Đề thi THPT Quốc gia chuẩn cấu trúc Bộ Giáo dục & Đào tạo môn Lịch sử - Đề số 2 (Có đáp án)

doc 10 trang minhtam 02/11/2022 4500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi THPT Quốc gia chuẩn cấu trúc Bộ Giáo dục & Đào tạo môn Lịch sử - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thpt_quoc_gia_chuan_cau_truc_bo_giao_duc_dao_tao_de_s.doc

Nội dung text: Đề thi THPT Quốc gia chuẩn cấu trúc Bộ Giáo dục & Đào tạo môn Lịch sử - Đề số 2 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 2 Môn: Lịch sử Đề thi gồm 6 Thời gian làm bài: 50 phút trang Câu 1: Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa Cách mạng tư sản Anh và Cách mạng tư sản pháp thời kì cận đại là gì? A. Nguyên nhân trực tiếp xoay quanh vấn đề tài chính. B. Xã hội phân chia thành các đẳng cấp. C. Đều có sự xâm nhập kinh tế TBCN vào nông nghiệp. D. Đều do quý tộc mới lãnh đạo. Câu 2: Biểu hiện nào sau không thuộc giai đoạn phát triển của xã hội phong kiến phương Đông? A. Hình thành quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh. B. Vua chuyên chế tăng them quyền lực, trở thành hoàng đế (hoặc đại vương). C. Các vương quốc được thông nhất rộng hơn, chặt chẽ hơn. D. Sự hành thành các lãnh địa với quyền lức to lớn của lãnh chúa. Câu 3: Dưới thời kì Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tư tưởng nào vào nước ra? A. Nho giáoB. Đạo giáoC. Phật giáoD. Thiên Chúa giáo. Câu 4: Sắp xếp thứ tự the thời gian các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta trong các thế kỉ X – XV: 1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. 2. Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần. 3. Kháng chiến chống Tống thời Lí. 4. Khởi nghĩa Lam Sơn. A.1, 2, 3, 4B. 2, 3, 4, 1C. 1, 3, 2, 4D. 3, 2, 4, 1 Câu 5: Tại sao trong cùng bối cảnh lịch sử sau nửa thế kỉ XIX, ở Nhật Bản cải cách thành công nhưng ở Việt Nam, Trung Quốc lại thất bại? A. Thế lực phong kiến còn mạnh không muốn cải cách. B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế. C. Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền lực trong tay, là người có tư tưởng dân chủ tiến bộ. D. Quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì. Câu 6: Cuốc Duy tân Minh Trị tiến hành trên những lĩnh vực A. Chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. B. Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. C. Kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự. D. Kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục. Câu 7: Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ là A. Đảng Quốc đạiB. Đảng Đồng minh hộiC. Đảng Dân chủD. Đảng Cộng sản 1
  2. Câu 8: Hiệp ước Hácmăng (1983) và Patơnốt (1984) mà triều đình Huế kí với Pháp đều thể hiện A. Sự nhu nhược của triều đình Huế, không dám cùng nhân dân đứng lên chống Pháp. B. Sự bán nước của triều đình Huế. C. Sự chấp nhận cho pháp cai quản từ Khánh Hòa tới đèo Ngang. D. Sự nhu nhược của triều đình Huế giữa lúc đất nước bị giặc ngoại xâm. Câu 9: Những chính sách của triều đình nhà Nguyễn vào giữa thế kỉ XIX đã A. Làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy giảm. B. Trở thành nguyên nhân sâu xa để Việt Nam bị xâm lược. C. Làm cho Việt Nam bị lệ thuộc vào các nước phương Tây. D. Đặt Việt Nam vào thế đối đầu với tất cả các thước tư bản. Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là A. Triều đình phong kiến đã đầu hang hoàn toàn thực dân Pháp: B. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến , có đủ năng lực ãnh đạo phong trào. C. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. D. Nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Câu 11: Đặc điểm của phong trào Cần vương A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến. B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân. Câu 12: So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế(1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là A. Mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia. B. Không bị chi phối cảu chiến Cần vương. C. Hình thức, phương pháp đấu tranh. D. Đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào. Câu 13: Tại sao gọi là “Trật tự hai cực Ianta”? A. Liên Xô và Mĩ phân chia phạm vi ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở châu Âu, châu Á. B. Mĩ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe TBCN và XHCN. C. Thế giới đã xảy ra nhiều xung đột và căng thẳng. D. Trật tự này đã được hình thành bởi các cường quốc tại Ianta. Câu 14: Chủ nghĩa xã hội đã vượt qua khuôn khổ một nước và trở thành hệ thống thế giới với thắng lợi của A. Cách mạng Cuba với sự thành lập nước cộng hòa Cuba (1959). B. Các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. C. Cách mạng Trung Quốc với sự ra đời của nước CỘng hòa nhân dân Trung Hoa (1949). D. Cách mạng Việt Nam với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945). Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Trung Quốc đã A. Tiếp tục hoàn thành các mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đi lên xây dựng CNXH. 2
