Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân - Mã đề: 319 - Năm học 2018 (Có đáp án)

pdf 4 trang minhtam 02/11/2022 1280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân - Mã đề: 319 - Năm học 2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chinh_thuc_thpt_quoc_gia_mon_giao_duc_cong_dan_ma_de.pdf
  • pdfdap-an-gdcd-24-ma-de-k18-1530095471018.pdf

Nội dung text: Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân - Mã đề: 319 - Năm học 2018 (Có đáp án)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI (Đề thi có 04 trang) Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Mã đề thi 319 Số báo danh: Câu 81: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ A. quản lí. B. tài sản. C. công vụ. D. kỉ luật. Câu 82: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường A. đối lập giá trị sản phẩm. B. ngang bằng giá trị cá biệt. C. cao hơn giá trị sử dụng. D. thấp hơn giá trị hàng hóa. Câu 83: Theo quy định của pháp luật, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải A. hủy bỏ đơn tố cáo. B. chịu khiếu nại vượt cấp. C. chịu trách nhiệm hình sự. D. hủy bỏ mọi thông tin. Câu 84: Việc nhân viên bưu điện làm thất lạc thư của công dân là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và A. chủ động đối thoại trực tuyến. B. quản lí hoạt động truyền thông. C. bảo mật thông tin quốc gia. D. bí mật thư tín, điện tín. Câu 85: Công dân tham gia xây dựng hương ước làng xã là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi A. cơ sở. B. quốc gia. C. cả nước. D. lãnh thổ. Câu 86: Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động không bao gồm yếu tố nào dưới đây? A. Công cụ sản xuất. B. Đối tượng lao động. C. Hệ thống bình chứa. D. Kết cấu hạ tầng. Câu 87: Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội không được thể hiện ở việc A. chăm sóc sức khỏe ban đầu. B. công khai tỉ lệ lạm phát. C. phòng, chống tệ nạn xã hội. D. thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Câu 88: Theo quy định của pháp luật, công dân được tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình là bình đẳng trong A. điều phối sản xuất. B. quản lí nguồn nhân lực. C. thu hút đầu tư. D. thực hiện quyền lao động. Câu 89: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, muốn thu được nhiều lợi nhuận, các chủ thể kinh tế cần vận dụng tác động của quy luật giá trị để A. bảo mật mức thuế thu nhập. B. tăng thời gian lao động cá biệt. C. giảm chi phí sản xuất. D. triệt tiêu nguồn vốn viện trợ. Câu 90: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 91: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ để khẳng định ở đó có A. tổ chức sự kiện. B. bạo lực gia đình. C. công cụ gây án. D. hoạt động tín ngưỡng. Câu 92: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều A. được đền bù thiệt hại. B. bị tước quyền con người. C. được giảm nhẹ hình phạt. D. bị xử lí nghiêm minh. Câu 93: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Tố cáo nghi phạm. B. Đầu độc nạn nhân. C. Bảo vệ nhân chứng. D. Giải cứu con tin. Câu 94: Theo quy định của pháp luật, bất kì ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp người đó đang A. phạm tội quả tang. B. theo dõi phiên tòa. C. thụ lí vụ án. D. điều tra tội phạm. Trang 1/4 - Mã đề thi 319
  2. Câu 95: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, mặt hạn chế của cạnh tranh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế A. đầu cơ tích trữ.B . gây rối thị trường.C . thu hẹp sản xuất.D . lạm dụng chất cấm. Câu 96: Công dân vi phạm pháp luật dân sự khi thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Giao hàng không đúng hợp đồng. B. Chủ động thay đổi giới tính. C. Cải chính thông tin cá nhân. D. Từ chối di sản thừa kế. Câu 97: Nhà nước áp dụng chính sách chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em là tạo điều kiện để các em hưởng quyền được A. tham vấn. B. tự quyết. C. giám định. D. phát triển. Câu 98: Sản phẩm của quá trình lao động chỉ trở thành hàng hóa khi nó là