Đề thi giao lưu học sinh năng khiếu môn Tiếng Việt Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu học sinh năng khiếu môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_giao_luu_hoc_sinh_nang_khieu_mon_tieng_viet_lop_3.docx
Nội dung text: Đề thi giao lưu học sinh năng khiếu môn Tiếng Việt Lớp 3
- ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 3 Môn Tiếng Việt - Lớp 3 (Thời gian 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần 1. Trắc nghiệm (4,0 điểm) (Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu dưới đây, chỉ ghi kết quả lựa chọn phương án A, B, C, D vào câu tương ứng) Câu 1:(0,5đ) Trong câu: ”Anh Đom Đóm lại đi gác” bộ phận in đậm trả lời cho câu hỏi nào? A. Ở đâu B. Khi nào C. Vì sao D. Làm gì Câu 2:(0,5đ) Thành ngữ nào không cùng nhóm nghĩa với các thành ngữ còn lại. A. Đồng tâm hiệp lực B. Một lòng một dạ C. Đồng sức đồng lòng D. Đồng cam cộng khổ Câu 3: (0,5đ)Tìm từ có âm đầu n hay l điền vào chỗ chấm cho thích hợp: Nước chảy . Chữ viết Câu 4: (0,5đ) Câu nào dưới đây được viết theo mẫu câu “Ai thế nào”? A. Bãi biển trải dài tới tận chân trời xa. B. Các loài côn trùng không ngớt bay đi, bay lại. C. Người ta có thể ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ ngủ. D. Em là học sinh lớp 3. Câu 5: (0,5đ) Tìm những từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau: Chú Trường vừa chồng trọt giỏi vừa chăn nuôi giỏi. Vườn nhà chú cây lào cây ấy sai chĩu quả. Dưới ao cá chôi, cá chắm, cá chép từng đàn. Cạnh ao, truồng lợn, chuồng gà trông rất ngăn nắp. A. Chồng, trọt, lào, chĩu, chắm. B. Chồng, lào, chôi, chĩu, chuồng C. Lào, chĩu, chôi, truồng. D. Chồng, lào, chĩu, chôi, chắm, truồng Câu 6: (0,5đ) Cho một số từ ngữ: Ăn uống, xe lửa, cửa sổ, mùa xuân, lao động, mặt trời, nhảy nhót, lợn gà, múa hát. Tìm những từ chỉ hoạt động: Tìm những từ chỉ sự vật: Câu 7 : (0,5đ)Từ so sánh trong câu "Cháu khỏe hơn ông nhiều" là từ nào? A . Cháu B . Hơn C . Ông D . Nhiều Câu 8: (0,5đ) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh: Tiếng ve đồng loạt cất lên Phần II. Tự luận (6 điểm) Câu 1: (1đ) Đặt dấu câu thích hợp trong đoạn văn sau:
- Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào nhưng cánh mai to hơn cánh đào một chút những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích sắp nở nụ mai mới phô vàng khi nở cánh mai xoè ra mịn màng như lụa. Câu 2: (1đ) Tìm 1 hình ảnh so sánh con người với sự vật và đặt câu với hình ảnh đó? Câu 3:(2đ) Cho đoạn thơ: Nhảy ra ngoài bao vỏ Que diêm trốn đi chơi Huênh hoang khoe đầu đỏ Đắc chí nghênh ngang cười. Chúng bạn không một lời (Chấp gì anh kiêu ngạo) Càng được thể ra oai Diêm cất lời khệnh khạng “ Ta đây làm ánh sáng Soi cho cả muôn loài”. a/ Từ ngữ nào cho biết que diêm được nhân hóa? b/ Biện pháp nghệ thuật nhân hóa giúp ta thấy que diêm có tính nết như thế nào? Câu 4: (2đ) Dựa vào nội dung bài thơ : “Gọi bạn” của nhà thơ Định Hải .Hãy kể lại câu chuyện cảm động về tình bạn của Bê Vàng và Dê Trắng. Hết Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
- ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm: 4 điểm ( câu 1, 2, 4, 5, 7 mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1 2 4 5 7 Đáp án D B A D B Câu 3: 0,5 đ Nước chảy lênh láng Chữ viết nắn nót Câu 6: 0,5đ - Từ chỉ hoạt động: ăn uống, lao động, nhảy nhót, múa hát. - Từ chỉ sự vật: xe lửa, cửa sổ, mùa xuân, mặt trời, lợn gà. Câu 8: 0,5đ. Ví dụ: b/ Tiếng ve đồng loạt cất lên như dàn đồng ca đang ngân nga khúc hát. II. Phần tự luận ( 6 điểm) Câu 1: 1 đ Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh mai to hơn cánh đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh mai xoè ra mịn màng như lụa. Câu 2: 1đ. Ví dụ: Hình ảnh: Trẻ em – búp trên cành Câu: Trẻ em như búp trên cành. Câu 3: 2 đ a) Những từ ngữ cho biết que diên được nhân hóa: nhảy, trốn đi chơi, huênh hoang, khoe, đắc chí, nghênh ngang, cười, ra oai, cất lời khệnh khạng. b) Biện pháp nghệ thuật nhân hóa giúp ta thấy que diêm có tính kiêu ngạo, tinh nghịch, vui tươi như một đứa trẻ con. Câu 4: 2đ - Chữ viết rõ ràng sạch sẽ, đúng thể loại - Bài viết không bị sai lỗi chính tả. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng. - Kể lại được câu chuyện cảm động về tình bạn của Bê Vàng và Dê Trắng; quá trình Dê Trắng đi tìm Bê Vàng. - Có sự sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá,. và biết liên hệ thực tế.
- ĐỀ SỐ 2 Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) (chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu dưới đây Chỉ ghi kết quả lựa chọn cho phương án A, B, C, D vào câu tương ứng) Câu 1.(M1-0,25 điểm) Câu “Mẹ em là quần áo.” Thuộc kiểu câu? A. Ai là gì ?. B. Ai làm gì ? C. Ai thế nào ? D. Cái gì, là gì ? Câu 2.(M3-0,5điểm) Nghĩa của từ "ni" trong câu sau: "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát" là gì? A . trước B. kia C. đó D. này Câu 3.(M3-0,5điểm) Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu sau: “Bò cày không được thịt’’ để tạo thành câu mang hai nghĩa khác nhau. a) “Bò cày không được thịt’’ b) “Bò cày không được thịt’’ Câu 4. (M1-0.25đ)Từ nào là từ chỉ hoạt động? A. Chuyện vui B. vui chơi C. tươi vui D. niềm vui Câu 5.(M2-0,5 điểm) Điền thêm vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh theo kiểu câu: Ai làm gì ? a. Anh ấy b. sửa lại bồn hoa. Câu 6. (M2-0,5điểm) Khoanh vào chữ cái trước thành ngữ không cùng nhóm nghĩa với các thành ngữ còn lại ? A. Đồng không mông quạnh B. Đồng tâm hiệp lực C. Đồng sức đồng lòng D. Đồng cam cộng khổ Câu 7.(M1-0,5điểm) Cho câu: “ Trên cành cây, chú chim sâu đang chăm chỉ bắt sâu.” Bộ phận in đậm trả lời cho câu hỏi nào? A . Khi nào? B. Vì sao ? C. Ở đâu ? D. Thế nào ? Câu 8.( M2 - 1điểm) Tìm những từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau, rồi viết lại cho đúng các từ đó. Đêm nay, sư đoàn vượt sông đà rằng để tiến về giải phóng vùng biển phú yên. Trăng đang lên. Mặt sông nấp loáng ánh vàng. Núi trùm cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy ngi trầm mặc. PHẦN II: Tự luận (6 điểm) Câu 1:(M3-1 điểm): Trong đoạn văn dưới đây, người viết quên không đặt dấu câu. Em viết lại đoạn văn cho đúng chính tả sau khi đặt dấu câu vào chỗ thích hợp: Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó mẹ quét dọn nhà cửa giặt quần áo khoảng gần 6 giờ mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học tôi rất yêu mẹ của tôi. Câu 2:(M 3-2 điểm): Cho đoạn văn:" Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi buổi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố" a) Tìm trong đoạn văn:
- • Những từ chỉ sự vật: • Những từ chỉ hoạt động - trạng thái: • Những từ chỉ đặc điểm: b) Tìm và viết lại hình ảnh so sánh ở đoạn văn trên ? Câu 3: (M4- 1 điểm): " Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông." (Quê hương - Đỗ Trung Quân) Đọc đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào? Câu 4: (M4-2 điểm): Ngày đầu tiên đi học Em nước mắt nhạt nhoà Cô vỗ về an ủi Chao ôi! Sao thiết tha Nguyễn Ngọc Thiện Ngày đầu tiên đi học với mỗi người đều là một kỷ niệm khó quên. Em hãy kể lại ngày đầu tiên đến trường của em.
