Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 - Vòng 17

docx 7 trang minhtam 10320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 - Vòng 17", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_trang_nguyen_tieng_viet_lop_4_vong_17.docx

Nội dung text: Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 - Vòng 17

  1. VÒNG 17 Bài 1: Trâu vàng uyên bác 1. Đói cho sạch rách cho (thơm) 2. Trung ái quốc (quân) 3. Vạn sự khởi đầu (nan) 4. An lạc nghiệp (cư) 5. Trọng nghĩa khinh (tài) 6. Đất quê người (khách) 7. Tài đức trọng (cao) 8. Quang minh đại (chính) 9. Trẻ người dạ (non) 10. Vườn nhà trống (không) Bài 2: Ngựa con dũng cảm Bài 3: Trắc nghiệm 1 Câu hỏi 1 Đoạn văn sau đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả? "Bên vệ đường sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không suể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ và đầy sẹo. Với những cánh tay xù sì không cân đối, những ngón tay quều qào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch
  2. dương tươi cười." (Theo Lép Tôn-xtôi) • 1 • 2 • 3 • 4 Câu hỏi 2 Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ viết đúng chính tả? • dành dụm, thăm quan, bò xát, giục giã • trăn trở, xúc tích, chải chuốt, trau chuốt • đường sá, xán lạn, sơ suất, chạm trổ • giành giật, phố sá, trò chuyện, sản xuất Câu hỏi 3 Điền các từ láy thích hợp vào khổ thơ dưới đây: "Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc Những thằng cu áo đỏ chạy Vài cụ già chống gậy bước ." (Theo Đoàn Văn Cừ) • lon ton - lụ khụ • lung tung - lững thững • lăng xăng - chậm chạp • lon xon - lom khom Câu hỏi 4 Hình ảnh "Trong đạn bom đổ nát/Bừng tươi nụ ngói hồng" trong bài thơ "Bè xuôi sông La" của Vũ Duy Thông nói lên điều gì? • Câu thơ nói về vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ của vùng đồng bằng chiêm trũng của nước ta sau chiến tranh. • Câu thơ miêu tả vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của con người vùng sông nước. • Câu thơ nói về tài trí, sức mạnh của nhân dân trong công cuộc dựng xây đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù. • Câu thơ nói về sự tàn khốc của chiến tranh, chiến tranh đã gây nên nhiều nỗi đau cho con người. Câu hỏi 5 Giải câu đố sau: Để nguyên có nghĩa là nhà Hỏi vào sẽ chẳng thật thà nữa đâu Thêm huyền tóc trắng, bạc râu Sắc vào thì thấy như vừa đông sang. Từ thêm dấu sắc là từ gì? • giá • rét • buốt
  3. • cóng Câu hỏi 6 Câu nào dưới đây không phải là câu kể "Ai làm gì?" ? • Phụ nữ giặt giũ bên giếng nước. • Các cụ già trò chuyện bên bếp lửa. • Các bà, các chị sửa soạn khung cửi. • Cả thung lũng giống như một bức tranh thủy mặc. Câu hỏi 7 Đoạn thơ dưới đây có bao nhiêu từ phức? "Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch." (Hoàng Trung Thông) • 4 • 5 • 6 • 7 Câu hỏi 8 Thành ngữ nào sau đây viết sai? • Quýt làm cam chịu • Rào trước đón sau • Im hơi lặng tiếng • Ăn ngon mặc sướng Câu hỏi 9 Khổ thơ sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? "Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng nhớ một vùng núi non " (Quang Huy) • so sánh • nhân hóa • đảo ngữ • điệp ngữ Câu hỏi 10 Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" do ai sáng tác? • Huy Cận • Định Hải • Đoàn Văn Cừ • Nguyễn Đức Mậu Bài 4: Trắc nghiệm 2 Câu hỏi 1
  4. Đoạn văn sau có bao nhiêu lỗi sai chính tả? "Bạch dương xanh tuyệt đẹp trong mùa hè, ngả sắc vàng dợi trong mùa thu và toát lên vẻ cô liêu buồn bã nhớ thương giữa tuyết trắng tinh khôi trong mùa đông lạnh giá. Trong khi đó thì lá cây phong vào mùa đông lại đỏ rực lên, phủ khắp công viên một màu đỏ như lửa, như bộ lông khổng lồ, ấm áp của chú cáo lửa trong chuyện cổ tích. Khách du lịch đến Mátx-cơ-va đều nhặt một vài chiếc lá phong làm quà lưu niệm để nhớ về nước nga." (Theo Trường Giang) • 3 • 4 • 5 • 6 Câu hỏi 2 Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép? • tung tăng, nhỏ nhoi, lang thang • nhớ nhung, nhẹ nhàng, mênh mang • bờ bãi, nhỏ nhắn, lênh đênh • ngõ ngách, nhỏ nhẹ, tươi tỉnh Câu hỏi 3 Thành ngữ nào sau