Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử 12 - Ôn luyện đề thi mẫu - Đề 13 (Có đáp án)

doc 7 trang minhtam 02/11/2022 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử 12 - Ôn luyện đề thi mẫu - Đề 13 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_2019_mon_lich_su_12_on_luyen_de_thi.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử 12 - Ôn luyện đề thi mẫu - Đề 13 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 13 Câu 1. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” là tinh thẩn và khí thế của ta trong Chiến dịch nào? A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh. B. Chiến dịch Hồ Chi Minh C. Chiến dịch Tây nguyên. D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Câu 2. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là: A. Chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc. B. Không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít. C. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân. D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Câu 3. Chính quyền cách mạng đầu tiên có sự tham gia của liên minh công nông là: A. Chính quyền cách mạng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. Chính quyền cách mạng ờ miền Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954). C. Chính quyền cách mạng sau Cách mạng tháng Tám 1945. D. Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh. Câu 4. Quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương lần đầu tiên được một Hội nghị quốc tế ghi nhận là tại: A. Hội nghị Pốtxđam năm 1945.B. Hội nghị Pari năm 1973. C. Hội nghị Giơnevơ năm 1954.D. Hội nghị Ianta năm 1945. Câu 5. Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây cho phù hợp với diễn biến chính của phong trào Cần Vương? 1. Vua Hàm Nghi bị bắt và lưu đày ở An-giê-ri. 2. Chiếu Cần Vương được ban bố lần đầu tại sơn phòng Tân Sở. 3. Cuộc tấn công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. 4. Tiếng súng kháng chiến đã im lặng trên núi Vụ Quang. A. 2-1-3-4.B. 3-4-1-2.C. 2-3-4-1.D. 3- 2- 1- 4. Câu 6. Những cải cách ở Xiêm (Thái Lan) từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo khuôn mẫu từ: A. Các nước phương Tây.B. Trung Quốc. C. Tự xây dựng. D. Các nước phương Đông. Câu 7. Sau cách mạng tháng tám năm 1945, để giải quyết căn bản nạn đói. Đảng và nhân dân ta đã thực hiện biện pháp có tính chất hàng đầu và lâu dài nào?
  2. A. Quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước. B. Nghiêm trị những người dầu cơ, tích trữ gạo. C. Phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”, “hũ gạo cứu đói” D. Kêu gọi “tăng gia sản xuất! tăng gia sản xuất ngay! tăng gia sản xuất nữa!”. Câu 8. Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp đó là đặc điểm của giai cấp nào? A. Tầng lớp tư sản dân tộc.B. Giai cấp địa chủ phong kiến, C. Giai cấp tư sản.D. Tầng lớp tư sản mại bản. Câu 9. Với chủ trương bảo vệ hòa bình thế giới, giúp đỡ các nước chủ nghĩa xã hội và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, Liên Xô trở thành: A. Thành trì của nền hòa bình và phong trào cách mạng thế giới. B. Thành trì hệ thống chủ nghĩa xã hội. C. Thủ lĩnh của phe xã hội chủ nghĩa. D. Anh cả của hệ thống chủ nghĩa xã hội. Câu 10. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), hình thức hoạt động chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội là A. Bạo động, ám sát những tên thực dân đầu sỏ. B. Hô hào cải cách văn hóa, xã hội. C. Đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao đòi độc lập. D. Kết hợp đấu tranh vũ trang với chính trị. Câu 11. Sau 20 năm cải cách, mở cửa (1979-1999) nền kinh tế Trung Quốc như thế nào? A. Phát triển nhanh chóng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. B. Không ổn định và bị chững lại. C. Bị cạnh tranh gay gắt. D. Ổn định và phát triển mạnh. Câu 12. Tác động mạnh mẽ nhất của chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, đó là A.Chủ nghĩa Mac - Lenin phát triển, là cơ sở nòng cốt cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. B. Phong trào công nhân bước đầu chuyển từ đấu tranh “tự phát” sang đấu tranh “tự giác” C. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ trở thành nòng cốt trong phong trào giải phóng dân tộc. D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên xây dựng được cơ sở khắp cả nước và cả hải ngoại. Câu 13. Cho các sự kiện liên quan đến phong trào cách mạng 1930- 1931:
