Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Sở GD-ĐT Thanh Hóa (Có lời giải)

doc 12 trang minhtam 3940
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Sở GD-ĐT Thanh Hóa (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_lich_su_so_gd_dt_thanh.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Sở GD-ĐT Thanh Hóa (Có lời giải)

  1. SỞ GĐ & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là: A. Thực dân Pháp và tay sai B. Thực dân Pháp C. Thực dân Pháp và Phát xít Nhật. D. Phát xít Nhật Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi bị xóa bỏ hoàn toàn? A. Nhân dân Nam Phi nổi dậy khởi nghĩa vũ trang. B. Thực dân Anh rút khỏi Nam Phi. C. Nenxơn Mandela trở thành tổng thống người da đen đầu tiên. D. 17 nước châu Phi giành độc lập. Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân chủ yếu nào khiến Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mỹ? A. Để tiếp tục nhận viện trợ của Mỹ. B. Tiếp tục giảm chi phí quốc phòng. C. Bảo đảm lợi ích quốc gia của Nhật Bản. D. Giúp Mỹ thực hiện Chiến lược toàn cầu. Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973? A. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước. B. Buộc Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân đội về nước. C. Miền Bắc được giải phóng, tạo thời cơ để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn Miền Nam. D. Với hiệp định Pari, ta đã đánh cho Mĩ cút, tạo thời cơ tiến lên đánh cho Ngụy nhào. Câu 5: Hiệp ước Bali (1976) đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN vì đã xác định được A. Nhiệm vụ cơ bản của các nước ASEAN. B. Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. C. Những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN. D. Vai trò của tổ chức ASEAN. Câu 6: Căn cứ vào điều kiện lịch sử nào, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam? A. Khả năng chi viện của Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam. B. Mỹ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. C. Quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ đã rút khỏi Miền Nam. D. Sau hiệp định Pari, so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta. Câu 7: Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã làm được nhiệm vụ gì? A. Lật độ chế độ chuyên chế Nga hoàng Trang 1
  2. B. Đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc C. Giải quyết được mâu thuẫn giữa giai cấp. D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất và vấn đề dân tộc Câu 8: Trong giai đoạn 1919 – 1925, sự kiện nào đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam? A. Nhóm Cộng Sản Đoàn được lập ra. B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập. C. Thành lập Công hội (bí mật)D. Bãi công của công nhân Ba Son. Câu 9: Tháng 12/1950, Mĩ kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” nhằm mục đích A. Từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. B. Kéo dài cuộc chiến tranh ở Việt Nam. C. Tham chiến trực tiếp với Pháp ở Đông Dương.D. Hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương. Câu 10: Hội nghị lần thứ 15 ban chấp hành Trung Ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường A. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và ngoại giao. B. Đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang. C. Đấu tranh đòi Mĩ – Diệm thi hành hiệp định Giơnevơ. D. . Sử dụng bạo lực cách mạng. Câu 11: Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 đã A. phá hủy toàn bộ phương tiện vật chất của Pháp B. tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. C. buộc pháp phải thay đổi chiến lược chiến tranh. D. tiêu diệt lực lượng quan trọng của quân Pháp. Câu 12: Nước nào được coi là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ 2? A. Peru. B. Argentina. C. Cuba. D. Mehico. Câu 13: Theo thỏa thuận của hội nghị Pốt-xđam, việc giải giáp Quân Nhật ở Đông Dương được giao cho A. Quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân Quốc. B. Quân đội Anh và Hồng quân Liên Xô. C. Quân đội Mỹ và Hồng quân Liên Xô. D. Quân đội Pháp và quân đội Mỹ. Câu 14: Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước, chủ yếu là do A. Khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ từ bên ngoài. B. Sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế. C. Sự hợp tác, đối thoại, sự trợ giúp của các nước phát triển. Trang 2
