Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử 12 - Ôn luyện đề thi mẫu - Đề 15 (Có đáp án)

doc 8 trang minhtam 02/11/2022 3580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử 12 - Ôn luyện đề thi mẫu - Đề 15 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_2019_mon_lich_su_12_on_luyen_de_thi.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử 12 - Ôn luyện đề thi mẫu - Đề 15 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 15 Câu 1. Hiệu lệnh chiến đấu trong toàn thủ đô Hà Nội, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc là gì? A. Nhà máy nước Hà Nội ngừng hoạt động. B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được phát trên đài phát thanh C. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, Hà Nội mất điện. D. Quân dân Hà Nội phá nhà máy xe lửa. Câu 2. Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873? A. Chính sách “cấm và sát đạo” của nhà Nguyễn. B. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn C. Giải quyết vụ Đuy- puy. D. Triều đình Nguyễn vi phạm hiệp ước 1862. Câu 3. Đội Việt Nam giải phóng quân ra đời là sự hợp nhất của: A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân. B. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội du kích Bắc Sơn. C. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và du kích Ba Tơ. D. Cứu quốc quân với du kích Ba Tơ. Câu 4. Cuộc vận động yêu nước do các sĩ phu thức thời khởi xướng đầu thế kỉ XX đi theo khuynh hướng nào? A. Xã hội chủ nghĩa. B. Dân chủ tư sản. C. Phong kiến. D. Vô sản. Câu 5. Mốc đánh dấu bước chuyển từ cộng đồng Châu Âu (EC) sang liên minh Châu Âu (EU) là sự kiện nào? A. Kí hiệp ước Max-trích (1991). B. Kí hiệp ước Hen-xin-ki (1975). C. Kết nạp thêm 10 nước Đông Âu. D. Đồng tiền EURO được phát hành (1999). Câu 6. Theo quy định của Hiến pháp năm 1947, về bản chất Nhật Bản là nước theo thể chế nào? A. Cộng hòa nghị viện.B. Dân chủ đại nghị tư sản. C. Quân chủ lập hiến.D. Cộng hòa. Câu 7. Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương? A. Quy mô trong cả nước, trình độ tổ chức cao, kéo dài hơn 10 năm, gây cho Pháp nhiều tổn thất.
  2. B. Khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương, buộc Pháp chuyển sang “dùng người Việt đánh người Việt”. C. Khởi nghĩa có quy mô rộng lớn, tổ chức chặt chẽ, kéo dài hơn 10 năm, gây cho Pháp nhiều tổn thất. D. Nghĩa quân có quy mô rộng lớn, sự chuẩn bị chu đáo về tổ chức, có trận đánh lớn gây cho Pháp nhiều khó khăn. Câu 8. Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 được Đảng ta xác định tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. B. Nhật vào Đông Dương đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp. C. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. D. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đông minh vào Đông Dương. Câu 9. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất thành lập Liên hợp Quốc tại Hội nghị nào? A. Hội nghị Tê-hê-ran - Iran (2/1943). B. Hội nghị Ianta - Liên Xô (2/1945). C. Hội nghị Pôtxđam - Đức (7/8/1945). D. Hội nghị Xanphơranxicô - Mĩ (4/6/1945). Câu 10. Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoàn nhân nhượng Pháp? A. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù. B. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn. C. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ. D. Vì Pháp và Trung hoa dân quốc đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta. Câu 11. Hạn chế lớn nhất trong công cuộc cải tổ của Liên Xô và các nước Đông Âu cuối những năm 80 của thế kỉ XX là gì? A. Thiếu dân chủ, công khai và đàn áp nhân dân biểu tình. B. Chỉ lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, không coi trọng cải tổ bộ máy nhà nước C. Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, gần gũi với phương Tây. D. Thực hiện đa nguyên đa đảng (cho phép nhiều đảng phái cùng tham gia hoạt động). Câu 12. Điểm tương đồng trong các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961-1975) là gì? A. Sử dụng quân Mĩ và quân chư hầu làm lực lượng nòng cốt, kết hợp với cố vấn quân sự và cơ sở vật chất của Mĩ. B. Thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam và nằm trong “chiến lược toàn cầu” của