đây viết sai? • Khai thiên lập địa • Gan vàng dạ thép • Sinh cơ lập nghiệp • Gan lì tướng quân Câu hỏi 4 Câu nào dưới đây có dấu (/) phân tách đúng bộ phận chủ ngữ và vị ngữ? • Trong rừng, tiếng suối/ chảy róc rách. • Đó là một chiếc áo / làm bằng vải dạ. • Trong rừng, tiếng chim chóc gọi nhau / ríu ran không ngớt. • Bầy sáo / cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng. Câu hỏi 5 Những câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh? • Cọ xòe ô che nắng/Râm mát đường em đi. • Đêm lạnh cành sương đượm/Long lanh bóng nguyệt vờn. • Những tia nắng ùa tới/Nhảy múa khắp căn phòng. • Chân trời như cửa ngõ/Thả sức gió đi về. Câu hỏi 6 Chiếc bè gỗ trong bài thơ "Bè xuôi sông La" được ví với hình ảnh nào? • bầy cá • bầy trâu • bầy ong • bầy chim Câu hỏi 7
  5. Dòng nào dưới đây gồm các từ viết đúng chính tả? • dặt dìu, rung ring, né tránh • leo lẻo, nóng lực, bộc lộ • nỗ lực, kĩ xảo, sắc xảo • dinh dưỡng, giễu cợt, líu ríu Câu hỏi 8 Câu nào dưới đây không phải là câu kể "Ai thế nào?" ? • Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối. • Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá. • Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. • Lá cờ đỏ thắm phấp phới bay trong gió. Câu hỏi 9 Giải câu đố sau: Em là chim đẹp trong rừng Nặng vào phép toán không ngừng tăng lên. Từ giữ nguyên là từ gì? • hạc • yến • công • sáo Câu hỏi 10 Bài tập đọc "Ông Trạng thả diều" kể về Trạng nguyên nào của nước ta? • Nguyễn Bỉnh Khiêm • Mạc Đĩnh Chi • Lương Thế Vinh • Nguyễn Hiền Bài 5: Trắc nghiệm 3 Câu hỏi 1 Giải câu đố sau: Giúp ai chăm chỉ học hành Dù cho công toại danh thành, chẳng xa Sắc kia nếu phải lìa ra Nặng vào thì ở chung nhà với Nam. Từ thêm sắc là từ nào? • Phía • Hướng • Bắc • Viết Câu hỏi 2 Đoạn văn sau đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả? Bản dao hưởng mùa thu cất lên. Những chiếc lá vàng rơi trong nắng, lung linh kì ảo. Lá vàng phủ kín hai bờ, tiếng gió sào xạc nói với lá. Hương mùa thu nhẹ
  6. thoảng, những con bướm vàng bay rối mắt. Dai điệu chữ tình trong sáng quán suyến từ đầu đến cuối phần biểu diễn của Dế Mèn. • 3 • 4 • 5 • 6 Câu hỏi 3 Nhóm từ nào dưới đây là các từ láy? • cuống quýt, lảng vảng, luồn lách • róc rách, lung tung, lủng lẳng • tươi tốt, buôn bán, thênh thang • ngẩn ngơ, mộng mơ, hí hoáy Câu hỏi 4 Khổ thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? "Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh." (Đoàn Văn Cừ) • nhân hóa và điệp từ • so sánh và điệp từ • so sánh và nhân hóa • nhân hóa và đảo ngữ Câu hỏi 5 Câu nào sau đây là câu kể "Ai làm gì?" ? • Không gian thật yên tĩnh. • Mặt trăng tròn vành vạnh trên nền trời đêm. • Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui. • Những bông hoa mười giờ rực rỡ dưới ánh mặt trời. Câu hỏi 6 Vị ngữ trong câu "Những thửa ruộng cấy sớm cấy muộn đã xanh kịp nhau để cùng vào mùa thu." là gì? • để cùng vào mùa thu • đã xanh kịp nhau để cùng vào mùa thu • cấy muộn đã xanh kịp nhau để cùng vào mùa thu • cấy sớm cấy muộn đã xanh kịp nhau để cùng vào mùa thu Câu hỏi 7 Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây viết sai? • Tôn ti trật tự • Trọng nghĩa khinh tài • Cải tử hoàn đồng • Cải tà quy chính Câu hỏi 8
  7. Dòng nào sau đây không có lỗi sai chính tả? • súc tích, chuân truyên, soi xét, truyện trò • sản xuất, đường xá, cọ xát, chạm trổ • trân châu, trăn trở, thủy trung, trau chuốt • phố xá, truân chuyên, ranh giới, tranh giành Câu hỏi 9 Tại sao khi nghĩ đến hoa phượng "người ta quên đóa hoa" mà "chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến tán "? • Vì phượng không bao giờ đứng một mình mà mọc thành bụi. • Vì cây phượng thường được trồng ở sân trường, biểu trưng cho học sinh. • Vì hoa phượng nở báo hiệu mùa hè đến, hoa phượng thường nở rất nhanh khiến học trò luôn bị bất ngờ. • Vì hoa phượng nở rộ, từng chùm với những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Câu hỏi 10 Sông La trong bài tập đọc "Bè xuôi sông La" thuộc tỉnh nào dưới đây? • Sơn La • Lai Châu • Hà Tĩnh • Thanh Hóa