Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 lần 1 môn Lịch sử 12 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Có lời giải)

doc 16 trang minhtam 02/11/2022 3100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 lần 1 môn Lịch sử 12 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2019_lan_1_mon_lich_su_12_truon.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 lần 1 môn Lịch sử 12 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Có lời giải)

  1. Câu 7: Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 là A. Tìm ra con đường cứu nước. B. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C. Soạn thảo Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng. D. Hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 8: Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là ai? A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Trung Trực.C. Nguyễn Tri Phương. D. Nguyễn Lâm. Câu 9: Yếu tố nào sẽ tiếp tục tạo ra sự đột phá và chuyền biến trong cục diện thế giới hiện nay? A. Cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước. B. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật. C. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc. D. Sự vươn lên của các nước về kinh tế. Câu 10: Nguyên tắc nào của Liên hợp quốc cũng là những điều khoản Hiệp ước Bali 1976 của tổ chức ASEAN? A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước. C. Bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn. Câu 11: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp; xã hội Việt Nam có những mâu thuẫn cơ bản nào? A. Dân tộc Việt Nam - thực dân Pháp; vô sản - tư sản. B. Vô sản - tư sản; Nông dân - địa chủ phong kiến. C. Trung, tiểu địa chủ- đại địa chủ; Nông dân- địa chủ phong kiến. D. Dân tộc Việt Nam - Thực dân Pháp; Nông dân - Địa chủ phong kiến. Câu 12: Lí do cơ bản để Mĩ và Liên Xô từng bước hòa dịu, sau đó đi đến kết thúc Chiến tranh lạnh là A. Xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, buộc hai nước phải chấm dứt đối đầu. B. Cuộc chạy đua vũ trang tốn kém dẫn tới sự suy giảm thế lực về nhiều mặt của hai nước. C. Sự vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu. D. Các vấn đề quốc tế đặt ra do những tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Câu 13: “Hòa bình trung lập, không tham gia bất kì liên mình quán sự hoặc chính trị nào, nhận viện trợ từ mọi phía không có điều kiện rằng buộc” là đường lối đối ngoại của A. Ấn Độ (sau khi độc lập). B. Campuchia (1954 - 1970). C. In-đô-nê-xi-a (1970 - 1975) D. Trung Quốc (1959 - 1978). Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Phi bùng nỗ sớm nhất ở khu vực A. Tây Phi. B. Nam Phi.
  2. C. Bắc Phi. D. Trung Phi. Câu 15: Điểm chung giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế là A. Giúp vua cứu nước. B. Muốn giành lại quyền làm chủ đất nước. C. Dưới sự lãnh đạo của văn thân sỹ phu yêu nước. D. Thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc. Câu 16: Thực dân Pháp tiền hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương khi A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. B. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bắt đầu. C. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất kết thúc. D. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt. Câu 17: So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đặc điểm nổi bật trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương là sự đầu tư với A. Tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam. B. Quy mô lớn, ưu tiên phát triển công nghiệp. C. Quy mô lớn, ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp và công nghiệp. D. Tốc độ nhanh, chú trọng áp dụng KHKT. Câu 18: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào? A. Trung Quốc. B. Liên Xô. C. Nhật Bản. D. Pháp. Câu 19: Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta. B. Thúc đây Mĩ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô. C. Thúc đây các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa. D. Góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực. Câu 20: Nét nổi bật của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Tiến hành cuộc đấu tranh chống thực dân Âu - Mĩ. B. Tiến hành cuộc đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản. C. Chuyển từ đấu tranh chống thực dân Âu - Mĩ sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản. D. Chuyển từ đấu tranh chống thực dân phương Tây sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản. Câu 21: Việc phóng tàu “Thần Châu 5” (năm 2003), đã đưa Trung Quốc trở thành A. Quốc gia đầu tiên có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ. B. Quốc gia thứ ba có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ. C. Quốc gia thứ hai có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ. D. Có tiềm lực lớn nhất trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ. Câu 22: Thông điệp của Tống thổng Tơ-ru-man tại Quốc hội Mĩ (tháng 3/1947) được xem là sự kiện
