Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 9 (Có đáp án)

doc 19 trang minhtam 02/11/2022 2220
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_khoa_hoc_xa_h.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 9 (Có đáp án)

  1. Câu 22. Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 15 (1-1959) đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam thế nào? A. Đấu tranh chính trị đòi Mĩ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ. B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị để giành chính quyền. C. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang, đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm. D. Đấu tranh chính trị, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Câu 23. Điền vào chỗ trống trong câu sau đây: “Nguồn lực chi viện cùng với thắng lợi của quân dân miền Bắc trong những năm 1965 - 1968 đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược của Mĩ – Nguỵ." A. “Chiến tranh đơn phương”.B. “Chiến tranh đặc biệt” C. “Chiến tranh cục bộ”.D. “Việt Nam hoá chiến tranh”. Câu 24. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian của quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: 1. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá VI được tiến hành trong cả nước; 2. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước; 3. Quốc hội khoá VI họp kì đầu tiên tại Hà Nội; 4. Hội nghị hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn. A. 1, 3, 2, 4.B. 2, 3, 4, 1. C. 2, 4, 1, 3.D. 3, 4, 2, 1 Câu 25. Chính sách nào không phải của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 - 1931? A. Chia ruộng đất công cho dân cày.B. Bãi bỏ thuế thân. C. Xoá nợ cho dân nghèo.D. Cải cách ruộng đất. Câu 26. Điểm khác biệt căn bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ so với Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939 là gì? A. Đứng trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài. B. Tiến hành xâm lược vùng Đông Bắc của Trung Quốc. C. Chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới. D. Theo đuổi lập trường chống chủ nghĩa xã hội Liên Xô. Câu 27. Dựa vào bảng dữ liệu sau, hãy lựa chọn phương án phù hợp về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tên nước Nội dung thỏa thuận 1. Liên Xô a) đóng quân ở Nhật Bản và miền phía Nam vĩ tuyến 38 của Triều Tiên. 2. Mĩ b) nắm giữ phạm vi ảnh hưởng ở Tây Âu c) đóng quân ở Đông Đức, Đông Béclin; phía Bắc vĩ tuyến 38 của Triều Tiên. d) nắm giữ phạm vi ảnh hưởng ở Đông Âu. e) đóng quân ở Tây Đức, Tây Béclin, Tây Âu. Trang 4
  2. A. 1 - a, b, e; 2 - c, d.B. 1- c, d; 2 - a, b, e. C. 2 - a, c, d; 1 - b, e.D. 1 - a, b, c; 2 - d, e. Câu 28. Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Chính phủ ta đã triển khai để xây dựng và củng cố chính quyền ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công? A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước; thành lập Chính phủ chính thức. B. Soạn thảo và ban bố Hiến pháp mới. C. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam. D. Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại với Liên Xô, Trung Quốc. Câu 29. Ý nào dưới đây không phải là sự kiện của cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1975? A. Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào tiến hành khởi nghĩa, tuyên bố độc lập. B. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại. C. Gia nhập tổ chức ASEAN. D. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược. Câu 30. Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn 4 thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là A. sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản. B. xu thế liên minh kinh tế khu vực và quốc tế. C. Chiến tranh lạnh D. sự phân hoá giữa các quốc gia phát triển và chậm phát triển Câu 31. Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân đảng trong những năm 20 của thế kỉ XX là A. tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 - 1930). B. tổ chức cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8 - 1925). C. tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh chống Pháp. D. chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tiến tới thành lập nhà nước tư sản. Câu 32. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là gì? A. Đội ngũ cán bộ đảng viên ngày càng trưởng thành. B. Chủ nghĩa Mác - Lê nin, đường lối của Đảng được phổ biến sâu rộng trong quần chúng. C. Xây dựng được lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. D. Là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Câu 33. Vì sao Đảng ta quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (cuối năm 1946)? A. Thực dân Pháp ngang nhiên xé bỏ Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 - 1946) và Tạm ước (14 – 9 - 1946). B. Quân Pháp đã cố tình gây chiến ở Hà Nội. C. Nền độc lập, chủ quyền của nước ta bị đe doạ nghiêm trọng. D. Chúng ta không còn con đường nào khác. Câu 34. “Trong hơn 2 năm, miền Bắc đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông cụ từ tay giai cấp địa chủ”. Đó là kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ nào? A. Cải cách ruộng đất. Trang 5
