Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2018-2019 (Có lời giải)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2018-2019 (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc_20.doc
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2018-2019 (Có lời giải)
- TRƯỜNG THPT ĐỘI CẤN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 VĨNH PHÚC Năm học: 2018 - 2019 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Mã đề: 132 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Thành công lớn nhất của Mỹ trong chính sách đối ngoại thời kì Chiến tranh lạnh là gì? A. Thiết lập được chế độ thực dân mới ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. B. Thiết lập được nhiều khối quân sự trên toàn thế giới. C. Thực hiện được nhiều chiến lược qua các đời Tổng thống. D. Góp phần đưa đến sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Câu 2: Đặc điểm nổi bật nhất của phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là A. Phong trào công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát lên đấu tranh tự giác, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc. B. Sự xuất hiện của khuynh hướng cứu nước mới – khuynh hướng vô sản. C. Khuynh hướng tư sản và vô sản song song tồn tại, đấu tranh để giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. D. Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 3: Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc? A. Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì. B. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực. C. Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp. D. Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Câu 4: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới của Liên hợp quốc là A. Tòa án quốc tế. B. Đại hội đồng. C. Ban Thư kí. D. Hội đồng Bảo an. Câu 5: Với việc ký Hiệp ước nào triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp? A. Hiệp ước Hácmăng (1883). B. Hiệp ước Patơnốt (1884). C. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). D. Hiệp ước Giáp Tuất (1874). Câu 6: Các tổ chức cộng sản nào tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930? A. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn. C. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng. D. An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn. Câu 7: Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá là A. Sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập. B. Sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới. C. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế. D. Quản lý, sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài. Câu 8: Yếu tố có ý nghĩa quyết định làm bùng nổ Cách mạng tháng Mười ngay sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là Trang 1/14
- A. Đường lối tiếp tục làm cách mạng của Đảng Bôn-sê-vích. B. Chế độ Nga hoàng đã bị lật đổ nhưng tàn dư phong kiến vẫn còn. C. Chính phủ tư sản lâm thời tiếp tục đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc. D. Cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài. Câu 9: Yếu tố làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Trật tự hai cực Ianta được thiết lập. B. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. C. Cục diện Chiến tranh lạnh. D. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc. Câu 10: Đâu là nhận xét đúng về giai cấp công nhân Việt Nam A. Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam. B. Ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam. C. Ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam. D. Ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam. Câu 11: Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập tại A. Trung Kì. B. Bắc Kì. C. Nam Kì. D. Trung Quốc. Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành phong trào tự giác? A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930). B. Bãi công của công nhân ở Ba Son (8 - 1925). C. Tổ chức Công hội thành lập ở Sài Gòn - Chợ Lớn (1920). D. Phong trào “vô sản hóa” được thực hiện. Câu 13: Cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được mở đầu bằng A. Phong trào Ngũ tứ. B. Cách mạng Tân Hợi. C. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc.D. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn. Câu 14: Câu thơ : “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” (Chế Lan Viên) nói về sự kiện nào trong hoạt động của Nguyễn Ái Quốc? A. Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành Đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam. B. Người trở thành chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ. C. Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. D. Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu chiến sự chấm dứt ở châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)? A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. B. Hồng quân Liên Xô cắm cờ trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức. C. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. D. Các nước Đông Âu được giải phóng. Câu 16: Luận cương chính trị xác định động lực của cách mạng là A. Tư sản dân tộc, địa chủ. B. Giai cấp công nhân và nông dân. C. Giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức. D. Tất cả nhân dân Việt Nam không phân biệt giai cấp, tầng lớp. Trang 2/14
