Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 01: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) - Mức độ 2: Thông hiểu (Có lời giải chi tiết)
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 01: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) - Mức độ 2: Thông hiểu (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- on_thi_thpt_quoc_gia_lich_su_12_chuyen_de_su_hinh_thanh_trat.doc
Nội dung text: Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 01: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) - Mức độ 2: Thông hiểu (Có lời giải chi tiết)
- MỨC ĐỘ 2: THÔNG HIỂU Câu 1: Vấn đề không được đặt ra trước các cường quốc đồng minh để giải quyết trong Hội nghị Ianta là A. khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. B. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. C. phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. D. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Câu 2: Hội nghị Ianta quyết định nhiều vấn đề quan trọng, ngoại trừ A. Hợp tác giữa các nước nhằm khôi phục lại đất nước sau Chiến tranh. B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản C. thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. D. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới Câu 3: Hội nghị Ianta chấp nhận các điều kiện để đáp ứng yêu cầu của Liên Xô khi tham gia chống quân phiệt Nhật Bản ở châu Á, ngoại trừ việc A. khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất do chiến tranh Nga Nhật (1904 - 1905). B. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curie C. trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Zakha D. giữ nguyên hiện trạng của Trung Quốc và Mông Cổ Câu 4: Hội nghị Ianta (2-1945) nêu quan đến tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật nhằm A. tránh nguy cơ chiến tranh giới B. để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. C. để bảo vệ hòa bình thế giới D. trả thù bọn phát xít gây chiến tranh. Câu 5: Liên Xô là một trong 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có vai trò quốc tế như thế nào? A. Đã duy trì được trộn tu thế giới “hai cực” sau chiến tranh lạnh. B. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của Mỹ đối với tổ chức Liên hợp quốc. C. Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.
- D. Xây dng lên hợp quốc thành tổ chức chính trị quốc tế năng động. Câu 6: Liên học quốc quyết định lấy ngày 24-10 hằng năm làm “Ngày Liên hợp quốc” vì đó là ngày A. kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. B. bế mạc Hội nghị Ianta. C. Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực. D. Khai mạc Lễ thành lập Liên hợp quốc. Câu 7: Tại sao khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, hội nghị Ianta đã được triệu tập? A. Do chủ nghĩa phát xít vẫn chưa bị đánh bại, phải triệu tập hội nghị để đề ra kế sách nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. Do các nước muốn phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. C. Vì muốn tổ chức lại thế giới sau Chiến tranh. D. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn kết thúc, có nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh. Câu 8: Tại sao gọi là “Trật tự hai cực Ianta”? A. Liên Xô và Mi phân chia khu vực ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở châu Á và châu Âu. B. Mĩ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho 2 phe: đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. C. Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột, căng thẳng. D. Trật tự này được hình thành bởi quyết định của các cường quốc tại Ianta (Jên Xô). Câu 9: Trật tự hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động. B. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. C. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thế. Câu 10: Nội dung nào sau đây không có trong “Trật tự hai cụ lana A. Trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai. B. Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị vn C. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế. D. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu san o thon hơn tác.
- Câu 11: Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế sau chiến tranh? A. Làm nảy sinh những mâu thân n ữa các nước đế quốc với nhau. B. Đánh dấu sự hình thành một trào thế giới mới sau chiến tranh. C. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947. D. Đánh dấu sự tác động tro thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ. Câu 12: Mục đích nào của bên hợp quốc làm cho các nước xích lại gần nhau? A. Tôn trọn g tà quyết của các dân tộc. B. Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do. C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Câu 13: Một trong những Nghị quyết của Hội nghị Ianta về kết thúc nhanh chóng chiến tranh châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống nhất A. sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật. B. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công tận sào huyệt của phát xít Đức ở Berlin. C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật D. tiêu diệt mầm mống của chủ nghĩa phát xít. Câu 14: Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là A. hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội. B. chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh. C. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên. D. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Câu 15: Tại sao Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất? A. Nêu rõ mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. B. Là cơ sở để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc. C. Nêu rõ mục đích là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước. D. Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc. Câu 16: Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào?