  3. B. Khôi phục kinh tế. C. Cải tạo XHCN. D. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965) Câu 35. Nét tương đồng về nguyên nhân giúp cho kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu phát triển nhanh, trở thành các trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, có thể vận dụng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở Việt Nam hiện nay là gì? A. Vai trò của bộ máy nhà nước trong việc tiến hành cải cách tài chính, tiền tệ. B. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại. C. Người dân cần cù, chịu khó, trình độ tay nghề cao. D. Lãnh thổ không rộng, nghèo tài nguyên, thường xuyên gặp thiên tai. Câu 36. Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam là gì? A. Xâm lược miền Nam Việt Nam. B. “Dùng người Việt đánh người Việt”. C. Dồn dân lập “ấp chiến lược”, tách nhân dân ra khỏi cách mạng. D. Tạo thế và lực cho sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn. Câu 37. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (đầu năm 1930), trở thành nguyên tắc bất biến trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng ta là gì? A. Độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày. B. Tự do, bình đẳng, bác ái. C. Độc lập và tự do. D. Đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới. Câu 38. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có đoạn: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Luận điểm đó được dẫn theo văn kiện nào? A. Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776). B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1789). C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848). D. Tuyên ngôn Độc lập của Inđônêxia (1945). Câu 39. Bài học nào được rút ra từ cuộc đấu tranh ngoại giao của Đảng và Chính phủ ta trong những năm 1945 - 1946, được vận dụng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo của nước ta hiện nay? A. Kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc. B. Nhượng bộ có nguyên tắc trong đấu tranh ngoại giao. C. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. D. Đại đoàn kết dân tộc. Câu 40. Nguyên nhân khách quan nào là nhân tố truyền thống, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam? A. Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc. B. Mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ nước Mĩ vì cuộc chiến tranh Việt Nam. Trang 6
  4. C. Phong trào phản chiến của nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới đối với cuộc chiến tranh Việt Nam của đế quốc Mĩ. D. Tinh thần đoàn kết, phối hợp chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương chống kẻ thù chung. MÔN ĐỊA LÍ Câu 1. Điểm cực Nam phần đất liền nước ta ở vĩ độ 8°34'B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, thuộc tỉnh A. Kiên Giang.B. Cà Mau. C. An GiangD. Bạc Liêu Câu 2. Ở nước ta dạng địa hình đồi núi chiếm tới A. 1/4 diện tích lãnh thổ.B. 3/4 diện tích lãnh thổ. C. 2/3 diện tích lãnh thổ.D. 3/5 diện tích lãnh thổ. Câu 3. Ở nước ta, loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là A. đất phèn, đất mặnB. đất cát, đất pha cát. C. đất feralit.D. đất phù sa ngọt. Câu 4. Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là: A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng. B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ. C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương. Câu 5. Trong cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, có tỉ trọng giảm nhưng vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo là A. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.B. kinh tế Nhà nước C. kinh tế ngoài Nhà nướcD. kinh tế tư nhân Câu 6. Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là do tác động của A. kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí B. tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khoáng sản. C. nguồn lao động có tay nghề và thị trường. D. tổng hợp các nhân tố Câu 7. Giải pháp cơ bản để hạn chế hiện tượng cát bay, cát chảy ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ là A. đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sảnB. xây dựng hệ thống đê biển. C. bảo vệ rừng ngập mặn.D. trồng rừng phòng hộ. Câu 8. Mục đích của việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là A. tạo điều kiện để dân cư miền núi tiến kịp miền xuôi. B. bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc. C. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. củng cố sức mạnh kinh tế và quốc phòng Câu 9. Gió mùa Đông Bắc khi đến vùng Bắc Trung Bộ có đặc điểm là Trang 7