  3. D. Khai thác được nguồn nhân công phong phú và rẻ mạt. Câu 15: Nội dung của ba chương trình kinh tế lớn được Đại hội VI (12/1986) đề ra là A. Máy móc, lương thực - thực phẩm và hàng xuất khẩu. B. Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. C. Hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và máy móc. D. Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và máy móc. Câu 16: Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Đảng cộng sản Đông Dương (2/ 1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là A. Đông Dương Cộng Sản Đảng. B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn. Câu 17: Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn 4 thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là: A. Cục diện chiến tranh lạnh. B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết khu vực. C. Sự hình thành xu hướng đa cực. D. Xu thế toàn cầu hóa. Câu 18: Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào cuối năm 1929 chứng tỏ A. Phong trào yêu nước theo xu hướng vô sản đã phát triển mạnh mẽ. B. Điều kiện thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam đã chín muồi. C. Hoạt động có hiệu quả của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Quá trình phát triển từ tự phát lên tự giác của phong trào công nhân đã hoàn thành. Câu 19: Nội dung nào không phải là nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương? A. Phương thức tác chiến theo kiểu phong kiến. B. Triều đình cấu kết với thực dân Pháp đàn áp phong trào. C. Thiếu sự tổ chức lãnh đạo thống nhất. D. Mang tính địa phương, thiếu sự liên kết. Câu 20: Thực dân Pháp thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng 1958 vì A. Quân Pháp không quen thủy thổ và khí hậu Việt Nam B. Bị quân dân ta đánh trả quyết liệt C. Quân Pháp chủ quan và chưa có sự chuẩn bị kỹ càng D. Quân Pháp không có người chỉ huy tài giỏi Câu 21: Trong tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, thời gian nào được xác định là thời cơ ngàn năm có một? A. Khi Nhật đầu hàng đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương B. Khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản C. Khi Nhật đảo chính Pháp D. Khi Nhật đầu hàng đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Câu 22: Yếu tố nào làm thay đổi sâu sắc “bản đồ chính trị” thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai? Trang 3
  4. A. Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới B. Trật tự hai cực Ianta được hình thành C. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới D. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Câu 23: Cơ quan Tuyên truyền của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo A. Tiền Phong B. Tin tức C. Tuổi Trẻ D. Thanh niên Câu 24: Điểm chung của Hiệp ước Bali 1976 và định ước Henxinki 1975 là A. Tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật B. Khẳng định sự bền vững của đường biên giới quốc gia C. Tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. D. Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước. Câu 25: “Tự do cho nước Nga” là khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh cách mạng nào ở Nga? A. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết. B. Cách mạng Tháng 2 năm 1917. C. Cách mạng 1905 1907.D. Cách mạng tháng 10 năm 1917. Câu 26: Nội dung nào sau đây không thuộc kết quả của cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 - 1931? A. Chính quyền thực dân Pháp tại Nghệ - Tĩnh đầu hàng. B. Nhiều lý trưởng, chánh tổng bỏ trốn. C. Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã đã thành lập các Xô Viết. D. Hệ thống chính quyền thực dân phong kiến bị tan rã ở nhiều thôn, xã. Câu 27: Qua Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản suất nào từng bước du nhập vào Việt Nam? A. Phương thức sản xuất thực dân B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa C. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấpD. Phương thức sản xuất phong kiến Câu 28: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà chưa thành lập một chính Đảng vô sản ở Việt Nam vì lý do chủ yếu nào? A. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản về cách mạng Đông Dương B. Lực lượng cách mạng còn non trẻ, thực dân Pháp đang còn mạnh. C. Công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác - Lênin chưa được truyền bá rộng rãi vào Việt Nam. D. Lực lượng cách mạng còn chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ. Câu 29: Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam được đánh giá là “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”? A. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (1975) B. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) C. Cách mạng Tháng Tám thành công (1945) D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) Trang 4
