Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 09: Bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954) - Mức độ 1: Nhận biết - Đề số 1 (Có lời giải chi tiết)

doc 9 trang minhtam 01/11/2022 4300
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 09: Bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954) - Mức độ 1: Nhận biết - Đề số 1 (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_thi_thpt_quoc_gia_lich_su_12_van_de_09_bao_ve_thanh_qua_c.doc

Nội dung text: Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 09: Bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954) - Mức độ 1: Nhận biết - Đề số 1 (Có lời giải chi tiết)

  1. Mức độ 1: Nhận biết Câu 1: Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia A. Tự do. B. Tự trị. C. Tự chủ D. Độc lập. Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân làm gì để giải quyết nạn đói trước mắt trong những năm 1945 – 1946? A. Tăng gia sản xuất. B. Bãi bỏ thuế thân. C. Nhường cơm sẻ áo. D. Giảm tô 25%. Câu 3: Với Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về A. Kinh tế - văn hoá. B. Kinh tế - quân sự. C. Kinh tế - chính trị. D. Chính trị - quân sự. Câu 4: Từ ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sách lược gì? A. Hòa hoãn với cả hai thế lực ngoại xâm để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng. B. Chống lại cả hai thế lực ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền dân tộc. C. Hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc để tập trung đánh Pháp ở Nam Bộ. D. Hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi nước ta. Câu 5: Từ năm 1951 Đảng đã ra hoạt động công khai với tên gọi A. Đảng Lao động Việt Nam B. Đảng cộng sản Đông Dương C. Đảng cộng sản Việt Nam D. Chủ nghĩa cộng sản Đảng Câu 6: Việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam được giao cho quân đội nước nào? A. Quân đội Anh và quân đội Mĩ. B. Quân đội Anh và quân đội Pháp. C. Quân đội Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc. D. Quân đội Pháp và quân Trung Hoa Dân Quốc Câu 7: Ta đã chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946) được kí kết? A. “Hòa để tiến”. B. Hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc. C. Cầm súng đánh Pháp. D. Đánh Pháp và Trung Hoa Dân Quốc. Câu 8: Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã phải kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ vào thời gian nào? A. Ngày 2/9/1945 B. Ngày 6 /9/1945 C. Ngày 23/9/1945 D. Ngày 5/10/1945 Câu 9: Nội dung nào sau đây được đề cập đến trong Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946? A. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự trị B. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia độc lập C. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia thống nhất D. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên Hiệp Pháp
  2. Câu 10: Từ ngày 6-3-1946 Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương “hoà để tiến“ với thế lực ngoại xâm nào A. Quân Trung Hoa Dân quốc B. Quân Pháp C. Quân Nhật D. Quân Anh. Câu 11: Để bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, ngày 6-1-1946, chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tổ chức A. Cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. B. Thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến. C. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. D. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp Câu 12: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động phong trào “Tuần lễ vàng’, “quỹ độc lập” nhằm A. Phát triển kinh tế nông nghiệp B. Hỗ trợ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ C. Giải quyết căn bản nạn đói D. Giải quyết khó khăn về vấn đề tài chính Câu 13: Cùng với việc xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu xây dựng chế độ mới, Quốc hội khóa I đã thông qua A. Bản Hiếp pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. B. Danh sách Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh là chủ tịch. C. Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh soạn thảo. D. Danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh là chủ tịch. Câu 14: Môt trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong những năm 1950 – 1953 là A. “Phục vụ nhân dân” B. “Dân tộc hóa” C. “Phục vụ kháng chiến”. D. “Đại chúng hóa”. Câu 15: Ngày 2/3/1946, ở nước ta diễn ra sự kiện A. Thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa B. Lưu hành tền Việt Nam trong cả nước C. Phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Câu 16: Báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh đã A. Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt B. Trình bày rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. C. Trình bày phương hướng đấu tranh giành độc lập dân tộc. D. Nhấn mạnh phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Câu 17: Khi quân Trung Hoa Dân quốc tiến vào nước ta, chúng đã có những hành động