- A. Liên Xô và Mỹ. B. Mỹ và Anh. C. Liên Xô và Anh D.Liên Xô và Pháp. Câu 17: Liên Hợp quốc hoạt động không dựa trên nguyên tắc nào sau đây: A. Hợp tác phát triển có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hóa Câu 18: Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vì A. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại B. Liên Xô và Mĩ “chán ngán” việc chạy đua vũ trang C. Ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ bị thu hẹp D. Mô hình xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô Câu 19: Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới vì A. làm cho cục diện hai cực, hai phe được xác lập trên toàn thế giới. B. các nước tham chiến lược hưởng nhiều quyền lợi sau chiến tranh. C. đã phân chia xong phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận. D. đã dẫn tới sự giải thể của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa. Câu 20: Thực chất lau ta là Hội nghị Ianta (2-1945) là hội nghị A. bàn những vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh thế giới. B. hòa giải mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên Xô. C. đàm phán giữa khối Đồng minh và phe phát xít D. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
- ĐÁP ÁN 1.A 2.A 3.D 4.B 5.B 6.C 7.D 8.B 9.C 10.D 11.A 12.D 13.C 14.D 15.A 16.A 17.A 18.D 19.C 20.D HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh: + Việc nhanh chóng đánh bại phát xít. + Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. + Việc phân chia thành quả chiến thắng. Câu 2: Đáp án A. Những quyết định của Hội nghị Ianta bao gồm: - Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. - Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á. - Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới - Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á Câu 3: Đáp án D Ở châu Á, Hội nghị Ianta chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật bao gồm: - Giữ nguyên trạng Mông Cổ. - Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904. - Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin. - Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin. Chọn đáp án: D Chú ý:
- Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ” Chính phủ Trung Hoa Dân quốc, cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản với các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Câu 4: Đáp án B Mục tiêu của Hội nghị Ianta là làm sao để đánh bại chủ nghĩa phát xít để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Để làm được điều này, khối Đồng minh chống phát xít cần tăng cường hoạt động hơn nữa, trong thời gian 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật ở châu Á. Câu 5: Đáp án B Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là đứng đầu hai phe là Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Liên Xô và Mĩ là hai cường quốc đứng đầu hai cực, chỉ cần một bên suy yếu thì bên kia sẽ thao túng nhiều vấn đề chính trị. Trong khi đó, thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bao gồm 5 quốc gia: Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Nếu không có Liên Xô thì chắc chắn Mĩ sẽ thao túng tổ chức này. Bằng chứng ở việc, sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì Mĩ đã hướng tới trật tự thế giới “đơn cực” nhằm chi phối và lãnh đạo toàn thế giới. Câu 6: Đáp án C Ngày 24-10-1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản hiến chương chính thức có hiệu lực. Từ đó, Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24-10 hàng năm làm ngày Liên hợp quốc. => Ngày 24-10 được lấy làm “Ngày Liên hợp quốc” vì đó là ngày hiến chương liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. Câu 7: Đáp án D Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh: + Nhanh chóng đánh bại phát xít. + Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. +Việc phân chia thành quả chiến thắng. => Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Mỹ ( Ru dơ ven), Anh (Sớc sin), Liên Xô (Xtalin) cho hội nghị quốc tế ở I-an-ta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh hình thành một trật tự thế giới mới. Câu 8: Đáp án B Với Hội nghị Ianta phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc đã hình thành nên trật tự thế giới mới do Mỹ và Liên Xô đứng đầu đại diện cho hai phe: đế quốc chủ nghĩa (tư bản chủ nghĩa) và xã hội chủ nghĩa. Đó chính là trật tự hai cực Ianta. Câu 9: Đáp án C