  5. Câu 30: Nội dung nào dưới đây không thuộc về nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước B. Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại C. Lãnh thổ rộng lớn tài nguyên thiên nhiên phong phú D. Chi phí cho quốc phòng của Mỹ thấp Câu 31: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931? A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh B. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. C. Địa chủ, phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp nhân dân D. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. Câu 32: Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của bộ chính trị trung ương đảng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 ở Việt Nam là A. Kết hợp tiến công trên ba vùng chiến lược rừng núi, nông thôn và đô thị B. Kết hợp đấu tranh trên 3 mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao C. Kết hợp tiến công địch bằng cả ba mũi chính trị, quân sự và binh vận. D. Kết hợp tiến công và nổi dậy giữa chiến trường chính và chiến trường phụ Câu 33: Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã A. Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vécxai. B. Tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp. C. Tán thành việc gia nhập tổ chức quốc tế Cộng sản. D. Tham dự hội nghị quốc tế nông dân. Câu 34: Điểm chung trong mục tiêu của 3 kế hoạch Rơve, Đờ lát đơ tátxinhi, Nava mà thực dân Pháp thực hiện trong chiến tranh Đông Dương là gì? A. Buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp. B. Giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. C. Giành thắng lợi để xoay chuyển cục diện chiến tranh. D. Tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta. Câu 35: Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ 1965-1968, lực lượng nào giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng? A. Quân Mỹ và quân đội Sài Gòn. B. Quân đồng minh của Mỹ. C. Quân viễn chinh Mỹ. D. Quân đội Sài Gòn. Câu 36: Nội dung nào sau đây là quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp định sơ bộ (6/3/1946)? A. Pháp cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. B. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập. Trang 5
  6. C. Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc. D. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do. Câu 37: Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975 của nhân dân Việt Nam? A. Có hậu phương miền Bắc vững chắc. B. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương. C. Sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng. D. Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước. Câu 38: Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5/1957) là quyết định của bộ chính trị trung ương Đảng trước chiến dịch nào? A. Chiến dịch Hồ Chí Minh B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng C. Chiến dịch đường 14 - Phước Long. D. Chiến dịch Tây Nguyên. Câu 39: Căn cứ địa cách mạng là A. Địa bàn bí mật mà địch không ngờ tới. B. Địa bàn chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền C. Nơi cung cấp chủ yếu về sức người, sức của cho cách mạng D. Nơi chính quyền dịch tan rã hoàn toàn, nhân dân làm chủ. Câu 40: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực A. Công nghiệp vũ trụ B. Công nghiệp nặngC. Sản xuất nông nghiệp D. Khoa học kỹ thuật Đáp án 1-D 2-C 3-C 4-C 5-C 6-D 7-A 8-D 9-A 10-B 11-B 12-C 13-A 14-A 15-B 16-C 17-A 18-B 19-B 20-B 21-D 22-D 23-D 24-D 25-B 26-A 27-B 28-C 29-B 30-D 31-A 32-D 33-A 34-C 35-C 36-D 37-C 38-A 39-B 40-A LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) đã xác định Nhật trở thành kẻ thù chính của Nhân dân Đông Dương. Câu 2: Đáp án C Trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp tháng 11-1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Đặc biệt, với cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Mandela đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi. Lần đầu tiên một người da đến được công nhận và trở thành tổng thống => Sự kiện này có nghĩa chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi chính thức bị xóa bỏ hoàn toàn. Chọn: C Trang 6