  3. A. Phá vỡ thế đối đầu giữa hai cường quốc Xô - Mĩ. B. Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ khủng bố. C. Phá vỡ thế đồng minh giữa hai cường quốc Xô - Mĩ. D. Mở đầu xu thế đối thoại hòa hoãn Đông - Tây. Câu 23: Nước nào dưới đây đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người? A. Hoa Kì. B. Nhật Bản C. Liên Xô. D. Trung Quốc. Câu 24: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Nhân quyên và Dân quyền ở Pháp năm 1789? A. Thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người. B. Khẳng định chủ quyền của nhân dân. C. Tuyên bố quyền sở hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. D. Đề cao vai trò của các nhà Triết học Ánh sáng. Câu 25: Điểm giống nhau giữa cách mạng tư sản Pháp 1789 với cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản 1868 là gì? A. Tác động đến thế giới. B. Thành phần lãnh đạo. C. Tính triệt để, điển hình. D. Tính chất. Câu 26: Cuộc cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên trên thế giới diễn ra ở A. Pháp. B. I-ta-li-a. C. Anh. D. Hà Lan. Câu 27: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bộ phận nào trong xã hội được đánh giá là “lực lượng quan trọng” của cách mạng? A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân. C. Giai cấp tiêu tư sản. D. Giai cấp tư sản. Câu 28: Tư tưởng nào dưới đây có tác động sâu sắc đến hầu hết các bộ phận yêu nước Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? A. Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga năm I917. B. Tư tưởng “Tự do - bình đẳng - bác ái” trong cuộc cách mạng tư sản Pháp. C. Tư tưởng quân phiệt ở Nhật Bản sau cải cách Minh Trị. D. Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc. Câu 29: Việt Nam gia nhập ASEAN đã A. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á. B. Chứng tỏ sự đối đầu về ý thức hệ tư tưởng chính trị - quân sự giữa hai khối nước ở Đông Nam Á có thể hòa giải. C. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả. D. ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị. Câu 30: Đảng Lập hiến ra đời năm 1923 là đảng của lực lượng nào ở Việt Nam? A. Nông dân ở Bắc Kì. B. Tiểu tư sản ở Trung Kì.
  4. C. Tư sản, địa chủ lớn ở Nam Kì. D. Tư sản dân tộc ở Nam Kì. Câu 31: Lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ tróng trong đoạn trích sau đây: “Vào giữa thế kỉ XIX trước khi bị (1) xâm lược. Việt Nam là một (2) có chủ quyền đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên ở giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện (3) suy yếu nghiêm trọng”. (SGK Lịch sử 11 Ban cơ bản, tr 106, NXB Giáo dục, 2009) A. (1) thực dân Anh, (2) quốc gia độc lập, (3) khủng hoảng. B. (1) thực dân Pháp, (2) bị đô hộ, (3) khủng hoảng. C. (1) thực dân Pháp, (2) quốc gia độc lập, (3) thịnh vượng. D. (1) thực dân Pháp, (2) quốc gia độc lập, (3) khủng hoảng. Câu 32: Khi các nước thắng trận họp ở Vécxai (tháng 6 năm 1919), Nguyễn Ái Quốc đã làm gì ? A. Tham dự hội nghị Vécxai, đọc Bản yêu sách của nhân dân An Nam. B. Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị. C. Về Việt Nam hoạt động. D. Không quan tâm vì đây là Hội nghị của các nước đế quốc thắng trận sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 33: “Dập dìu trống đánh cờ xiêu/ Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” là những câu thơ phản ánh nhiệm vụ nào đặt ra cho nhân dân Việt Nam sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? A. Chống thực dân Pháp xâm lược. B. Chống ách đô hộ của thực dân Pháp C. Chống triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp xâm lược. D. Chống triều đình nhà Nguyễn và sự đô hộ của thực dân Pháp. Câu 34: Nội dung nào không phải là yếu tố khách quan tác động đến phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Các nước thắng trận họp hội nghị để bàn về hòa bình thế giới. B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nhà nước Nga Xô viết ra đời. C. Các đảng cộng sản ra đời ở nhiều nước, nhất là sự ra đời của Quốc tế cộng sản. D. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương. Câu 35: Sự phát triển của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển trong quan hệ quốc tế được xem là A. Trách nhiệm của các nước phát triển khi bước sang thế kỉ XXI B. Thời cơ, thách thức cho các quốc gia - dân tộc khi bước sang thế kỉ XXI. C. Nhiệm vụ chung của toàn nhân loại khi bước sang thế kỉ XXI D. Trách nhiệm của các nước đang phát triển khi bước sang thế kỉ XXI Câu 36: Cho các dữ liệu sau: 1. Tiến hành bình định Việt Nam; 2. Sử dụng vũ lực để xâm lược Việt Nam; 3. Tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất; 4. Thăm dò, ráo riết các hoạt động chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
  5. Thứ tự đúng của các dữ liệu phản ánh về những hành động của thực dân Pháp đối với Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là A.4,2,1,3. B.2,3,4,1. C.1,2,3,4 D.3,2,4,1 Câu 37: Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn (8/1925) đã chứng tỏ điều gì? A. Sức mạnh của phong trào công nhân so với phong trào của tư sản và tiểu tư sản. B. Công nhân Việt Nam đấu tranh vẫn mang tính tự phát. C. Các lực lượng cách mạng Việt Nam đã thấm nhuần lí luận Chủ nghĩa Mác Lênin và biến thành hành động cách mạng. D. Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động cách mạng. Câu 38: Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng Cuba, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh chủ yếu diễn ra dưới hình thức nào? A. Đấu tranh chính trị. B. Bãi công của công nhân. C. Nổi dậy của nông dân. D. Đấu tranh vũ trang. Câu 39: Các phong trào yêu nước chồng Pháp cuối thế kỉ XIX đều thất bại vì lí do chủ yếu nào? A. Ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến lỗi thời, lạc hậu. B. Người lãnh đạo phong trào còn bộc lộ nhiều hạn chê. C. Chưa có sự tập hợp đoàn kết thống nhất đấu tranh. D. Chưa xác định rõ mục tiêu hàng đầu của các cuộc khởi nghĩa. Câu 40: Khởi nguồn của sự chia cắt trên bán đảo Triều Tiên và nước Đức sau Chiến tranh thê giới thứ hai là do A. Mâu thuẫn giữa các nước Đồng minh. B. Quyết định của Liên hợp quốc. C. Quyết định của hội nghị I-an-ta. D. Nguyện vọng của nhân dân các nước. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 1B 5A 9B 13B 17A 21B 25D 29A 33C 37D 2A 6B 10B 14C 18D 22C 26D 30C 34D 38D 3D 7A 11D 15D 19A 23C 27C 31D 35B 39A 4A 8C 12B 16A 20C 24D 28B 32B 36A 40C Câu 1. Phương pháp: phân tích, so sánh. Cách giải: - ASEAN không diễn ra quá trình nhất thể hóa. Eu diễn ra quá trình nhất thể hóa về: Kinh tế. Chính trị và an ninh - quốc phòng. Biểu hiện:
  6. Ngày 18/4/1951, sáu nước bao gồm Pháp, Tây Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua đã thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu (ECSC). Ngày 25⁄3⁄1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu .(EC). Tháng 12/1991 các nước EC đã ký tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đối tên thành Liên minh châu Âu (EU). Tháng 12/1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới. Tham gia sử dụng đồng Euro đợt đầu có 11 nước thành viên của EU và sau này có thêm Hy Lạp. => Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995 EU đã có 15 nước thành viên và đến năm 2007 tăng lên 27 thành viên. Việc Croatia chính thức trở thành nước thành viên thứ 28 của EU vào năm 2013 đánh dẫu mốc quan trọng trong việc xây dựng một châu Âu thống nhất và là tín hiệu ghi nhận sự chuyển biến trong việc kết nạp những quốc gia vốn còn bị giằng xé do xung đội chỉ cách đó hai thập kỷ trước. Chọn: B Câu 2. Phương pháp: sgk 12 trang 39, 40, suy luận. Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ. Xây dựng chế độ độc tài là biện pháp quan trọng của Mĩ để thực hiện âm mưu này. Tuy nhiên, cao đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh đã lần lượt lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ điều này đồng nghĩa với sự thất bại của Mĩ trong việc biến Mĩ Latinh thành sân sau. Chọn: A Câu 3. Phương pháp: Liên hệ. Cách giải: Nenxơn Manđêla là được trao giải Nôbel Hòa bình năm 1993 vì đã có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào hòa bình thế giới. Cụ thể là: Cống hiến cho sự nghiệp chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Sau khi trở thành Tổng thống, Mandela đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ người dân ổn định đời sống và áp dụng các chính sách xã hội tiến bộ ít thấy tại châu Phi. Năm 1999, sau khi hết nhiệm kì, ông vẫn tiếp tục hoạt động thúc đây hòa bình, dân chủ ở châu Phi. - Ông dành phần lớn thời gian để tuyên truyền về đại dịch AIDS nhằm thúc giục người dân Nam Phi thay đổi suy nghĩ về đại dịch này “như một căn bệnh thông thường”. Chọn: D Câu 4. Phương pháp: Phân tích, liên hệ Cách giải:
  7. Trong xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước khi bước vào thế kỉ XXI: Thời cơ là có thể trao đổi, học hỏi thành tựu khoa học - kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí, đào tạo nhân tài, thu hút vốn đầu tư, hội nhập quốc tế, Thách thức nhất là đối với các nước đang phát triển là: sự canh tranh khốc liệt của thị trường thế giới, chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia, nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với Việt Nam, trong xu thế quan hệ quốc tế của thế kỉ XXI, Việt Nam có cơ hội hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học - kĩ thuật. Chọn: A Câu 5. Phương pháp: Phân tích, liên hệ. Cách giải: Các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước. Các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước thức thời. => Các phong trào đấu tranh hai theo khuynh hướng trên đều thất bại hoặc chưa đạt được nhiễu thành quả đã chứng tỏ sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo => Bài học kinh nghiệm lớn nhất là cần xác định đứng đắn giai cấp lãnh đạo và đường lối đấu tranh đúng đắn thì cách mạng mới thành công. Chọn: A Câu 6. Phương pháp: sgk 12 trang 78, suy luận. Cách giải: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp và là thị trường độc chiếm của Pháp. Chọn: B Câu 7. Phương pháp: Phân tích đánh giá. Cách giải: Từ năm 1911 — 1930, Nguyễn Ái Quốc có nhiều công lao đối với cách mạng Việt Nam: 1. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản. 2. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng. 3. Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng. 4. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. => Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Chọn: A
  8. Câu 8. Phương pháp: sgk 11 trang 117. Cách giải: Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là Nguyễn Ti Phương. Chọn: C Câu 9. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Từ đầu những năm 90, một trật tự thế giới mới đang dần dần được hình thành. Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tuỳ thuộc ở nhiều nhân tố. Trong đó, sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trong cục điện thế giới, bởi áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật sẽ tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế, đưa đến sự phát triển của nhiều quốc gia cạnh tranh với các nước đã phát triển từ trước đó. Có tiềm lực về kinh tế sẽ nâng cao vị thế về chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Chọn: B Chú ý: Ngoài ra, còn có 2 nhân tố nữa tác động đến trật tự thế giới mới đang hình thành: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự, của các cường quốc Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp (tức sức mạnh tổng hợp về mọi mặt của một nước, trong đó kinh tế là sức mạnh trụ cột). Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa; sự vươn lên của các nước Á, Phi, Mĩ latinh sau khi giành được độc lập; sự phát triển của phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới v.v ). Câu 10. Phương pháp: so sánh, nhận xét Cách giải: Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc Nguyên tắc hoạt động của ASEAN Bình đẳng chủ quyên giữa các quốc gia và quyền - Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; tự quyết của các dân tộc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị - Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với của các nước. nhau. Không can thiệp vào nội bộ các nước. - Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng bình phương pháp hòa bình. Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường phương pháp hòa bình. quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Chọn: B Câu 11.