  3. A. Sử dụng một bộ phận quân đội Nhật chờ giải giáp, đánh úp trụ sở chính quyền cách mạng. B. Ngầm giúp đỡ, trang bị vũ khí cho quân Pháp, ủng hộ các hành động khiêu khích quân sự của Pháp C. Cản trở về mặt ngoại giao, vận động các nước lớn không công nhận nước VNDCCH. D. Sách nhiễu chính quyền cách mạng, đòi cải tổ Chính phủ, thay đổi quốc kỳ, Hồ Chí Minh phải từ chức Câu 18: Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam? A. Đế quốc Mĩ và đế quốc Anh. B. Đế quốc Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc. C. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. D. Đế quốc Anh và thực dân Pháp. Câu 19: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương gì để giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Thành lập hệ thống trường học các cấp. B. Kêu gọi nhân dân cả nước tham gia xóa nạn mù chữ. C. Ra Sắc lệnh thành lập “Nha Bình dân học vụ”. D. Nhanh chóng mở khai giảng các trường học cấp phổ thông Câu 20: Chủ trương của Đảng và Chính phủ cách mạng đối với quân Trung Hoa Dân quốc ở nước ta sau cách mạng tháng Tám là gì? A. Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột. B. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp ở Nam Bộ. C. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc để chống Anh ở Nam Bộ. D. Kiên quyết đấu tranh đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước. Câu 21: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, chứ không chịu làm nô lệ”. Câu văn này trích trong văn bản nào? A. Tác phẩm “kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh B. “Tuyên ngôn độc lập” C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh D. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban thường vụ trung ương Đảng Câu 22: Từ 16/9/1950 – 22/10/1950 là thời gian diễn ra chiến dịch A. Biên giới thu – đông B. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 C. Quang Trung D. Điện Biên Phủ Câu 23: Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị nào? A. Phải chủ động đón đánh địch ở mọi nơi chúng xuất hiện. B. Chủ động giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường. C. Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp
  4. D. Nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt sinh lực địch. Câu 24: Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang A. phòng ngự. B. đánh phân tán C. đánh tiêu hao D. đánh lâu dài. Câu 25: Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định vấn đề quan trọng gì? A. Phát động toàn quốc kháng chiến B. Hòa hoãn với Pháp để kí hiệp định Phông-ten-nơ-blo C. Quyết định ủng hộ nhân dân miền Nam kháng chiến chống Pháp D. Quyết định kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp Câu 26: Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng cộng sản Đông Dương là A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế B. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế C. Trường kì,tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế D. Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế Câu 27: Cách năm nay 72 năm, vào ngày 19/12 trong lịch sử nước ta là ngày gì A. Ngày chiến dịch Việt Bắc kết thúc B. Ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp bùng nổ C. Ngày ta kí với Pháp bản tạm ước D. Ngày thực dân Pháp bội ước với nước ta Câu 28: Ngày 18-12-1946, quân Pháp đã có hành động gì? A. Đề nghị đàm phán với chính phủ ta B. Tiến công Hà Nội, mở đầu cuộc xâm lược miền Bắc C. Gây hấn, khiêu khích với ta ở Bắc Bộ D. Gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự về chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội Câu 29: Người viết của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là ai? A. Hồ Chí Minh. B. Võ Nguyên Giáp. C. Phạm Văn Đồng. D. Trường Chinh. Câu 30: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước ngày A. 19/10/1945. B. 19/12/1945. C. 19/12/1946. D. 19/12/1947. Câu 31: Với mong muốn giành thắng lợi và nhanh chóng kết thúc chiến tranh, ngày 13/5/1949, Pháp đề ra kế hoạch A. Bôlae. B. Rơve. C. Đờ lát đơ Tátxinhi. D. Nava. Câu 32: Chiến dịch Việt Bắc kết thúc vào thời gian nào?
  5. A. Ngày 19/12/1945 B. Ngày 19/12/1948 C. Ngày 19/12/1947 D. Ngày 19/12/1949 Câu 33: Nội dung chính của kế hoạch Rove của Pháp là A. Thực hiện tiến công chiến lược miền Trung và miền Nam B. Đánh phá hậu phương của ta C. Tập trung binh lực, xây dựng các đội quân cơ động mạnh D. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông – Tây Câu 34: Ngày 7/10/1947, binh đoàn dù của quân Pháp đổ xuống vị trí nào thuộc Việt Bắc A. Lạng Sơn B. Cao Bằng C. Bắc Cạn D. Tuyên Quang Câu 35: Đầu tháng 3 năm 1951, Mặt trận Việt Minh và Liên Việt hợp nhất thành tổ chức nào? A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trân quốc dân Việt Nam. C. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. D. Mặt trận Liên hiệp Việt Nam. Câu 36: Để vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh xâm lược Việt Nam, trong kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi (1950) thực dân Pháp chú trọng A. Tập trung xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh. B. Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm. C. Xây dựng phòng tuyến công sự bằng xi măng cốt sắt. D. Đánh phá hậu phương kháng chiến bằng biệt kích, thổ phỉ Câu 37: Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi với mong muốn A. xây dựng nguỵ quân B. giành lại quyền chủ động C. kết thúc nhanh chiến tranh D. tiêu diệt chủ lực của ta Câu 38: Mĩ kí với Pháp “hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” ngày 23-12-1950 nhằm mục đích A. Viện trợ kinh tế- tài chính cho Pháp B. Giúp đỡ chính quyền tay sai, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới C. Từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương D. Hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông dương Câu 39: Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 – 1951) quyết định xuất bản tờ báo nào sau đây? A. Báo Búa liềm. B. Báo Nhân dân. C. Báo Người cùng khổ. D. Báo Thanh niên Câu 40: Ngày 11-3-1951, Hội nghị đại biểu nhân dân ba nước Đông Dương đã quyết định thành lập tổ chức nào? A. Đảng Lao động Việt Nam B. Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào C. Mặt trận Liên Việt D. Đảng Nhân dân Lào