  7. Chú ý: Đáp án của trường xét thấy chưa hợp lí nên TS247 đã đổi lại hệ thống đáp án của câu hỏi cho phù hợp. Câu 3: Đáp án C Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đặt dưới sự chiếm đóng đồng minh (Mĩ), Nhật lại chịu thiệt hại nặng nề về nhiều mặt, mất hết thuộc địa => Để có điều kiện khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định chính trị Nhật đã kí với Mĩ Hiệp ước hòa bình Xanphranxixcô chấm dứt chế độ chiếm đóng của mình và kí với Mĩ Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật, chấp nhận đặt dưới ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ để tạo điều kiện cho đất nước phát triển. Suy cho cùng, chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia đều xuất phát từ việc đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc, Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cũng nhằm mục đích đó. Nhờ thực hiện chính sách đối ngoại đúng đắn và tinh thần tự lực của con người Nhật nên Nhật Bản nhanh chóng khắc phục được những khó khăn sau Chiến tranh thế giới thứ hai và phát triển “thần kì” ở giai đoạn sau đó. Câu 4: Đáp án C - Các đáp án A, B, D: là ý nghĩa của Hiệp định Pari. - Đáp án C: là ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ (1954). Câu 5: Đáp án C Tháng 1/1976, Hiệp ước Bali được kí kết, đánh dấu sự khởi sắc trong quan hệ giữa các nước ASEAN, xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước, ASEAN từ đây có sự thống nhất và hợp tác hiệu quả hơn khi đưa ra được những nguyên tắc hoạt động chung. Câu 6: Đáp án D Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng cách mạng thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Câu 7: Đáp án A Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng. Câu 8: Đáp án D Trong thời gian trước tháng 8-1925: công nhân đấu tranh đòi lợi kinh tế bằng cách phá hoại máy móc của chủ xưởng, đòi tăng lương, giảm giờ làm - Đến tháng 8-1925 đã đánh dấu mốc giai cấp công nhân bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. Thợ máy xưởng Bason tại cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa chữa chiếm hạm Misơlê của Pháp trước khi chiếm hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. => Nếu như trước đây, phong trào công nhân diễn ra chưa có tổ chức lãnh đạo, chủ yếu mang tính tự phát với mục tiêu đòi quyền lợi về kinh tế thì đến năm 1925, cuộc bãi công của công nhân Ba son đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Công hội Bí mật, có tổ chức kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi chính trị và kinh tế => Chủ nghĩa Mác-Lê-nin đã được thực hành trong thực tiễn. Câu 9: Đáp án A Ngày 23-12-1950, Mĩ kí với Pháp hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Đây là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và tay sai, qua đó, Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. Trang 7
  8. Câu 10: Đáp án B Hội nghị lần thứ 15 ban chấp hành Trung Ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu trạnh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm. Câu 11: Đáp án B Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 đã tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài, tức bước đầu đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Câu 12: Đáp án C - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô. - Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời. Cách mạng Cuba có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn để các quốc gia còn lại ở khu vực Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh giành độc lập. Từ các thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi. => Cách mạng Cuba là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 13: Đáp án A Theo quyết đinh của Hội nghị Pốt-xđam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam và quân đội Trung Hoa Dân Quốc vào phía Bắc. Câu 14: Đáp án A Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng tiến của lực lượng sản xuất, tao điều kiện cho các quốc gia rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước bằng cách khai thác có hiệu quả vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ từ bên ngoài. Câu 15: Đáp án B Đại hội VI (12-1986) đã đề ra nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) là cần tâp trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ của ba chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩ, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Câu 16: Đáp án C Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Đảng cộng sản Đông Dương (2/ 1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam. Câu 17: Đáp án A - Năm 1947, xuất phát từ thông điệp của Tổng thống Truman phát biểu tại Quốc hội Mĩ đã đánh dấu cục diện “Chiến tranh lạnh” được thiết lập. Đây là cuộc chiến tranh không tiếng súng giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, đứng đâu là Liên Xô và Mĩ. Đây cũng là cuộc chiến tranh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa – tư tưởng. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nửa thế kỉ của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra như cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông, Trang 8