  3. B. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. Bước đầu tiến lên xây dựng CNXH. D. Tiến ên xây dựng chế độ TBCN. Câu 16: Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ Latinh là A. Phong trào đấu trnah giành độc lập đưa đến sự ra đời của hang loạt các quốc gia XHCN. B. Sau khi giành độc lập các nước Mĩ Latinh bước vào thời kì khôi phục kinh tế. C. Các nước Mĩ Latinh tiếp tục đương đầu với chính sách xâm lược của thực dân Anh. D. Hầu hết các nước Mĩ Latinh đều giành độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX. Câu 17: “Chiêu bài” Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác được đề ra trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” là A. Tự do tín ngưỡngB. Ủng hộ độc lập dâ tộc C. Thúc đẩy dân chủD. Chống chủ nghĩa khủng bố Câu 18: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu là A.”Hiệp định và những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức”. B. Định ước Henxinki năm 1975. C.”Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa” (ABM). D.”Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược” (SALT – 1). Câu 19: Nhận xét nào đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh? A. Trật tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”. B. Trật tự hai cực Ianta tiếp tục được duy trì. C. Thế giới phát triển theo xu thế một cực nhiều trung tâm. D. Mĩ vượn lên trở thành một cực duy nhất. Câu 20: Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? A. Đánh dấu cuốc Chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu. B. Đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. C. Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới. D. Khoét sâu them mâu thuẫn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Câu 21: Ý nghĩa then chốt của cuộc các mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì? A. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất. B. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ. C. Đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Câu 22: Báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng nào? A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Đông Dương Cộng sản đảng. C. An Nam Cộng sản đảng. 3
  4. D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Câu 23: Công lao lớn đầu tiên của Nguyễn Ái quốc đối với Cách mạng Việt Nam là gì? A. Ra đi tìm đường cứ nước. B. Tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. C. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về nước để thức tỉnh đồng bào. D. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 24: Tổ chức cách mạng nào là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Tân Việt Cách mạng đảngC. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên C. Việt Nam Quốc dân đảngD. Đảng Lập hiến Câu 25: Phong trào “vô sản hóa” (1928) có tác dụng gì? A. Tăng cường số lượng công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ. B. Nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành nòng cốt của phong trào đấu tranh trong nước. C. Thúc đẩy cuộc đấy tranh của nông dân, tiểu tư sản và công nhân. D. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 26: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là A. “Độc lập dân tộc” và “Cơm áo hòa bình”. B. ”Giải phóng dân tộc” và “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian”. C. ”Chống đế quốc” và “Chống phát xít, chống chiến tranh”. D. ”Tự do dân chủ” và “Ruộng đất dân cày”. Câu 27: Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Nghệ - Tĩnh là gì? A. Khởi nghĩa vũ trang. B. Mít tinh, biểu tình đòi chính quyền thực dân trao trả độc lập. C. Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tấn công vào chính quyền địa phương thành lập chính quyền công – nông. D. Xuất bản sách báo tiến bộ tố cáo tội ác của thực dân, phong kiến. Câu 28: Điểm khác nhau trong một số luận điểm cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930) với Cương lĩnh chính trị đầu tiên là gì? A. Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, về lực lượng cách mạng. B. Về đường lối chiến lược cách mạng. C. Về giai cấp lãnh đạo cách mạng. D. Về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Câu 29: Hãy xác định hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 – 1939? A. Bí mật, bất hợp pháp. B. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. C. Đấu tranh nghị trường là chủ yếu. D. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai. Câu 30: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945 là 4
