháp kết thúc chiến tranh D. Do địch phải phân tán lực lượng mà tạo điều kiện phân tán nhiều lực lượng Câu 20: Việt Nam kí hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là do A. Căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp, ta không thể đánh bại được Pháp về quân sự B. Sự chi phối của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta C. Sự chi phối của Trung Quốc muốn biến Việt Nam là bước đệm chống lại sự ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực Đô8ng Nam Á D. Căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề chiến tranh bằng thương lượng Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng? A. Giải phóng vùng Tây Bắc Việt Nam. B. Tiêu diệt một bộ phận quang trọng sinh lực địch. C. Tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. D. Tạo điều kiện giải phóng hoàn toàn Đông Dương. Câu 22: Vì sao nói, Hiệp định Giơ-ne-vơ là một thắng lợi của nhân dân ta nhưng chưa trọn vẹn? A. Ngay sau khi kí Hiệp định. Mĩ đã câu kết với Pháp phá hoại hiệp định. B. Mĩ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta nhưng sau đó lại xâm lược nước ta. C. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam vẫn chưa hoàn thành. D. Thực dân Pháp không phối hợp với nhân dân ta thực hiện cuộc tổng tuyển cử tự do Câu 23: Ý nào sau đây không chứng minh Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm”? A. Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. B. Đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố. C. Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại. D. Điện Biên Phủ ngay từ đầu là trung tâm điểm của kế hoạch Nava. Câu 24: Với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật Bản, khi kéo vào Việt Nam quân Trung Hoa dân quốc đã A. Giải giáp quân đội Nhật Bản, trừng trị bọn tội phạm chiến tranh B. Thực hiện âm mưu “diệt cộng, cầm Hồ”, phá hoại chính quyền cách mạng nước ta còn non trẻ C. Tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại nổ súng xâm lược Việt Nam D. Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta giải quyết những khó khăn do chính quyền thực dân để lại
  5. Câu 25: Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp trong năm đầu sau cách mạng tháng Tám (1945) chính quyền cách mạng đã A. Giảm tô, giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân. B. Điều hòa thóc gạo giữa các địa phương. C. Kêu gọi không dùng gạo, ngô khoai, sắn để nấu rượu. D. Bãi bỏ thuế thân. Câu 26: Lí do nào dưới đây đúng nhất để khẳng định sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? A. Lực lượng ngoại xâm mạnh, ngân sách trống rỗng B. Thiên tại hạn hán kéo dài, nạn đói đang đe dọa trầm trọng. C. Chính quyền cách mạng mới thành lập, lực lượng vũ trang còn non yếu D. Cùng lúc phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Câu 27: Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai? A. Ngày 2 - 9 - 1945, khi nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mit tinh chào mừng ngày độc lập, thực dân Pháp xả súng bắn làm cho 47 người chết, và nhiều người bị thương. B. Ngày 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn. C. Ngày 17- 11- 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng. D. Ngày 18 - 12 - 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng. Câu 28: Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là mục đích của: A. 10 chính sách của Việt Minh nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân. B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945. C. Tuyên ngôn độc lập 2 - 9 - 1945. D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I (6 - 1 - 1946). Câu 29: Nhân dân ta đã vượt qua được những khó khăn to lớn, củng cố và tăng cường đấu tranh chổng thù trong giặc ngoài. Đó là kết quả: A. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám. B. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám. C. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết về tài chính sau Cách mạng tháng Tám. D. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám Câu 30: Chính sách nào do Chính phủ ban hành có thể thực hiện được ngay? A. Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày. B. Chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ. C. Ra thông tư giảm tô. D. Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác Câu 31: Lí do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với