  9. - Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt bằng sự kiện: Năm 1889, Cuộc gặp gỡ không chính thức giữa lãnh đạo hai cường quốc là Goócbachốp và Busơ tại Manta (Địa Trung Hải). Mở ra thời kì mới trong quan hệ quốc tế giữa, xu thế hòa bình hợp tác cùng nhau phát triển là xu thế nổi bật => Như vậy, “Chiến tranh lạnh” là nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX. Câu 18: Đáp án B Ý nghĩa sự ra đời các tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn – Phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. – Thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triển mạnh, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. => Sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã chứng tỏ điều kiện thành lập Đảng vô sản ở Việt Nam đã chín nuồi, là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng. Câu 19: Đáp án B - Các đáp án A, C, D: đều là nguyên nhân dẫn đến thất của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương. - Đáp án B: phong trào Cần Vương đặt dưới sự lãnh đạo của phái chủ chiến (Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi), khi Hàm Nghi bị bắt (1888) phong trào vẫn tiếp tục phát triển và quy tục thành trung tâm lớn. => Phong trào Cần Vương thất bại không phải vì triều đình cấu kết với thực dân Pháp đàn áp phong trào. Câu 20: Đáp án B Khi thực dân Pháp tấn công vào Đà Nẵng, quân dân ta đã anh dùng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho Pháp nhiều khó khăn. => Suốt 5 tháng liên quân Phá – Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà => Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. Câu 21: Đáp án D Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. Vì nếu như nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền khi quân Đồng minh đã vào tức là Việt Nam đang vi phạm luật pháp quốc tế và chính quyền được lập ra cũng không được coi là hợp pháp. Câu 22: Đáp án D Bản đồ chính trị thế giới trước kia là sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đối với các nước thuộc địa, phụ thuộc. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bản đề chính trị thế giới đã không còn như trước nữa khi hàng loạt các nước Á, Phi, Mĩ Latinh giành được độc lập dân tộc. Cho nên những vùng đất thuộc quyền cai trị của các nước thực dân đã không còn nữa. Đơn cử như Trung Quốc, trong thời ki cận đại bi Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang); Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật Bản chiếm đóng vùng Đông Bắc .đến âu nă 1945, phong trào dân tộc dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh dẫn đến sự thành lập của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhiêu nước khác ở châu Á, Phi và Mĩ Latinh cũng đã giành được độc lập, làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới. Trang 9
  10. Câu 23: Đáp án D Cơ quan ngôn luận/tuyên truyền của Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo Thanh niên. Câu 24: Đáp án D *Hiệp ước Bali (1976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước +Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; + Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau. + Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. + Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. *Định ước Henxinki (1975) khẳng định những nguyên tắc cơ bản tring quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước. => Điểm chung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Henxinki là đều xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước. Câu 25: Đáp án B “Tự do cho nước Nga” là khẩu hiệu đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai năm 1917. Câu 26: Đáp án A - Các đáp án B, C, D: đều là kết quả của cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 – 1931. - Đáp án A: cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh làm cho hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã chứ không khiến chính quyền thực dân Pháp tại Nghệ - Tĩnh đầu hàng. Câu 27: Đáp án B Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, khiến cho kinh tế Việt Nam có Câu 28: Đáp án C - Một chính đảng muốn thành lập cần hội tụ các nhân tố sau: + Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng. + Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. - Tuy nhiên, đến thời điểm năm 1925, nhưng yếu tố trên vẫn chưa hội tụ đầy đủ. + Hạt giống của chủ nghĩa Mác – Lênin chưa thực sự ăn sâu bám rễ vào mảnh đất cách mạng Việt Nam. + Phong trào công nhân đến năm 1925 tuy có bước phát triển song vẫn chưa vượt qua khuôn khổ của cuộc đấu tranh mang tính tư phát. => Xét thực tế cách mạng Việt Nam trong năm 1925, công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác Lê- nin chưa được truyền bá rộng rãi nên chưa thành lập được một chính đảng vô sản ở Việt Nam. Câu 29: Đáp án B Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) được đánh giá là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thời đại mới. Câu 30: Đáp án D - Các đáp án A, B, C: đều là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trang 10
