Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử 12 - Ôn luyện đề thi mẫu - Đề 8 (Có đáp án)

doc 9 trang minhtam 5820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử 12 - Ôn luyện đề thi mẫu - Đề 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_2019_mon_lich_su_12_on_luyen_de_thi.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử 12 - Ôn luyện đề thi mẫu - Đề 8 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 8 Câu 1. Nội dung nào của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương thể hiện thắng lợi lớn nhất của nước ta? A. Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia B. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ. C. Các nước đế quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước Đông Dương. D. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ Câu 2. Thời cơ khách quan thuận lợi để Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu là A. Nhật đảo chính Pháp làm cho cách mạng Việt Nam chỉ còn có một kẻ thù. B. Mĩ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagayaki để tiêu diệt phát xít Nhật. C. Phát xít Nhật lần lượt rút khỏi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương D. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ tay sai của Nhật hoang mang. Câu 3. Trong quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) số liệu nào sau đây có ý nghĩa nhất? A. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh B. Từ giữa những năm 1970, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô đạt khoảng 20% sản lượng công nghiệp C. Nếu năm 1950 Liên Xô sản xuất được 27,3 triệu tấn thép thì đến năm 1970 sản xuất được 115,9 triệu tấn D. Từ 1951- 1975, mức tăng trưởng hàng năm của Liên Xô đạt 9,6%. Câu 4. Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng? A. Thể hiện rõ bản chất cách mạng. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân B. Lần đầu tiên chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách thể hiện tính tự do dân chủ của một dân tộc được độc lập C. Vì lần đầu tiên chính quyền của địch tan rã, chính quyền của giai cấp vô sản được thiết lập trong cả nước D. Chính quyền Xô Viết thành lập đó là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Câu 5. Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam là:
  2. A. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18-6-1919) B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920) C. Đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920) D. Thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925) Câu 6. Phân tích nguyên nhân tiến hành triệu tập hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)? A. Chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản B. Thay thế vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C. Yêu cầu của Quốc tế cộng sản D. Ý muốn chủ quan của Nguyễn Ái Quốc Câu 7. Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên cơ sở A. Sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế. B. Sự suy yếu của các nước tư bản Châu Âu và Liên Xô. C. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ D. Sự lắng xuống của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phong trào công nhân thế giới Câu 8. Hãy điền vào chỗ trống sau đây: “ Hiệp định Pa-ri về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của ” A. Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ B. Quân dân miền Nam trong cuộc Tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 C. Quân dân ta trên cả hai miền đất nước D. Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của quân đội Mĩ Câu 9. Thắng lợi vang dội đầu tiên trên mặt trận quân sự của quân và dân ta chống “Chiến tranh đặc biệt” diễn ra ở đâu? A. Mỏ Cày – Bến TreB. Vạn tường – Quảng Ngãi C. Bắc Ái – Ninh ThuậnD. Ấp Bắc – Mỹ Tho Câu 10. Bốn ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp mà Quốc hội nước ta đã nhường cho phái thân Trung Hoa Dân quốc đó những bộ nào? A. Kinh tế, giáo dục, canh nông, xã hội B. Ngoại giao, kinh tế, giáo dục, xã hội C. Ngoại giao, kinh tế, canh nông, xã hội D. Ngoại giao, giáo dục, canh nông, xã hội. Câu 11. Cách mạng tháng Mười Nga thay đổi cục diện chính trị thế giới như thế nào? A. Thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là
  3. duy nhất B. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. C. Nhân dân lao động Nga lần đầu tiên được làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức vô sản quốc tế. Câu 12. Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (2-1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng riêng vì lí do chủ yếu nào dưới đây? A. Để nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi B. Để tạo thuận lợi cho phong trào cách mạng C. Để phù hợp với xu hướng phát triển của cách mạng D. Để phù hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc Câu 13. “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuồng gậy gộc” là những câu trích từ tài liệu nào dưới đây? A. “Toàn dân kháng chiến” của ban Thường vụ Trung ương Đảng. B. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh C. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh. D. “Tuyên ngôn độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Câu 14. Nhằm khắc phục tình trạng trống rỗng ngân sách của chính phủ sau cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào nào? A. “Quỹ độc lập”B. “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng” C. “Ngày đồng tâm”D. “ Hũ gạo cứu đói” Câu 15. Hiệp ước phòng thủ Vác- sa-va, một liên minh chính trị - quân sự giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu được thành lập vào thời gian nào và mang tính chất gì? A. Thành lập vào thảng 5/1950, mang tính chất phòng thủ quốc phòng của các nước xã hội chủ nghĩa. B. Thành lập vào tháng 7/1955, mang tính chất chạy đua vũ trang với Mĩ và Tây Âu. C. Thành lập vào tháng 5/1955, mang tính chất cạnh tranh về quân sự với Mĩ và Tây Âu. D. Thành lập vào tháng 5/1955, mang tính chất phòng thủ quốc phòng của các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 16. Điểm khác biệt của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm chiến tranh thứ nhất so với trước chiến tranh là gì? A. Kết hợp đấu tranh chính trị với bạo động vũ trang. B. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bãi công biểu tình C. Kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị.
