Đề thi thử THPT Quốc gia Hóa học - Lần 5 - Mã đề: 005 - Năm học 2020

pdf 4 trang minhtam 29/10/2022 7840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia Hóa học - Lần 5 - Mã đề: 005 - Năm học 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_hoa_hoc_lan_5_ma_de_005_nam_hoc_202.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia Hóa học - Lần 5 - Mã đề: 005 - Năm học 2020

  1. TÔI YÊU HÓA HỌC THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 LẦN THỨ 5 - TYHH Môn thi: HÓA HỌC (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi: 005 (Đề thi có 04 trang) Họ và tên: SBD: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31; C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108. Các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 1: Chất nào sau đây không tác dụng được với triolein? 0 0 A. H2 (xt Ni, t ). B. Dung dịch NaOH,t . C. Dung dịch Br2. D. NaHCO3. Câu 2: Chất nào sau đây không phải là muối axit? A. NaHSO4. B. NaHCO3. C. Na2HPO3. D. NaH2PO3. Câu 3: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ? A. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. B. C2H5OH, CH3OCH3. C. CH3OCH3, CH3CHO. D. C4H10, C6H6. Câu 4: Trong các kim loại: Ca, Cu, Fe, Al. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất? A. Ca. B. Cu. C. Al. D. Fe. Câu 5: Bản chất của nước đá khô là chất nào trong các chất dưới đây A. CO. B. H2O. C. O2. D. CO2. Câu 6: Khi điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, tại catot xảy ra: – – A. Sự khử H2O. B. Sự khử ion Cl . C. Sự oxi hóa ion Cl . D. Sự oxi hóa H2O. Câu 7: Trong phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ? A. Axit Glutamic. B. Glyxin. C. Amilopectin. D. Metylamin. Câu 8: Hợp chất hữu cơ nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH dư không thu được ancol? A. Phenyl axetat. B. Metyl acrylat. C. Tristrearin. D. Benzyl fomat. Câu 9: Số nhóm –NH2 và nhóm –COOH trong phân tử đipeptit Val –Glu lần lượt là: A. 2 và 3. B. 3 và 2. C. 2 và 1. D. 1 và 2. Câu 10: Thành phần chủ yếu của quặng sắt hemantit đỏ là? A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeCO3. D. Fe2O3.nH2O. Câu 11: Dung dịch Ba(HCO3)2 khi tác dụng với dung dịch X thì vừa tạo kết tủa vừa tạo khí. Dung dịch X là A. NaOH. B. HCl. C. KHSO4. D. Na2CO3. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của metylamin. B. Chất béo còn được gọi là triglixerit hoặc triaxylglixerol. C. Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ. D. Đun nóng cao su thiên nhiên và poli(stiren) khoảng 2500-3000C thu được cao su buna-S. Câu 13: Số đồng phân của este mạch hở có công thức C4H6O2, khi thủy phân trong dung dịch NaOH, đun nóng thu được ancol là? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 14: Nhúng một lá Al vào dung dịch chứa 0,12 mol Fe2(SO4)3, sau một thời gian phản ứng lấy lá Al ra, làm khô cẩn thận, cân lại thấy khối lượng lá Al tăng 2,4 gam. Khối lượng lá Al tham gia phản ứng là A. 4,32 gam. B. 6,48 gam. C. 8,64 gam. D. 2,16 gam. Group: Tài liệu VIP – Tôi yêu Hóa Học | soạn đề: thầy Thành Nguyễn Trang 1/4 – Mã đề thi 001
  2. Câu 15: Xác định các chất (hoặc hỗn hợp) X và Y tương ứng không thỏa mãn thí nghiệm sau: A. NaHCO3, CO2. B. Cu(NO3)2; (NO2, O2). C. KMnO4; O2. D. NH4NO3; N2. Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng sau: 0 0 0 KMnO42 HO CuO, t O2 , xt, t CH3 OH/H , t CHCH22  X  Y  Z  T (C3H4O4) Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ. Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. T chỉ chứa 1 nhóm –CH3. B. Ở điều kiện thường, X hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức xanh lam. C. Đốt cháy hết cùng số mol X hoặc Y cũng như Z đều thu được lượng nước như nhau. D. T tác dụng được với Na, NaHCO3 và NaOH. Câu 17: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3. (2) Ngâm chìm 1 đinh sắt được quấn 1 đoạn dây đồng trong dung dịch NaCl. (3) Để 1 vật bằng gang ngoài không khí ẩm. (4) Ngâm 1 thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 18: Cho 11,03 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào 300 ml dung dịch HCl 0,6M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thấy