Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 06: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (1945-2000) - Mức độ 1: Nhận biết (Có lời giải chi tiết)
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 06: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (1945-2000) - Mức độ 1: Nhận biết (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- on_thi_thpt_quoc_gia_lich_su_12_van_de_06_cach_mang_khoa_hoc.doc
Nội dung text: Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 06: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (1945-2000) - Mức độ 1: Nhận biết (Có lời giải chi tiết)
- Mức độ 1: Nhận biết Câu 1: Cuộc cách mạng khoa hoc- kĩ thuật lần hai được khởi đầu từ A. Nước Mĩ. B. Nhật Bản C. Nước Anh D. Liên Xô Câu 2: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu Câu 3: Năm 1997, một thành tựu sinh học gây chấn động lớn dư luận thế giới, đó là A. Các nhà khoa học công bố « Bản đồ gen người » B. Công nghệ ezim ra đời C. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính D. Các nhà khoa học đã công bố công nghệ « đột biến gen » Câu 4: Bản đồ gen được giải mã hoàn chỉnh vào A. 1947 B. 1961 C. 2000 D. 2003 Câu 5: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ xuất hiện từ A. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX B. Nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX C. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX D. Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX Câu 6: Nguồn năng lượng mới được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là A. Năng lượng Mặt trời B. Năng lượng điện C. Năng lượng than đá D. Năng lượng dầu mỏ. Câu 7: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã và đang phát triền qua A. 2 giai đoạn B. 3 giai đoạn C. 4 giai đoạn D. 1 giai đoạn Câu 8: Một thực tế không thể đảo ngược của toàn cầu hoá là A. Xu thế chủ quan B. Xu thế khách quan C. Xu thế đối ngoại D. Những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau Câu 9: Giai đoạn thứ nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Từ những năm 40 đến những năm 80 của thế kỉ XX. B. Từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XX. C. Từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX. D. Từ những năm 50 đến những năm 80 của thế kỉ XX.
- Câu 10: Đâu là mặt hạn chế của xe thế toàn cầu hóa? A. Cơ cấu kinh tế các nước có sự biến chuyển. B. Đặt ra yêu cầu cải cách để nâng cao sức cạnh tranh C. Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất. D. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Câu 11: Xu thế toàn cầu hoá bắt đầu từ khi nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 12: Cũng như cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay diễn ra là do A. Kế thừa những thành quả của cách mạng công nghiệp. B. Chính sách tích cực của bộ phận lãnh đạo. C. đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 13: Từ năm 1973 đến nay, cuộc cách mạng nào được nâng lên vị trí hàng đầu? A. cách mạng xanh tranh nông nghiệp. B. cách mạng trắng trong công nghiệp. C. cách mạng công nghiệp. D. cách mạng công nghệ. Câu 14: Hai cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật mà nhân loại đã trải qua là những cuộc cách mạng nào, diễn ra vào thời gian nào? A. Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX và cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XX B. Cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XVIII và Cách mạng khoa học – kĩ thuật thế kỉ XX. C. Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX. D. .Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và Cách mạng khoa học – thuật thế kỉ XX. Câu 15: Khi dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nhân loại đang cần đến nhứng yếu tố nào? A. Những công cụ sản xuất mới, có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới và vật liệu mới. B. Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo. C. Nguồn gen. D. Sự giao lưu, hội nhập quốc tế để trao đổi tài nguyên. Câu 16: Đâu là mặt hạn chế của cuộc xu thế toàn cầu hóa là: A. Làm thay đổi cơ cấu dân cư. B. Sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa. C. Làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực. D. nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Câu 17: Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế A. toàn cầu hóa. B. đa dạng hóa.
- C. hợp tác và đấu tranh. D. hõa hoãn tạm thời. Câu 18: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cuộc A. Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. B. Cách mạng công nghiệp. C. Cách mạng thông tin. D. Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất Câu 19: Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đầu cho kĩ thuật, đến lượt mình kĩ thuật lại mở đường cho A. kĩ thuật. B. khoa học. C. công nghệ. D. sản xuất. Câu 20: Các công ty được sắp nhập và hợp nhất thành các tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học – kĩ thuật nhằm A. tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. B. giải quyết những vấn đề kinh tế chung của khu vực. C. tăng cường mối quan hệ phụ thuộc giữa các nước. D. tăng cường trao đổi thương mại giữa các nước.
- ĐÁP ÁN 1-A 2-C 3-C 4-D 5-A 6-A 7-A 8-B 9-C 10-D 11-C 12-C 13-D 14-D 15-A 16-D 17-A 18-A 19-D 20-A LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây chính là nguyên nhân chính giúp kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Để 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Chú ý: áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất là nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 2: Đáp án C Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Chú ý: phân biệt bản chất với biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa. Câu 3: Đáp án C Cừu Dolly (hay còn gọi là cừu nhân bản) (5 tháng 7 năm 1997 - 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới / Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland. Nó là con cừu thuộc giống cừu Dorset Phần Lan. Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh. Chú ý: ghi nhớ một số thành tựu chính, tiêu biểu của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2. Câu 4: Đáp án D Tháng 6 – 2000, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc đã công bố “Bản đồ gen người”. Đến tháng 3 – 2003, bản đồ này mới được hoàn chỉnh. Chú ý: ghi nhớ một số thành tựu chính, tiêu biểu của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 Câu 5: Đáp án A Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn từ đầu những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX; Giai đoạn thứ hai từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba) về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cố lõi của cách mạng khoa học-kĩ
- thuật nên giai đoạn thứ hai đã được coi là cách mạng khoa học-công nghệ. Chú ý: ghi nhớ thời gian diễn ra hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai Câu 6: Đáp án A Những nguồn năng lượng mới trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhất là năng lượng nguyên tử. Câu 7: Đáp án A - Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX - Giai đoạn 1: từ sau khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Câu 8: Đáp án B Toàn cầu hóa là quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển. Câu 9: Đáp án C - Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX - Giai đoạn 1: từ sau khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Câu 10: Đáp án D Một trong những mặt hạn chế của toàn cầu hóa là tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của mỗi quốc gia. Câu 11: Đáp án C Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa. Câu 12: Đáp án C Cũng như cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đỏi hỏi của cuộc sống, của sản xuất đáp ứng nhu cầu vật chất và tình thần ngày càng cao của con người. Câu 13: Đáp án D Từ giai đoạn hai của của cách mạng khoa học – kĩ thuật (từ năm 1973 đến nay), cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghêj với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, năng lượng mới. Câu 14: Đáp án D Hai cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật mà nhân loại đã trải qua là: Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX và cuộc cách mạng kHoa học - kĩ thuật thế kỉ XX. Câu 15: Đáp án A Khi dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nhân loại đang cần đến những công cụ sản xuất mới, có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới và vật liệu mới. Câu 16: Đáp án D Một trong những điểm hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là: tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia. Câu 17: Đáp án A Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.
- Câu 18: Đáp án A Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại nên giai đoạn thứ hai được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ. Câu 19: Đáp án D Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đầu cho kĩ thuật, đến lượt mình kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất. Câu 20: Đáp án A Các công ty được sắp nhập và hợp nhất thành các tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học – kĩ thuật nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.