- Câu 17: Cơ quan ngôn luận của tổ chức An Nam Cộng sản đang là tờ báo nào? A. An Nam trẻ. B. Búa liềm. C. Thanh niên. D. Đỏ. Câu 18: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là A. Quân phiệt hiếu chiến. B. Thực dân. C. Cho vay nặng lãi. D. Phong kiến quân phiệt. Câu 19: Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ tự túc được lương thực là do tiến hành cuộc cách mạng nào? A. Cách mạng công nghiệp. B. Cách mạng xanh. C. Cách mạng trắng. D. Cách mạng chất xám. Câu 20: Đánh giá nào là đúng đắn nhất khi nhận định về vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở nước ta? A. Là lực lượng có tinh thần cách mạng triệt để, có sức lôi cuốn nông dân, có khả năng lãnh đạo cách mạng. B. Là lực lượng cách mạng đông đảo nhất, hăng hái, nắm vai trò lãnh đạo của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. C. Là lực lượng xã hội tiên tiến, được hình thành trên cơ sở nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mới, đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng. D. Là lực lượng có trình độ cao nhất, có kỉ luật cao, phân hóa tốt, có khả năng lãnh đạo cách mạng. Câu 21: Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng A. Khuynh hướng cách mạng. B. Phương pháp, hình thức đấu tranh. C. Thành phần tham gia. D. Địa bàn hoạt động. Câu 22: Sau Chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của Mỹ và Nga có điểm giống nhau là A. Trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. B. Là người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN. C. Ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại để mở rộng ảnh hưởng. D. Cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới “hai cực”. Câu 23: Bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu tư tưởng mới để tạo nên cuộc vận động yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp nông dân. C. Sĩ phu tư sản hóa. D. Tiểu tư sản thành thị. Câu 24: Vì sao việc thực hiện Chính sách Kinh tế mới ở nước Nga Xô viết năm 1921 lại bắt đầu từ nông nghiệp? A. Vì nông dân chiếm số lượng tuyệt đối trong xã hội. B. Vì Nga là nước nông nghiệp nên muốn nông nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. C. Vì chính sách trưng thu lương thực thừa đang làm nhân dân bất bình. D. Vì các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu của đất nước. Câu 25: Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là: A. Khơi sâu sự cách biệt về tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội. B. Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị, mua chuộc tầng lớp phong kiến. Trang 3/14
- C. Thực hiện chế độ cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền phong kiến tay sai. D. Đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ cuộc khai thác. Câu 26: Yếu tố quyết định thành công trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven là gì? A. Nước Mĩ thực hiện chính sách trung lập. B. Mâu thuẫn giai cấp được xoa dịu. C. Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế. D. Nước Mĩ có tiềm lực kinh tế mạnh. Câu 27: Cơ sở để Mĩ triển khai "Chiến lược toàn cầu" với tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Sự suy yếu của phong trào cách mạng thế giới. B. Sự ủng hộ của các nước đồng minh của Mĩ. C. Sự suy yếu của các nước tư bản Tây Âu và sự lớn mạnh của Liên Xô. D. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ. Câu 28: Phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh lãnh đạo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được đánh giá là A. Một cuộc cách mạng văn hóa thực sự. B. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. C. Một cuộc vận động dân chủ. D. Một cuộc vận động yêu nước. Câu 29: Trong nửa sau thế kỉ XX, xuất hiện ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới là A. Mĩ, Trung Quốc, Tây Âu. B. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản. C. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. D. Mĩ, Trung Quốc, Đức. Câu 30: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 nêu cao khẩu hiệu A. “Tự do dân chủ”, “cơm áo hòa bình”. B. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”. C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc, việt gian”. D. “Chống đế quốc” và “chống phát xít”. Câu 31: Sự thất bại của phong trào Cần Vương ở nước ta chứng tỏ A. Văn thân, sĩ phu xác định không đúng đối tượng đấu tranh. B. Độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa phong kiến. C. Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược. D. Văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh. Câu 32: Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia, hầu hết các nước đều tập trung vào phát triển lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Quân sự. C. Kinh tế. D. Công nghệ và quốc phòng. Câu 33: Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là A. Trật tự một cực.B. Trật tự đa cực. C. Trật tự hai cực Ianta.D. Hệ thống Vecxai - Oasinhtơn. Câu 34: Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt của cách mạng Việt Nam được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7 - 1936) xác định là A. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh. B. Đánh đuổi đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc. C. Đánh đuổi đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. D. Chống phát xít, chống chiến tranh giành độc lập dân tộc. Trang 4/14
