Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Sinh học - Khối B - Năm học 2003 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Sinh học - Khối B - Năm học 2003 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_dai_hoc_cao_dang_mon_sinh_hoc_khoi_b_nam_h.pdf
- Dan an Sinh.pdf
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Sinh học - Khối B - Năm học 2003 (Có đáp án)
- bộ giáo dục và đào tạo kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2003 Đề chính thức Môn thi: sinh học khối: B (Thời gian làm bài: 180 phút) Câu 1 (1 điểm). 1) Hãy giải thích cơ chế gây đột biến gen của chất 5- brôm uraxin. 2) Cho biết tần số đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 2 (1 điểm). 1) Nêu cơ chế biểu hiện của gen đột biến đ−ợc phát sinh trong quá trình giảm phân. 2) Nếu trong quần thể cây giao phấn và quần thể cây tự thụ phấn đều có gen đột biến lặn xuất hiện ở giao tử với tần số nh− nhau, thì thể đột biến đ−ợc phát hiện sớm hơn ở quần thể nào? Giải thích. Câu 3 (1 điểm). ở ruồi giấm, ng−ời ta đã phân lập đ−ợc một dòng đột biến thuần chủng có thân màu đen (ruồi bình th−ờng có thân màu xám). Trình bày ph−ơng pháp lai để xác định qui luật di truyền của tính trạng này. Cho rằng tính trạng màu thân do một gen qui định. Câu 4 (1 điểm). 1) Trong chọn giống, ng−ời ta th−ờng tạo ra các dòng thuần chủng nhằm mục đích gì? 2) Ph−ơng pháp tạo giống mới bằng kĩ thuật di truyền có −u thế gì hơn so với tạo giống mới bằng các biện pháp thông th−ờng? Câu 5 (2 điểm). 1) Hãy cho biết quần thể nào d−ới đây ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec, quần thể nào không cân bằng? Giải thích. - Quần thể 1 gồm toàn cây hoa trắng. - Quần thể 2 gồm toàn cây hoa đỏ. Biết rằng màu hoa do một gen qui định và tính trạng hoa đỏ trội so với hoa trắng. 2) Hãy nêu các yếu tố làm thay đổi tần số alen của quần thể qua các thế hệ và giải thích rõ yếu tố nào có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu 6 (2 điểm). 1) Giải thích tính đa dạng và phong phú của sinh vật dựa theo qui luật Menđen. Sự liên kết gen và hoán vị gen có làm giảm tính đa dạng và phong phú của sinh vật hay không? 2) Thể song nhị bội trong tự nhiên đ−ợc hình thành nh− thế nào? Sự xuất hiện của chúng có ý nghĩa gì trong quá trình tiến hoá? Câu 7 (2 điểm). Trong một thí nghiệm lai giữa ruồi giấm cái cánh dài, mắt đỏ với ruồi giấm đực cánh ngắn, mắt trắng, ng−ời ta thu đ−ợc toàn bộ ruồi F1 có cánh dài, mắt đỏ. Cho các con ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, ng−ời ta thu đ−ợc F2 gồm: Ruồi cái F2 Ruồi đực F2 - Cánh dài, mắt đỏ: 306 con - Cánh dài, mắt đỏ : 147 con - Cánh ngắn, mắt đỏ: 101 con - Cánh dài, mắt trắng: 152 con - Cánh ngắn, mắt đỏ: 50 con - Cánh ngắn, mắt trắng: 51 con Cho rằng mỗi gen qui định một tính trạng. Hãy giải thích kết quả thu đ−ợc ở thí nghiệm trên và viết sơ đồ lai. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh Số báo danh