  5. A. đã bị suy yếu, không còn ảnh hưởng tới vùng. B. vẫn còn ảnh hưởng khá mạnh. C. chỉ còn ảnh hưởng tới khu vực ven biển. D. chỉ còn ảnh hưởng tới các khu vực núi cao. Câu 10. Hạn chế về tự nhiên nào sau đây không đúng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Mùa khô kéo dàiB. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn C. Tài nguyên khoáng sản hạn chếD. Thiên tai: bão, lũ quét, Câu 11. Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo trong khu vực Đông Nam Á là A. Lào, Inđônêxia.B. Việt Nam, Thái Lan C. Việt Nam, Lào.D. Thái Lan, Campuchia Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hai hồ nước lớn ở lưu vực sông Đồng Nai là A. hồ Dầu Tiếng, hồ Lắk.B. hồ Dầu Tiếng, hồ Kẻ Gỗ. C. hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An.D. hồ Trị An, hồ Thác Bà. Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu duy nhất ở vùng Tây Nguyên (năm 2007) là A. Cầu TreoB. Bờ Y. C. Lao BảoD. Cha Lo Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có độ cao là A. 167 mB. 839 m C. 986 mD. 716 m Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng Tây Nguyên (năm 2007) là A. Kon TumB. Buôn Ma Thuột. C. PleikuD. Đà Lạt. Câu 16. Căn cứ vào bản đồ Thương mại (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, địa phương có tổng giá trị xuất, nhập khẩu lớn nhất nước ta là A. Thành phố Hồ Chí Minh.B. Hà Nội C. Đồng Nai.D. Bà Rịa – Vũng Tàu. Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng nào có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất ở nước ta? A. Đồng bằng sông Hồng.B. Bắc Trung Bộ C. Duyên hải Nam Trung Bộ.D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Vũng Áng.B. Hòn La. C. Chu Lai.D. Nghi Sơn Câu 19. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là Trang 8
  6. A. Hạ LongB. Yên Bái. C. Bắc Giang.D. Việt Trì. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ có quy mô là A. trên 100 nghìn tỉ đồngB. từ trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng. C. từ 10 đến 15 nghìn tỉ đồng.D. dưới 10 nghìn tỉ đồng. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hai tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ giáp với Campuchia là A. Tây Ninh, Bình Dương.B. Bình Dương, Bình Phước. C. Bình Phước, Đồng Nai.D. Tây Ninh, Bình Phước. Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vào tháng 6 và tháng 7, các cơn bão tác động chủ yếu đến khu vực nào của nước ta? A. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng. B. Ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An. C. Ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. D. Ven biển Nam Trung Bộ. Câu 23. Độ dốc chung của địa hình nước ta là A. thấp dần từ bắc xuống nam. B. thấp dần từ tây sang đông C. thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. D. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Câu 24. Hiện tại, cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm là A. cơ cấu dân số trẻ. B. đang biến đổi chậm theo hướng già hoá. C. đang biến đổi nhanh theo hướng già hoá. D. cơ cấu dân số già. Câu 25. Thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là A. bước đầu hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng hoá B. sản lượng tăng nhanh, đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu của hơn 90 triệu dân. C. diện tích tăng nhanh, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi. D. đảm bảo đủ nhu cầu trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Câu 26. Phú Quốc trở thành một điểm du lịch hấp dẫn vì A. có sân bay quốc tế. B. có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và được đầu tư rất mạnh. C. có di sản văn hoá thế giới. D. là một di sản thiên nhiên thế giới. Câu 27. Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí địa lí vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Phía nam sông Cả. B. Tiếp giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Trang 9
  7. C. Phía đông và đông nam tiếp giáp vịnh Bắc Bộ. D. Nhiều tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Câu 28. Tây Nguyên rất phù hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm là nhờ có A. đất feralit và mùa đông lạnh. B. đất phù sa, nóng quanh năm. C. đất badan và khí hậu cận xích đạo D. độ cao lớn, mưa nhiều. Câu 29. Toàn cầu hoá kinh tế cũng có những mặt trái, đặc biệt là A. làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. B. tạo sự cạnh tranh gay gắt, trong đó các nước đang phát triển chịu nhiều thua thiệt. C. bản sắc dân tộc bị xoá nhoà. D. lan rộng các mặt tiêu cực trên phạm vi thế giới. Câu 30. Cho bảng số liệu: GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1985 - 2016 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1985 1995 2004 2010 2016 Trung Quốc 239 698 1649 6101 11199 Thế Giới 12360 29357 40888 65955 75848 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng GDP của Trung Quốc và thế giới, giai đoạn 1985 - 2016? A. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới tăng giảm không ổn định. B. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới ngày càng tăng. C. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới có xu hướng giảm. D. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc lớn nhất thế giới và luôn ổn định. Câu 31. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2016 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2005 2016 Các nhóm cây Tổng số 13287,0 15112,1 Cây lương thực 8383,4 8890,6 Cây công nghiệp 2495,1 2978,9 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 2408,5 3242,6 Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta, năm 2005 và năm 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột.B. Tròn. Trang 10
