Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 06: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (1945-2000) - Mức độ 2: Thông hiểu (Có lời giải chi tiết)

doc 5 trang minhtam 4900
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 06: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (1945-2000) - Mức độ 2: Thông hiểu (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_thi_thpt_quoc_gia_lich_su_12_van_de_06_cach_mang_khoa_hoc.doc

Nội dung text: Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 06: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (1945-2000) - Mức độ 2: Thông hiểu (Có lời giải chi tiết)

  1. Mức độ 2: Thông hiểu Câu 1: Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại trong nông nghiệp đã dẫn đến hiện tượng gì? A. Bùng nổ dân số B. Bùng nổ thông tin C. Mỗi phát minh về khoa học - kĩ thuật đều bắt đầu từ nghiên cứu khoa học - kĩ thuật D. Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp Câu 2: Cốt lõi của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là A. Cuộc cách mạng công nghiệp B. Cách mạng Sinh học C. Cách mạng công nghệ D. Cách mạng kĩ thuật Câu 3: Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học B. Đạt được thành tựu kì diệu trên các lĩnh vực khoa học- kĩ thuật C. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Câu 4: Tại sao trong giai đoạn thứ 2 của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ? A. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật B. các quốc gia đầu tư cho việc nghiên cứu công nghệ C. việc đầu tư cho nghiên cứu trên lĩnh vực công nghệ được tiếp tục triển khai D. là giai đoạn công nghẹ bắt đầu ứng dụng trong sản xuất Câu 5: Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật không tách rời nhau là đặc điểm của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ mấy? A. Lần thứ nhất. B. Lần thứ hai. C. Lần thứ ba. D. Lần thứ tư. Câu 6: Đâu không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá? A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế B. Sự phát triển và tác động to lớn của thành tựu khoa học – công nghệ. C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực Câu 7: Một hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là đã diễn ra A. Quá trình hình thành các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị quốc tế. B. Quá trình phát triển và tác động của các công ty xuyên quốc gia. C. Xu thế toàn cầu hóa. D. Quá trình sáp nhập các công ty thành các tập đoàn lớn. Câu 8: Do tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, nhân loại đã bước sang một nền văn minh mới là A. văn minh thông tin B. văn minh công nghiệp C. văn minh thương mại D. văn minh nông nghiệp Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá
  2. A. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp B. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội C. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước D. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn Câu 10: Nguồn gốc quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là A. Yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. B. Yêu cầu phục vụ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. C. Do kế thừa những thành tựu KHKT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. D. Do những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất. Câu 11: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX) diễn ra theo trình tự nào? A. Kĩ thuật – khoa học- sản xuất B. Sản xuất- kĩ thuật – khoa học C. Khoa học – kĩ thuật – sản xuất D. Sản xuất – khoa học – kĩ thuật Câu 12: Yếu tố nào sau đây không thuộc đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2? A. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới như máy tính, máy tự động B. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học C. Thời gian từ phát minh đến ứng dụng được rút ngắn D. Chuyển từ vĩ mô sang vi mô. Câu 13: Tổ chức nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? A. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM). B. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). C. Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA). D. Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA). Câu 14: Mặt tích cực của cách mạng Khoa học – kĩ thuật là A. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động. B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ. C. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng. D. Đưa tới những thay đổi lớn lao về cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao động trong nông nghiệp giảm sút, dân số trong các ngành dịch vụ tăng lên. Câu 15: Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của yếu tố nào? A. Khoa học – công nghệ. B. Kinh tế - tài chính. C. Lực lượng sản xuất. D. Liên kết khu vực.
  3. ĐÁP ÁN 1-D 2-C 3-D 4-A 5-B 6-B 7-C 8-A 9-A 10-D 11-C 12-A 13-B 14-A 15-C Câu 1: Đáp án D LỜI GIẢI CHI TIẾT Với những đột phá trong công nghệ sinh học, công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim, .dẫn tới cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những giống lúa mới có năng suất cao, chịu bệnh tốt Câu 2: Đáp án C Giai đoạn hai của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật từ năm 1973 đến nay diễn ra chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, năng lượng mới, Cuộc cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ. Câu 3: Đáp án D Trong cách mang khoa học – kĩ thuật hiện đại (lần 2) sau chiến tranh thế giới thứ hai, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nghĩa là mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa họC. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. Câu 4: Đáp án A Ở giai đọan hai của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, năng lượng mới, dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học => Cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ. Câu 5: Đáp án B Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất. Khoa học và kĩ thuật không tách rời nhau là đặc điểm của cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần thứ hai. Câu 6: Đáp án B Toàn cầu hóa có 4 biểu hiện sau: - Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. - Sự phát triển và tác động to lớn của công ti xuyên quốc gia. - Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn. - Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mai, tài chính quốc tế. Câu 7: Đáp án C Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa. Câu 8: Đáp án A
  4. Văn minh thông tin là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. Máy tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khat năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin toàn cầu. Đây là một trong những thành tựu quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ. Câu 9: Đáp án A Những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa bao gồm: - Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội - Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia. - Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm. Câu 10: Đáp án D Đặt trong sự so sánh với cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 1, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (KH – KT) lần hai cũng phát triển do đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất. - Trong cách mạng KH- KT lần 1, so ở nước Anh nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra một loại máy làm cho năng suất dệt cao hơn. Vì thế, máy dệt bằng hơi nước và máy kéo sợi Gienni đã ra đời, năng suất nhiều hơn so với dệt bằng tay, - Đến những năm 40 của thế kỉ XX, do nhu cầu của cuộc sống con người ngày càng tăng cao, con người không chỉ muốn có nhiều quần áo nữa mà cần có cả các sản phẩm sạch, máy móc tiên nghi trên mọi lĩnh vựC. Xuất phát từ yêu cầu này mà trong cuôc cách mạng KH – KT lần 2, con người đạt đươc nhiều thàng tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực: sinh học, hóa học, vật lí, cùng với đó là nguyên liệu mới, vật liệu mới, máy tính điện tử, . Câu 11: Đáp án C Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghê. => Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra theo trình tự: Khoa học – kĩ thuật – sản xuất. Câu 12: Đáp án A Đáp án A là thành tựu cụ thể của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, không phải là đặc điểm chung. Câu 13: Đáp án B Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự giữa Mĩ và các nước phương Tây nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa => NATO không thuộc tổ chức liên kết kinh tế, tài chính, thương mại khu vực và thế giới => không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa. Câu 14: Đáp án A
  5. Các nhân tố sản xuất ở đây bao gồm: công cụ sản xuất (máy móc, thiết bị) và lực lượng sản xuất (người lao động). Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai đã tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động lên gấp nhiều lần. Câu 15: Đáp án C Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng tiến manh mẽ của yếu tố lực lượng sản xuất.