  3. 1. Cuộc biểu tình của nhân dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). 2. Cờ đỏ búa liềm được treo ở một số nơi trên đường phố Hà Nội. 3. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian. A. 3, 1, 2.B. 2, 1, 3.C. 2, 3, 1.D. 1, 2, 3. Câu 14. Chiến dịch nào của ta trong kháng chiến chống Pháp đã làm phá sản kế hoạch Rơve? A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. B. Chiến dịch Tây Bắc 1952. C. Chiến dịch Biên Giới thu - đông 1950. D. Chiến dịch Hòa Bình 1951 - 1952. Câu 15. Vai trò của các nước trong thế giới thứ ba đã góp một phần trong sự phát triển kinh tế ở Tây Âu từ năm 1950 - 1973 như thế nào? A. Nơi cung cấp nguyên liệu rẻ tiền cho các nước Tây Âu. B. Nơi thí điểm các mặt hàng của các nước Tây Âu. C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước Tây Âu. D. Nơi cung cấp nguồn nhân công rẻ mạt cho các nước Tây Âu. Câu 16. Ý nghĩa của chiến thắng Xtalingrat ngày 2/2/1943 là: A. Tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh thế giới, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên khắp các mặt trận. B. Lực lượng của phe bị quét sạch khỏi Châu Âu. C. Buộc Mĩ và Anh phải mở “Mặt trận thứ hai”, đổ bộ lên đất Pháp. D. Đất nước Liên Xô hoàn toàn được giải phóng khỏi phát xít Đức. Câu 17. Đội du kích đầu tiên của cách mạng Việt Nam có tên gọi là gì? A. Đội du kích Đình Bảng.B. Đội du kích Võ Nhai, C. Đội du kích Ba Tơ.D. Đội du kích Bắc Sơn. Câu 18. Khó khăn, yếu kém trong công cuộc đổi mới những năm 1986 - 1990 là: A. Chưa có mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị cao. B. Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát cao, hiệu quả kinh tế thấp C. Năm 1988 nước ta còn phải nhập khẩu 45 vạn tấn gạo. D. Hàng tiêu dùng tuy dồi dào, đa dạng nhưng việc lưu thông còn gặp những khó khăn. Câu 19. Sự kiện nào dưới đây kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam (1945 - 1954)? A. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. B. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
  4. D. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (7 - 1954). Câu 20. Hệ quả bao trùm nhất của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là gì? A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu du nhập vào Việt Nam. B. Hàng loạt nông dân mất ruộng đất, đời sống trở nên bần cùng C. Nền kinh tế công nghiệp ở nước ta có bước phát triển hơn trước. D. Phương thức bóc lột phong kiến vẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Câu 21. Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” có đoạn: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới.” Đoạn trích trên thể hiện nội dung gì? A. Khẳng định cuộc kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi. B. Kêu gọi toàn dân Việt Nam đứng lên kháng chiến. C. Giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc. D. Nêu cao quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta. Câu 22. Trong nội dung Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Pháp đã công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là quốc gia: A. Độc lập.B. Tự do.C. Tự trị.D. Dân chủ. Câu 23. Thắng lợi quân sự nào tác động trực tiếp buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam? A. Trận Vạn Tường (1965) ở miền Nam và “Điện Biên Phủ trên không” (1972) ở miền Bắc. B. Miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1968) và lần thứ hai (1972) của Mĩ. C. Tiến công chiến lược (1972) ở miền Nam và trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972). D. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) và trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) Câu 24. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, sau khi tiêu diệt phát xít Đức, Liên Xô sẽ: A. Cùng với đồng minh hàn gắn lại hậu quả của chiến tranh. B. Tham chiến chống Nhật ở châu Á. C. Khôi phục lại trật tự thế giới mới. D. Hình thành liên minh với Mĩ chống Nhật. Câu 25. Cho các sự kiện sau 1. Ta mở màn chiến địch Tây Nguyên, tấn công vào Buôn Mê Thuật.