  8. C. Ô vuông.D. Miền. Câu 32. Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản, giai đoạn 2010 – 2016. A. Giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu giảm. B. Giá trị xuất khẩu giảm, giá trị nhập khẩu tăng. C. Tổng giá trị xuất, nhập khẩu tăng D. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu không ổn định. Câu 33. Trong chế độ khí hậu, Nam Bộ và Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là A. mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. B. mùa nóng và mùa lạnh C. mùa nóng, mưa nhiều và mùa lạnh, khô. D. mùa mưa và mùa khô. Câu 34. Nội thương của nước ta hiện nay A. đã thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. B. chưa có sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ quốc tế lớn. C. phát triển dựa vào các doanh nghiệp Nhà nước. D. không có hệ thống siêu thị nào do người Việt quản lí. Câu 35. Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta? A. Có cơ cấu ngành đa dạng. B. Là ngành mới, đòi hỏi cao về trình độ. C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú D. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 36. Trở ngại lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. độ cao địa hình thấp nên thường xuyên chịu tác động xâm nhập mặn của thuỷ triều. B. đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước. C. phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn lại có mùa khô sâu sắc. D. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt gây trở ngại cho việc tiến hành cơ giới hoá. Trang 11
  9. Câu 37. Điểm khác biệt của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là có A. cơ sở hạ tầng tốt. B. lực lượng lao động rất năng động. C. nhiều ngành công nghiệp truyền thống. D. cửa ngõ thông ra biển. Câu 38. Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 - 2016. A. Tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng. B. Tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm, tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng. C. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta không thay đổi. D. Cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch tích cực, tương đương với các nước phát triển. Câu 39. Ngành hàng không nước ta có bước phát triển rất nhanh chủ yếu nhờ . A. huy động được các nguồn vốn lớn từ cả trong và ngoài nước. B. có chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại hoá cơ sở vật chất. C. có đội ngũ lao động trình độ khoa học kĩ thuật cao. D. mở rộng thành phần kinh tế tham gia khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế. Câu 40. Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang là một trong những ngư trường lớn nhất nước ta do khu vực này có A. các dòng hải lưu, thềm lục địa nông, nhiều cửa sông và bãi triều. B. bờ biển khúc khuỷu, nhiều vùng vịnh, đầm phá. C. các dòng hải lưu, nhiều cửa sông lớn, biển sâu. D. bờ biển khúc khuỷu, hệ thống đảo ven bờ dày đặc. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1. Pháp luật là phương tiện để công dân A. thực hiện quyền của mình B. thực hiện mong muốn của mình C. đạt được lợi ích của mình. D. làm việc có hiệu quả. Trang 12
  10. Câu 2. Quá trình sản xuất bao gồm các yếu tố A. sức lao động và lao động. B. lao động và đối tượng lao động. C. sức lao động, công cụ lao động và tư liệu lao động. D. sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Câu 3. Khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình quy định, “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật” là thể hiện mối quan hệ giữa A. pháp luật với chính trị. B. pháp luật với đạo đức C. pháp luật với xã hội. D. gia đình và xã hội. Câu 4. Nội dung nào dưới đây nói về quyền tự do kinh doanh của công dân? A. Công dân có quyền lựa chọn kinh doanh hàng hoá nào nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. B. Công dân được kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. C. Công dân có quyền tuyệt đối trong việc lựa chọn hàng hoá kinh doanh D. Công dân được kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào theo nhu cầu của mình Câu 5. Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hoá có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hoá? A. Cạnh tranh, cung - cầu. B. Nhu cầu của người tiêu dùng. C. Khả năng của người sản xuất. D. Số lượng hàng hoá trên thị trường Câu 6. Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. D. Bình đẳng trong công việc gia đình. Câu 7. Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng. B. Được trả lương cho cán bộ nhân viên như nhau. C. Bình đẳng trong việc liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. D. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh. Câu 8. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang, là nói về quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được bảo đảm cuộc sống. B. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ. C. Quyền được đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Trang 13
