Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 06: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (1945-2000) - Mức độ 3: Vận dụng-Vận dụng cao (Có lời giải chi tiết)

doc 8 trang minhtam 6820
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 06: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (1945-2000) - Mức độ 3: Vận dụng-Vận dụng cao (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_thi_thpt_quoc_gia_lich_su_12_van_de_06_cach_mang_khoa_hoc.doc

Nội dung text: Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 06: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (1945-2000) - Mức độ 3: Vận dụng-Vận dụng cao (Có lời giải chi tiết)

  1. Mức độ 3: Vận dụng – Vận dụng cao Câu 1: Điểm khác nhau căn bản giữa cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại so với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII là mọi phát minh kĩ thuật đều A. dựa trên các ngành khoa học cơ bản. B. bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. C. xuất phát từ nhu cầu chiến tranh. D. bắt nguồn từ thực tiễn. Câu 2: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai. A. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ. B. Đưa con người sang nền văn minh trí tuệ. C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất. D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng Câu 3: Để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển của mình bằng cách A. Chính trị là trọng điểm B. Văn hóa là trọng điểm C. Quân sự là trọng điểm D. Kinh tế là trọng điểm. Câu 4: Toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng bởi lý do nào sau đây A. Thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lượng sản xuất. B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn D. Thúc đẩy và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn Câu 5: Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật hiện đại dẫn đến hiện tượng gì A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp B. Đầu tư vào khoa hoc̣ C. Sự bùng nổ thông tin D. Mọi phát minh về khoa học kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học Câu 6: Sự khác nhau cơ bản giữa hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại là gì? A. Giai đoạn 2, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật diễn ra theo chiều sâu, tập trung trên lĩnh vực công nghệ. B. Trong giai đoạn 1, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ những cải tiến kỹ thuật. C. Từ giai đoạn 2, khoa học đã đi trước, mở đường cho kỹ thuật phát triển D. Trong giai đoạn 1, tập trung phát triển về các khoa học cơ bản. Câu 7: Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt Nam? A. Xu hướng toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc. B. Xu hướng toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam.
  2. C. Xu hướng toàn cầu hóa là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước. D. Xu hướng toàn cầu hóa là không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Câu 8: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX là A. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ B. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất D. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ Câu 9: Xu thế toàn cầu hóa đã tạo cho Việt Nam điều kiện thuận lợi nào trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa A. Khai thác được nguồn lực trong nước B. Xã hội hóa lực lượng sản xuất C. Giữ vững bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ D. Tăng cường hợp tác quốc tế Câu 10: Nhân loại đã trải qua các cuộc khoa học - kĩ thuật nào? A. Cuộc Cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII và Cách mạng kĩ thuật thế kỉ XIX B. Cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XX C. Cuộc Cách mạng kĩ thuật và Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX D. Cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ XX Câu 11: Sự ra đời của vũ khí hạt nhân chứng tỏ A. Khoa học – kĩ thuật là yếu tố duy nhất tạo nên sức mạnh quốc phòng của mỗi quốc gia. B. Những thành tựu của Khoa học – kĩ thuật nếu không được sử dụng trên tinh thần nhân văn cao cả thì cũng có thể trở thành những mối hiểm họa lớn đối với cuộc sống con người. C. Con người đã đạt đến đỉnh cao về trình độ chinh phục tự nhiên. D. Đáp ứng được yêu cầu ngày càng cấp thiết về nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Câu 12: Cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác động như thế nào đến kết cấu xã hội của các nước tư bản phát triển? A. Giai cấp nông dân giảm. B. Giai cấp công nhân giảm. C. Tầng lớp tri thức giảm. D. Tầng lớp nhân viên và công nhân có tri thức khoa học giảm. Câu 13: Nguồn gốc sâu xa chung của hai cuộc cách mạng: cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX và cách mạng khoa học công nghiệp thế kỉ XX là A. Do sự bùng nổ dân số.