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 3 PHẦN I: Trắc nghiệm ( 4điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 4 Câu 6 Câu 7 Đáp án B D B A C Số điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 3. Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu sau: “Bò cày không được thịt’’ để tạo thành câu mang hai nghĩa khác nhau. (M3-0,5điểm) a) “Bò cày, không được thịt’’ b) “Bò cày không được, thịt’’ Câu 5.(M2-0,5 điểm) -Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 8.( M2 - 1điểm) Những từ viết sai chính tả trong đoạn văn:đà rằng ;phú yên;nấp loáng ;trùm cát ;uy ngi . Sửa lại:Đà Rằng ;Phú Yên;lấp loáng ;Trùm Cát ;uy nghi PHẦN II: Tự luận (6 điểm) Câu 1:(1 điểm): Đăt dúng dấu câu được 0,5 điểm. Viết lại đúng được 0,5 điểm Sáng nào, mẹ tôi cũng dậy rất sớm. Đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm. Sau đó, mẹ quét dọn nhà cửa, giặt quần áo.Khoảng gần 6 giờ, mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học. Tôi rất yêu mẹ của tôi. Câu 2:(2 điểm): a) Tìm trong đoạn văn:(1,5 điểm) • Những từ chỉ sự vật: cơn gió; trời; dòng sông; ngọn cây; hè phố; luồng khí; • Những từ chỉ hoạt động - trạng thái: nhường; trôi • Những từ chỉ đặc điểm:nóng; mát dịu; xanh ngắt; cao; trong; lặng lẽ; b) hình ảnh so sánh :Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong(0,5 điểm) Câu 3: (1 điểm): Học sinh nêu được các ý sau: + Ý nghĩ của nhà thơ về quê hương: Tác giả đã nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương được so sánh như những đồ vật quen thuộc, thân thiết(cánh diều, con đò); Quê hương gắn bó với tuổi thơ qua những trò chơi thích thú (thả diều) ( 0,5 đ) + Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương: những sự vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó với tình cảm con người và đã trở thành những kỷ niệm không thể nào quên. Nghĩ về quê hương như vậy ta càng thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc Học sinh biết liên hệ đến tình cảm của mình đối với quê hương.( 0,5 đ) Câu 4.(2 điểm) Học sinh trình bày đoạn văn bố cục rõ ràng 3 phần, Yêu cầu bài viết của học sinh kể lại một cách hồn nhiên, chân thật kỉ niệm buổi đầu tiên đi học của mình, buổi đầu tiên đi học ở đây là buổi đầu tiên đi học lớp Một,biết dùng từ đặt câu hợp lý, kết hợp sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa Bài làm phải kể được những nội dung chính sau: • Năm nào em đi học lớp Một?(0,25 điểm) • Em học cô giáo nào? trường nào?(0,25 điểm)
- • Hôm đầu tiên ai đưa em đến trường? Mang theo những gì? Cảnh vật xung quanh em lúc đó như thế nào? (Con người, cây cối, cổng trường, ngôi trường )(0,5 điểm) • Ai dắt em vào lớp?(0,25 điểm) . Cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên hôm ấy.(0,25 điểm) Bài làm có sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa. Trình bày sạch, đẹp được cộng thêm 0,5 điểm.
