Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 07: Phong trào dân tộc dân chủ (1919-1930) - Mức độ 2: Thông hiểu (Có lời giải chi tiết)

doc 13 trang minhtam 01/11/2022 5170
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 07: Phong trào dân tộc dân chủ (1919-1930) - Mức độ 2: Thông hiểu (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_thi_thpt_quoc_gia_lich_su_12_van_de_07_phong_trao_dan_toc.doc

Nội dung text: Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 07: Phong trào dân tộc dân chủ (1919-1930) - Mức độ 2: Thông hiểu (Có lời giải chi tiết)

  1. Mức độ 2: Thông hiểu Câu 1: Đối tượng và mục đích của Pháp trong việc tăng cường đầu tư vào công nghiệp trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì ? A. Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ để cạnh tranh với các nước tư bản khác. B. Đầu tư để phát triển tất cả các ngành công nghiệp ở thuộc địa. C. Chú trọng công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến để thu lợi nhuận cao và phục vụ nhu cầu của tư bản Pháp ở Việt Nam. D. Phát triển ngành công nghiệp nặng để thu lợi nhuận cao. Câu 2: Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc C. Nông dân, địa chủ phong kiến. D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến. Câu 3: Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng đó là gì? A. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. B. Vô sản, kiên định cách mạng. C. Bị ba tầng lớp áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc. D. Điều kiện lao động và sinh sống tập trung Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giành độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam? A. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921). B. Đưa yêu sách đến Hội nghị Vécxai (1919). C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920). D. Đọc được Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (1920). Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác? A. Năm 1929, ở nước ta liên tiếp xuất hiện ba tổ chức cộng sản. B. Tháng 8-1925, công nhân xưởng Ba Son tiến hành bãi công. C. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. D. Tháng 6-1925, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập. Câu 6: Sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất? A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 - 1917). B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 - 1919). C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920). D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.
  2. Câu 7: Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ? A. Chủ nghía Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam. B. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn. C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác. D. Ảnh hưởng từ Nhật Bản. Câu 8: Câu nói “không thành công cũng thành nhân” trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái của tổ chức cách mạng nào? A. Việt Nam Quốc dân đảng B. Tân Việt Cách mạng đảng C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. D. Tâm tâm xã Câu 9: Nguyên nhân khách quan làm cho khởi nghĩa Yên Bái thất bại là do A. giai cấp Tư sản dân tộc lãnh đạo B. tổ chức Quốc dân Đảng còn non yếu C. khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động D. đế quốc Pháp còn mạnh Câu 10: Tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam là A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên B. Việt Nam Quốc dân dân đảng C. Tân Việt Cách mạng đảng D. Đông Dương cộng sản đảng Câu 11: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành phong trào tự giác? A. Năm 1928, thực hiện phong trào "vô sản hóa". B. Năm 1920, thành lập Công hội. C. Tháng 8 - 1925, thợ máy xưởng Ba Son bãi công. D. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Câu 12: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Trần Phú? A. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. B. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông để kéo họ về phe vô sản giai cấp” Câu 13: "Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do ". (Trích SGK Lịch sử 12 Cơ bản, tr.88, NXBGD 2008). Đoạn tư liệu trên thuộc văn kiện nào? A. Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng do đồng chí Trần Phú soạn thảo. B. Lời kêu gọi Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (2-1930). C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Cương lĩnh trính trị của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Câu 14: Sự kiện nào sau đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc chuyển biến từ một nhà yêu nước thành chiến sĩ Cộng sản?