  6. Tưởng để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng? A. Tưởng dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt cách để phá ta từ bên trong. B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Anh. C. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh. D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng. Câu 32: Lí do nào là cơ bản nhất để ta chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị? A. Ta chưa đủ sức đánh 2 vạn quân Tưởng. B. Tưởng có bọn tay sai Việt Quốc, Việt cách hỗ trợ từ bên trong C. Tránh trình trạng một lúc phải đổi phó với nhiều kẻ thù. D. Tưởng có sức mạnh vượt bậc có thể đánh bại quân chủ lực của ta. Câu 33: Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hoà hoãn nhân nhượng Pháp? A. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn. B. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù. C. Vì Pháp và Tưởng đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta. D. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ. Câu 34: Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng? A. Quốc hội khoá 1 (2 - 3 - 1946) chủ trương cho Tưởng một số ghế trong Quốc hội. B. Hiệp ước Hoa - Pháp (28 - 2 - 1946). C. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6- 3- 1946). D. Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946). Câu 35: Ý nào sau đây không giải thích đúng lí do ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6 - 3 - 1946? A. Lực lượng ta còn yếu so với Pháp, tránh đụng đô nhiều kẻ thù một lúc. B. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước. C. Tranh thủ thời gian hoà hoãn củng cố và phát triển lực lượng cách mạng. D. Hòa với Pháp là đường lối chiến lược từ trước cách mạng tháng Tám. Câu 36: Ý nào sau đây không giải thích đúng lí do ta đưa ra chủ trương trường kì kháng chiến? A. Tương quan lực lượng không có lợi cho ta, ta cần kháng chiến lâu dài để có thêm thời gian xây dụng, phát triển lực lượng. B. Kháng chiến trường kì chính là để bẻ gãy chiến thuật đánh nhanh giải quyết nhanh của Pháp, khoét sâu vào những khó khăn của kẻ địch. C. "Trường kì kháng chiến" là nghệ thuật quân sự truyền thống của Việt Nam. D. Pháp đánh ta trên tất cả các mặt nên ta cần đánh Pháp lâu dài. Câu 37: Phong trào bình dân học vụ trong kháng chiến chống Pháp là: A. Cuộc vận động xây dựng nền giáo dục dân chủ Việt Nam. B. Cuộc vận động toàn dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm
  7. C. Cuộc vận động nhân dân tham gia các lớp học để xóa mù chữ. D. Cuộc vận động nhân dân tham gia để thực hiện nếp sống mới. Câu 38: Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài" từ khi nào? A. Từ sau chiến thắng Biên giới 1950. B. Từ sau khi chúng mở rộng chiếm đóng đồng bằng Bắc Bộ. C. Sau thất bại của cuộc tiến công lên Việt Bắc thu đông 1947. D. Từ sau khi kiểm soát hoàn toàn các đô thị Bắc vĩ tuyến 16. Câu 39: Pháp đã chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài", chứng tỏ A. Pháp đã mất thế chủ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương B. Pháp đã mất thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. C. Pháp đang lâm vào tình trạng lúng túng về chiến lược. D. Pháp đã chuyển sang thế phòng thủ chiến lược trên toàn Đông Dương. Câu 40: Hành động nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tiến công ta? A.Ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng. B.Ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. C.Ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những xung đột vũ trang. D. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ hạ vũ khí đầu hàng. Câu 41: Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)? A. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta. B. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch. C. Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến toàn dân toàn diện. D. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới. Câu 42: Để chiếm lại Đông Khê, Pháp đã thực hiện "cuộc hành quân kép". Đó là những cuộc hành quân nào A. Cuộc hành quân lên Thái Nguyên và cuộc hành quân từ Cao Bằng về Đông Khê. B. Cuộc hành quân lên Thái Nguyên và cuộc hành quân từ Thất Khê lên Cao Đằng. C. Cuộc hành quân từ Cao Bằng về Đông Khê và cuộc hành quân từ Thất Khê lên Đông Khê. D. Cuộc hành quân từ Thất Khê lên đón quân ở Cao Bằng về chiếm lại Đông Khê và cuộc hành quân lên Thái Nguyên. Câu 43: Lí do nào sau đây không đúng khi nói về ta chọn Điện Bên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp? A. Ta cho rằng Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Dương. B. Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phu. C. Điện Biên Phủ có tầm quan trọng đối với miền Bắc Đông Dương. D. Quân ta có đủ điều kiện đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ. Câu 44: Đến đầu 1950, cuộc kháng chiến của ta có nhiều thuận lợi, thuận lợi nào có liên quan nhiều nhất đối với chiến dịch Biên giới?