  9. Phương pháp: sgk 12 trang 91. Cách giải: Xã hội Việt Nam trong những năm 1930 - 1931 tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là: Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Chọn: D Câu 12. Phương pháp: sgk 12 trang 63, suy luận. Cách giải: Lí do cơ bản chính là lí do xuất phát từ tình hình nội tại của Liên Xô và Mĩ trong quá trình thực hiện Chiến tranh lạnh. Trong cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm thế mạnh về nhiều mặt hơn so với các cường quốc khác. => Liên Xô và Mĩ thấy cần phải chấm đứt chiến tranh lạnh để tập trung phát triển và củng cố vị thế của mình. Chọn: B Câu 13. Phương pháp: sgk 12 trang 28. Cách giải: Từ năm 1954 đến năm 1970, chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung tập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc. Chọn: B Câu 14. Phương pháp: sgk 12 trang 35. Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là khu vực Bắc Phi, sau đó lan sang các khu vực khác. Chọn: C Câu 15. Phương pháp: Phân tích, so sánh. Cách giải: Đáp án A, B, C: là đặc điểm của phong trào Cần Vương (1885 — 1896) cũng đồng thời là điểm khác của phong trào này so với phong trào nông dân Yên Thế. Đáp án D: là điểm chung của hai phong trào, cả hai đều có ý nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc của nhân dân ta. Chọn: D Câu l6. Phương pháp: sgk 12 trang 76. Cách giải:
  10. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã gây ra nhiều thiệt hại cho Pháp => Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra và phát triển nền kinh tế chính quốc. Chọn: A Câu 17. Phương pháp: sgk 12 trang 76, suy luận. Cách giải: Khác với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) Pháp đầu tư với tốc độ nhanh và quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm (1924 - 1929), số vốn Pháp đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là ở Việt Nam lên tới 4 tỉ phrăng, vốn đầu tư vào nông nghiệp là nhiều nhất. Chọn: A Câu 18. Phương pháp: sgk 1l trang 152. Cách giải: Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tắt Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Điểm đến đầu tiên là Pháp. Chọn: D Câu 19. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Trật tự hai cực Ianta đứng đầu là Liên Xô và Mĩ, đặc trưng là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Á; Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ khiến cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đề quốc bị tan rã thành từng mảng, hàng trăm quốc gia độc lập ra đời. Đặc biệt, cách mang dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc thành công (1949), nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội làm cho hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á, làm tăng sức mạnh của phe chủ nghĩa xã hội mở ra một bước “đột phá” góp phần làm “xói mòn” trật tự hai cực Ianta. - Từ 1988 - 1991, Liên Xô và Mỹ rút dần sự “có mặt” của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới (phạm vi ảnh hưởng của liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp khắp nơi). Trật tự hai cực Ianta hoàn toàn tan rã cùng với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1991). => Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đối với quan hệ quốc tế là làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta. Chọn: A Câu 20. Phương pháp: Đánh giá, nhận xét. Cách giải: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các nước thực dân Âu - Mĩ.
