Đề thi thử THPTQG năm 2019 lần 1 môn Lịch sử - Trường THPT Đồng Đậu (Có lời giải)

doc 11 trang minhtam 5140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPTQG năm 2019 lần 1 môn Lịch sử - Trường THPT Đồng Đậu (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thptqg_nam_2019_lan_1_mon_lich_su_truong_thpt_don.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPTQG năm 2019 lần 1 môn Lịch sử - Trường THPT Đồng Đậu (Có lời giải)

  1. ĐỀ 04 Câu 1: Đặc điểm của quan hệ quốc tế vào đầu những năm 70 của thế kì XX là xu hướng A. đối đầu Đông – Tây. B. hòa hoãn Đông – Tây. C. hợp tác Đông – Tây. D. đối đầu Âu - Mĩ. Câu 2: Đặc trưng lớn nhất chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Mĩ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho 2 phe: đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. B. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở châu Á và châu Âu. C. thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột, căng thẳng. D. thế giới chia thành hai phe do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe. Câu 3: Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là A. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN. B. chú trọng phát triển quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á. C. không còn chú trọng hợp tác với Mỹ và các nước Tây Âu. D. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc. Câu 4: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là A. phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội. B. dùng bạo động vũ trang để đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc. C. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân. D. thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập. Câu 5: Để thể hiện tinh thần tiêu diệt giặc Mông – Nguyên đến cùng, trên cánh tay các tướng sĩ quân đội nhà Trần đã khắc chữ A. Nếu gặp giặc Mông – Nguyên, phải liều chết mà đánh B. Thề không đội trời chúng với giặc Mông – Nguyên C. Hào khí Đông A D. Sát thát Câu 6: Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chủ nghĩa thực dân cũ. B. Chế độ độc tài thân Mĩ. C. Chủ nghĩa thực dân mới. D. Bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc. Câu 7: Từ đầu những năm 90, Nhật nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế A. chủ nợ lớn nhất. B. siêu cường kinh tế. C. siêu cường tài chính. D. cường quốc lớn nhất châu Á. Câu 8: Liên hệ kiến thức đã học, hãy cho biết ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 A. Mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta B. Đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc C. Đánh tan quân Nam Hán, làm nên chiến thắng thủy chiến lẫy lừng D. Nhân dân ta giành lại quyền tự chủ Câu 9: Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? A. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ B. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam C. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát Câu 10: Người hạ Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010) là A. Ngô Quyền B. Lý Công Uẩn C. Lê Hoàn D. Đinh Tiên Hoàng Câu 11: Nhiệm vụ chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là A. kháng chiến chống Pháp. B. xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. đấu tranh giành độc lập. D. kháng chiến chống Mĩ.
  2. Câu 12: Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh. B. sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế. C. sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô. D. sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới. Câu 13: Hiệp ước Bali (1976) được kí kết tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất của tổ chức ASEAN là tên viết tắt của A. hiệp ước hợp tác phát triển. B. hiệp ước hòa bình và hợp tác. C. hiệp ước thân thiện và hợp tác. D. hiệp ước bình đẳng và thân thiện. Câu 14: Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ? A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. B. Chi phí cho quốc phòng thấp. C. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. D. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển. Câu 15: Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ? A. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh B. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa C. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc D. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát Câu 16: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? A. Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới. B. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc. C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Câu 17: Đặc điểm của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là A. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản D. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản Câu 18: Giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì ở bên ngoài lại xuất hiện nguy cơ gì đe dọa nền độc lập của nước ta? A. Chủ nghĩa tư bản phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông B. Nhật Bản tăng cường các hoạt động gây ảnh hưởng đến Việt Nam C. Phong kiến Xiêm triển khai kế hoạch bành trướng thế lực ở Đông Nam Á D. Nhà Thanh ở Trung Quốc lăm le xâm lược nước ta Câu 19: Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất A. hóa chất lớn nhất thế giới. B. tàu thủy lớn nhất thế giới. C. phần mềm lớn nhất thế giới. D. máy bay lớn nhất thế giới. Câu 20: Nguyên nhân chính khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là gì? A. Nhà Nguyễn không nhận được sự ủng hộ của nhân dân B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và thiếu ý chí quyết tâm đánh giặc C. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không đủ sức hiệu triệu nhân dân chống Pháp D. Tiềm lực kinh tế, quân sự yếu hơn nhiều so với tư bản Pháp Câu 21: Tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là A. cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. C. cách mạng dân chủ tư sản. D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 22: Năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thắng lợi thuộc về A. Mĩ và Liên Xô. B. các lực lượng dân chủ tiến bộ. C. Anh và Pháp. D. Liên Xô và các nước Đồng minh. Câu 23: Nguyên nhân khiến quân Tống quyết định xâm lược Đại Việt lần thứ hai năm 1075 là
  3. A. do khó khăn trong nước và sự quấy nhiễu của quân Liêu, Hạ ở biên giới phía Bắc. B. do Đại Việt ngày càng lớn mạnh và uy hiếp sự tồn tại của nhà Tống. C. do Lý Thường Kiệt mở cuộc tập kíchvào quân Tống ở 3 châu (Khâm, Liêm, Ung). D. do Đại Việt không chịu sang triều cống nhà Tống. Câu 24: Điểm khác biệt trong chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh với Phan Bội Châu là A. dựa vào Nhật đánh Pháp. B. thực hiện cải cách. C. thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. D. thực hiện bạo động. Câu 25: Đặc trưng kinh tế cơ bản nhất của Liên Xô từ sau 1921 đến năm 1925 là A. nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. B. nền kinh tế tự nhiên, đóng kín. C. nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. D. nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Câu 26: Điểm giống nhau giữa kháng chiến chống Nam Hán (năm 1938), kháng chiến chống Tống lần 1 (năm 981) và kháng chiến chống Nguyên lần 3 (năm 1288) là A. diễn ra trong thời gian lâu dài. B. diễn ra trong thế kỉ XIII. C. có chiến thắng trên sông Bạch Đằng. D. do nhà Trần lãnh đạo. Câu 27: Nội dung dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới” mà nước Nga thực hiện là A. Thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân. B. Nhà nước Xô viết nắm độc quyền về kinh tế về mọi mặt. C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân. D. Tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước . Câu 28: Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành chiến lược kinh tế hướng nội nhằm A. nhanh chóng xóa bỏ nền kinh tế nghèo nàn, trở thành những nước công nghiệp mới. B. thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật của nước ngoài. C. nhanh chóng xóa bỏ nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. D. xây dựng nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 29: Sự khác biệt cơ bản giữa “chiến tranh lạnh” với các cuộc chiến tranh thế giới đã qua: A. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại. B. Không xung đột trực tiếp bằng quân sự. C. Chiến tranh lạnh chỉ diễn ra chủ yếu giữa hai nước Liên Xô và Mĩ. D. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Câu 30: Yếu tố cơ bản nào chứng tỏ cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để? A. Lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết ruộng đất cho nông dân, đưa giai cấp tư sản nắm quyền. B. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản. C. Cách mạng đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Giacôbanh. D. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng. Câu 31: Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? A. Lật đổ chế độ phong kiến. B. Chống Pháp, giành độc lập. C. Duy tân, hướng theo chế độ tư bản. D. Chống Pháp để tự vệ. Câu 32: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. B. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương. C. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế. D. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu. Câu 33: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là A. Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền C. Xóa bỏ các trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản D. Đáp ứng quyền lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới Câu 34: Các nước Tây Âu liên kết lại với nhau dựa trên cơ sở nào?