  8. A. 1 - 10 - 1949 nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. B. Đầu 1950, Trung Quốc, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. C. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp lên cao. D. Cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia phát triển mạnh. Câu 45: Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến từ thế phòng ngự sang thế tiến công. Đó là ý nghĩa lịch sử của chiến dịch nào? A. Chiến dịch Việt Bắc 1947. B. Chiến dịch Biên giới 1950. C. Chiến dịch Tây Bắc 1952. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 46: Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. Đó là ý nghĩa của: A. Hội nghị thành lập Đảng (đầu 1930). B. Hội nghị lần thứ nhất của Đảng (10 - 1930). C. Đại hội lần thứ I của Đảng (1935). D. Đại hội lần thứ II của Đảng (2 - 1951). Câu 47: Trong kháng chiến chống Pháp (1951 – 1953) để xây dựng hậu phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất? A. Thành lập ngân hàng Quốc gia việt Nam (1951). B. Ban hành chinh sách về thuế nông nghiệp (1955). C. Phát hành đồng giấy bạc Việt Nam mới (1951). D. Chính phủ đề ra cuộc vận động lao động sản xuất và thực hiện tiết kiệm (1952). Câu 48: Chiến thắng nào quyết định thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ? A. Chiến thắng trong chiến dịch Biên giới. B. Chiến thắng trong chiến dịch Hoà Bình. C. Chiến thắng Đông - Xuân 1953 - 1954. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Câu 49: Đông - Xuân 1953 - 1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng nào sau đây? A. Việt Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Thanh - Nghệ - Tĩnh. B. Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào. C. Tây Bắc, Hạ Lào, Trung Lào, Lào. D. Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Thượng Lào. Câu 50: Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là A. Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. B. Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX.
  9. C. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc D. cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự đấu tranh giải phóng mình. ĐÁP ÁN 1-C 2-A 3-D 4-C 5-B 6-B 7-D 8-B 9-D 10-B 11-C 12-D 13-D 14-D 15-A 16-A 17-D 18-C 19-C 20-D 21-D 22-C 23-D 24-B 25-A 26-D 27-B 28-D 29-D 30-B 31-C 32-C 33-C 34-B 35-D 36-D 37-C 38-C 39-C 40-D 41-C 42-D 43-B 44-B 45-B 46-D 47-D 48-D 49-B 50-A LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C Đại Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta bởi Đại hội này đã đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam, tiếp tục đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Câu 2: Đáp án A Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” là một tring văn kiện hình thành đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. Văn kiện này đóng vai trò bước đầu hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, vì nó được diễn ra đầu tiên vào ngày 18 và 19-12- 1946. Câu 3: Đáp án D Tạo điều kiện thuận lợi để đánh đổ hoàn toàn thực dân Pháp, thắng lợi trên mặt trận ngoại giao là ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ở giai đoạn sau. Câu 4: Đáp án C Trong hoàn cảnh các thế lực đế quốc, tay sai ráo riết hoạt động chống phá chính quyền cách mạng, chống lại độc lập tự do của dân tộc ta thì cuộc tổng tuyển cử diễn ta vào tháng 1-1946 chính là cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt. Câu 5: Đáp án B Từ tháng 9-1945 đế tháng 6/3/1946, nhằm tránh trường hợp phải một mình đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng ta đã chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam. Câu 6: Đáp án B Đáp án B không phải là nội dung của Hiệp định Giơnevơ (1954). Câu 7: Đáp án D
  10. - Ngày 10-12-1953, một bộ phận quân chủ lực của ta tiến công thi xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ được giải phóng). Nava buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động tư Đồng Bằng Bắc Bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ -> nơi tập trung quân thứ hai của Pháp. - Đầu tháng 12-1953, liên quâ Việt – Lào mở cuộc tấn công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavannakhet và Xênô. Nava buộc phải tăng cường lực lượng cho Xêxô -> nơi tập trung quân thứ ba của Pháp. - Cuối tháng 1 – 1954, liên quân Việt – Lào tấn công Thượng Lào, giải phóng Nậm Hu và toàn tinh Phongxalì. Nava gấp rút điều quân cho Luôngphabang và Mường Sài -> nơi tập trung quân thứ tứ của Pháp. - Đầu tháng 2 – 1954, quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kom Tum, uy hiếp Playku. Pháp tăng cường lực lượng cho Playku -> nơi tâp trung quân thứ 5 của Pháp. Câu 8: Đáp án B Trong Đông – Xuân 1953 – 1954, thực dân Pháp không phải tăng cường quân cơ động chiến lược cho Hòa Bình. Câu 9: Đáp án D Đế quốc Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch Na-va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Câu 10: Đáp án B Chủ trương của Đảng trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, .”. Câu 11: Đáp án C Trước tình thế ngày càng sa lầy và thất bại của Pháp, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh. Một trong những biện pháp của nước này là tăng cường viện trợ Pháp lên đến 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương, ra sức tăng cường ngụy quân, đưa lực lượng này lên đến 334000 quân vào đầu năm 1954. Câu 12: Đáp án D Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. Đây là thắng lợi có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ. Câu 13: Đáp án D Hiệp định Giơnevo tuy có đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nhưng cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước chưa hoàn thành, Việt Nam vẫn tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Câu 14: Đáp án D Đáp án D là nội dung của Hiệp định Giơnevơ (1954). Câu 15: Đáp án A Trong bước 1 của kế hoạch Nava, điểm chính là giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc,