  11. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật đã xâm chiếm và biến Đông Nam Á thành thuộc địa. Ví dụ như ở Việt Nam, tháng 9-1940, Nhật đã tiến vào miền Bắc Việt Nam, cấu kết với Pháp để bóc lột và thống trị nhân dân ta. Cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã chuyền từ đấu tranh chống thực dân Âu - Mĩ sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản. Chọn: C Câu 21. Phương pháp: sgk 12 trang 24. Cách giải: Việc phóng tàu “Thần Châu 5” (năm 2003), đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba (sau Mĩ, Liên Xô) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ. Chọn: B Câu 22. Phương pháp: sgk 12 trang 58, suy luận. Cách giải: Thông điệp của Tổng thông To-ru-man tại Quốc hội Mĩ (tháng 3/1947) được xem là sự kiện mở đầu cho chính sách chống Liên Xô, phá vỡ quan hệ đồng minh của Mĩ và Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đồng thời, là sự kiện khởi đầu cho cục diện Chiến tranh lạnh kéo dài suốt 4 thập kỉ cuối thế kỉ XX. Chọn: C Câu 23. Phương pháp: sgk 12 trang I1 Cách giải: Năm 1961; Liên Xô đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ L Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Chọn: C Câu 24. Phương pháp: sgk 10 trang 154, loại trừ. Cách giải: Cuối tháng 8-1789, Quốc hội lập hiến đã thông qua Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền với nội dung: - Thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người. Khẳng định chủ quyền của nhân dân. Tuyên bố quyền sở hữu là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. => Loại từ đáp án D. Chọn: D Câu 25. Phương pháp: So sánh, liên hệ. Cách giải: Cách mạng tư sản Pháp (1789) và cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đều mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản, sau khi thành công đều tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân.
  12. Tuy nhiên, nếu cách mạng tư sản Pháp (1789) là cuộc cách mạng tư sản triệt để, điển hình thì cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Chọn: D Câu 26. Phương pháp: sgk 10 trang 144. Cách giải: Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. Chọn: D Câu 27. Phương pháp: sgk 12 trang 78. Cách giải: Tầng lớp tiểu tư sản gồm người buôn bán nhỏ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên phát triển khá nhanh. Họ nhạy cảm trước thời cuộc, đời sống rất bấp bênh nên hăng hái đấu tranh và là lực lượng quan trọng của cách mạng. Chọn: C Câu 28. Phương pháp: Phân tích, liên hệ. Cách giải: Cách mạng tư sản Pháp (1789)-là cuộc cách mạng tư sản triệt để và điển hình nhất. Chính vì thế, cuộc cách mạng này đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào yêu nước của các dân tộc, trong đó có Việt Nam. Tư tưởng “tự do - bình đẳng - bác ái" trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã tác động đến hầu hết các bộ phận yêu nước Việt Nam, trong đó có tầng lớp sĩ phu yêu nước thức thời, và sau đó là giai cấp tư sản, dấy lên phong trào đầu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản những năm đầu thế kỉ XX. Rồi sau đó, Nguyễn Ái Quốc vào 5-6-1911 cũng đã chọn Pháp làm điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của mình. Chọn: B Câu 29. Cách giải: Vào thời điểm thập kỉ 60 - 70 của thế kỉ XX, khu vực Đông Nam Á còn rất nghi kỵ, thậm chí căng thăng và đối đầu với nhau thì việc ASEAN kết nạp Việt Nam cũng như Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo cho môi trường khu vực gắn kết lại với nhau hướng tới một ASEAN gồm 10 nước Đông Nam Á. Với việc Việt Nam tham gia, ASEAN có điều kiện hơn để hướng tới xây dựng cộng đồng và đóng góp vai trò trung tâm của mình trong hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực. => Việt Nam gia nhập ASEAN mở ra triển vọng cho sự liên kết khu vực Đông Nam Á. Chọn: A Câu 30. Phương pháp: sgk 12 trang 80. Cách giải:
  13. Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long) đã lập ra Đảng Lập hiến (1923) Chọn: C Câu 31. Phương pháp: Điền từ Cách giải: “Vào giữa thế kỉ XIX trước khi bị thực dân Pháp xâm lược. Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền đại được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên ở giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng ”. Chọn: D Câu 32. Phương pháp: sgk 12 trang 81. Cách giải: Ngày 18-6-1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”. Chọn: B Câu 33. Phương pháp: suy luận. Cách giải: Từ năm 1867, nhân dân ta đã “quyết đánh cả triều lẫn Tây” - bắt đầu kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng. Đến sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), nhiệm vụ này vẫn được tiếp tục thực hiện, tiêu biểu là trong khẩu hiệu của Trần Tấn, Đặng Như Mai. Chọn: C Câu 34. Phương pháp: sgk 12 trang 78, 79, suy luận. Cách giải: 14 Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam đã dẫn đến sự biến chuyển của kinh tế, xã hội. Đặc biệt là xuất hiện và hoàn chỉnh nhưng giai cấp mới. Những giai cấp này tham gia đấu tranh từ năm 1919 đến năm 1930 tạo nên phong trào dân tộc dân chủ mạnh mẽ. Đây chính là nhân tố nội tại quan trọng tác động đến phong trào dân tộc dân chủ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chọn: D Chú ý: Các đáp án A, B, C: là nhân tố khách quan tác động đến phong trào dân tộc dân chủ (1919 - 1930) Câu 35. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Sự phát triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trong quan hệ quốc tế được xem là thời cơ, thách thức cho các quốc gia - dân tộc khi bước sang thế kỉ XXI: * Thời cơ:
  14. Các nước có điều kiện đề hội nhập vào nên kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất. * Thách thức: Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu. Hội nhập với thế giới nhưng các nước cần giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. => Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp đưa đất nước từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới. Chọn: B Câu 36. Phương pháp: sắp xếp. Cách giải: 4. Thăm dò, ráo riết các hoạt động chuẩn bị xâm lược Việt Nam (từ giữa thế kỉ XIX, trước năm 1858) 2. Sử dụng vũ lực để xâm lược Việt Nam (1858 - 1884) 1. Tiến hành bình định Việt Nam (1884 - 1896) 3. Tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) Chọn: A Câu 37. Phương pháp: sgk 12 trang 8, suy luận. Cách giải: Trong thời gian trước tháng 8-1925: công nhân đấu tranh đòi lợi kinh tế bằng cách phá hoại máy móc của chủ xưởng, đòi tăng lương, giảm giờ làm Đến tháng 8-1925 đã đánh dấu mốc giai cấp công nhân bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. Thợ máy xưởng Bason tại cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa chữa chiếm hạm Misolê của Pháp trước khi chiếm hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. —> Nếu như trước đây, phong trào công nhân diễn ra chưa có tổ chức lãnh đạo, chủ yếu mang tính tự phát với mục tiêu đòi quyền lợi về kinh tế thì đến năm 1925, cuộc bãi công của công nhân Ba son đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Công hội Bí mật, có tổ chức kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi chính trị và kinh tế. Điều này cũng minh chứng tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động cách mạng. Chọn: D Câu 38. Phương pháp: sgk 12 trang 39, 40, suy luận. Cách giải: Cách mạng Cuba được như “lá cờ đầu” thôi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh từ những năm 60 - 70 của thế kỉ XX. Đặc biệt, cao trào đấu tranh vũ trang nổ ra mạnh mẽ đã biến Mĩ Latinh thành “Lực địa bừng cháy”. Kết quả là chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đồ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập. Chọn: D Câu 39.
  15. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đều thất bại do ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời, lạc hậu. Hạn chế của ý thức hệ phong kiến, Khẩu hiệu Cần Vương - Giúp vua cứu nước, khôi phục lại vương triều phong kiến, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ lợi ích trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực chất không đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và nguyện vọng vủa nhân dân là xóa bỏ giai cấp phong kiến, chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Chọn: A Câu 40. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Theo quyết định của Hội nghị lanta thì ở bán đảo Triêu Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38-làm ranh giới. Tuy nhiên, sau khi quân đội phát xít được giải giáp, cả thế giới lại rơi vào cuộc chiến tranh lạnh do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên. Vì thế trong năm 1948, đã có hai nhà nước khác nhau hình thành ở hai miên Triều Tiên theo hai chế độ chính trị khác nhau. Cho đến nay, Triều Tiên vẫn chưa thống nhất. —> Như vậy, khởi nguồn của sự chia cắt bán đảo Triều Tiên từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là quyết định của Hội nghị Ianta. Chọn: C