- Câu 35: Tác phẩm lí luận đầu tiên vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là A. Bản án chế độ thực dân Pháp. B. Đường Kách mệnh. C. Luận cương chính trị. D. Cương lĩnh chính trị. Câu 36: Điểm tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là quan niệm về A. Cứu nước phải có đường lối ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo. B. Cuộc vận động cứu nước đã thay đổi; cầu viện bên ngoài giúp đỡ. C. Cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ. D. Muốn giành độc lập dân tộc thì chỉ có khởi nghĩa vũ trang là triệt để nhất. Câu 37: Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Cuộc gặp không chính thức giữa G. BI-sơ và M. Goóc-ba-chốp tại đảo Manta (12/1989). B. Định ước Henxinki năm 1975. C. Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1) D. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM ) năm 1972. Câu 38: Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên? A. Tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào Việt Nam. B. Chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. C. Lãnh đạo một số cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. D. Chuẩn bị về tổ chức và đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 39: Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở nước nào của Đông Nam Á? A. Việt Nam. B. Mã Lai. C. Phi-líp-pin. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 40: Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau: 1-Sự sụp đổ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ về bản chất của Chủ nghĩa xã hội không phù hợp với nhân loại. 2-Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á là đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế. 3-Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917) và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) giống nhau về tính chất. 4-Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến từ xã hội phong kiến sang xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. A. 2. B. 1 C. 3 D. 4. Trang 5/14
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 1 D 11 B 21 A 31 B 2 C 12 A 22 C 32 C 3 B 13 A 23 C 33 D 4 D 14 C 24 C 34 A 5 D 15 A 25 B 35 B 6 C 16 B 26 C 36 C 7 B 17 D 27 D 37 A 8 A 18 D 28 D 38 B 9 D 19 B 29 C 39 D 10 A 20 A 30 B 40 A Câu 1. Phương pháp: Đánh giá, nhận xét. Cách giải: Trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu”, Mĩ đã vấp phải những thất bại nặng nề (thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 1949, thắng lợi của cách mạng Cuba 1959, thắng lợi của Cách mạng hồi giáo Iran năm 1979 ) Nhưng thất bại nặng nề nhất, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với nước Mĩ là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà “hội chứng Việt Nam” vẫn còn in sâu đến tận nay trong lòng nước Mĩ. Nhưng mặt khác, Mĩ cũng đã thực hiện được một số mưu đồ của họ, mà tiêu biểu là góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô Chọn: D Câu 2. Phương pháp: Phân tích, nhận xét. Cách giải: Đầu thế kỉ XX, đặc biệt từ năm 1919 đến năm 1930, xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản song song tồn tại cùng khuynh hướng vô sản, đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. + Khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu nhất là Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại cùng với sự không thành công của cuộc khởi nghĩa Yên Bái. (1930) + Khuynh hướng vô sản, do Nguyễn Ái Quốc tìm ra sau khi đọc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đây là đường lối phù hợp với hầu hết các giai tầng trong xã hội, Nhân dân đấu tranh không phải lập lại chế độ phong kiến hay chế độ quân chủ lập hiến mà là chế độ cộng sản, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Khuynh hướng vô sản thực sự thắng thể đánh dấu mốc bằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), khảng định quyền lãnh đạo và sự trưởng thành của giai cấp công nhân. Chọn: C Câu 3. Phương pháp: Nhận xét, đánh giá. Cách giải: Ngay từ đầu Việt Nam Quốc dân đảng đã nhận thức đúng hiện thực khách quan là phải tiến hành cuộc cách mạng bạo lực với thực dân Pháp thì mới giành được độc lập, tự chủ. Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng máu và sắt” với mục đích đoàn kết lực lượng để đẩy mạnh cách mạng dân tộc. Chọn: B Trang 6/14