  11. tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực . Câu 16: Đáp án A Để làm phá sản bước thứ nhất kế hoạch Na-va, chủ trương cơ bản nhất của ta là đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch buộc chúng phân tán lực lượng. Đây là chính là chủ trương của ta ở các cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954. Câu 17: Đáp án D Cuôc kháng chiến chống Pháp xâm lược được hoàn thành nhưng chỉ miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ – Diệm. Chính vì thế, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước vẫn chưa được hoàn thành. Câu 18: Đáp án C Ngay từ đầu khi quay lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Pháp đã thể hiện rõ dã tâm xâm lược của mình. Chính vì muốn tài chiến Việt Nam, không có thiện chí đàm phán nên cuộc đàm phán tại Hội nghị Phôngtennơblô thất bại. Câu 19: Đáp án C Nhanh chóng đánh bại quân Pháp để kết thúc chiến tranh không phải là phương hướng chiến lược đông xuân 1953 – 1954 được Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra. Câu 20: Đáp án D Căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề chiến tranh bằng thương lượng Việt Nam đã kí Hiệp định Giơnevơ ngày 21-7-1954. Câu 21: Đáp án D Tạo điều kiện giải phóng hoàn toàn Đông Dương không phải là mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Câu 22: Đáp án C Hiêp định Giơnevơ (1954) đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp song chưa trọn vẹn vì cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam vẫn chưa hoàn thành. Miền Nam vẫn phải tiếp tục chống lại Mĩ và tay sai, đây cũng là nhiệm vụ chung của cả nước để giải phóng miền Nam, thống đất nước nước. Câu 23: Đáp án D Điện Biên Phủ ngay từ đầu không phải trung tâm điểm của kế hoạch Nava, ban đầu trung tâm của kế hoạch này tập trung quân đông ở Đồng Bằng Bắc Bộ. Câu 24: Đáp án B - Diệt cộng cầm Hồ: tiêu diệt cộng sản, cầm tù Hồ Chí Minh. - Phá hoại chính quyền cách mạng mới được thành lập. Đây là âm mưu của Trung Hoa Dân quốc khi kéo vào Việt Nam. Câu 25: Đáp án A Trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng đã ra lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác của chế độ cũ, giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất
  12. 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nông dân thiếu ruộng, chia lại ruộng đất theo nguyên tắc công bằng dân chủ. Đây là chính sách của chính quyền cách mạng nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Câu 26: Đáp án D Do cùng một lúc phải đối phó với những khó khăn về: - Giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính. - Ngoại xâm và nội phản. => Làm sao để đưa ra chính sách phù hợp để khác phục những khó khăn trên. => Đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Câu 27: Đáp án B Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của thực dân Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu quá trình xâm lược nước ta. => Sự kiện trên chứng tỏ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Câu 28: Đáp án D Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân, đây là mục đích của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I (6-1-1946). Câu 29: Đáp án D Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám đã giúp nhân dân ta vượt qua những khó khăn lớn, củng cố và tăng cường đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Khắc phục những khó khăn này là điều kiện quan trọng thế mạnh để chóng lại giặc ngoài. Câu 30: Đáp án B Những chính sách có thể thực hiện được ngay tức khắc và nhanh chóng đó là chính sách chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ. Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của nhân dân, nếu không chia ruộng đất cho nhân dân thì các biện pháp khác có thể thực hiện được hiệu quả. Câu 31: Đáp án C Trong hoàn cảnh chính quyền của ta còn non trẻ, chưa thể một lúc chống lại hai thế lực ngoại xâm là Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc và Pháp ở phía Nam. Để có thời gian củng cố chính quyền và chuẩn bị lực lượng, Đảng ta đã chủ trương hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp, từ 6-3-1946 trở đi đến trước 19-12-1946 lại hòa Pháp để đuổi Tưởng. Câu 32: Đáp án C Ta chủ trương hòa với Tưởng để tránh trường hợp phải một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, tập trung đánh Pháp ở miền Nam. Câu 33: Đáp án C Trước tình thế Pháp và Tưởng kí Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946), đảng ta đã chuyển từ hòa Tưởng đánh Pháp sang hòa Pháp để đánh Tưởng. Thể hiện ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6- 3-1946) với Pháp.