  3. A. Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. B. Giữa 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. C. Tháng 6 - 1923, sang Liên Xô dự Hội nghị quốc tế Nông dân và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924). D. Tháng 6 – 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vecxai. Câu 15: Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), kinh tế Việt Nam có đặc điểm A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập. B. Phát triển cân đối giữa các ngành. C. Phát triển mất cân đối, lệ thuộc Pháp. D. Phát triển chậm và lệ thuộc vào Pháp Câu 16: Nội dung nào của Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt phản ánh sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi vận dụng chủ nghĩa Mac-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam? A. Lãnh đạo cách mạng là Đảng cộng sản. B. Cách mạng Việt Nam phải liên hệ với cách mạng thế giới. C. Bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. D. Nhiệm vụ đánh đế quốc tay sai giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. Câu 17: Nội dung nào không phải là mục tiêu của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương? A. Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Khôi phục lại địa vị của Pháp trong thế giới TBCN. D. Trả cho Nga khoản vay nợ trong Chiến tranh Pháp - Phổ Câu 18: Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân từ năm 1919 đến năm 1924 chủ yếu là gì? A. Đòi quyền lợi về chính trị . B. Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc. C. Đòi quyền lợi về kinh tế-chính trị. D. Đòi quyền lợi về kinh tế Câu 19: Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò như thế nào tại hội nghị thành lập Đảng (1/1930)? A. Chủ trì và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. B. Chủ trì hội nghị thành lập Đảng. C. Tham gia hội nghị với tư cách đại biểu của Quốc tế cộng sản. D. Là đại biểu của một trong các tổ chức cộng sản của Việt Nam. Câu 20: Lực lượng cách mạng chủ yếu được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng bao gồm A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. B. Công nhân, nông dân, trung và tiểu địa chủ.
  4. C. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc. D. Công nhân, nông dân, tư sản. Câu 21: Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (tháng 1-1930), không có đại diện của tổ chức nào? A. Đông Dương cộng sản đảng. B. Quốc tế cộng sản. C. Đông Dương cộng sản liên đoàn D. An Nam cộng sản đảng. Câu 22: Đến tháng 9-1929, hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào? A. Phân liệt thành hai nhóm để thành lập các tổ chức cộng sản. B. Thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam. C. Tiếp tục thực hiện phong trào vô sản hoá. D. Tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng. Câu 23: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đầu năm 1930 xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là A. Đánh đổ phong kiến, đế quốc. B. Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng. C. Đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai D. Đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng. Câu 24: Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam (1926-1929) có ý nghĩa gì đối với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam? A. Là một yếu tố dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ truyền bá vào Việt Nam. C. Là lực lượng đi đầu trong phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ. D. Đã tập hợp đông đảo các lực lượng xã hội chống đế quốc, phong kiến. Câu 25: Bối cảnh nào dẫn tới sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929? A. Phong trào đấu tranh của công nhân không phát triển. B. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước không phát triển. C. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. D. Phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Câu 26: Việt Nam Quốc dân Đảng là chính Đảng yêu nước theo khuynh hướng chính trị nào A. quốc gia tư sản B. quốc gia cải lương tư sản C. quốc gia cách mạng tư sản D. quốc gia dân tộc tư sản Câu 27: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong hoàn cảnh A. chủ nghĩa Mác – Lê-nin tác động mạnh đến ba tổ chức cộng sản B. có sự quan tâm của Quốc tế cộng sản đối với giai cấp công nhân Việt Nam C. phong trào công nhân trên thế giới và trong nước phát triển D. ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ gây trở ngại lớn cho cách mạng. Câu 28: Tổ chức cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam là