  6. ĐÁP ÁN 1-A 2-C 3-A 4-D 5-A 6-C 7-A 8-C 9-D 10-B 11-C 12-D 13-D 14-C 15-C 16-A 17-D 18-D 19-C 20-A 21-C 22-A 23-C 24-D 25-A 26-A 27-B 28-D 29-D 30-C 31-B 32-C 33-D 34-C 35-A 36-B 37-C 38-C 39-B 40-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do. Câu 2: Đáp án C Để giải quyết nạn đói trước mắt trong những năm 1945 – 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “Nhường cơm sẻ áo”. Câu 3: Đáp án A Với Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa. Câu 4: Đáp án D Từ ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sách lược Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sách lược bằng việc kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ. Câu 5: Đáp án A Từ năm 1951 Đảng đã ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam. Câu 6: Đáp án C Theo quy định của Hội nghi Pốtxđam, Việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc. Câu 7: Đáp án A Sau khi Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết, ngày 3-3-1946, Ban Thường vu Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì đã chọn giải pháp “hòa để tiến”. Câu 8: Đáp án C Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Câu 9: Đáp án D Trong Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) có quy định: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên Hiệp Pháp Câu 10: Đáp án B Từ ngày 6-3-1946 Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương “hoà để tiến“ với thực dân Pháp. Câu 11: Đáp án C Để bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, ngày 6-1-1946, chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội, nhân dân bầu những đại biểu chân chính
  7. của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Câu 12: Đáp án D Để giải quyết khó khăn về tài chính sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động phong trào “Tuần lễ vàng’, “quỹ độc lập”. Câu 13: Đáp án D Ngày 2-3-1946, tại kì hop đầu tiên tại Hà Nội, Quốc hội xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu xây dựng chế độ mới, thông qua danh sách chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Câu 14: Đáp án C Phương châm của cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong những năm 1950 là: “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất”. Câu 15: Đáp án C Ngày 2-3-1946, diễn ra phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Câu 16: Đáp án A Báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh đã Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt Câu 17: Đáp án D Khi quân Trung Hoa Dân quốc tiến vào nước ta, chúng đã có những hành động sách nhiễu chính quyền cách mạng, đòi cải tổ Chính phủ, thay đổi quốc kỳ, Hồ Chí Minh phải từ chức. Câu 18: Đáp án D Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam. Câu 19: Đáp án C Để giải quyết nạn dốt, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ - cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt”. Câu 20: Đáp án A Tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, Đảng ta chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 21: Đáp án C “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, chứ không chịu làm nô lệ” được trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 22: Đáp án A Chiến dịch Biên giới thu – đông diễn ra từ ngày 16/9/1950 đến 22/10/1950. Câu 23: Đáp án C Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng đã ra chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. Câu 24: Đáp án D Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta.
  8. Câu 25: Đáp án A Ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Câu 26: Đáp án A Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng cộng sản Đông Dương là: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Câu 27: Đáp án B Ngày 19-12-1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Câu 28: Đáp án D Ngày 18-12-1946, quân Pháp đã gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự về chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội Câu 29: Đáp án D Người viết của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (9-1947) là đồng chí Trường Chinh. Câu 30: Đáp án C Ngày 19/12/1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước. Câu 31: Đáp án B Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve. Chuẩn bị một kế hoạch quy mô lớn tiến công Việt Bắc lần hai, mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Câu 32: Đáp án C Chiến dịch Việt Bắc kết thúc vào ngày 19-12-1947. Câu 33: Đáp án D Thực hiện kế hoạch Rơve, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập hành lang Đông – Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La). Câu 34: Đáp án C Ngày 7/10/1947, binh đoàn dù của quân Pháp đổ xuống Bắc Cạn. Câu 35: Đáp án A Đầu tháng 3 năm 1951, Mặt trận Việt Minh và Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt. Câu 36: Đáp án B Trong kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi, Pháp chủ trương tiến hành chiến tranh tổng lực và bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng của chúng. Câu 37: Đáp án C Cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi, mong muốn kết thúc nhanh chiến tranh. Câu 38: Đáp án C Mĩ kí với Pháp “hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” ngày 23-12-1950 nhằm mục đích từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
  9. Câu 39: Đáp án B Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 – 1951) quyết định xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của trung ương Đảng. Câu 40: Đáp án B Ngày 11-3-1951, Hội nghị đại biểu nhân dân ba nước Đông Dương đã quyết định thành lập Liên minh Nhân dân Việt – Miên – Lào.