  11. - Đáp án D: là nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản Câu 31: Đáp án A - Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp đều diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo. - Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ khi có đảng cộng sản, phong trào 1930 – 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất nước giai đoạn này, đảng đã phát động phong trào 1930 – 1931 diễn sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô rộng lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh. => Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Câu 32: Đáp án D Khi ta chuẩn bị đánh Tây Nguyên, tất cả các chiến trường ở miền Nam đều hoạt động đánh địch mạnh để nghi binh và chuẩn bị phối hợp. Khi Tây Nguyên nổ súng, các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương và quần chúng ở các tỉnh Trị - Thiên – Huế, Quảng – Đà đã đẩy mạnh hoạt động ở địa phương, kìm chân địch không cho chúng kéo về ứng cứu Tây Nguyên, đánh bại chúng, giải phóng Quảng Trị, đồng thời tạo thế bao vây và cô lập Huế, Đà Nẵng Kết hợp tiến công và nổi dậy, chiến trường chính với chiến trường phụ, đánh địch cả trước mặt lẫn sau lưng, chính là đỉnh cao của nghệ thuật phối hợp chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực với chiến tranh nhân dân ở các địa phương của Đảng ta. Câu 33: Đáp án A Ngày 18-6-1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Câu 34: Đáp án C Đối với kế hoạch Rơ ve: sau khi thất bại ở cuộc chiến đấu ở các độ thị phái Bắc vĩ tuyến 16, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị phá sản => Pháp đề ra kế hoạch Rowve nhằm tấn công vào cơ quan đầu não và bộ đội chủ lưc của ta, xoay chuyển cục diện chiến tranh. - Đối với kết hoạch Đờlát đơ Tatxinhi sau khi thất bại ở chiến dịch Biên giới, Pháp đã mất thế chủ động trên chiến trường => Pháp thực hiện kế hoạch này nhằm giành lại thế chủ động đã mất. - Đối với kế hoạch Nava: thực dân Pháp bị thiệt hại nặng nề sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược, vùng chiếm đóng ngày càng bị thu hẹp, quân Pháp trên chiến trường ngày càng lầm vào thế phòng ngự bị đông. => Pháp thực hiện kế hoạch này nhằm khắc phục các khó khăn nêu trên, đồng thời với đó là sức ép của Mĩ buộc phải tiến hành kế hoạch này nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh. Câu 35: Đáp án C Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968), quân Mĩ giữa vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng, thực hiện âm mưu tạo ra ưu thế về binh lực, hỏa lực để áp đảo chủ lực của ta. Câu 36: Đáp án D Trang 11
  12. Trong Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do – công nhận yêu tố thống nhất – thuộc quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Câu 37: Đáp án C - Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhờ có sự lãnh đạo của đảng, đứng đầu là chủ tich Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất. - Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: đảng ta đã với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, đường lối tiền hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam, với phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao. => Sự lãnh đạo sáng suốt của đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố có tính quyết định nhất đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước Câu 38: Đáp án A Sau chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã quyết định: “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5/1957)”. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên là chiến dịch Hồ Chí Minh. Câu 39: Đáp án B Cứ địa cách mạng có vai trò trong việc xây dựng, tổ chức lực lượng cách mạng để chuẩn bị khởi nghĩa. Căn cứ địa là nơi đóng quân của lực lượng cách mạng, là nơi đánh địch, rút lui để bảo vệ mặt trận, cũng là nơi cung cấp người và của cho cách mạng Chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Với nhận thức đó, ngay từ khi mới về nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chọn các tỉnh miền núi (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đến 6/1945 khu giải phóng Việt Bắc ra đời bao gồm: Cao, Bắc, Lạng, Thái, Tuyên, Hà. Từ đó căn cứ địa đã dần mở rộng ra nhiều nơi. Câu 40: Đáp án A Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân. Trang 12