- ĐỀ SỐ 3 I.Phần trắc nghiệm : (4 điểm) ( chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu dưới đây, chỉ ghi kết quả lựa chọn phương án A, B, C, D vào câu tương ứng) Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm Câu 1: Từ nào chỉ trạng thái: A. Vui vẻ B. Nhân hậu C. Xanh ngắt D.Giúp đỡ Câu 2: Dòng nào sau đây là những từ chỉ đặc điểm? A. Xanh ngắt, đồng lúa, hiền lành, hung ác B. Xanh ngắt, hiền lành, hung ác, ăn uống. C. Xanh ngắt, hiền lành, chăm chỉ, thông minh. D. Xanh ngắt, hung ác, thung lung, cánh đồng. Câu 3: Dòng nào có các từ ngữ viết đúng chính tả ? A. Xa sẩy, xác sơ, sinh sống, sòng sọc B. Sa sẩy, xác xơ, xinh sống, sòng C. Sa sẩy, sác sơ, xinh sống, song sọc D. Sa sẩy, xác xơ, sinh sống, sòng sọc Câu 4: Câu : ‘Nhà dài như tiếng chiêng. Hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim” tác giả sử dụng biện pháp gì để miêu tả ngôi nhà? A. So sánh và nhân hóa. B. Nhân hóa C. So sánh. D.Miêu tả Câu 5: Câu văn nào dưới đây dùng chưa đúng dấu câu? A. Ôi . Cô giáo múa mới tuyệt làm sao. B. Cô giáo múa đẹp không? C. Cô giáo múa đẹp lắm! D. Cô giáo lớp em múa rất đẹp. Câu 6: Hãy giải câu đố sau: “Vừa bằng hạt đỗ ăn giỗ cả làng”. Là con gì? A. Con kiến B. Con ong C. Con ruồi D. Con muỗi Câu 7: Trong câu; “ Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng”. Em hiểu “ cổ vũ” là: A. Bắt buộc voi đua hăng hái hơn B. Khuyến khích, động viên voi đua hăng hái hơn. C. Yêu cầu voi đua hăng hái hơn D. Những chú voi thật oai liệt Câu 8: Trong câu “ Có làm lụng vất vả , người ta mới biết quý đồng tiền ” từ chỉ hoạt động là: A. Vất vả B. làm lụng C. đồng tiền D. người ta II. Phần tự luận: ( 6 điểm)
- Câu 1: (0,5 điểm) Viết các từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau: a. Kính thầy, b. Học thầy Câu 2: (1,5 điểm) Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) và hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào? a. Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê. b. Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. c. Luống hoa của lớp em trồng đang đua nhau nở rộ. Câu 3 : (1 điểm) Trong đoạn thơ sau, những sự vật nào được so sánh với nhau? Tác dụng của sự so sánh? Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè , hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh. Câu 4: (3 điểm) Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp, Mỗi cảnh đẹp mang một nét riêng. Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một cảnh đẹp mà em yêu thích có một câu văn có hình ảnh so sánh. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Phần I:Trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A C D C A C B B (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) Phần II:Tự luận Câu 1: (0,5 điểm) A. mến bạn (0,25 đ) B. không tày học bạn (0,25 đ)
- Câu 2: (1,5đ) a. Những hạt sương sớm// long lanh như những bóng đèn pha lê. (0,5đ) b. Tiếng trống //dồn lên, gấp rút, giục giã. (0,5đ) c. Luống hoa của lớp em trồng// đang đua nhau nở rộ. (0,5đ) Câu 3: (1 điểm) Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao - sự vật 1 là quả dừa được so sánh với sự vật 2 là đàn lợn (0,25đ) Đêm hè , hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh. - sự vật 1 là tàu dừa được so sánh với sự vật 2 là chiếc lược (0,25đ) - Nghệ thuật so sánh giúp cho câu thơ giàu hình ảnh (0,5đ) Câu 4 (3 điểm) * Gợi ý đáp án - Cảnh đẹp đó ở đâu ? ( 0.25 đ) - Màu sắc của cảnh đẹp như thế nào ? ( 0.25 đ) - Cảnh đẹp ở đấy có gì đẹp ? ( 0.5 đ) - Cảnh đẹp ở đấy cho em cảm nghĩ gì ? ( 0.5 đ) - Em làm gì để giữ gìn cảnh đẹp đó? ( 0.5 đ) - Trong bài câu văn có hình ảnh so sánh ? ( 1 đ) * Lưu ý: Tổng điểm toàn bài là điểm của phần trắc nghiệm và phần tự luận được làm tròn theo nguyên tắc 0,5 thành 1.