  3. B. Nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người. C. Do yêu cầu của việc cải tiến vũ khí, sáng tạo vũ khí mới. D. Do yêu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh. Câu 14: Xu thế toàn cầu hóa tạo ra thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt là gì? A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế. B. Trình độ của người lao động còn thấp. C. Trình độ quản lí còn thấp. D. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài. Câu 15: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa là A. am hiểu luật pháp quốc tế. B. cạnh tranh lành mạnh. C. giữ vững độc lập chủ quyền D. bình đẳng trong cạnh tranh. Câu 16: Nội dung nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới? A. Nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài. B. Quá trình liên kết khu vực, hợp tác giữa các nước đang được đẩy mạnh. C. Hòa bình, ổn định tạo nên sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực. Câu 17: Điền vào chỗ ( .) cụm từ thích hợp: Toàn cầu hóa là .(1), là một thực tế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa là (2) lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những .(3) to lớn. A. (1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thuận lợi. B. (1) xu thế chủ quan, (2) thách thức, (3) thuận lợi. C. (1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thách thức. D. (1) xu thế chủ quan, (2) thời cơ, (3) thách thức. Câu 18: Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược? A. Kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước đang phát triển B. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới C. Kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất D. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu Câu 19: Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải A. Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức B. Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới. C. Tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài để phát triển kinh tế D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Câu 20: Tính hai mặt của toàn cầu hoá là A. Tạo cơ hội lớn cho các nước tư bản và xã hội chủ nghĩa B. Vừa tạo ra cơ hội, vừa tạo ra thách thức cho tất cả các nước C. Nguy cơ mất bản sắc dân tộc
  4. D. Đặt ra thách thức cho các nước Tư bản và xã hội chủ nghĩa ĐÁP ÁN 1-B 2-C 3-D 4-A 5-C 6-A 7-A 8-D 9-D 10-B 11-B 12-A 13-B 14-A 15-C 16-A 17-C 18-C 19-A 20-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B - Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống. - Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại có đặc điểm lớn nhất là mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật kĩ thuật, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất. Câu 2: Đáp án C Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai là thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất. Các nhân tố sản xuất ở đây bao gồm: người lao động, công cụ sản xuất, trao đổi hàng hóa. Cách mạng khoa học kĩ thuật càng phát triển thì càng yêu cầu người lao động phải nâng cao trình độ để có thể sử dụng máy móc để sản xuất. Công cu sản xuất không phải chỉ có máy dệt bằng hơi nước nữa mà còn có nhiều loai máy móc chạy bằng điện, ánh sáng mặt trời, Câu 3: Đáp án D Bản chất của toàn cầu hòa là sự tăng nhanh mạnh mẽ của những mối liên hệ, những tác động, phục thuộc lần nhau giữa các quốc gia, các dân tộc và các khu vực trên thế giới. Trong đó, mối liên hệ trọng tâm nhất đó là mối liên hệ về kinh tế, đồng thời kinh tế cũng là nội dung quan trọng nhất trong biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa. Xu thế này tạo ra môi trường để các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của nhau và trao đổi hàng hóa. Để hội nhập với xu thế này, các nước cần điều chỉnh chiến lược phát triển của mình bằng cách tập trung vào nội dung chính nhất đó là phát triển kinh tế, lấy kinh tế làm trọng điểm. Câu 4: Đáp án A Các đáp án B, C, D là biểu hiện cụ thể của xu thế toàn cầu hóa. Đáp án A: - Thúc đẩy nhanh sự phát triển: ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật là điều kiện quan trọng đưa tới sự tăng trưởng nhanh về kinh tế thông qua tăng năng suất lao động lên gấp nhiều lần. - Xã hội hóa lực lượng sản xuất: người lao động có trình độ chuyên môn hóa cao, xuất hiện tầng lớp công nhân tri thức. Câu 5: Đáp án C Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại dẫn đến công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là thế hê máy tính điện tử có khả năng liên kết với nhau bởi các hệ thống truyền dữ
  5. liệu, hình ảnh, hình thành nên mạng thông tin máy tính toàn cầu. Công nghệ thông tin cũng xâm nhập sâu rộng vào các ngành kinh tế và các hoạt động xã hội. => Hệ thống Internet đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới đó là nền văn minh thông tin, hay nói cách khác là sự bùng nổ thông tin Câu 6: Đáp án A Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại chia thành hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: chủ yếu là các thành tựu khoa học cơ bản. - Giai đoạn 2: chủ yếu diễn công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, => Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra theo chiều sâu=> Công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật. Câu 7: Đáp án A Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001 đã khẳng định tính tất yếu, đánh giá bản chất của toàn cầu hoá và cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam khi tham gia quá trình này: "Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh". Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hoá được Đảng ta chỉ rõ là chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường. Toàn cầu hoá đang là xu thế khách quan nhưng đang bị chi phối bởi các nước tư bản phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia, do đó việc cần nhấn mạnh quan điểm độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đảng ta cũng nhận thức rõ hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội phát triển cho đất nước. Đảng chỉ rõ nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới là một trong bốn nguy cơ và chúng ta có thể tận dụng những cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại để tránh khỏi nguy cơ này. Câu 8: Đáp án D Nếu như ý nghĩa then chốt nhất của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật là thay đổi một cách căn bản các nhân tố sản xuất thì ý nghĩa then chốt của cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX là đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ với sự sáng tạo ra thế hệ máy tính điện tử mới, nguyên liệu mới, năng lượng mới, vật liệu mới, Giảm lao động chân tay đến tối đa, tăng lao động trí tuệ Đặc trưng của văn minh tri thức - trí tuệ là điều khiển học thông qua tự động hoá, chương trình hoá. Động lực phát triển là những bước đại nhảy vọt về năng suất lao động thông qua sức sáng tạo “thần kỳ” của trí tuệ (của lao động trí óc đầy phiêu lưu, nhưng cũng đầy sáng tạo). Đời sống vật chất cao, xã hội thoáng cởi mở, con người xa rời truyền thống để sống độc lập hơn, tự do hơn. Câu 9: Đáp án D Toàn cầu làm cho mối liên hệ giữa các quốc gia được tăng cường, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc tế với các nước để học hỏi trình độ khoa học – kĩ thuật và công nghệ, trình độ quản lí sản xuất của các nước phát triển. Đồng thời, tăng cường đào tạo người lao động có trình độ cao.