  5. A. Chống đế quốc giải phóng dân tộc. B. Chống phản động thuộc địa, thực hiên dân sinh, dân chủ. C. Chống phát xít góp phần giữ gìn an ninh thế giới. D. Chống phong kiến để chia ruộng đất cho dân cày. Câu 31: Âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta? A. Chiến dịch Việt bắc thu – đông năm 1947. B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. C. Chiến cuộc đông – xuân 1953 – 1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 32: Khó khăn mới đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta vào cuối năm 1949 đầu năm 1950 là gì? A. Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. B. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến hành trong điều kiện hoàn toàn tự lực cách sinh. C. Pháp đẩy mạnh xây dựng quân đội tay sai và thành lập chính quyền bù nhìn. D. Tương quan lực lượng giữa ta và địch chênh lệch theo chiều hướng có lợi cho Pháp và bất lợi cho ta. Câu 33: Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 vó điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947? A. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô lớn của quân đội ta. B. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do ta chủ động mở. C. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta. D. Là chiến dịch có sự phối hội giữa chiến trường chính và chiến trường cả nước. Câu 34: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1945) có ý nghĩa ra sao? A. Được gọi là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. B. Được coi là “Đại hội kháng chiến – kiến quốc”. C. Hoàn thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. D. Đánh dấu giai đoạn Đảng công khai lãnh đạo cuộc khánh chiến Câu 35: Trong thời kì 1954 – 1975, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. ”Đồng khởi”C. Chiến thắng Ấp Bắc C. Chiến thắng Vạn TườngD. Chiến thắng Bình Giã Câu 36: Điểm khác biệt về quy mô giữa “Chiến tranh đặc biệt” với “Chiến tranh cục bộ” A. Chỉ diễn ra ở miền NamB. Diễn ra ở cả miền Nam và miền Bắc C. Diễn ra trên toàn Đông DươngD. Chỉ diễn ra ở khu vực Đông Nam Bộ Câu 37: Sự khác biệt về phương hướng cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1959 – 1965 so với giai đoạn 1954 – 1959 là A. Kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. B. Đấu tranh chính trị là chủ yếu. C. Đấu tranh vũ trang là chủ yếu. 5
  6. D. Đấu tranh binh vận là chủ yếu. Câu 38: Căn cứ vào đâu ta quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968? A. Quân Mĩ suy yếu và có nguy cơ tan rã. B. Ta nhận định tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho ta, lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1968. C. Sự giúp đỡ về vật chất, phương tiện chiến tranh của Trung Quốc, Liên Xô. D. Quân đội Trung Quốc sang giúp đỡ ta đánh Mĩ. Câu 39: Hãy sắp xếp các sự kiện lịch sử theo thứ tự thời gian quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước: 1. Cuộc Tổng tuyền cử bầu cử Quốc hội khóa VI diễn ra trong cả nước. 2. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước. 3. Quốc hội khóa VI họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội. 4. Hội nghị hiệp thương chính chị tổ chức tại Sài Gòn, A. 1, 3, 2, 4B. 2, 3, 4, 1C. 2, 4, 1, 3 D. 3, 4, 2, 1 Câu 40: Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước 12/1986 là A. Tình trạng lạc hậu của các nước Đông Nam Á. B. Sự phát triển nhanh chóng của tổ chức ASEAN. C. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô. D. Cuộc khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế thế giới. 6
  7. ĐÁP ÁN VÀ GIẢI THÍCH Câu Hỏi Đáp Án Giải Thích 1 A Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ Cách mạng tư sản Anh xoay quanh vấn đề tài chính, Sác-lơ I triệu tập Quốc hội nhắm tang thuế. Cách mạng tư sản Pháp: trước sự khủng hoản trầm trọng của nền tài chính buộc Lu – I XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp nhằm đề suất vay tiền và ban hành thêm thuế. 2 D Sự hình thành các lãnh địa với quyền lực của lãnh chúa là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở phương Tây. 3 D SGK 10 trang 81 – Các triều đại phong kiến phương bắc truyền vá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán. 4 C Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 980 thế kỉ X) Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (năm 1258, 1285, 1287 – 1288 của thế kỉ XIII) Kháng chiến chống quân Tống thời Lí (năm 1077 thế kỉ XI) Khởi nghĩa Lam Sơn (cuối thế kỉ XIV) 5 C Trong cùng hoàn cảnh ở châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam đều có những đề xuất cải cách dân chủ tiến bộ cho đất nước. Tuy nhiên, duy chỉ có Nhật Bản thành công bởi cuộc cách tân ấy bắt đầu từ người đứng đầu đất nước và có thực quyền còn ở Việt Nam, Trung Quốc thì không. 