thoát ra 2,688 lít khí H2 (đktc); đồng thời thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X khối lượng rắn khan thu được là A. 17,42. B. 17,93. C. 18,44. D. 18,95. Câu 19: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với HNO3 đặc, nóng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 20: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo thường nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (b) Hidro hóa hoàn toàn chất béo rắn ta thu được chất béo lỏng. (d) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. (e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 21: Thủy phân hoàn toàn 12,9 gam metyl acrylat trong 300 ml dung dịch KOH 0,6M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 15,3. B. 18,18. C. 17,67. D. 16,5. Câu 22: Số chất hữu cơ có trong dãy CH4; CHCl3; C2H7N; (NH2)2CO; CH3COONa; CH5NO3 là? A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 23: Cho dãy các chất HCOOH, HCOOCH3, C2H5OH, CH3COOH. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy trên là A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. HCOOCH3. Câu 24: Cho 0,05 mol P2O5 vào 200 ml dung dịch NaOH a mol/ lít. Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch X chỉ chứa 20 gam hỗn hợp hai chất tan. Giá trị của a là Group: Tài liệu VIP – Tôi yêu Hóa Học | soạn đề: thầy Thành Nguyễn Trang 2/4 – Mã đề thi 001
  3. A. 1,95. B. 1,25. C. 2,00. D. 1,80. Câu 25: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2. Hiện tượng thu được sau phản ứng là A. Có kết tủa trắng. B. Có kết tủa trắng và bọt khí . C. Không có hiện tượng gì . D. Có bọt khí thoát ra. Câu 26: Dãy gồm các chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là A. Al2O3, KHSO3, Mg(NO3)2, Zn(OH)2. B. NaHCO3, Cr2O3, KH2PO4, Al(NO3)3. C. Cr(OH)3, FeCO3, NH4HCO3, K2HPO4. D. (NH4)2CO3, Fe(NO3)2, NaHS, ZnO. Câu 27: Cho bốn dung dịch riêng biệt chứa từng chất tan trong dãy gồm có NaHCO3, (NH4)2SO4, Ba(OH)2, H2SO4 được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4). Tiến hành lấy một ít mỗi dung dịch và trộn với nhau theo từng cặp rồi đun nhẹ được kết quả như sau: Chất (1) (2) (3) (4) (1) có kết tủa có khí bay ra không có hiện tượng (2) có kết tủa có kết tủa có kết tủa và khí (3) có khí có kết tủa không có hiện tượng Các chất (1), (2), (3), (4) lần lượt là A. NaHCO3, (NH4)2SO4, Ba(OH)2, H2SO4. B. NaHCO3, Ba(OH)2, H2SO4, (NH4)2SO4. C. (NH4)2SO4, Ba(OH)2, H2SO4, NaHCO3. D. NaHCO3, (NH4)2SO4, H2SO4, Ba(OH)2. Câu 28: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 550 ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,1 M; K2CO3 0,9M; KHCO3 0,65 M và NaHCO3 1,35M. Kết thúc phản ứng thu được a mol CO2. Giá trị của a là A. 0,12. B. 0,35. C. 0,20. D. 0,18. Câu 29: Cho 15,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,6M và Cu(NO3)2 1M, sau một thời gian thu được dung dịch X và m gam rắn Y. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư (trong điều kiện không có không khí) thấy lượng NaOH phản ứng là 34,2 gam; đồng thời thu được 36,915 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15,18. B. 18,36. C. 15,84. D. 17,94. Câu 30: X là một este mạch hở, có phân tử khối nhỏ hơn phân tử khối của propan – 1,2 – điol. Số este X thỏa mãn các tính chất trên là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 31: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: NaCl → A → Na2CO3 → B → NaCl (với A, B là các hợp chất của Natri). Hai chất A và B lần lượt là: A. NaOH và Na2O. B. NaOH và Na2SO4. C. Na2SO4 và Na2O. D. NaHCO3 và NaNO3. Câu 32: Cho một lượng hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A (C3H12N2O3) và B (CH8N4O6) tác dụng với 0,36 mol NaOH, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 7,7 gam hỗn hợp Z gồm hai amin có tỉ khối hơi đối với H2 là 19,25. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam rắn. Giá trị của m là A. 22,30. B. 22,70. C. 24,45. D. 24,70. Câu 33: Cho các phát biểu sau: (1) Nước cứng là nguồn nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+. (2) Có thể làm mềm nước cứng toàn phần bằng dung dịch Na2CO3. (3) Có thể phân biệt nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng. (4) Có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng dung dịch HCl. (5) Có thể dùng NaOH vừa đủ để làm mềm nước cứng tạm thời. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 34: Nhiệt phân 98,885 gam hỗn hợp rắn gồm KMnO4, KClO3, Ca(ClO3)2 và MnO2 (trong đó số mol Ca(ClO3)2 gấp 4 lần số mol MnO2) sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X và thấy thoát ra V1 lít O2 (đktc). Hòa tan hết X trong dung dịch chứa 3,06 mol HCl đặc, đun nóng. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được Group: Tài liệu VIP – Tôi yêu Hóa Học | soạn đề: thầy Thành Nguyễn Trang 3/4 – Mã đề thi 001
  4. dung dịch Y chỉ chứa 83,785 gam các muối và thấy thoát ra V2 lít khí Cl2 (đktc). Biết V1 + V2 = 38,08 lít. Phần trăm khối lượng của MnO2 trong hỗn hợp rắn ban đầu có giá trị gần nhất với A. 4,0%. B. 9,0%. C. 12,0%. D. 6,0%. Câu 35: Đun nóng 12,96 gam hỗn hợp X gồm propin, vinyl axetilen và etilen với 0,3 mol H2 có xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y chỉ chứa các hydrocacbon có tỉ khối so với He bằng 11,3. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 (dùng dư), thu được m gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình được 0 làm no hoàn toàn cần dùng 0,16 mol H2 (xúc tác Ni, t ) thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z có tỉ khối so với He bằng 11,7. Giá trị của m là A. 14,32. B. 14,48. C. 15,22. D. 16,06. Câu 36: Hợp chất hữu cơ X đa chức có công thức phân tử C9H14O6. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit hữu cơ đơn chức, trong đó có 1 axit có mạch cacbon phân nhánh và hợp chất hữu cơ đa chức Y. Lấy 13,08 gam X tham gia phản ứng tráng bạc thì khối lượng Ag lớn nhất thu được là A. 12,96. B. 27,00. C. 25,92. D. 6,48. Câu 37: Thực hiện các thí nghiệm sau (1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH (dư). (2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp. (3) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa Na2Cr2O7 và H2SO4. (4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3. (5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm thu được đơn chất là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 38: Cho X, Y (MX < MY) là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở; T là este tạo bởi X, Y và ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 32,65 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T cần vừa đủ 31,64 lít O2 (đktc). Mặt khác, cho 32,65 gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 39,3 gam hỗn hợp muối và m gam ancol Z. Dẫn m gam ancol Z vào bình đựng K dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 7,5 gam. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là A. 17,61%. B. 13,78%. C. 16,54%. D. 22,97%. Câu 39: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Al, CuO, Fe, FexOy trong chân không sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong 1,8 mol HNO3 (loãng), thu được dung dịch Z chỉ chứa 140,88 gam muối và 0,02 mol khí NO. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy có 74,4 gam NaOH phản ứng; thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Lọc tách toàn bộ kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thấy khối lượng rắn giảm 11,02 gam. Phần trăm số mol của FexOy có trong hỗn hợp X gần nhất với A. 45,50%. B. 46,00%. C. 46,50%. D. 47,00%. Câu 40: Cho X, Y là hai este đều no, mạch hở; Z, T là hai peptit mạch hở đều được tạo bởi từ glyxin và alanin (T nhiều hơn Z một liên kết peptit). Đốt cháy a mol X hoặc a mol Y cũng như a mol Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol của H2O là a mol. Nếu đun nóng 31,66 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp A chứa 3 muối và 5,4 gam hỗn hợp B chứa 2 ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy toàn bộ muối cần dùng 0,925 mol O2, thu được Na2CO3; N2 và 43,16 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là A. 65,70%. B. 49,27%. C. 51,93%. D. 69,23%. HẾT Group: Tài liệu VIP – Tôi yêu Hóa Học | soạn đề: thầy Thành Nguyễn Trang 4/4 – Mã đề thi 001