Đề thi cuối kỳ II môn Hóa học 12 - Năm 2021 (Có đáp án)

doc 5 trang minhtam 31/10/2022 5640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối kỳ II môn Hóa học 12 - Năm 2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_cuoi_ky_ii_mon_hoa_hoc_12_nam_2021_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi cuối kỳ II môn Hóa học 12 - Năm 2021 (Có đáp án)

  1. SỞ GD VÀ ĐT CẦN THƠ ĐỀ THI CUỐI KỲ II NĂM 2021 (Đề thi gồm có 04 trang) Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên : Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối của: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Câu 41: Nhôm oxit thuộc loại oxit A. Lưỡng tính B. Axit C. Bazơ D. Trung tính Câu 42: Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch Fe(NO3)2? A. AgNO3 B. CuSO4 C. NaOH D. HCl Câu 43: Cho kim loại Na vào dung dịch nào sau đây thì không thu được kết tủa ? A. CuCl2 B. Ca(HCO3)2 C. KHCO3 D. MgCl2 Câu 44: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl thì thu được dung dịch chỉ chứa muối sắt(II) A. Fe(OH)3 B. Fe3O4 C. FeO D. Fe2O3 Câu 45: Phát biểu nào sau đây sai? A. Fe là kim loại có tính khử trung bình B. Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí Clo C. Cs được dùng làm tế bào quang điện D. Cr tan được trong dung dịch NaOH Câu 46: Chất nào sau đây phản ứng với nước tạo thành dung dịch axit? A. Fe3O4 B. CrO3 C. Fe2O3 D. Cr2O3 Câu 47: Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây viết sai? A. Fe + ZnSO4 → FeSO4 + Zn B. Cr + H2SO4 loãng → CrSO4 + H2 B. Fe + S → FeS D. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3 Câu 48: Để hàn đường ray, người ta thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp nào sau đây? A. Al2O3 và Fe B. Al2O3 và Zn C. Al và CuO D. Al và Fe2O3 Câu 49: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước? A. Be B. K C. Ba D. Li Câu 50: Thành phần chính của vỏ trứng (gà, vịt ) là A. CaO B. Ca(OH)2 C. CaCO3 D. CaSO4 Câu 51: Công thức của sắt(III) clorua là A. FeCl3 B. Fe2(SO4)3 C. FeCl2 D. Fe(NO3)3 Câu 52: Hợp kim nào sau đây có hàm lượng kim loại Fe nhiều nhất? A. Vàng tây B. Gang C. Thép D. Đuyra Câu 53: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH loãng? A. CrCl3 B. Cr2O3 C. CrO3 D. Cr(OH)3 Câu 54: Nguyên tắc sản xuất gang là dùng than cốc để khử quặng A. Sắt oxit B. Kẽm oxit C. Nhôm oxit D. Đồng oxit Câu 55: Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng thì thu được khí A. H2 B. SO2 C. NO2 D. H2S Câu 56: Dung dịch Al2(SO4)3 và dung dịch Na2CO3 đều phản ứng được với dung dịch A. NH3 B. HCl C. BaCl2 D. NaOH Câu 57: Kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Fe B. Cu C. Ag D. Mg Trang 1/4
  2. Câu 58: Hai oxit nào sau đây đều bị CO khử ở nhiệt độ cao? A. K2O và PbO B. MgO và CuO C. Al2O3 và Fe2O3 D. CuO và Fe2O3 Câu 59: Thành phần chính của muối ăn là A. NaHCO3 B. KCl C. NaCl D. NaNO3 Câu 60: Hòa tan hoàn toàn Fe bằng lượng dư dung dịch HNO 3 loãng, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Chất tan có trong X là A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 và HNO3 C. Fe(NO3)2 và HNO3 D. Fe(NO3)3 Câu 61: Nung nóng canxi hiđrocacbonat đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là A. Ca B. Ca(OH)2 C. CaCO3 D. CaO Câu 62: Nước vôi trong là dung dịch A. Ca(OH)2 B. CaSO4 C. CaCl2 D. CaO