- Trật tự hai cực Ianta tan rã vào năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô chính thức sụp đổ - Đáp án A, biểu hiện sự sụp đổ của Liên Xô. - Đáp án B: dấu hiệu tích cực trong quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho sự phát triển của Liên Xô chứ không đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô. - Đáp án D: biểu hiện sự sụp đổ của Liên Xô. Câu 10: Đáp án D - Đáp án A: Trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai. (1945-1947) - Đáp án B: Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị Ianta (từ những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta. - Đáp án C: Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế (Liên Xô và Mĩ đại diện cho hai phe đối lập là Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa) - Đáp án D: Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác. (đến sau khi Liên Xô sụp đổ và xuất hiện xu thế hòa bình hợp tác cùng phát triển mới chuyển sang đối thoại hợp tác). Câu 11: Đáp án A Hội nghị Ianta đã có quyết định phân chia ảnh hưởng giữa các nước đế quốc với nhau, - Ở châu Âu có sự phân chia hai cực rõ ràng, phân định chặt chẽ – Đông Âu: ảnh hưởng của Liên Xô – xã hội chủ nghĩa, Tây Âu ảnh hưởng của Mỹ – tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên ở châu Á: tình hình không hẳn như thế, nó đã bị “vi phạm” ngay từ đầu và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có chiều hướng khác với sự đối đầu của hai phe (thí dụ: Tình hình ở Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, ). - Các dân tộc châu Á đã không cam chịu chấp nhận cái khu vực “phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây” như một thiết chế của trật tự hai cực. Phong trào giải phóng dân tộc đã trực tiếp làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây – một cực trong Trật tự Ianta và thực tế đã là một nhân tố làm rạn nứt xói mòn quyền lực đưa tới sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta. Mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn là mâu thuẫn về quyền lợi. Tuy nhiên, mâu thuẫn này không được giải quyết bằng một cuộc chiến tranh thế giới như Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai mà nó là cuộc Chiến tranh lạnh. Sự mâu thuẫn đó chia thành hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa tiêu biểu là Liên Xô và Mĩ. Câu 12: Đáp án D. Mục đích hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm: - Duy trì hòa bình an ninh thế giới - Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng trong nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Trong đó nguyên tắc thứ hai tạo ra mối quan hệ giữa các quốc gia thêm xích lại gần nhau hơn đó là việc đảm bảo lợi ích cho tất cả các quốc gia. Chọn đáp án D Chú ý: Hiện nay, Liên hợp quốc vẫn đóng vai trò quan trong trọng việc phát triển mối quan hệ hữu nghị này. Câu 13: Đáp án C Hội nghị Ianta được họp để giải quyết các vấn đề cấp bách: - Việc nhanh chóng đánh bại phát xít. - Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. - Việc phân chia thành quả chiến thắng. Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh thì trước tiên các nước Đồng minh phải tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít trước. Để thực hiện mục tiêu này, ba cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật. Câu 14: Đáp án D. Những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là: - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. - Không can thiệp vào nội bộ các nước. - Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình. - Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Câu 15: Đáp án A. Hiến chương Liên hợp quốc có vai trò quan trọng nhất do: - Nêu rõ mục đích của tổ chức này là: + Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. + Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành như tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. - Nêu rõ nguyên tắc hoạt động của tổ chức này là: + Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. + Không can thiệp vào nội bộ các nước
- + Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình. + Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. => Đây là hai nội dung có vai trò quan trọng nhất, nắm giữa vai trò chỉ đạo mọi hoạt động của Liên hợp quốc gia qua tất cả các giai đoạn. Câu 16: Đáp án A Trật tự 2 cực Ianta đứng đầu là hai cường quốc Liên Xô và Mỹ, khẳng định vị thế của hai cường quốc này trong quan hệ quốc tế. Câu 17: Đáp án A Những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là: - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. - Không can thiệp vào nội bộ các nước. - Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình. - Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Câu 18: Đáp án D Trật tự hai cực Ianta bao gồm sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Mĩ và Liên Xô. Trật tư này sụp đổ khi một cực bị tan rã. Năm 1991, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đồng nghĩa với việc một cực đã bị tan rã, trật tự hai lanta sup do. Câu 19: Đáp án C Trật tự thế giới mới là trật tự hai cực Ianta với đặc trưng là chia thành hai phe TBCN và XHCN, đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến sự phân chia nay là quyết định của Hội nghị Ianta đặc biệt là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận. Câu 20: Đáp án D Khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, Hội nghị Ianta đã được triệu tập, một trong ba mục tiêu của Hội nghị là phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. Trong nội dung cụ thể của Hội nghị Ianta, nội dung này cũng là nội dung quan trọng nhất và được tranh luận sôi nổi. Mục tiêu của mỗi quốc gia bản chất cho cùng vẫn là quyền lợi của mỗi quốc gia, dân tộc. => Bản chất của Hội nghị Ianta (2-1945) là Hội nghị phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.