  4. D. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bạo động vũ trang. Câu 17. Đoạn văn sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong văn kiện nào? “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.” A. Thư gửi đồng bào toàn quốc sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8. B. Văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939). C. Văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941). D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Câu 18: Giai cấp công nhân Việt Nam đấu tranh nhằm chống lại kẻ thù nào? A. Địa chủ phong kiến. B. Tư bản Pháp. C. Quan lại. D. Nông dân. Câu 19. Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là ai? A. Nguyên Trung Trực B. Trương Định. C. Nguyễn Tri Phương.D. Phạm Văn Nghị. Câu 20. Thái độ của các nước Tây Âu trong giai đoạn 1950 - 1973 đối với cuộc “chiến tranh lạnh” và trật tự hai cực Ianta là: A. Muốn chấm dứt chiến tranh lạnh để phát triển kinh tế. B. Muốn phá vỡ trật tự hai cực Ianta, thiết lập trật tự thế giới mới. C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời nỗ lực mở rộng quan hệ đối ngoại. D. Ủng hộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Câu 21. Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển? A. Truyền thống văn hoá tốt đẹp, con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động. B. Nhờ cải cách ruộng đất. C. Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, hệ thống quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty. D. Biết tận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới. Câu 22. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo? A. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đánh phong kiến trước, đế quốc sau. B. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
  5. C. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đế quốc trước, đánh phong kiến sau. D. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 23: Nghị quyết Hội nghị 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là: A. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh nghị trường. B. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh ngoại giao. C. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị. D. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang. Câu 24. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì? A. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc - Nam. C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Câu 25. Mục tiêu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Chống phá Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi cách mạng thế giới, thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. B. Tiêu diệt Liên Xô và hệ thống các nước XHCN. C. Hỗ trợ các nước Tây Âu khắc phục hậu quả chiến tranh, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. D. Thiết lập hệ thống đồng minh nhằm tạo ra lực lượng đối trọng với Liên Xô. Câu 26. Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp ép Nhật Bản phải “mở cửa”? A. Phá hoại kinh tế. B. Áp lực quân sự. C. Tấn công xâm lượcD. Đàm phán ngoại giao. Câu 27. Tình hình kinh tế Trung Quốc (1979-1998) là: A. Kinh tế phát triển mạnh nhưng đời sống nhân dân chưa được cải thiện B. Nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. C. Nền kinh tế đa phục hồi ngang bằng so với thời kì trước chiến tranh thứ hai D. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm chạp. Câu 28. Đặc điểm của phong trào Cần vương là: A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
  6. B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến. D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân. Câu 29. Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy” vì: A. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập. B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. C. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này. D. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mĩ. Câu 30. Tập trung lực luợng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động đối phó Đó là phương hướng chiến lược của ta trong A. Đông-Xuân 1953-1954.B. Chiến dịch Điện Biên Phủ. C. Chiến dịch Tây Bắc.D. Phá sản kế hoạch Na-va. Câu 31. Nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo là nhiệm vụ chính của A. Liên minh châu Âu B. ASEANB. ASEAN C. Hội nghị I-an-ta. D. Liên hợp quốc. Câu 32. Nội dung nào sau đây thể hiện sự lãnh đạo nhạy bén của Đảng trước thay đổi của bối cảnh lịch sử trong hội nghị trung ương Đảng tháng 7/1936? A. Xác định nhiệm vụ trực tiếp của cách mạng Đông Dương là đánh phong kiến B. Đưa ra phương pháp đấu tranh bí mật C. Xác định nhiệm vụ trực tiếp của cách mạng Đông Dương là đánh bọn phản động ở thuộc địa, chống phát xít D. Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mang Đông Dương là đánh đế quốc và phong kiến Câu 33. Về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình: A. Sự gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. B. Tạo nên sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới. C. Phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự phát triển và tác động của các công ty xuyên quốc gia.
  7. D. Phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. Câu 34. Thắng lợi nào của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước có ý nghĩa lớn nhất đối với dân tộc ta? A Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước C. Chấm dứt ách thống trị của thực dân đế quốc. D. Kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Câu 35. Cuộc Tống tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Từ ngày 3 - 4 đến ngày 2 -5. B. Từ ngày 4 - 3 đến ngày 30 - 4. C. Từ ngày 5 - 2 đến ngày 2-5.D. Từ ngày 4 - 3 đến ngày 2 - 5. Câu 36. Cuộc tập kết bằng không quân chiến lược của Mĩ trong 12 ngày đêm ở miền Bắc diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Từ 8 - 12 - 1972 đến đêm 20 - 12 - 1972. B. Từ 12 - 8 - 1972 đến đêm 29 - 12 - 1972. C. Từ 18 -12 - 1972 đến đêm 29 - 12 - 1972. D. Từ 8 - 12 - 1972 đến đêm 20 - 12 - 1972. Câu 37. Hạn chế của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là: A. Không chú trọng mục tiêu chống phong kiến. B. Không chú trọng mục tiêu dân chủ dân sinh. C. Không chú trọng mục tiêu vì sự tiến bộ của đất nước. D. Không chú trọng mục tiêu chống đế quốc. Câu 38: Nguyên tắc đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ VI (1986) là: A. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. B. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện hiệu quả hơn. C. Đổi mới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. D. Bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 39: Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu điều gì? A. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần. B. Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ. C. Nguy cơ xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo. D. Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa thể giải quyết được.
  8. Câu 40. Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Mĩ nhanh chóng thiết lập chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam nhằm mục đích gì? A. Thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. B. Thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa của Mĩ. C. Nhằm đầu tư kinh tể, biến miền Nam Việt Nam thành một trung tâm kinh tế - chính trị của Đông Nam Á D. Thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam lâu dài, tạo điều kiện cho việc phát triển miền Nam Việt Nam thành một nước Tư bản chủ nghĩa. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A D B A C A C C D C A D B B D D C B B C 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 D B D C A B B C B A D C A A D C D B A A