Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử 12 - Ôn luyện đề thi mẫu - Đề 3 (Có đáp án)

doc 8 trang minhtam 3940
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử 12 - Ôn luyện đề thi mẫu - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_2019_mon_lich_su_12_on_luyen_de_thi.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử 12 - Ôn luyện đề thi mẫu - Đề 3 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 3 Câu 1. Cách mạng Tân Hợi có điểm nào giống với Cách mạng Anh năm 1640, Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ năm 1773 và Cách mạng Pháp năm 1789? A. Là cuộc cách mạng tư sản B. Thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo.D. Đánh đổ giai cấp phong kiến. Câu 2. Nước nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La- tinh”? A. B-ra-xin.B. Ac-hen-ti-na. C. Cu-ba.D. Mê-hi-cô. Câu 3. Điểm khác nhau về quy mô “bình định” miền Nam Việt Nam trong kế hoạch Xta lây - Tay lo so với kế hoạch Giôn Xơn - Mácna Mara là A. Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. B. Cả miền Nam và miền Bắc. C. Xung quanh Sài Gòn. D. Trên toàn miền Nam. Câu 4: Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì cao trào “ kháng Nhật cứu nước”? A. Khởi nghĩa Ba Tơ. B. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc. C. “Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói”. D. Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” của Tổng bộ Việt Minh. Câu 5: Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức nào? A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. B. Đội cứu quốc dân. C. Việt Nam độc lập Đồng minh. D. Mặt trận dân chủ Đông Dương. Câu 6. Hành động khiêu khích nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước, tiến công quân ta là hành động nào? A. Chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng, Hải Dương. B. Khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn. C. Gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự ở Hà Nội. D. Pháp tiến đánh các vùng tự do của ta ở Nam bộ và Nam Trung Bộ. Câu 7: Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là gì? A. Miền Bắc được giải phóng, đi lên CNXH. B. Đất nước bị chia cắt thành 2 miền, với 2 chế độ chính trị-xã hội khác nhau C. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ. D. Mĩ thay chân Pháp, thành lập chính quyền tay sai ở miền Nam. Câu 8. Hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là gì?
  2. A. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp nông dân. B. Không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp. C. Xác định động lực cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức. D. Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, bỏ qua TBCN, tiến thẳng lên con đường XHCN. Câu 9: Sự kiện nào dưới đây kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam (1945 - 1954)? A. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (7 - 1954). B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. C. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. D. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. Câu 10: Thực chất hành động phá hoại Hiệp định Pari của chính quyền Sài Gòn là A. Hỗ trợ cho “chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào. B. Thực hiện chiến lược phòng ngự “quét và giữ” C. Củng cố niềm tin cho binh lính Sài Gòn. D. Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Nich xơn. Câu 11. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới được gọi là A. Quá trình toàn cấu hóa.B. Quá trình công nghiệp hóa. C. Quá trình hiện đại hóa.D. Quá trình tư bản hóa. Câu 12: “Tôi thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ” câu nói trên là của nhân vật nào? A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.B. Huỳnh Thúc Kháng C. Phạm Văn Đồng.D. Vua Bảo Đại. Câu 13: Sự biệt cơ bản giữa Chiến tranh lạnh với Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng. B. Diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp về quân sự giữa Mĩ và Liên Xô. C. Gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại. D. Diễn ra dai dẳng, giằng co, không phân thắng bại. Câu 14. Tư tưởng nào ngày càng mất vai trò chi phối phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Độc lập, tự do.B. Trung quân, ái quốc, C. Vì nước, vì dân.D. Dân sinh, dân chủ. Câu 15. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì? A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc - Nam. B. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước
  3. C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Câu 16. Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng: A. Có nền công thương nghiệp phát triển. B. Ổn định và phát triển C. Phát triển nhanh chóng. D. Khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng Câu 17. Điều khoản nào trong Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 có lợi thực tế cho ta? A. Hai bên thực hiện hiện ngừng bắn ngay ờ Nam Bộ B. Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Trung hoa dân quốc C. Pháp công nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp. D. Pháp công nhận Việt Nam dân chủ cộng hoà là 1 quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp. Câu 18: Đế quốc Mĩ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với ý đồ: A. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. B. Phong tỏa các cảng Hải Phòng và các sông, luồng, lạch, vùng biển ở miền Bắc C. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam D. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri. Câu 19. Trong xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam cần đề ra chiến lược phát triển đất nước như thế nào? A. Tập trung phát triển kinh tế B. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. C. Tập trung ổn định tình hình chính trị. D. Mở rộng quan hệ ngoại giao. Câu 20. Âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được thể hiện trong chiến thuật A. “tìm diệt” và “chiếm đóng”. B. “trực thăng vận” và “thiết xa vận” C. dồn dân lập “ấp chiến lược”. D. “tìm diệt” và “bình định” vào “vùng đất thánh Việt cộng”. Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, SCAP đã thực hiện cải cách ruộng đất ở Nhật Bản như thế nào? A. Địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 ha ruộng đất, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.