- Câu 4. Phương pháp: sgk 12 trang 7 Cách giải: Trong 6 cơ quan của Liên hợp quốc thì Hội đồng bảo an là cơ quan giữ vai trò trong yếu trọng việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Chọn: D Câu 5. Phương pháp: sgk 11 trang 119. Cách giải: Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 đã chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình Việt Nam của chúng Chọn: D Câu 6. Phương pháp: sgk 12 trang 87. Cách giải: Tham dự Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 chỉ có hai tổ chức cộng sản là: - Đông Dương Cộng sản Đảng - An Nam Cộng sản Đảng Chọn: C Chú ý: Sau khi hội nghị kết thúc, ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn với xin gia nhập Đảng Cộng sản. Câu 7. Phương pháp: Đánh giá, liên hệ. Cách giải: Toàn cầu hóa là xu thế đang có tác động đến mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam có lẽ là thách thức về kinh tế. Bởi vì nói đến quá trình toàn cầu hóa, như trên trình bày, trước hết phải nói đến toàn cầu hóa về kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là cơ sở của quá trình toàn cầu hóa nói chung, ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo của Việt Nam đã nói đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Cho đến nay, trải qua hơn 10 năm tiếp tục đổi mới, nguy cơ đó vẫn tồn tại và hết sức lớn. Để tránh nguy cơ đó, trong những năm gần đây, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hóa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn để khắc phục nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, chủ trương đó được thực hiện trong điều kiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có tiến bộ, nhưng vẫn còn thấp xa so với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, tích luỹ từ nền kinh tế để công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn thấp, kết cấu hạ tầng lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, => Như vậy, thách thức lớn nhất mà toàn cầu hóa đem lại đối với Việt Nam là sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thế giới. Chọn: B Câu 8. Phương pháp: sgk 11 trang 10, suy luận. Cách giải: Sau cách mạng tháng Hai nước Nga rơi vào tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể tồn tại lâu dài. => Trước tình hình cấp bách đó, Đảng Bôn-sê-vích và Lê-nin đã có đường lối tiếp tục làm cách mạng, chuẩn bị kế hoạch lật đổ chính phủ tư sản lâm thời. (mục tiêu của cuộc cách mạng này thể hiện rõ qua Luận cương tháng Tư của Lê-nin). Đảng Bôn-sê-vích chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính Trang 7/14
- quyền. Sau đó, ngày 24-10-1917, cuộc khởi nghĩa chính thức bắt đầu và thắng lợi vào ngày 25-10-1917 đi vào lịch sử là Cách mạng tháng Mười. Chọn: A Câu 9. Phương pháp: sgk 12 trang 72. Cách giải: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài từ nhiều thế kỉ đã bị sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử đó đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc. Chọn: D Câu 10. Phương pháp: suy luận. Cách giải: - Từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) đã hình thành giai cấp mới (công nhân) và tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản). - Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), giai cấp tư sản và tiểu tư sản hình thành. => Giai cấp công nhân ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam. Chọn: A Câu 11. Phương pháp: sgk 12 trang 86. Cách giải: Cuối tháng 3-1929, một số Hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Bắc Kì họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) đã lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Chọn: B Câu 12. Phương pháp: Nhận xét, đánh giá. Cách giải: Sự kiện đánh dấu phong trào đấu tranh của công nhân hoàn toàn chuyển sang tự giác là sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1930) - đảng lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam chống Pháp, có cương lĩnh chính trị rõ ràng, đấu tranh cho mục tiêu chính trị. Chọn: A Chú ý: Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác là: cuộc bãi công của công nhân Bason (tháng 8 – 1925). Lúc này công nhân bước đầu đấu tranh không chỉ vì mục tiêu kinh tế mà còn có cả mục tiêu chính trị nữa (đấu tranh không sửa chiến hạm Misơlê, ngăn Pháp không đưa quân sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc). Câu 13. Phương pháp: sgk 11 trang 79. Cách giải: Phong trào Ngũ Tứ (4-5-1919) mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc. Chọn: A Câu 14. Phương pháp: Liên hệ Cách giải: Câu thơ trên được trích trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” (nhà thơ Chế Lan Viên), đoạn thơ thể hiện niềm vui sướng của Bác khi đọc sơ thảo luận cương lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin (7/1920), tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản. Trang 8/14
- Chọn: C Câu 15. Phương pháp: sgk 11 trang 100. Cách giải: Ngày 9-5-1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt ở châu Âu. Chọn: A Câu 16. Phương pháp: sgk 12 trang 95. Cách giải: Luận cương chính trị xác định động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân. Chọn: B Câu 17. Phương pháp: sgk 12 trang 87. Cách giải: Khoảng tháng 8-1929, An Nam Cộng sản đảng được thành lập, tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng. Chọn: D Câu 18. Phương pháp: sgk 11 trang 7. Cách giải: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt. Chọn: D Câu 19. Phương pháp: sgk 12 trang 34. Cách giải: Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực. Chọn: B Câu 20. Phương pháp: Đánh giá, nhận xét. Cách giải: Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội triệt để: giai cấp công nhân gắn bó mật thiết với giai cấp nông