Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 02: Liên Xô, các nước Đông Âu (1945-1991) và Liên bang Nga (1991-2000) - Mức độ 1: Nhận biết (Có lời giải chi tiết)

doc 6 trang minhtam 5200
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 02: Liên Xô, các nước Đông Âu (1945-1991) và Liên bang Nga (1991-2000) - Mức độ 1: Nhận biết (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_thi_thpt_quoc_gia_lich_su_12_van_de_02_lien_xo_cac_nuoc_d.doc

Nội dung text: Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 02: Liên Xô, các nước Đông Âu (1945-1991) và Liên bang Nga (1991-2000) - Mức độ 1: Nhận biết (Có lời giải chi tiết)

  1. Mức độ 1: Nhận biết Câu 1: Một trong những thành tựu của kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh ờ Liên Xô (1945 - 1950) ? A. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp năm 1950 đạt mức sản lượng năm 1940. B. Sản lượng nông nghiệp, công nghiệp đểu vượt mức sản lượng năm 1940. C. Sản lượng cổng nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chỉến tranh (năm 1940). D. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp đều tăng 73%. Câu 2: Năm 1949 dã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào? A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Liên Xô chế tạo thành công bom hạt nhân C. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “chiến tranh lạnh” của Mĩ. D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 3: Vị trí của nền kinh tế Liên Xô trong những năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 ? A. Liên Xô là siêu cường kinh tế duy nhất. B. Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ hai ờ châu Âu. C. Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới. D. Liên Xô là một nước có nển nông nghiệp hiện đại nhất thế giới. Câu 4: I-u-ri Ga-ga-rin là ai ? A. Là người đầu tiên thám hiểm Mặt Trăng. B. Là nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất C. Là người đầu tiên thám hiểm sao Hỏa. D. Là người đã thiết kế - chế tạo thành công vệ tinh nhân tạo Spút-ních. Câu 5: Từ năm 1946 - 1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn gì trong công cuộc khôi phục kinh tế? A. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm trước 9 tháng. B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên cùa Trái đất C. Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội D. Thành lập Liên bang cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Câu 6: Chính sách đối ngoại cùa Liên Xô từ nãm 1945 đến nừa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì? A. Muốn làm bạn với tất cả các nước. B. Chỉ quan hệ với các nước lớn. C. Tích cực ủng hộ hòa bình và phong trào cách mạng thế giới. D. Chỉ làm bạn với các nước Xã hội chủ nghĩa. Câu 7: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga trở thành A. quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác. B. quốc gia kế tục Liên Xô. C. quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô. D. quốc gia Liên bang Xô viết.
  2. Câu 8: Đâu là nguyên nhân khách quan dẫn đến Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ? A. Do đường lối lãnh đạo manh tính chủ quan duy ý trí, cùng với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp. B. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước. C. Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm về nhiều mặt, làm cho khủng hoảng trầm trọng. D. Không bắt kịp bước phát triển của Khoa học – kĩ thuật tiên tiến. Câu 9: Tháng 12/1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định nước Nga theo chế độ nào? A. Dân chủ đại nghị. B. Thể chế quân chủ chuyên chế. C. Thể chế quân chủ Lập Hiến. D. Thể chế Tổng Thống Liên Bang. Câu 10: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng A. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu. B. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế. C. tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu. D. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu. Câu 11: Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm A. Phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. B. Hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế. C. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. D. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội Câu 12: Chính sách đối ngoại vủa Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 vừa ngả về phương Tây, vừa khôi phục và phát triển quan hệ với các nước A. Châu Phi B. trong nhóm G7 C. khu vực Mĩ Latinh D. châu Á Câu 13: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực nào? A. Công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo. B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. C. Công nghiệp quốc phòng. D. Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân. Câu 14: Thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế (1946 – 1950), Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực nông nghiệp? A. Sản xuất nông nghiệp năm 1950 đạt mức trước chiến tranh. B. Sản xuất nông nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. C. Sản xuất nông nghiệp tăng 48% so với trước chiến tranh. D. Sản xuất nông nghiệp tăng 50% so với trước chiến tranh.