  4. A. Có chung đường biên giới. B. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị. C. Tương đồng nền văn hoá, trình độ phát triển, khoa học – kĩ thuật. D. Chung nền văn hoá, trình độ phát triển, khoa học – kĩ thuật. Câu 35: Nét khác biệt giữa trật tự hai cực Ianta với hệ thống Vecsxai- Oasinhtơn là A. hình thành 2 phe TBCN và phe XHCN B. phân chia thành quả sau chiến tranh C. hình thành một trật tự thế giới mới D. thành lập được một tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới Câu 36: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trong buổi lễ mừng chiến thắng quân Tống B. Đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt C. Khi vua Tống đầu hàng Đại Việt D. Trong cuộc tập kích lên đất Tống của quân ta Câu 37: Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian 1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. 2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước. 3. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản. 4. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao. A. 3,1,2,4. B. 4,2,3,1. C. 3,2,4,1. D. 3, 2,1,4. Câu 38: Một trong những nhân tố phát triển kinh tế của Mĩ mà Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay là A. phát triển công nghiệp quân sự và buôn bán vũ khí. B. xây dựng và phát triển các tổ chức nghiên cứu phần mềm. C. phát triển nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao. D. chỉ tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Câu 39: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là A. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài B. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoanh những vùng đất ở miền Tây C. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất D. Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc Câu 40: Vì sao cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai thuộc nội dung phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc? A. Chế độ phân biệt chủng tộc đã thống trị lâu dài nhân dân Nam Phi. B. Sau khi lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc, nhân dân Nam Phi được giải phóng. C. Chế độ phân biệt chủng tộc là chủ nghĩa thực dân trá hình. D. Nhân dân Nam Phi giúp các nước châu Phi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, giành độc lập
  5. HẾT ĐÁP ÁN 1-B 2-D 3-A 4-B 5-D 6-A 7-B 8-A 9-D 10-B 11-D 12-A 13-C 14-B 15-C 16-A 17-B 18-A 19-C 20-B 21-A 22-D 23-A 24-B 25-D 26-C 27-D 28-C 29-B 30-A 31-D 32-C 33-D 34-C 35-A 36-B 37-D 38-C 39-D 40-C HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1: B -Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoãn Đông-Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô-Mĩ, mặc dù còn những diễn biến phức tạp. -Trên cơ sở những thỏa thuận Xô-Mĩ, ngày 9-11-1972, hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức đã kí kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. -Theo đó, hai bên tôn trọng không điều kiện chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nước châu Âu trê đường biên giới hiện tại. -Hai bên thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện trên cơ sở bình đẳng và giải quyết các vấn đề tranh chấp hoàn toàn bằng biện pháp hòa bình. Nhờ đó, tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt. -Cũng trong năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và MĨ đã thỏa thuận việc hạn chế vũ khí chiến lược và kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) ngày 26-5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (1) =>Đặc điểm của quan hệ quốc tế vào đầu những năm 70 của thế kì XX là xu hướng hòa hoãn Đông – Tây. Câu 2: D =>Đặc trưng lớn nhất chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: thế giới chia thành hai phe do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe. Câu 3: A Từ những năm 1970, Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991). Nội dung chủ yếu của các học thuyết trên là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN. Câu 4: B Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam (Sgk lớp 11 trang 140) Câu 5: D Trần Quốc Tuấn đã viết Hịch tướng sĩ để nâng cao tinh thần của quân sĩ. Nhiều chiến sĩ Đại Việt đã xăm hai chữ Sát Thát (Sát nghĩa là "giết", còn Thát chỉ người Mông Cổ) vào tay để thể hiện quyết tâm chiến đấu của mình. =>Để thể hiện tinh thần tiêu diệt giặc Mông – Nguyên đến cùng, trên cánh tay các tướng sĩ quân đội nhà Trần đã khắc chữ Sát thát Câu 6: A