dân, được kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc lại sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản nên đã nhanh chóng vươn lên trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại. Giai cấp công nhân không chỉ là động lực của cách mạng mà còn là giai cấp có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng (Năm 1930 đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam). Chọn: A Câu 21. Phương pháp: So sánh, nhận xét. Cách giải: Sự khác nhau cơ bản nhất giữa Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là ở khuynh hướng cách mạng: - Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên: theo khuynh hướng vô sản. - Việt Nam Quốc dân đảng: theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Chọn: A Câu 22. Phương pháp: So sánh, nhận xét. Cách giải: Trang 9/14
- Về chính sách đối ngoại của Nga và Mỹ sau chiến tranh lạnh: - Đối với Nga: (Sgk trang 17) một mặt Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế; mặt khác nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ đối với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN, ) - Đối với Mỹ: (Sgk trang 45) theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng”. Tìm cách vươn lên chi phối và lãnh đạo toàn thế giới. Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 cho thấy Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI. => Hai quốc gia đều có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Chọn: C Câu 23. Phương pháp: sgk 11 trang 140. Cách giải: Đầu thế kỉ XX, với ảnh hưởng của tư tưởng của dân chủ tư sản dội vào qua Trung Quốc, Nhật Bản, các sĩ phu yêu nước thức thời (sĩ phu tư sản hóa) đã tiếp nhận một cách nồng nhiệt => Làm nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới, trong đó tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Chọn: C Câu 24. Phương pháp: sgk 11 trang 53, suy luận. Cách giải: Chính sách Kinh tế mới ở Nga (1921) bắt đầu từ nông nghiệp do chính sách trung thu lương thực thừa đang làm nhân dân bất bình. Chính vì thế, một trong những nội dung cần thực hiện cấp bách trong nông nghiệp được đề ra là: Nhà nước thay thế chế độ trung thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Sau khi nộp đủ thuế quy định, nông dân toàn quyền sử dụng số lượng thực thừa và được tự do bán ra thị trường. Chọn: C Câu 25. Phương pháp: So sánh, liên hệ. Cách giải: - sgk 11 trang 9: Sau khi hoàn thành xâm lược, thực dân Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ. Để tạo chỗ dựa vững chắc cho mình, thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. - sgk 11 trang 124: sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì (đã thực hiện sau năm 1874). Việc chia nước ta làm ba kì là biểu hiện của chính sách “chia để trị”. Đồng thời, sử dụng chính sách mua chuộc những phần tử phong kiến đầu hàng để làm tay sai cho Pháp. => Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là: đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị, mua chuộc tầng lớp phong kiến. Chọn: B Câu 26. Phương pháp: Phân tích, nhận xét. Trang 10/14
- Cách giải: Yếu tố quyết định thành công trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven là: Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế. Cụ thể, nhà nước đã có vai trò tích cực giải quyết các vấn đề: - Chính sách mới là một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội. - Thông qua các đạo luật - Cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp. Chọn: C Câu 27. Phương pháp: Nhận xét, đánh giá. Cách giải: - Kinh tế: + Mĩ thu được lợi nhuận 114 tỉ USD, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. + Từ những năm 1945 – 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới. + Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. + Nắm trong tay 4 dự trữ vàng của thế giới. + Là chủ nợ duy nhất của thế giới. - Quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. => Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn là điều kiện quan trọng để Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Chọn: D Câu 28. Phương pháp: sgk 11 trang 143. Cách giải: Phong trào Duy tân là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là cải cách về văn hóa – xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị ngoại xâm. Chọn: D Câu 29. Phương pháp: Nhận xét, đánh giá. Cách giải: - Mĩ: khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. - Tây Âu, Nhật Bản: Từ đầu những năm 70 trở đi đều trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ) => Vào những năm 70 của thế kỉ XX, hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới là: Mi, Tây Âu và Nhật Bản. Chọn: C Câu 30. Phương pháp: sgk trang 91, suy luận. Cách giải: Phong trào 1930 – 1931 là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thực hiện mục tiêu/nhiệm vụ chiến lược được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đó là: chống đế quốc và chống phong kiến. Thực tế phong trào 1930 – 1931 đã nhắm trúng hai kẻ thù của Trang 11/14