  6. Câu 10: Đáp án B Nhân lại cho đến nay đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật: - Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 1 (Cách mạng công nghiệp) thế kỉ XVII – XVIII. - Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 (Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại) từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay. Câu 11: Đáp án B Vũ khí hạt nhân mang đến những hiểm họa nghiêm trọng cho đời sống con người. Những phát minh khoa học – kĩ thuật được sáng tạo bắt nguồn từ việc đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. Tuy nhiên, nếu những phát minh khao học – kĩ thuật đó nếu không được sử dụng trên tinh thần nhân văn cao cả, phục vụ cho lợi ích của con người nói chung thì vô tình nó lại trở thành mối hiểm họa lớn đối với cuộc sống con người. Câu 12: Đáp án A Cách mạng khoa học – kĩ thuật đưa đến sự thay đổi các nhân tố sản xuất: tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị) và người lao động. Trong đó năng suất lao động ngày càng tăng. Việc sử dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp sẽ chuyển quy mô sản xuất nồn nghiệp từ vi mô sang vĩ mô, chuyên môn hóa sản xuất. Số lượng nông dân sản xuất đặt ra yêu cầu mới là giảm đi => số lượng giai cấp nông dân ngày càng giảm và chuyển thành công nhân và các tầng lớp khác. Đây là một tác đông tích cực của cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại. Câu 13: Đáp án B Đặt trong sự so sánh với cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 1, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (KH – KT) lần hai cũng phát triển do đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất. - Trong cách mạng KH- KT lần 1, so ở nước Anh nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra một loại máy làm cho năng suất dệt cao hơn. Vì thế, máy dệt bằng hơi nước và máy kéo sợi Gienni đã ra đời, năng suất nhiều hơn so với dệt bằng tay, - Đến những năm 40 của thế kỉ XX, do nhu cầu của cuộc sống con người ngày càng tăng cao, con người không chỉ muốn có nhiều quần áo nữa mà cần có cả các sản phẩm sạch, máy móc tiên nghi trên mọi lĩnh vực. Xuất phát từ yêu cầu này mà trong cuôc cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 2, con người đạt đươc nhiều thàng tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực: sinh học, hóa học, vật lí, cùng với đó là nguyên liệu mới, vật liệu mới, máy tính điện tử, . Câu 14: Đáp án A Toàn cầu hòa là xu thế đang có tác động đến mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam có lẽ là thách thức về kinh tế . Bởi vì nói đến quá trình toàn cầu hóa, như trên trình bày, trước hết phải nói đến toàn cầu hóa về kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là cơ sở của quá trình toàn cầu hóa nói chung. ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo của Việt Nam đã nói đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Cho đến nay, trải qua hơn 10 năm tiếp tục đổi mới, nguy cơ đó vẫn tồn tại và hết sức lớn. Để tránh nguy cơ đó, trong những năm gần đây, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hóa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn theo
  7. định hướng xã hội chủ nghĩa trong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn để khắc phục nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, chủ trương đó được thực hiện trong điều kiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có tiến bộ, nhưng vẫn còn thấp xa so với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; tích luỹ từ nền kinh tế để công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn thấp; kết cấu hạ tầng lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, => Như vậy, thách thức lớn nhất mà toàn cầu hóa đem lại đối với Việt Nam là sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thế giới. Câu 15: Đáp án C Xu thế toàn cầu hóa là cơ hội to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo nên những thách thức to lớn. Xu thế toàn cầu hóa tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia. Chính vì thế, khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa vẫn cần giũ vừng nguyên tắc quan trọng nhất là giữ vững chủ quyền quốc gia. Câu 16: Đáp án A “Toàn cầu hóa” là cơ hội mang tính lịch sử, cơ hội lớn cho sự phát triển của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển. Xu thế của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập, tăng cường hợp tác, tham gia vào liên minh khu vực và thế giới. Vì thế, các nước đang phát triển có thể khai thác nguồn đầu tư khoa học – công nghệ từ các nước khác theo phương châm đi tắt, đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. Các nước cần tranh thủ thời cơ và những thuận lợi đó, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Câu 17: Đáp án C Toàn cầu hóa xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn. Câu 18: Đáp án C Cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần thứ hai ra đời và phát triển là do nhu cầu và đòi hỏi về cuộc sống ngày càng cao của con người. Khi đó, lực lượng sản xuất ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Lực lượng sản xuất bao gồm hệ thống những tư liệu sản xuất: vốn, máy móc và người lao động. Khi lực lượng sản xuất phát triển, đòi hỏi cần phải có sự trao đổi công nghệ, trình độ quản lí, nâng cao chất lượng lao động giữa các quốc gia, khu vực và các dân tộc trên thế giới. ð Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lần nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia trên thế giới, nó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược. Câu 19: Đáp án A
  8. Toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo nên những thách thức to lớn. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Do vậy, “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”. Câu 20: Đáp án B Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hòa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.