6 A Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục giúp Nhật Bản không những thoát khỏi thân phận thuộc địa mà còn trở thành đế quốc ở châu Á. 7 A Cuối 1885, Đảng Quốc đại, chinh đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập – đánh dấu giai đoạn bước lên vũ đài chính trị của tư sản ở đây. 8 A Trong quá trình Pháp xâm lược, trái với tinh thần kháng chiến của nhân dân thì triều đình lại tỏ ra nhu nhược, có tư tưởng chủ hòa rồi đi đến đầu hàng từng bước với Pháp (Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hácmăng, Pa tơ nốt). Triều đình còn sợ dân hơn sợ Pháp nên không dám cùng nhân dân đoàn kết chống Pháp. 9 A Vì nhà Nguyễn đã có những chính sách sai lầm, báo thủ: thực hiện chính sách cấm đạo, giết đạo, “bế quan tỏa cảng” làm cho sức mạnh đất nước suy giảm (tiềm lực kinh tế, khối đại đoàn kết dân tộc). 10 B Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là do thiếu một lực lực xã hội tiên tiến có đủ năng lực lãnh đạo phong trào, đây cũng là điểm chung cho các phog trào sau này. Yêu cầu đặt ra phải có một lực lượng mới lãnh đạo – sau này là giai cấp công nhân. 11 A Đặc điểm của phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến. Bởi phong trào này được khởi xướng bởi Tôn Thất Thuyết thay vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thâ, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà kháng chiến. Hơn nữa, mục tiêu cuối cùng của phong trào là lập lại chế độ phong kiến do vua đứng đầu. 7
  8. 12 B Khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ là do nhân dân nơi đây muốn bảo vệ cuộc sống của mình trước chính sách xâm lược của thực dân Pháp, do nông dân lãnh đạo và bùng nổ trước khi phong trào Cần vương bùng nổ. 13 B Với những quyết định của hội nghị Ianta phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc đã hình thành nên một trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai do Mĩ và Liên Xô đứng đầu đại diện cho hai phe: TBCN và XHCN. 14 B Chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô bắt đầu trở thành hệ thống thế giới với sự ra đời của hàng loạt các nhà nước XHCN ở Đông Âu. 15 A Sau chiến tranh, Trung Quốc tiếp tục bước vào thời kì nội chiến để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đời đưa Trung Quốc lên con đường xây dựng đất nước gắn liền với XHCN. 16 D Khác với những khu vực khác, các nước Mĩ Latinh đều giành được độc lập từ rất sớm (đầu thế kỉ XX). Tuy nhiên, với ưu thế của mình từ sau chiến tranh, Mĩ đã tìm ra mọi cách biến khu vực này trở thành “sân sau” và dựng lên chế độ độc tài thân Mĩ ở đây. =>Mĩ Latinh phải chịu lệ thuộc vào Mĩ 17 C Một trong ba mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng” là sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. 18 B Định ước Henxiki (1975) được kí kết với 33 nước châu Âu cùng Mĩ, Canada nhằm giải quyết những tranh chấp bằng biện pháp hòa bình đã tạo lên một cơ chế giải quyế các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này. 19 A Sau năm 1991, tình hình thế giới có những thay đổi nhất định, trong đó trật tự hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc. 20 B Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản do Mĩ đứng đầy nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN. Tổ chức hiệp ước Vacsava là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phong thủ của các nước XHCN ở châu Âu. =>Sự ra đời của hai khối này đánh dấu sự xác lập của cục diện 2 cực, 2 phe. Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới. 21 C Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa hoc – kĩ thuật hiện đại là thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất. Ý nghĩa then chốt quan trọng nhất của cách mạng công nghệ là đưa con người sang nền văn minh trí tuệ. 22 C Tháng 8/1929 những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kỳ thành lập ra An Nam Cộng sản đảng, lất báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng. 23 B Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam bao gôm 3 công lao chính: 8