- dân tộc, không còn ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp như phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Biểu hiện rõ nhất là thông qua các khẩu hiệu của phong trào này là: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất cho dân cày”. Phong trào đấu tranh của nhân dân giai đoạn 1930 – 1931 thực hiện đúng khẩu hiệu này, đưa phong trào phát triển đến đỉnh cao là ở Xô viết Nghệ - Tĩnh. Chọn: B Câu 31. Phương pháp: Nhận xét, đánh giá. Cách giải: - Phong trào Cần Vương là phong trào theo khuynh hướng cứu nước phong kiến, mục tiêu đấu tranh của phong trào này là đánh Pháp giành lại độc lập, giúp vua lập lại chế độ phong kiến. => Sự thất bại của phong trào Cần Vương cũng đồng nghĩa với sự sự thất bại của khuynh hướng cứu nước phong kiến. => Độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến. Chọn: B Câu 32. Phương pháp: sgk 12 trang 73. Cách giải: Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia, hầu hết các nước đều tập trung vào phát triển kinh tế. Chọn: C Câu 33. Phương pháp: sgk 11 trang 59. Cách giải: 6 Trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí ở Véc xai và Oa-sinh-tơn, thường được gọi là hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. Chọn: D Câu 34. Phương pháp: sgk 12 trang 100. Cách giải: Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt của cách mạng Việt Nam được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7 - 1936) xác định là: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh. Chọn: A Chú ý: Nhiệm vụ chiến lược vẫn xuyên suốt là: chống đế quốc và chống phong kiến. Câu 35. Phương pháp: Liên hệ Cách giải: Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại lớp huấn luyện được xuất bản thành tác phẩm “Đường Kách Mệnh” với nội dung Đường Kách mệnh giới thiệu tính chất và kinh nghiệm các cuộc cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và khẳng định chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là triệt để. Tác phẩm được cho là đã nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng "giải phóng dân tộc”, lực lượng cách mạng bao gồm: sĩ, nông, công thương, cho rằng cách mạng là "sự nghiệp của quần chúng", vì vậy phải động viên, tổ chức và lãnh đạo đông đảo quần chúng "vùng lên đánh đuổi kẻ thù". Đường kách mệnh cho rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cần được sự giúp đỡ quốc tế, nhưng không được ở lại mà cần “chủ động”, "tự cường", được cho là đã khẳng định muốn đưa cách mạng đến thắng lợi thì cần phải có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng". Trang 12/14
- => Chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được thể hiện lần đầu tiên trong tác phẩm Đường Kách Mệnh. Chọn: B Câu 36. Phương pháp: Đánh giá, nhận xét. Cách giải: Phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX không đơn thuần là chỉ chống Pháp bằng bạo động vũ trang mà còn đẩy mạnh cải cách, canh tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn. Tiêu biểu là phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh, thực hiện những cải cách về kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, dân quyền, gắn liền giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của ngoại xâm. Hay phong trào Đông kinh nghĩa thục – mở trường học và đưa vào nội dung học tập mới, trở thành trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì. Duy tân đất nước mới khiến thực lực đất nước mạnh hơn, tạo điều kiện quan trọng chống lại kẻ thù. Chọn: C Câu 37. Phương pháp: sgk 12 trang 63. Cách giải: Tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức giữa G. Bu-sơ và M. Goóc-ba-chốp tại đảo Manta (Địa Trung Hải) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Chọn: A Câu 38. Phương pháp: Đánh giá, nhận xét. Cách giải: - Các đáp án A, C, D: đều là vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. - Đáp án B: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thuộc giai đoạn 1919 – 1930. Sau đó phân hóa thành hai tổ chức cộng sản => sáp nhập thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khi Cách mạng tháng Tám thuộc giai đoạn 1939 – 1945 => Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên không chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành chính quyền trong cả nước. Chọn: B Câu 39. Phương pháp: sgk 11 trang84. Cách giải: Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở In-đô-nê-xi-a (5-1920), tiếp theo trong năm 1930, các đảng cộng sản ra đời ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Phi – líp – pin. Chọn: D Câu 40. Phương pháp: Phân tích, nhận xét. Cách giải: 1- Sai: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Dương chỉ là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa khoa học. 2- Đúng: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản và bốn “con rồng kinh tế đẩy mạnh cải cách dân chủ, mở cửa, hội nhập quốc tế nên đạt được sự tăng trưởng cao, vượt bậc. 3- Sai: Cách mạng tháng Hai mang tính chất dân chủ tư sản kiểu mới, Cách mạng Tân Hợi mang tính chất dân chủ tư sản kiểu cũ. 4- Đúng: Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến từ xã hội phong kiến sang xã hội thuộc địa, nửa phong kiến: Trang 13/14
- + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến + Các giai cấp cũ: địa chủ phong kiến, nông dân bị phân hoá. + Xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới. Chọn: A HẾT Trang 14/14