  3. Mĩ. C. Sử dụng quân đội sài Gòn làm lực lượng chủ đạo trên chiến trường kết hợp với cố vấn quân sự và cơ sở vật chất của Mĩ. D. Thực hiện âm mưu dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam. Câu 13. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga giải quyết nhiệm vụ chính là: A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. B. Lật đổ chế độ Nga hoàng. C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Thành lập chỉnh quyền tư sản. Câu 14. Nơi nào diễn ra trận chiến giằng co và ác liệt nhất trong chiến Điện Biên Phủ? A. Đồi Al, Cl.B. Sân bay Mường Thanh, C. Sở chỉ huy Đờ Cat-xtơri.D. Cứ điểm Him Lam. Câu 15. Trong các khó khăn mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì khó khăn nào là chính yếu nhất? A. Khó khăn về tài chính. B. Các thế lực ngoại xâm. C. Nạn đói, nạn dốt. D. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách. Câu 16. Thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là: A. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế. B. Sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập C. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới. D. Sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ. Câu 17. Điểm tương đồng về mặt nội dung giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là gì? A. Là văn bản mang tính pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền tự do cơ bản của nhân dân Việt Nam. B. Hiệp định có sự tham gia của năm cường quốc trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc C. Thỏa thuận các bên ngừng bắn để thực hiện chuyển quân, tập kết và chuyển giao khu vực. D. Các nước đều cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Câu 18. Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc? A. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có quan hệ mật thiết với chủ nghĩa thực dân. B. Chế độ phân biệt chủng tộc do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng
  4. C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là con đẻ của chủ nghĩa thực dân. D. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. Câu 19. Điền thêm từ còn thiếu trong câu nói sau của Nguyễn Ái Quốc: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường ” A. Cách mạng vô sản.B. Cách mạng thuộc địa. C. Cách mạng Xã hội chủ nghĩa.D. Cách mạng tư sản. Câu 20. Trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi: A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể. B. Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động. C. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. D. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Câu 21. “Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa ”. Đó là Nghị quyết nào của Đảng ta? A. Nghị quyết của Bộ chính trị ngày 25-03-1975. B. Hội nghị Bộ chính trị (30-9 đến 7-10-1974). C. Hội nghị Bộ chính trị mở rộng họp từ 8-12-1974 đến 8-01-1975. D. Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng (7-1973). Câu 22. “Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát tiến quân ca lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở đâu? A. Bắc Giang, Hải Dương (18-8-1945). B. Hà Nội (19-8-1945). C. Huế (23-8-1945). D. Sài Gòn (25-8-1945). Câu 23. Sự kiện nào chứng minh cuộc chiến đấu chống Mĩ xâm lược của nhân dân Việt Nam được nhân dân Mĩ phản đối? A. Từ 1969-1973, những cuộc đấu tranh của người da màu diễn ra mạnh mẽ. B. Phong trào chống chiến tranh của nhân dân Mĩ diễn ra sôi nổi làm cho nước Mĩ chia rẽ. C. Năm 1967, cuộc biểu tình phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ thu hút 47000 người tham gia và không ngừng tăng lên vào những năm sau đó. D. Chị Raymôngđiêng nằm trên đường ray xe lửa chặn đoàn tàu chở vũ khí sang Việt Nam Câu 24. Tháng 6 - 1940, tại Pháp diễn ra sự kiện nào ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Việt Nam? A. Đức chiếm đóng 3/4 lãnh thổ nước Pháp.
  5. B. Chính phủ tự trị thành lập do Pêtanh đứng đầu làm tay sai cho phát xít Đức. C. Lực lượng kháng chiến Pháp hình hành. D. Đức tiến công và chiếm 3/4 lãnh thổ nước Pháp, Chính phủ Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức. Câu 25. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931? A. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. B. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến. D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân. Câu 26. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các yếu tố: A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh. B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước. Câu 27. Ý nào dưới đây không đúng khi nói đến âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ? A. Cứu nguy cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam. B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào Miền Nam. C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước. D. Phá hoại tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Câu 28. Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất để lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc Chiến tranh lạnh là gì? A. Khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa hai phe - phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. B. Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu. C. Xuất hiện các cuộc chiến tranh cục bộ ở nhiều khu vực như Đông Nam Á, Triều Tiên D. Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới. Câu 29. Vì sao phong trào Đông du tan rã (1908)? A. Phụ huynh đòi đưa con em về nước trước thời hạn. B.Đã hết thời gian đào tạo, học sinh phải về nước. C. Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả Phan Bội Châu.