đối tượng A. có sẵn trong tự nhiên. B. nằm ngoài quan hệ cung - cầu. C. mua - bán trên thị trường. D. thuộc nền kinh tế tự cấp. Câu 99: Theo quy định của pháp luật, quyền khiếu nại được áp dụng trong trường hợp công dân A. chứng kiến tù nhân vượt ngục. B. bị cắt giảm tiền lương trái quy định. C. tìm thấy chứng cứ bạo hành trẻ em. D. phát hiện tội phạm truy nã. Câu 100: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ không thể hiện ở việc người lao động được A. trả công theo đúng năng lực. B. lựa chọn mức thuế thu nhập. C. tham gia bảo hiểm xã hội. D. tạo cơ hội tiếp cận việc làm. Câu 101: Ông T là Chủ tịch huyện ra quyết định điều động giáo viên tăng cường cho những trường tiểu học thuộc các xã khó khăn trong huyện. Ông T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Phổ biến pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 102: Công ty X nhập thêm khối lượng lớn gạo và phân phối rộng rãi trên thị trường khi nhận thấy nhu cầu tích lũy lương thực trước mùa mưa bão của người dân tăng cao. Công ty X đã vận dụng quan hệ cung - cầu ở nội dung nào dưới đây? A. Cầu tăng thì cung tăng. B. Cung triệt tiêu cầu. C. Cầu giảm thì cung giảm. D. Cung tách biệt cầu. Câu 103: Việc nhà nước cấp phát miễn phí thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo là tạo điều kiện để công dân hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào dưới đây? A. Cung cấp thông tin. B. Lựa chọn dịch vụ y tế. C. Chăm sóc sức khỏe. D. Hưởng cứu trợ xã hội. Câu 104: Học sinh A viết bài đề xuất phương án giải tỏa ách tắc giao thông ở cổng trường mình sau giờ tan học. Học sinh A đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quản lí nhà nước. B. Tự do ngôn luận. C. Tích cực đàm phán. D. Chủ động phán quyết. Câu 105: Do chậm thay đổi trong cách thức quản lí nên công ty X bị phá sản trong khi các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực vẫn thu được nhiều lợi nhuận. Thực trạng này thể hiện tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Triệt tiêu ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu. B. Ổn định mức độ tác động của lạm phát. C. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất. D. Xóa bỏ mọi hình thức cạnh tranh. Câu 106: Nhận thấy nhu cầu mặt hàng trang trí nội thất trên thị trường ngày một tăng cao, anh T đã nhập khẩu và phân phối khối lượng lớn sản phẩm này nên thu được nhiều lợi nhuận. Anh T đã vận dụng chức năng nào dưới đây của thị trường? A. Thực hiện. B. Thẩm định. C. Thông tin. D. Thanh toán. Câu 107: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị M và chị Q đã bàn bạc và thống nhất lựa chọn danh sách đại biểu giống nhau. Sau đó, mỗi người tự bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu. Chị M và chị Q vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bỏ phiếu kín. B. Trực tiếp. C. Bình đẳng. D. Phổ thông. Trang 2/4 - Mã đề thi 319
  3. Câu 108: Nghi ngờ con trai mình sang nhà ông H để cá độ bóng đá, ông K đã tự ý xông vào nhà ông H để tìm con. Ông K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Bất khả xâm phạm về thân thể. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. D. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Câu 109: Được anh P cung cấp bằng chứng về việc chị T là Trưởng phòng tài chính kế toán dùng tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K Giám đốc sở X, anh N là Chánh văn phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã kí quyết định điều chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh N ra khỏi danh sách được nâng lương đúng thời hạn. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo? A. Chị T, ông K và anh N. B. Chị T, ông K, anh P và anh N. C. Chị T, ông K và anh P. D. Chị T và ông K. Câu 110: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh T bị đau chân nên sau khi tự viết phiếu bầu rồi nhờ anh N giúp mình bỏ phiếu vào hòm phiếu nhưng bị anh N từ chối. Chị H đã nhận lời giúp anh T và phát hiện anh T bầu cho đối thủ của mình. Chị H nhờ và được anh T đồng ý sửa lại phiếu theo ý của chị rồi chị bỏ phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín? A. Anh N và chị H. B. Anh T và chị H. C. Anh T, chị H và anh N. D. Anh T và anh N. Câu 111: Trong một cuộc họp, ông B là Chủ tịch phường đã ngắt lời không cho anh H tiếp tục phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị C. Do anh H phản đối nên ông B đã lệnh cho anh K là nhân viên bảo vệ ngoài hội trường buộc anh H phải rời cuộc họp. Anh G là nhân viên dưới quyền ông B nhân chuyện này đã viết bài bịa đặt ông bạo hành nhân viên đăng lên mạng xã hội làm cho uy tín của ông B bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Anh H và anh G. B. Ông B và anh G. C. Ông B, anh H và anh G. D . Ông B, anh K và anh G. Câu 112: Ông H thuê anh S tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịa đặt việc mình có con ngoài giá thú với chị K. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh S đã đánh anh T gãy chân. Tức giận, ông Q là bố anh T đến nhà ông H để gây rối và đẩy ông H ngã khiến ông bị chấn thương sọ não. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Ông H và anh S. B. Anh T, ông Q và anh S. C. Ông H, anh S và ông Q. D. Anh S và ông Q. Câu 113: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Ông P và anh G. B. Ông T, ông Q và anh G. C. Ông T và anh G. D. Ông T, ông Q và ông P. Câu 114: Thấy ông K đốt rừng phòng hộ để làm nương rẫy, ông S nhân viên hạt kiểm lâm bắt và giữ ông K tại đơn vị với sự đồng ý của ông M là Hạt trưởng lúc này đang đi công tác xa. Sau ba ngày, chị Q là người dân sống gần đó phát hiện ông K bị giam trong nhà kho của hạt kiểm lâm nên đã báo với cơ quan chức năng. Những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Ông K và chị Q. B. Ông K, ông M và ông S. C. Ông K, ông S và chị Q. D. Ông S và chị Q. Câu 115: Ông B Chủ tịch xã chỉ đạo chị M là văn thư không gửi giấy mời cho anh H là trưởng thôn tham dự cuộc họp triển khai kế hoạch xây dựng đường liên xã đi qua thôn của anh H. Biết chuyện nên anh K đã thẳng thắn phê bình ông B trong cuộc họp và bị anh T chủ tọa ngắt lời, không cho trình bày hết ý kiến của mình. Bực tức, anh K đã bỏ họp ra về. Những ai dưới đây không vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? A. Chị M, anh K và ông B. B. Chị M, anh H và anh K. C. Chị M, anh H và ông B. D. Anh H, anh K và anh T. Trang 3/4 - Mã đề thi 319
  4. Câu 116: Chị B thuê anh S sao chép công thức chiết xuất tinh dầu đang trong thời gian chờ cấp bằng độc quyền sáng chế của anh A. Tuy nhiên, anh S đã bán công thức vừa sao chép được cho chị M vì chị M trả giá cao hơn. Sau đó, chị M nhận mình là tác giả của công thức chiết xuất tinh dầu trên rồi gửi tham dự cuộc thi sáng tạo. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Anh S, chị M và chị B. B. Chị B và anh S. C. Anh S và chị M. D. Anh A, chị M và chị B. Câu 117: Do bố mẹ mất sớm, bản thân lại hay phải đi công tác xa nên anh M gửi em trai là anh N đang học đại học cho ông H và bà K là ông bà nội của mình nuôi dưỡng. Mặc dù được vợ chồng bà K quản lí chặt chẽ nhưng anh N vẫn thường xuyên trốn học đi chơi điện tử. Một lần, do cố tình chống đối ông bà nội nên N bị ông H tuyên bố cắt đứt quan hệ và đuổi ra khỏi nhà mặc cho bà K ra sức can ngăn. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Ông H và anh N. B. Ông H và anh M. C. Anh M, anh N và bà K. D. Ông H, anh M và anh N. Câu 118: Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Ông M và anh S. B. Ông K, bà N và anh S. C. Ông K và ông M. D. Ông K, ông M và anh S. Câu 119: Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trăm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Anh M, ông H, anh Q và anh K. B. Anh M, anh K và anh Q. C. Ông H, anh M và anh K. D. Chị B, ông H và anh Q. Câu 120: Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự? A. Anh N, anh T và anh K. B. Anh T và anh H. C. Anh H và anh K. D. Anh N, anh T và anh H. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 319