  13. Câu 34: Đáp án B Trước tình thế Pháp và Tưởng kí Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946), đảng ta đã chuyển từ hòa Tưởng đánh Pháp sang hòa Pháp để đánh Tưởng. Thể hiện ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6- 3-1946) với Pháp. Câu 35: Đáp án D Các đáp án: A, B, C đều là lí do ta kí với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946). Đáp án: D không giải thích đúng do ta hòa hoãn với Pháp chỉ là tạm thời để có thời gian chuẩn bị lực lượng và củng cố chính quyền. Câu 36: Đáp án D Đáp án: D, Pháp đánh ta trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, quân sự, nên ta cần kháng chiến chống Pháp toàn diện trên tất cả các mặt. Câu 37: Đáp án C Nhằm xóa nạn mù chứ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ - cơ quan chuyên trách về chống giặc dốt. => Phong trào bình dân học vụ trong kháng chiến chống Pháp là cuộc vận động nhân dân tham gia để thực hiện nếp sống mới. Câu 38: Đáp án C Sau thất bại ở chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 đã chứng tỏ kế hoạch “dánh nhanh thắng nhanh” thất bại. Pháp buộc phải chuyển sang kế hoạch “đánh lâu dài với ta. Câu 39: Đáp án C Ban đầu khi vào Việt Nam, Pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, tuy nhiên do cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 và chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 Pháp thất bại nên Pháp đã thất bại trong kế hoạch này. Pháp chuyển sang đánh lâu dài chứng tỏ Pháp đang lâm vào tình trạng lúng túng về chiến lược. Câu 40: Đáp án D Sau Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, Pháp vẫn có những hành động khiêu khích, tiến công ta ở nhiều nơi. Hành động nghiêm trọng và trắng trợn nhất thể hiện Pháp bội ước là ngày 18-12- 1946, Pháp đã gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Câu 41: Đáp án C Cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu năm 1947) là cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 và công cuộc tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài trên các mặt: vận chuyển máy móc, nguyên vật liệu về chiến khu để tiếp tục sản xuất, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. Cuộc chiến đấu này có ý nghĩa tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện. Câu 42: Đáp án D Để chiếm lại Đông Khê, Pháp đã thực hiện "cuộc hành quân kép". Đó là hai cuộc hành quân nào là cuộc hành quân từ Thất Khê đón quân từ Cao Bằng về chiếm lại Đông Khê và cuộc
  14. hành quân lên Thái Nguyên. Câu 43: Đáp án B Lí do ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp không phải vì Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ. Đáp án này không nêu nguyên nhân về phía ta. Câu 44: Đáp án B Đầu 1950, Trung Quốc, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta là một thuận lợi quan trọng, Việt Nam không đơn độc mà có sự ủng hộ của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em. Câu 45: Đáp án B Từ chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950, quân ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. Chiến dịch thắng lợi cũng chứng tỏ sự sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến từ thế phòng ngự sang thế tiến công, đẩy quân Pháp vào thế bị động. Câu 46: Đáp án D Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo của Đảng ta, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. Câu 47: Đáp án D Trong kháng chiến chống Pháp (1951 – 1953) để xây dựng hậu, phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất đó là Chính phủ đề ra cuộc vận động lao động sản xuất và thực hiện tiết kiệm (1952). Cuộc vận động này đã lôi cuốn được mọi giới tham gia và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Câu 48: Đáp án D Chiến thấng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đồn Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. => Chiến thắng Điên Biên Phủ (1954) quyết định đến thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ. Câu 49: Đáp án B Đông - Xuân 1953 - 1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng: Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào. Câu 50: Đáp án A Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.