  9. -Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, con đường cách mạng vô sản -Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng. -Triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. =>Công lao to lớn đầu tiên: tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. 24 C Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập 1925 đã truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào phong trào yêu nước làm cho phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Trước sự phát triển đó nhiều thành viên trong hội có chủ trương thành lập một chính đảng. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929 chứng tỏ khuynh hướng vô sản thắng thế trong việc lựa chọn con đường cứu nước cho dân tộc. =>Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. 25 A Chủ trương “vô sản hóa” (1928) của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào phong trào yêu nước cả nước, đặc biệt là phong trào công nhân. Chính vì thế công nhân được nâng cao ý thức chính trị, đấu tranh không chỉ vì mục tiêu kinh tế mà còn có sự liên kết giữa các phong trào khác, mà không bị bó hẹp trong một phạm vi nhất định nào. 26 D Mục tiêu đấu tranh thời kì 1930 – 1931 là chống đế quốc giành độc lập dân tộc và chống phong kiến giành ruộng đất cho nông dân. 27 C Sau tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Những cuộc biểu tình thị uy của nhân dân có vũ trang tự vệ làm cho hệ thống chính quyền thực dân phong kiến bị tê liệt ở nhiều nơi. Nhiều caaos ủy đảng ở thôn, xã lãnh đạo nhân dân đứng lên quản lí đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, làm chức năng của chính quyền công – nông. 28 A Điểm khác nhau cũng là điểm hạn chế của Luận cương so với Cương lĩnh đó là đặt nặng vấn đề giai cấp chưa đưa được nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầy; chưa nhìn thấy được khả năng cách mạng cảu một số lực lượng: tiểu tư sản tri thức, tư sản dân tộc, trung và tiểu địa chủ. 29 D Phương pháp đấu tranh thời kì 1936-1939 là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. 30 A Từ xác định mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. =>Nhiệm vụ hàng đầu là đánh đổ đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc. Điều đó thể hiện rõ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” (tức là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trước). 31 A SGK trang 134 – Chiến thắng Việt Bắc thu đông (1947) của ta đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta. 32 A Từ sau chiến thắng Việt Bắc thu đông (1947) cuộc kháng chiến của ta có them những thuận lợi mới nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức: Năm 1949, Mĩ từng bước can thiệp vào sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh 9
  10. Đông Dương. 33 B -Chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947) là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ra trong cuộc kháng chiến chông Pháp, buộc pháp chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta. -Chiến dịch Biên giới thu đông (1950) là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 34 A Đại hội đại biểu lần II của Đảng (2/1951) được coi là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. 35 A Phong trào “Đông khởi” đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 36 A Chiến tranh đặc biệt diễn ra ở miền Nam, còn chiến tranh cục bộ thể hiện quy mô ác liệt hơn là mở rộng chiến tranh phá hoại ra cả miền Bắc. 37 A -Giai đoạn 1954 – 1959: Cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chỗng Mĩ – Diệm, đòi thi hành hiệp đinh Giownevơ, giữ gìn lực lượng cách mạng -Giai đoạn 1959 – 1965: Tháng 1/1959 Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định miền Nam sử dụng cách mạng bạo lực. Phương hướng cơ bản là giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ác thống trị Mĩ – Diệm. 38 B -Xuất phát từ thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho ta qua hai mùa khô đồng thời lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong những năm bầu cử tổng thống 1968 ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (SGK trang 176). 39 C -Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI diễn ra trong vả nước (4/1976). -Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước (9/1975). -Quốc hội khóa VI họp nhiệm kì đầu tiên tại Hà Nội (7/1976). -Hội nghị hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gòn (11/1975). 40 C Những nguyên nhân khách quan đưa đến việc Đảng ta đề ra đường lối đổi mới 1986: -Những thay đổi tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật trở thành xu thế thế giới. -Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải đổi mới. 10