  3. Câu 15: Từ năm 1945 đến năm 1950, Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh A. được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân trong nước và thế giới. B. đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của, khó khăn về nhiều mặt. C. là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh và thành quả của Hội nghị Ianta. D. Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp vẫn đồng minh, giúp đỡ lẫn nhau. Câu 16: Ngày 25-12-1991, Goócbachốp từ chức Tổng thống, lá cờ búa liềm trên nóc điện Crem- lin bị hạ xuống đánh dấu A. chính quyền Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên Xô bị tê liệt. B. công cuộc cải tô của Goócbachốp bị thất bại. C. sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. D. sự chấm dứt của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Câu 17: Xã hội Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX có sự biến đổi như thế nào? A. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. B. Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao. C. Tỉ lệ công nhân chiến hơn 70 % sô người lao động trong cả nược. D. Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân. Câu 18: Sau khi kế tục Liên Xô, Liên bang Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn nào về đối nội? A. Tình trang không ổn định do tranh chấp đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc. B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chưa phục hồi và những vụ xung đột sắc tộc. C. Chịu áp lực chính trị từ các nước phương Tây và tình trạng không ổn định do tranh chấp đảng phái. D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chưa phục hồi và tình trạng không ổn định do tranh chấp đảng phái. Câu 19: Từ năm 2000, khi V.Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có những biến chuyển khả quan như thế nào? A. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, vị thế quốc tế được nâng cao. B. Đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, chính trị xã hội ổn định. C. Kinh tế dần phục hồi, chính trị xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. D. Kinh tế dần phục hồi và phát triển, xã hội có nhiều biến chuyển. Câu 20: Kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có tín hiệu phục hồi nào năm nào? A. 1995 B. 1997 C. 1996 D. 2000
  4. ĐÁP ÁN 1-C 2-D 3-C 4-B 5-A 6-C 7-B 8-B 9-D 10-B 11-D 12-D 13-D 14-A 15-B 16-D 17-B 18-A 19-C 20-C LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C Thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950). Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh (kế hoạch dự kiến là 48%), hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi và xây dựng mới đi vào hoạt động. Câu 2: Đáp án D Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. Câu 3: Đáp án C Trong giai đoạn 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). Câu 4: Đáp án B Năm 1961, Liên Xô đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Câu 5: Đáp án A Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng (trước 9 tháng). Câu 6: Đáp án C Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 7: Đáp án B Sau khi Liên xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô” được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô tại nước ngoài. Câu 8: Đáp án B Những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu bao gồm: *Nguyên nhân chủ quan: - Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. - Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, làm nhân dân bất mãn. - Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ,khủng hoảng kinh tế - xã hội.
  5. - Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng. *Nguyên nhân khách quan: - Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước. Câu 9: Đáp án D Tháng 12-1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang. Câu 10: Đáp án B Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế. Câu 11: Đáp án D Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Các kế hoạch này về cơ bản đã hoàn thành với nhiều thành tựu to lớn. Câu 12: Đáp án D Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là một mặt ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế; mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN ) Câu 13: Đáp án D Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ điện hạt nhân. Câu 14: Đáp án A Với tinh thần tư lực, tự cường, nhân dân Liên Xô hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng. Đến năm 1950, sản xuất nông nghiệp đã đạt mức trước chiến tranh. Câu 15: Đáp án B Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai: khoảng 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề. Câu 16: Đáp án D Ngày 25-12-1991, Goócbachốp từ chức Tổng thống, lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại. Câu 17: Đáp án B Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xã hội Liên Xô có nhiều sự biến đổi. Tỉ lệ công nhân chiến hơn 55% số người lao động trong cả nước. Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao. Câu 18: Đáp án A Từ năm 1991 đến năm 2000, về mặt đối nội, nước Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai ở vùng Trécxnia
  6. Câu 19: Đáp án C Từ năm 2000, khi V.Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có những biến chuyển khả quan: Kinh tế dần phục hồi, chính trị xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của 1 cường quốc Âu – Á. Câu 20: Đáp án C Từ năm 1996, kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi; năm 1997, tốc độ tăng trưởng là 0,5%; năm 2000 lên đến 9%.