Câu 63: Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội? A. Cr B. Mg C. Al D. Fe Câu 64: Trong hợp chất K2CrO4, số oxi hóa của nguyên tố crom là A. +4 B. +6 C. +2 D. +3 Câu 65: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Mg, Mg(NO 3)2, Fe, Fe2O3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,1 mol HNO3 và 0,75 mol H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 67,58) gam hỗn hợp muối và 5,824 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm H 2 và NO có tổng khối lượng là 3,04 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào Y (không có không khí) thu được 223,23 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe 2O3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 38 B. 27 C. 33 D. 45 Câu 66: Cho dung dịch AlCl3 vào lượng dư dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được kết tủa keo trắng. X là dung dịch chất nào sau đây? A. NH3 B. NaOH C. Ba(OH)2 D. KOH Câu 67: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 bằng lượng dư dung dịch Ba(OH)2, thu được 9,85 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 4,48 B. 2,24 C. 3,36 D. 1,12 Câu 68: Cho các chất sau: FeCO3, K2CrO4, FeS, Cr(OH)3. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 69: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho phèn chua vào nước (b) Cho Al dư vào dung dịch NaHSO4 (c) Cho lượng dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 (d) Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch KHCO3 (e) Cho Mg vào dung dịch HNO3(phản ứng không thu được chất khí) Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được dung dịch có chứa hai muối là A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 70: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? A. Đun nóng nước cứng tạm thời B. Cho CaO vào dung dịch HCl C. Đốt Mg trong khí oxi D. Cho CaCO3 vào nước Câu 71: Phát biểu nào sau đây sai ? A. Có thể sử dụng Ca(OH)2 đề làm mềm nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu B. Thạch cao nung được sử dụng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương C. Các kim loại kiềm thường được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa D. Ở nhiệt độ thường Al bền trong không khí do có màng oxit rất mỏng và bền bảo vệ Câu 72: Sục khí Cl2 đến dư vào dung dịch FeSO 4, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được chất rắn Y. Thành phần của Y gồm: Trang 2/4
  3. A. FeSO4 và FeCl3 B. FeSO4 và FeCl2 C. Fe2(SO4)3 và FeCl3 D. Fe2(SO4)3 và FeCl2 Câu 73: Đốt cháy hoàn toàn m gam Cr bằng lượng dư khí O2, thu được 15,2 gam Cr2O3. Giá trị của m là A. 2,6 B. 5,2 C. 10,4 D. 20,8 Câu 74: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch NaOH, thu được V lít H2. Giá trị của V là A. 4,48 B. 6,72 C. 2,24 D. 3,36 Câu 75: Hòa tan hoàn toàn 4,31 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, Al 2O3 bằng lượng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 11,61 B. 8,01 C. 9,81 D. 8,21 Câu 76: Phát biểu nào sau đây sai? A. Cr2O3 được sử dụng để tạo màu lục cho đồ sứ và đồ thủy tinh B. Cho dung dịch kiềm vào muối cromat sẽ tạo thành muối đicromat C. Ở nhiệt độ thường, kim loại crom chỉ phản ứng được với khí flo D. Các chất như: S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 Câu 77: Cho m gam Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 9,6 gam rắn. Gái trị của m là A. 4,2 B. 12,6 C. 16,8 D. 8,4 Câu 78: Cho X (một hợp chất của sắt) vào lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Khi cho dung dịch NaNO 3 vào Y thì có khí thoát ra. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan được kim loại Cu. Chất X là thành phần chính của quặng A. Hemantit B. Xiđerit C. Pirit D. Manhetit Câu 79: Cho 5,625 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Na 2O, K2O (trong đó oxi chiếm 7,11% về khối lượng). Hòa tan hoàn toàn X vào nước, thu được dung dịch Y và 1,4 lít khí H2. Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Cho từ từ đến hết dung dịch Z vào 140 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,24 lít khí CO2. Giá trị của V là A. 3,36 B. 2,80 C. 5,60 D. 2,24 Câu 80: Điện phân dung dịch gồm NaCl và CuSO 4 (điện cực trơ và màng ngăn xốp), chất thoát ra đầu tiên tại anot và catot lần lượt là A. O2 và Cu B. Cl2 và Cu C. Cl2 và H2 D. Cl2 và Na HẾT Trang 3/4
  4. ĐÁP ÁN 41A 42B 43C 44C 45D 46B 47A 48D 49A 50C 51A 52C 53B 54A 55A 56C 57D 58D 59C 60B 61D 62A 63B 64B 65B 66A 67D 68C 69A 70D 71A 72C 73C 74D 75C 76B 77D 78D 79B 80B ĐÁP ÁN CHI TIẾT THAM KHẢO Câu 65: Z gồm NO (0,09) và H2 (0,17) Bảo toàn khối lượng: m + 0,1.63 + 0,75.98 = m + 67,58 + 3,04 + mH2O —> nH2O = 0,51 + Bảo toàn H —> nNH4 = 0,06 - Bảo toàn N —> nNO3 (X) = 0,05 + + nH = 0,1 + 0,75.2 = 4nNO + 2nH2 + 10nNH4 + 2nO —> nO = 0,15 —> nFe2O3 = 0,05 2- nBa(OH)2 phản ứng = nSO4 = 0,75 + —> nOH trong ↓ = 0,75.2 – nNH4 = 1,44 - Kết tủa gồm BaSO4 (0,75), OH (1,44) và các ion kim loại. —> m kim loại = 24 - —> mX = m kim loại + mNO3 + mO = 29,5 —> %Fe2O3 = 27,12% Câu 66: X là dung dịch NH3: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O —> Al(OH)3 + 3NH4Cl Al(OH)3 không tan trong NH3 dư. Nếu dùng NaOH, Ba(OH)2, KOH dư thì Al(OH)3 sẽ tan trở lại, không thu được kết tủa. Câu 67: Ba(OH)2 dư —> nCO2 = nBaCO3 = 0,05 —> VCO2 = 1,12 lít Câu 68: Cả 4 chất đều tác dụng với dung dịch HCl: FeCO3 + HCl —> FeCl2 + CO2 + H2O K2CrO4 + HCl —> KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O FeS + HCl —> FeCl2 + H2S Cr(OH)3 + HCl —> CrCl3 + H2O Câu 69: Cả 5 thí nghiệm đều thu được dung dịch có chứa hai muối: (a) Thu được dung dịch chứa K2SO4, Al2(SO4)3 Trang 4/4
  5. (b) Al + NaHSO4 —> Al2(SO4)3 + Na2SO4 + H2 (c) HCl dư + NaAlO2 —> NaCl + AlCl3 + H2O (d) NaOH + KHCO3 —> Na2CO3 + K2CO3 + H2O (e) Mg + HNO3 —> Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O Câu 72: Cl2 + FeSO4 —> FeCl3 + Fe2(SO4)3 —> Y chứa Fe2(SO4)3 và FeCl3 Câu 73: 4Cr + 3O2 —> 2Cr2O3 nCr2O3 = 0,1 —> nCr = 0,2 —> mCr = 10,4 gam Câu 74: 2Al + 2H2O + 2NaOH —> 2NaAlO2 + 3H2 nAl = 0,1 —> nH2 = 0,15 —> V = 3,36 lít Câu 75: nHCl = 0,2 —> nH2O = 0,1 Bảo toàn khối lượng: m oxit + mHCl = m muối + mH2O —> m muối = 9,81 gam Câu 77: Fe + CuSO4 —> FeSO4 + Cu CuSO4 dư nên chất rắn là Cu —> nFe = nCu = 0,15 —> mFe = 8,4 gam Câu 78: 2+ Y + NaNO3 có thoát khí nên Y chứa Fe Y hòa tan Cu nên Y chứa Fe3+ —> X là Fe3O4 (quặng manhetit). Câu 79: nO = 5,625.7,11%/16 = 0,025; nH2 = 0,0625 —> nOH- = 2nO2 + 2nH2 = 0,175 nHCl = 0,14 và nCO2 = 0,1 2- - nCO2 a = 0,04; b = 0,06 2- - a : b = 2 : 3 —> Z chứa CO3 (2x) và HCO3 (3x) - —> nOH = 2.2x + 3x = 0,175 —> x = 0,025 —> nCO2 = 2x + 3x = 0,125 —> V = 2,8 lít Trang 5/4