  5. A. Đảng Cộng sản Việt Nam B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên C. Đông Dương cộng sản Đảng D. Đông Dương cộng sản liên đoàn. Câu 29: Nhân tố mang tính tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho những thắng lợi về sau của cách mạng Việt Nam là A. sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam B. tinh thần đại đoàn kết của các tầng lớp nhân dân. C. sự phát triển mạnh mẽ của đất nước về kinh tế, chính trị. D. sự giúp đỡ của các lực lượng dân chủ thế giới Câu 30: Tình chất cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lơi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. B. Điều lệ của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sự thảo. C. Cương lĩnh vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. D. Luận cương chính trị năm 1930 do Trần Phú khởi thảo. Câu 31: Liên minh công - nông là nhân tố chiến lược của cách mạng Việt Nam vì A. bị bần cùng hoá và có tinh thần cách mạng triệt để B. bị bần cùng hoá, phá sản và có tinh thần yêu nước sâu sắc C. chịu bóc lột nặng nề, chiếm số lượng đông đảo, có tinh thần cách mạng to lớn D. chịu ba tầng bóc lột, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc, phong kiến Câu 32: Một trong những vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là A. truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam. B. truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản vào Việt Nam. C. tập hợp giai cấp tư sản dân tộc tham gia cách mạng. D. tập hợp thanh niên, trí thức yêu nước tham gia cách mạng. Câu 33: Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân Đảng là A. Khởi nghĩa Ba Sơn (8/1925) B. Tuyên truyền vận động nhân dân chống Pháp C. Khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930) D. Tập hợp nhân dân xây dựng nhà nước . Câu 34: Góp phần thực hiện việc kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ý nghĩa của A. phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá B. phong trào đòi tự do dân chủ cua tiểu tư sản C. phong trào vô sản hoá D. phong trào công nhân Câu 35: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt A. vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản
  6. B. thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo C. vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam D. hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Câu 36: Sự kiện lịch sử nào đã chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại (2-1930). B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập (9-1929). C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930). D. Nguyễn Thái Học bị bắt và xử bắn (năm 1930). Câu 37: Chủ trương “vô sản hoá“ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm A. Tăng thêm số lượng hội viên, mở rộng tổ chức B. Kết hợp chủ nghĩa Mác – Lenin với phong trào công nhân C. Tăng cường công tác vận động quần chúng D. Phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản Câu 38: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Nội dung nào dưới đây chứng minh điều đó A. xây dựng tổ chức cơ sở trên khắp cả nước B. thành lập cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội C. xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của hội D. đặt trụ sở của Tổng bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) Câu 39: Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thành hai tổ chức cộng sản trong năm 1929 phản ánh sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng A. dân chủ tư sản B. dân tộc dân chủ C. vô sản hóa. D. vô sản. Câu 40: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) là sự hợp nhất của các tổ chức cách mạng nào? A. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đảng Cộng sản Đông Dương B. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng D. An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng
  7. ĐÁP ÁN 1-C 2-B 3-C 4-D 5-B 6-A 7-B 8-A 9-D 10-A 11-D 12-D 13-D 14-A 15-C 16-D 17-B 18-D 19-A 20-A 21-C 22-A 23-B 24-A 25-C 26-C 27-D 28-C 29-A 30-D 31-C 32-B 33-C 34-C 35-B 36-A 37-D 38-C 39-D 40-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C Công nghiệp được tăng cường vốn đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất. + Tư bản Pháp tiếp tục gia tăng tốc độ đầu tư khai mỏ, nhất là mỏ than (năm 1911 diện tích mỏ là 6 vạn ha; năm 1930 là 43 vạn ha, gấp 7 lần). Những năm 20, nhiều công ti khai mỏ mới được thành lập như: Công ti than Hạ Long, Đồng Đăng, Tuyên Quang, Đông Triều, Công ti than và mỏ kim khí Đông Dương Sản lượng than khai thác tăng qua các năm: năm 1919 đạt 665.000 tấn; năm 1929 đạt 1.972.000 tấn, gấp 3 lần. + Về công nghiệp chế biến được Pháp chú ý đầu tư là ngành dệt, vật liệu xây dựng, xay xát, điên nước, nấu đường, chưng cất rượu. Bên canh các công ty, các cơ sở công nghiệp chế biến cũ như nhà máy xi măng Hải Phòng, các nhà máy tơ sợi và dệt ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn; các nhà máy xay xát gạo, chế biến rượu làm đường ở Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Chợ Lớn đề được nâng cấp và mở rộng quy mô sản xuất. Câu 2: Đáp án B Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, có các giai cấp là: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản với chỉ hình hình các bộ phận, nhỏ về số lượng. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng về thế lực, hình thành hai giai cấp mới. Câu 3: Đáp án C Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Bị ba tầng áp bức bóc lột: Pháp, địa chủ phong kiến, tư sản. Có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân: công nhân có nguồn gốc từ những người nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất, buộc phải lên thành phố để làm trong các xí nghiệp kiếm sống. Kết thừa truyền thống yêu nước của dân tộc: cũng do xuất phát từ giai cấp nông dân. Câu 4: Đáp án D Đọc Sơ thảo luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra những lý luận cách mạng phù hợp với con đường cách mạng Việt Nam, cụ thể là: Thứ nhất, Người đã xác định rõ đâu là kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và phải chĩa ngọn cờ cách mạng vào đúng kẻ thù. Thứ hai, Sơ thảo luận cương của Lênin chỉ rõ cho Nguyễn Ái Quốc thấy động lực to lớn và lực lượng chính của cách mạng đó là giai cấp công nhân và nông dân. Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mà Sơ thảo luận cương của Lênin đã vạch ra. Thứ tư, Sơ thảo luận cương của Lênin đã chỉ ra tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ và đặc điểm giữa cách mạng chính quốc với các nước thuộc địa.
  8. Câu 5: Đáp án B Sự kiện cuộc bãi công của thợ máy xưởng Bason (8-1925), các thợ máy ở đây không chịu sửa chữa chiếm hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở binh linh sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Đồng thời là yếu sách đòi tăng lương 20% và phải cho công nhân bị thải hồi trở lại làm việc. Xét về những hành động đấu tran của thợ máy Bason cho thấy, công nhân không chỉ đấu tranh vì mục tiêu kinh tế nữa mà còn bao gồm cả mục tiêu chính trị, ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân nước khác, thể hiên sự thay đổi về ý thức. Đây là sự kiện đánh dấy phong trào công nhân bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. Câu 6: Đáp án A Đáp án A: Cách mang tháng 10 Nga lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, cổ vũ các dân tôc trên thế giới đấu tranh giải phóng dân tộc. Dư âm của nó còn tồn tại đến sa chiến tranh thế giới thứ nhất (1918). Đối với Viêt Nam cũng vậy. Đáp án B: sự kiện thể hiện quyết tâm của nhân dân An Nam và muốn giải phóng dân tộc, chỉ có thể dựa vào lực lượng của bản thân mình. Đáp án C: Những việc làm của Nguyễn Ái Quốc trong đại hội Tua thể hiện Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Đáp án D: sự kiện khiến Pháp tiến hành cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ hai. Câu 7: Đáp án B Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ánh hưởng từ chủ nghĩa Tâm dân của Tôn Trung Sơn, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu nhất là sự ra đời của Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 8: Đáp án A Sau sự kiện ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội rôi bị thực dân Pháp khủng bố dã man thì những nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam Quốc dân đảng đã quyết định dốc hết lực lượng nhằm thực hiện của bạo động cuối cùng để “Không thành công cũng thành nhân”. Câu 9: Đáp án D Khởi nghĩa Yên Bái thất bại do nhiều nguyên nhân (chủ quan và khách quan), trong đó nguyên nhân khách quan quan trọng nhất là do thực dân Pháp còn mạnh. Câu 10: Đáp án A Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập (6-1925) đã truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào phong trào yêu nước làm cho phong trào yêu nước phát triển mạnh, đăc biệt là công nhân. Trước sự phát triển mạnh mẽ đó, có nhiều thành viên trong Hội đã có chủ trường thành lập một chính đảng. Sư ra đời ba tổ chức cộng sản sau đó đã chứng tỏ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên lại tạo ra nguy cơ chia rẽ lớn khi các đảng lai tranh giành ản hưởng với nhau trong quần chúng. Chinh vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tâp Hội nghị thành lập Đảng, thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất ấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam Câu 11: Đáp án D