  6. Đáp án A: chủ nghĩa thực dân cũ là kẻ thù chủ yếu của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đến năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla, chủ nghĩa thực dân cũ (Bồ Đào Nha) bị sụp đô về mặt cơ bản. (sgk 12 trang 36,37, suy luận) Câu 7: B Từ đầu những năm 90, Nhật nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.(sgk 12 trang 57) Câu 8: A Câu 9: D Câu 10: B Người hạ Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010) là Lý Công Uẩn Câu 11: D Nhiệm vụ chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là kháng chiến chống Mĩ. Câu 12: A Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: - Kinh tế: + Mĩ thu được lợi nhuận 114 tỉ USD, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. + Từ những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiêp toàn thế giới. + Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. + Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới. + Là chủ nợ duy nhất của thế giới. - Quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. =>Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh. (sgk 12 trang 42, suy luận) Câu 13: C Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali). Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: - Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; - Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau. - Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. - Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. =>Hiệp ước Bali (1976) được kí kết tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất của tổ chức ASEAN là tên viết tắt của hiệp ước thân thiện và hợp tác. Câu 14: B Nhật Bản: chi phí cho quốc phòng thấp (không quá 1% GDP). Các nước Tây Âu: cũng như các nước tư bản khác đầu tư cho quốc phòng lớn. (dùng phương pháp so sánh) =>Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 15: C Câu 16: A Những nguyên tắc của Liên hợp quốc bao gồm: - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. - Không can thiệp vào nội bộ của bất kì nước nào. - Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc =>Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới. không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. (SGk 12 trang 7, phương pháp loại trừ) Câu 17: B Những đặc điểm của phong trào cần Vương bao gồm:
  7. - Mục tiêu Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến. - Lãnh đạo: gồm các văn thân sĩ phu yêu nước. - Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu yêu nước và nông dân, đồng thời có các tộc người thiểu số. - Phạm vi hoạt động: rộng lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi. - Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang, lối đánh cơ động, linh hoạt; vũ khí thô sơ. Chưa có các hình thức đấu tranh phong phú khác. - Không có sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào và giữa phong trào cần Vương với phong trào khác =>Đặc điểm của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến (Sgk trang 126,128 phương pháp suy luận) Câu 18: A Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng: nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn, quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm. => Giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì ở bên ngoài lại xuất hiện nguy cơ chủ nghĩa tư bản phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông đe dọa nền độc lập của nước ta.(sgk trang 106). Câu 19: C Trong các lĩnh vực khoa học- kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, Ấn Độ có những bước tiến nhanh chóng và hiện nay đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. =>Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Câu 20: B *Trước khi Pháp xâm lược Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi Những bài học về "khoan thư sức dân" "thực túc binh thường" của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp. => như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược * Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp -Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng) -Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng) - Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh
  8. giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp. - Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài. - Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước. =>Nguyên nhân chính khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là Nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và thiếu ý chí quyết tâm đánh giặc Câu 21: A Cách mạng tháng Hai năm 1917 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới nhưng lại đưa đến việc thành lập hai chính quyền song song: chính quyền tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính. => Tháng 4-1917, trong Luận cưong tháng Tư, Lênin đã đề ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. => Tính chất của cách mạng tháng Hai là cách mạng xã hội chủ nghĩa =>Tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là cách mạng xã hội chủ nghĩa Câu 22: D Năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thắng lợi thuộc về Liên Xô và các nước Đồng minh. Câu 23: A Nguyên nhân khiến quân Tống quyết định xâm lược Đại Việt lần thứ hai năm 1075 là do khó khăn trong nước và sự quấy nhiễu của quân Liêu, Hạ ở biên giới phía Bắc. Câu 24: B Điểm khác biệt trong chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh với Phan Bội Châu là thực hiện cải cách. Câu 25: D Đặc trưng kinh tế cơ bản nhất của Liên Xô từ sau 1921 đến năm 1925 là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Câu 26: C Điểm giống nhau giữa kháng chiến chống Nam Hán (năm 1938), kháng chiến chống Tống lần 1 (năm 981) và kháng chiến chống Nguyên lần 3 (năm 1288) là có chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Câu 27: D Nội dung dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới” mà nước Nga thực hiện là Tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước . Câu 28: C
  9. =>Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành chiến lược kinh tế hướng nội nhằm nhanh chóng xóa bỏ nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Câu 29: B Nếu như các cuộc chiến tranh thế giới đã qua đều có sự xung đột quân sự trực tiếp giữa các nuớc thì Chiến tranh lạnh là chiến tranh không tiếng súng, không có xung đột quân sự trực tiếp =>Sự khác biệt cơ bản giữa “chiến tranh lạnh” với các cuộc chiến tranh thế giới đã qua: Không xung đột trực tiếp bằng quân sự. Câu 30: A - xóa bỏ được mọi tàn tích của xã hội phong kiến - Giải quyết được triệt để vấn đề ruộng đất cho nhân dân - xóa bỏ mọi sự cản trở đến việc phát triển công, thương nghiệp - thống nhất được thị trường dân tộc =>Lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết ruộng đất cho nông dân, đưa giai cấp tư sản nắm quyền. chứng tỏ cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để. Câu 31: D Câu 32: C Từ những năm 60-70 trở đi, nhóm nước sáng lập ASEAN chuyển sang “Chiến lược kinh tế hướng ngoại” (công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo). -Nội dung: + Mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài + Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu + Phát triên ngoại thương. • Kết quả: bộ mặt kinh tế - xã hội của các nước này có sự biến đổi lớn. + Tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, mậu dich đối ngoại tăng trưởng nhanh.
  10. + Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 130 tỉ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch ngoại thương của các quốc gia và khu vực đang phát triển. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao: Thái Lan 9% (1985-1995), Singapore 12% (1968 - 1973), đứng đầu 4 con rồng châu Á. + Từ năm 1997-1998, trải qua khủng hoảng tài chính, kinh tế suy thoái, chính trị không ồn định , sau vài năm khác phuc, các nước ASEAN vẫn tiếp tục phát triển. => Thông qua quá trình xây dựng và phát triển đất nước của các nước sáng lập ASEAN, các nước phát triển ở Đông Nam Á cần xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài Câu 33: D Câu 34: C -Các nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, có một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác phát triển là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và còn giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử. - Từ năm 1950, do nền kinh tế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, các nước Tây Âu ngày càng muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. Các nước Tây Âu đứng riêng lẻ không thể đọ được với Mĩ, họ cần phải liên kết cùng nhau trong cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. =>Các nước Tây Âu liên kết lại với nhau dựa trên cơ sở Tương đồng nền văn hoá, trình độ phát triển, khoa học – kĩ thuật. Câu 35: A + Trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt cơ bản so với trật tự thế giới theo hệ thống Vecsxai - Oasinhtơn là sự hiện diện của cực Liên Xô. + Trật tự hai cực Ianta đó là sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng đại diện cho hệ thống Xã hội Chủ nghĩa và hệ thống Tư bản Chủ nghĩa mà đại diện là cực Liên Xô và cực Mỹ. Mặt khác, nó có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới. + Trật tự theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn không có sự khác biệt hay đối lập về hệ tư tưởng và cũng không có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới, trật tự đó chỉ vì quyền lợi của các nước lớn. + Về cơ cấu tổ chức và duy trì hòa bình cũng như việc kí kết các hòa ước với các nước bại trận hoàn toàn khác nhau. Trật tự hai cực Ianta thể hiện sự tiến bộ và tích cực hơn hẳn. + Liên Hợp Quốc với vai trò là tổ chức đa phương toàn cầu mang tính toàn diện và tiến bộ hơn hẳn so với Hội Quốc Liên (Hội Quốc Liên là tổ chức của các nước lớn, Liên Hợp Quốc là tổ chức mà tất cả các nước đều có quyền tham gia, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, ). + Trong trật tự hai cực Ianta diễn ra cuộc đối đầu gay gắt và kéo dài hơn 40 năm giữa Liên Xô và Mỹ làm cho tình hình thế giới luôn căng thẳng đưa thế giới đến bên bờ vực của cuộc chiến tranh. + Sự sụp đổ của hai trật tự thế giới dẫn đến những hệ quả khác nhau.Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn sụp đổ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, còn trật tự hai cực Ianta sụp đổ dẫn tới sự tan rã của Liên Xô và kết thúc thời kì chiến tranh lạnh và hình thành xu thế thế giới mới. =>Nét khác biệt giữa trật tự hai cực Ianta với hệ thống Vecsxai- Oasinhtơn là hình thành 2 phe TBCN và phe XHCN Câu 36: B Cuối năm 1076, nhà Tống ồ ạt đưa quân sang xâm lược nước ta. Quân đội Đại Việt lúc bấy giờ do Lý Thường Kiệt chỉ huy, tuy đã chủ động chuẩn bị đối phó từ trước nhưng vẫn chống cự một cách rất khó khăn. Giặc tràn xuống bờ bắc sông Cầu và đội quân tiên phong của chúng đã bước đầu chọc thủng được phòng tuyến Như Nguyệt. Phòng tuyến vỡ, tình thế hết sức cấp bách. Quân giặc sĩ khí dâng cao còn tinh thần của quân sĩ ta bị tan vỡ. Muốn giành lại được thế chủ động, trước phải đập tan đội quân tiên phong của giặc, mà muốn đập tan đội quân tiên phong này, phải tìm cách lấy lại và kích động mãnh mẽ tinh thần của quân sĩ. Nhận rõ điều đó, Lý Thường Kiệt đã bí mật đang đêm cho người vào đền thờ Trương Hát ở ngay bên bờ sông Cầu, đọc to bài thơ. =>Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong hoàn cảnh đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt
  11. Câu 37: D 1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. (1-10-1949) 2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước. (1948) 3. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản. (1946 - 1949) 4. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao. (7-1997 và 12-1999) Câu 38: C Một trong những nhân tố phát triển kinh tế của Mĩ mà Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay là phát triển nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao. Câu 39: D - Giai cấp thống trị là nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường cho họ, nên tìm mọi cách để buộc kinh tế thuộc địa lệ thuộc vào kinh tế chính quốc. Nhưng sự phát triển kinh tế mạnh mẽ ở Bắc Mỹ làm Anh lo ngại, vì thế Anh đưa ra một loạt biện pháp nhằm hạn chế sự kinh doanh của giai cấp tư sản Bắc Mỹ. Những chính sách này làm hại đến quyền lợi của chủ nô, tư sản, và ngay cả nhân dan thuộc đia, vì vậy họ phản kháng lại chính quyền Anh. - Sự kiên chè ở Boxton=> Kinh tế thuộc địa phát triển => cạnh tranh với chính quốc (anh)=> chính quốc kìm hãm thuộc địa => mâu thuẫn giữa chính quốc với các thuộc địa ngày càng gay gắt. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc Câu 40: C -Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới chính thức được thiết lập và tồn tại kéo dài đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Dân Tộc (the National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc) hay apartness (phân lập). Chính sách phân lập đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít người da màu. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lí và được xây dựng thành luật để quản lí các nhóm người trong xã hội -Chế độ a-pac-thai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỉ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ -Ngày 8 tháng 6 năm 1996, bản hiến pháp mới được phê chuẩn. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng bởi thành quả của cuộc cách mạng dân chủ Nam Phi đã được thể chế hóa, tạo nền tảng pháp lí cho sự hoạt động của chính phủ mới. Hiến pháp mới đã đảm bảo các quyền bình đẳng cho mọi công dân Nam Phi và khẳng định mọi sự phân biệt đối xử trong xã hội là bất hợp pháp. Hiến pháp này đã chính thức xóa bỏ hệ thống dựa trên nền tảng phân biệt chủng tộc của chính phủ a-pac- thai và xây dựng chính phủ mới dựa trên nền tảng dân chủ