  5. 2. Bộ chính trị đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. 3. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta. 4. Giải phóng Đường 14 và toàn bộ thị xã Phước Long. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian. A. 1, 2, 4, 3.B. 3, 4, 2, 1.C.4, 2, 3, 1 D. 4, 2, 1, 3. Câu 26. Điền từ còn thiếu trong câu nói sau của Ngoại trưởng Đa-lét (Mĩ): Từ nay về sau, vấn đề bức thiết không phải là than tiếc dĩ vãng, mà là lợi dụng thời cơ để việc thất thủ Bắc Việt Nam không mở đường cho bành trướng ở Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương” A. Chủ nghĩa cộng sản.B. Cách mạng giải phóng dân tộc. C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.D. Chủ nghĩa xã hội. Câu 27. Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong những năm 1965-1968 là: A. Chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ. B. Đảm bảo giao thông vận tải thường xuyên thông suốt, phục vụ sản xuất và chiến đấu. C. Hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam. D. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn. Câu 28. Khái quát khoa học - kĩ thuật của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Không phát triển. B. Không chú trọng phát minh khoa học kĩ thuật. C. Mỹ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu. D. Chỉ có những phát minh nhỏ. Câu 29. Sau 5 tháng tấn công Đà Nẵng, thực dân Pháp nhận được kết quả như thế nào? A. Pháp bị sa lầy tại Đà Nẵng, chuyển hướng tấn công Gia Định. B. Pháp bỏ Đà Nẵng, tấn công lên kinh thành Huế. C. Pháp chiếm được Đà Nẵng. D. Pháp bị thất bại nặng nề, rút quân về nước. Câu 30. Hãy sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trinh tự thời gian. 1. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. 2. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho). 3. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản. 4. Trung ương Cục miền Nam ra đời. A. 4, 2, 1, 3.B.1, 4, 2, 3.C.1, 2, 4, 3.D. 4, 2, 1, 3. Câu 31. “Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục”. Câu nói đó thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám?
  6. A. Thời cơ chủ quan thuận lợi. B. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu. C. Thời cơ khách quan thuận lợi. D. Cách mạng tháng Tám đã thành công. Câu 32. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? A. Khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa hai phe - phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. B. Đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới C. Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thê giới mới. D. Đánh dấu cuộc chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu. Câu 33. Nguyên nhân chủ quan buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh là A. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc. B. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành đôi thủ của Mĩ. C. Cuộc chạy đua vũ trang làm cho 2 nước quá tốn kém và suy giảm thế mạnh của họ trên nhiều mặt. D. Sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước công nghiệp mới. Câu 34. Người ta lấy năm 1917 là mốc mở đầu cho lịch sử thế giới hiện đại vì A. Phát xít Đức, Áo, Hung, I-ta-li-a bị tiêu diệt. B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, mở ra một thời kì mới cho lịch sử nhân loại - thời kì xã hội chủ nghĩa. C. Tháng 4/1917 Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất làm thay đổi cục diện của cuộc chiến tranh. D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước vào giai đoạn kết thúc. Câu 35. Thuận lợi cơ bản nhất của miền Nam nước ta trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 là gì? A. Mĩ rút hết quân đội về nước. B. Được các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ, giúp đỡ. C. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ sụp đổ. D. Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh đã cổ vũ cách mạng nước ta. Câu 36. Đâu là biểu hiện không phải của xu thế toàn cầu hóa? A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế. B. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế. C. Việc duy trì sự liên minh Mĩ - Nhật. D. Sự ra đời của liên minh Châu Âu EU. Câu 37. “Chiến tranh cục bộ” khác “Chiến tranh đặc biệt” ở điểm nào?
  7. A. “Chiến tranh cục bộ” là hình thức chiến tranh chủ nghĩa thực dân mới. B. “Chiến tranh cục bộ” là hình thức chiến tranh chủ nghĩa thực dân. C. “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành dưới sự chỉ đạo của hệ thống cố vấn Mỹ, bằng phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ. D. “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân chủ lực Mỹ, quân chư hầu và cả quân ngụy. Câu 38. Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là: A. Đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp. B. Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng về đánh Pháp C. Đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp. D. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật, cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp. Câu 39. Đại hội nào dưới đây được xem là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”? A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9 - 1960). B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3 - 1935). C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951). D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12 - 1976). Câu 40. Nguyên nhân chính nào giúp Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho chi phí quốc phòng? A. Nhật nằm trong vùng thường xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần. B. Tài nguyên khoáng sản không nhiều, nợ nước ngoài do bồi thường chi phí chiến tranh C. Dân cư đông không thích hợp đầu tư nhiều vào quốc phòng. D. Nhật nằm trong “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B B D C D A D A A A A C B C A A D B D A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 C B D B B D D C A B C B C B C C D A C D