  4. B. Chính phủ lấy toàn bộ ruộng đất của địa chủ, đất bỏ hoang chia cho nông dân. C. Địa chủ chỉ được giữ lại 3 ha ruộng đất, số còn lại chính phủ chia cho nông dân. D. Chính phủ lấy toàn bộ ruộng đất của địa chủ đem bán cho nông dân với giá rẻ. Câu 22: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là do A. Hậu quả của phong trào cách mạng thế giới 1918 -1923. B. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa. C. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 -1929. D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu. Câu 23: Để giải quyết nạn dốt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập A. Hũ gạo cứu đói. B. Ty bình dân học vụ. C. Nha bình dân học vụ. D. Cơ quan Giáo dục quốc gia. Câu 24. Mục tiêu đấu tranh trong thời kỳ cách mạng 1930- 1931 là gì? A. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày B. Chống đế quốc và phát xít Pháp - Nhật, đòi độc lập cho dân tộc. C. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. D. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Câu 25. Cho các sự kiện sau: 1. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. 2. Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng. 3. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian A. 3, 2, 1.B. 1, 3, 2.C.1, 2, 3. D. 3, 1, 2. Câu 26. Vì sao khi thành Hà Nội mất, Hoàng Diệu tự vẫn theo thành? A. Vì để bảo toàn khí tiết, không rơi vào tay giặc. B. Nối tiếp chí khí của cha ông. C. Để thể hiện lòng yêu nước, bất khuất. D. Vì lòng gan dạ, dũng cảm. Câu 27. Trước thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có các giai cấp cơ bản là A. công nhân và nông dân. B. địa chủ phong kiến, tư sản, nông dân. C. địa chủ phong kiến, nông dân và công nhân. D. địa chủ phong kiến và nông dân. Câu 28. Nội dung nào dưới đây thuộc về chủ trương của ta trong đông - xuân 1953 -1954?
  5. A. Tránh giao chiến ở miền Bắc với ta để chuẩn bị đàm phán, kết thúc chiến tranh. B. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong đông - xuân 1953-1954, buộc Pháp phải đàm phán kết thúc chiến tranh. C. Tập trung lực lượng tấn công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu. D. Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng, kết thúc chiến tranh trong danh dự. Câu 29. Một trong những thành công của Liên Xô trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 - những năm 70) là: A. Nước tiên phong thực hiện cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp. B. Là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Âu. C. Trở thành nước đi đâu trong các ngành công nghiệp mới như: công nghiệp điện hạt nhân, công nghiệp vũ trụ. D. Trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về vũ khí sinh học. Câu 30. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ là gì? A. Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”. B. “Chiến lược toàn cầu hoá”. C. “Chiến lược lấp chỗ trống”. D. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ. Câu 31. Nội dung đường lối đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: A. Thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế. B. Đổi mới lần lượt trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị văn hóa C. Thay đôi toàn bộ mục tiêu chiến lược. D. Thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới chính trị. Câu 32. Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “năm châu Phi”? A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập. B. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. C. Châu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất. D. Phi bắt đầu được gọi là “Lục địa mới trỗi dậy”. Câu 33. Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác? A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922) B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922). C. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926) D. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8 - 1925). Câu 34. Cho các sự kiện sau: 1. Chiến thắng Vạn Tường. 2. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
  6. 3. Hiệp định Pa-ri được kí kết. 4. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Sắp xếp theo thứ tự đúng về thời gian. A. 1, 2, 3, 4.B. 2, 4, 1, 3.C. 1, 3, 2, 4.D. 1, 4, 2, 3. Câu 35. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những sau Chiến tranh thế giới thứ II? A. Là một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng. B. Là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thẳng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa. C. Là một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. D. Là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận. Câu 36. Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập nên sau cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là gì? A. Các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. B. Nhà nước dân chủ nhân dân. C. Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân. D. Chính phủ lâm thời. Câu 37. Sự sáng tạo và linh hoạt của Đảng khi đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam thể hiện ở chỗ A. Quyết định chuyển sang tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. B. Tranh thủ thời cơ, tiến công thần tốc để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân. C. Đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm. D. Quyết định giải phóng miền Nam trước tháng 5 năm 1975. Câu 38. Hậu quả bao trùm về mặt xã hội ở Việt Nam, mà cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra trong những năm 1929 - 1933 là gì? A. Nhiều công nhân, viên chức bị sa thải, thợ thủ công thất nghiệp. B. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động C. Số đông tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. D. Nông dân phải chịu thuế cao, lãi nặng, bị mất ruộng đất, cuộc sống bần cùng. Câu 39. Từ sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX để lại bài học kinh nghiệm gì? A. Vai trò lãnh đạo của lực lượng cách mạng tiên tiến. B. Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị. C. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ bên ngoài. D. Phát huy sự đoàn kết của toàn dân tộc.
  7. Câu 40. Tình hình Tây Âu trong những năm 1945 - 1950 như thế nào? A. Là thời kì đầy khó khăn của chủ nghĩa tư bản Tây Âu trước những biến động to lớn về kinh tế - tài chính do cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra. B. Trên cơ sở nền kinh tể phát triển mạnh mẽ, các nước Tây Âu tập trung củng cố nền chính trị, đấu tranh nhằm hạn chế sự bành trướng thế lực của Mĩ ở châu Âu. C. Là thời kì Tây Âu tập trung ổn định chính trị, phục hồi kinh tế. D. Là thời kì Tây Âu đạt được sự ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng khá. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A C D B C C B B A D A D B B C D B D A D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A C C A B A D C C D A B D D C A B B A C