  9. Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển sang đáu tranh tự giác là: cuộc bãi công của công nhân Bason (tháng 8 – 1925). Lúc này công nhân bước đầu đáu tranh không chỉ vi mũ tiêu kinh tế mà còn có cả mục tiêu chính trị nữa. (đấu tranh không sửa chiến hạm Misơlê, ngăn Pháp không đưa quân sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc) Sự kiện đánh dấu phong trào đấu tranh của công nhân hoàn toàn chuyển sang tự giác là: sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1930) – đảng lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam chống Pháp, có cương lĩnh chính trị rõ ràng, đấu tranh cho mục tiêu chính trị. Câu 12: Đáp án D Trong luận cương nêu lực lượng của cách mạng là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Câu 13: Đáp án D Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng (1930 có chỉ rõ: Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do Câu 14: Đáp án A Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu sự chuyển biến Nguyễn Ái Quốc từ một nhà yêu nước trở thành một chiến sĩ Cộng sản. Câu 15: Đáp án C Do tác động bởi cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của Pháp. Đặc điểm kinh tế Việt Nam là phát triển mất cân đối và lệ thuộc vào Pháp. Câu 16: Đáp án D Chủ nghĩa Mác Lê – nin giải quyết mâu thuẫn giai cấp trước, tức là chống phong kiến trướ C. Nguyễn Ái Quốc đã có điểm sáng tạo khi đưa nhiệm vụ chống đế quốc trước, giải quyết mâu thuẫn cấp bách nhất trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc (nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp). Câu 17: Đáp án B Sau chiến tranh thế giới thứ hai, do là nước thắng trận nên Pháp không phải bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 18: Đáp án D Trong giai đoạn 1919 – 1924, giai cấp công nhân đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế, phải đến tháng 8-1925, phong trào công nhân mới bước đấu chuyển sang đấu tranh tự giác vì có xuất hiện mục tiêu đấu tranh chính trị. Câu 19: Đáp án A Trước tình trạng các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ và tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng ở
  10. Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Câu 20: Đáp án A Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, còn phú nông, trung và tiểu địa chủ thì lợi dụng hoặc trung lập. Câu 21: Đáp án C Dự hội nghị thành lập Đảng (1-1930) có sự tham gia của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng. Ngày 24-2-1930, theo đề nghị của Đông Dương Cộng sản liên đoàn, tổ chức này được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (1-1930) không có đại diện của tổ chức Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Câu 22: Đáp án A Tháng 6-1929, đại biểu tổ chức cơ sở Bắc Kì quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. Tháng 8-1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến của Tổng bộ và Kì bộ Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng. Cho đến tháng 9-1929, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã phân liệt thành hai nhóm để thành lập các tổ chức cộng sản. Câu 23: Đáp án B Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng; làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông Câu 24: Đáp án A Sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự hình thành ba tổ chức cộng sản vào năm 1929. Hơn nữa, trong phần ý nghĩa của sự thành lập Đảng: Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong thời đại mới. Sự phát triển của phong trào công nhân là một yếu tố dẫn đẻn sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 25: Đáp án C Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác đã kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng sâu rộng.
  11. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên có sự phân hóa. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản năm 1929. Câu 26: Đáp án C Việt Nam Quốc dân Đảng là chính Đảng yêu nước theo khuynh hướng chính trị quốc gia cách mạng tư sản. Câu 27: Đáp án D Trước tình trạng các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ và tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Câu 28: Đáp án C Thời gian ra đời các tổ chức cộng sản: Tháng 6-1929: Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 8-1929: An Nam Cộng sản Đảng. Tháng 9-1929: Đông Dương cộng sản liên đoàn. Đảng Cộng sản Việt Nam không phải là tổ chức cộng sản. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chỉ là một tổ chức lập ra để truyền bá lí luận giải phóng dân tộc, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ đế quóc chủ nghĩa Pháp và tay sai tự cứu lấy mình. Câu 29: Đáp án A Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Câu 30: Đáp án D Luận cương chính trị (tháng 10-1930) xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương. Tình chất cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lơi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Câu 31: Đáp án C Công nhân và nông dân đều là hai giai cấp chịu sự bóc lột nặng nề của đế quốc và phong kiến. Số lượng của giai cấp nông dân vốn đã đông nên là lực lực lượng to lớn của cách mạng. Công nhân đến năm 1929 là 22 vạn người. Hơn nữa, công nhân và nông dân lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, công nhân vốn chủ yếu có nguồn gốc từ nông dân. Hai giai cấp này dễ dàng tiếp thu tư tưởng vô sản nên có tinh thần mạng to lớn.