  6. D. Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nước. Câu 30. Tính đển năm 1964, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ. Điều này chứng tỏ: A. Xương sống của “chiến tranh đặc biệt” bị phả sản về cơ bản. B. Địa bàn giải phóng được mở rộng. C. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ phá sản. D. Phong trào đấu tranh binh vận phát triển ở miền Nam. Câu 31. Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945¬1975) cho thấy ranh giới giữa tiền tuyến và hậu phương của chiến tranh nhân dân: A. Chỉ là tương đối. B. Phân biệt rạch ròi. C. Có mối quan hệ hữu cơ và biện chứng. D. Luôn tồn tại độc lập với nhau. Câu 32. Cho các dữ liệu sau: 1. Hội nghị lần thứ 24 của Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. 2. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn. 3. Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội. Sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian thể hiện quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước. A. 1, 2, 3.B. 2, 1, 3.C. 2, 3, 1.D. 3, 2, 1. Câu 33. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế ki XIX – đầu thế kỉ XX? A. Mang tính tự phát. B. Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh. C. Lực lượng quân Pháp ở Đông Dương rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào. D. Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh Câu 34. Điểm giống nhau trong phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kì trước và sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 là gì? A. Qui tụ thành những trung tâm lớn. B. Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. C. Bị triều đình nhà Nguyễn ngăn cấm, cản trở. D. Phong trào lẻ tẻ, thiếu tổ chức. Câu 35. Đảng chủ trương thực hiện phương pháp đấu tranh trong những năm 1936 - 1939 là:
  7. A. Đấu tranh vũ trang là chính, kết hợp với đẩy mạnh đẩu tranh chính trị. B. Đẩy mạnh đấu tranh nghị trường để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của các lực lượng vũ trang C. Đấu tranh chính trị bằng lực lượng quần chúng là chủ yếu, hạn chế đấu tranh bạo lực. D. Kết hợp các hình thức đấu tranh công khai, bí mật, hợp pháp, bất hợp pháp. Câu 36. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”? A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 C. Hiệp định Paris về Việt Nam được kí kết năm 1973. D. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Câu 37. Ý nào phản ảnh đúng và đầy đủ về quan điểm đổi mới của Đảng ta? A. Đổi mới về kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị - xã hội. B. Đổi mới để khắc phục những khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng C. Đổi mới về kinh tể, chính trị và văn hóa - xã hội. D. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế. Câu 38. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là A. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong tháng 9 và 10/1930 dẫn đến sự ra đời của các Xô viết. B. Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930 diễn ra trên phạm vi cả nước, thể hiện rõ tinh thần quốc tế vô sản. C. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh – Bến Thủy hưởng ứng ngày Quốc tế chống chiến tranh 1/8/1930 D. Ngày 22/2/1930, cờ đỏ búa liềm được treo ở một số đường phố tại Hà Nội. Câu 39. Vì sao nói: Thắng lợi của quân và dân miền Bắc trong việc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mĩ (18/12-29/12/1972) là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”? A. Vì máy bay bị bắn rơi nhiều nhất ở bầu trời Điện Biên Phủ. B. Vì chiến dịch đánh trả máy bay mang tên “Điện Biên Phủ trên không”. C. Vì tầm vóc chiến thắng của quân dân miền Bắc nên thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”. D. Vì cuộc chiến đấu xảy ra trên bầu trời Điện Biên Phủ. Câu 40. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á? A. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam bước vào giai đoạn kết thúc.
  8. B. Xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế có hiệu quả. C. Các quốc gia cần hợp tác phát triển kinh tế sau khi giành được độc lập. D. Nhu cầu hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C C A B A B C D B D D B B A B C D D A D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A B B D C B A D C A C A C B D C D A C A