  12. Liên minh hai giai cấp công – nông sẽ tạo nên sức mạnh hùng hậu, làm nòng cốt cho Mặt trận dân tộc thống nhất, là nhân tố có tính chiến lược cho cách mạng Việt Nam. Câu 32: Đáp án B Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản vào Việt Nam cụ thể đó là lí luận giải phóng dân tộc. Tiểu biểu là phong trào “vô sản hóa” đã nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân, thúc đẩy cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đi đến tự giác hoàn toàn. Câu 33: Đáp án C Sau khi Pháp thực hiện cuộc khủng bố trắng, những người lãnh đạo đảng đã quyết định dồn hết lực lượng để thực hiện một cuộc bạo động cuối cùng, với tinh thần “không thành công cũng thành nhân” đó chính là khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930). Cuộc khởi nghĩa này là hoạt động cuối cùng của Việt Nam Quốc dân đảng và thất bại của nó cũng đánh dấu sự chấm dứt của đảng này với tư cách là một chỉnh đảng tư sản. Câu 34: Đáp án C Phong trào vô sản hóa đã nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân => phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, có sự liên kết giữa các phong trào với nhau => thúc đẩy sự ra đời của ba tổ chức cộng sản => hợp nhất ba tổ chức cộng sản dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 35: Đáp án B Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chứng tỏ trong cuộc đấu tranh với khuynh hướng dân chủ tư sản, khuynh hướng vô sản đã thắng thế. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Câu 36: Đáp án A Sau khi Pháp thực hiện cuộc khủng bố trắng, những người lãnh đạo đảng đã quyết định dồn hết lực lượng để thực hiện một cuộc bạo động cuối cùng, với tinh thần “không thành công cũng thành nhân” đó chính là khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930). Cuộc khởi nghĩa này là hoạt động cuối cùng của Việt Nam Quốc dân đảng và thất bại của nó cũng đánh dấu sự chấm dứt của đảng này với tư cách là một chỉnh đảng cách mạng trong phong trào dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX. Câu 37: Đáp án D Phong trào “vô sản hóa” (1928) đã truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào phong trào cách mạng cả nước, đặc biệt là phong trào công nhân. Chính vì thế, công nhân được nâng cao ý thức chính trị, đấu tranh không chỉ vì mục tiêu kinh tế nữa đồng thời có sự liên kết giữa các phong trào khác mà không bó hẹp trong phạm vi một xưởng, một địa phương. Phong trào vô sản hóa đã thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ. Câu 38: Đáp án C
  13. Báo thanh niên là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Tờ báo này kết hợp với tác phẩm Đường Kách Mệnh (1927) đã trang bị lí luận cho hội viên của Hội. Từ đó hội lại truyền bá những lí luận giải phóng dân tộc này đến phong trào đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp trên cả nước, đặc biệt là phong trào công nhân. Chuẩn bị về điều kiện tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản tại Việt Nam. Câu 39: Đáp án D Sự ra đời của ba tổ chức công sản năm 1929 là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Phản ảnh sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Câu 40: Đáp án B Tại hội nghị thành lập Đảng (6-1-1930) có sự tham gia của Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng. Ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn xin gia nhập. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930) là sự hợp nhất của ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.