  11. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 9. Hành vi nào dưới đây là trái với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Sang chữa cháy nhà hàng xóm khi chủ nhân không có nhà. B. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ. C. Công an vào khám nhà khi có lệnh của người có thẩm quyền. D. Khi cần bắt người phạm tội đang lẩn trốn ở đó. Câu 10. Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây? A. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của Giám đốc cơ quan. B. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm. C. Phát hiện người lấy cắp tài sản của cơ quan. D. Phát hiện một ổ cờ bạc. Câu 11. Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền học tập của công dân? A. Công dân có quyền học không hạn chế thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. B. Công dân có thể tự do vào học ở các trường học. C. Mọi công dân có thể vào học đại học mà không cần điều kiện gì. D. Mọi công dân có thể học ở bất cứ trường đại học nào Câu 12. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người A. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. không có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. C. không có ý thức thực hiện. D. có chủ mưu xúi giục. Câu 13. Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Phương tiện lưu thông B. Phương tiện thanh toán. C. Phương tiện cất trữ. D. Thước đo giá trị. Câu 14. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích A. thẳng tay trừng trị người vi phạm pháp luật. B. buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật C. cảnh cáo những người khác để họ không vi phạm pháp luật. D. thực hiện quyền công dân trong xã hội. Câu 15. Một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh là A. giữ gìn trật tự, an toàn xã hội B. bảo đảm tăng trưởng kinh tế đất nước. C. phòng, chống buôn bán ma tuý. D. bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Câu 16. Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh A. tuyệt đối.B. lành mạnh Trang 14
  12. C. tự do.D. tốt đẹp Câu 17. Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là nội dung của bình đẳng A. giữa các tín ngưỡng. B. giữa các chức sắc. C. giữa các tín đồ D. giữa các tôn giáo Câu 18. Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện bình đẳng A. giữa miền ngược với miền xuôi. B. giữa các dân tộc. C. giữa các thành phần dân cư. D. trong học sinh phổ thông Câu 19. Không ai được xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác là nội dung A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm B. được bảo vệ của công dân. C. quyền được giữ gìn uy tín cá nhân. D. quyền bất khả xâm phạm về danh dự Câu 20. Đánh người là hành vi xâm phạm A. danh dự của công dân B. sức khoẻ của công dân C. nhân phẩm của công dân. D. cuộc sống của công dân. Câu 21. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện, là nội dung của A. bình đẳng trong kinh doanh. B. bình đẳng trong sản xuất. C. bình đẳng trong lao động D. bình đẳng trong xây dựng kinh tế. Câu 22. Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động? A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Khách quan, công bằng, dân chủ. C. Không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể. D. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Câu 23. Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân? A. Tham gia hoạt động từ thiện. B. Giữ gìn vệ sinh môi trường. C. Tuyên truyền pháp luật giao thông trong trường học. Trang 15
  13. D. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản quan trọng, liên quan tới quyền và lợi ích của công dân. Câu 24. Trên cơ sở quy định của pháp luật về kinh doanh, ông P đã đăng kí mở cửa hàng bán đồ nội thất gia đình và được chấp thuận. Việc làm của ông P thể hiện pháp luật là phương tiện A. để công dân sản xuất kinh doanh. B. để công dân có quyền tự do hành nghề. C. để công dân tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh D. để công dân thực hiện quyền của mình. Câu 25. Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ cơ quan nhà nước và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng trước pháp luật. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. Bình đẳng khi tham gia giao thông. Câu 26. Trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân, ông M đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị được thành lập doanh nghiệp tư nhân. Ông M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 27. Hai công ty C và D cùng kê khai doanh thu chịu thuế không đúng, đều bị cơ quan thuế xử phạt. Hành vi xử phạt của cơ quan thuế đối với cả hai công ty C và D là biểu hiện bình đẳng về A. quyền và nghĩa vụ. B. kê khai thuế C. trách nhiệm pháp lí D. nghĩa vụ nộp thuế Câu 28. Trong gia đình bác A mọi người đều thực hiện nghĩa vụ cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình. Điều này thể hiện A. bình đẳng giữa các thế hệ trong gia đình. B. nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình C. bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình D. trách nhiệm của cha mẹ và các con. Câu 29. A thuê nhà bên cạnh phòng của B, khi nghi B lấy trộm điện thoại của mình, A đã tự ý vào phòng B lục soát. Hành vi này của A đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bí mật đời tư. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. C. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Trang 16
  14. Câu 30. Vào một buổi sáng, 5 nữ sinh Trường Trung học phổ thông C đã đến nhà bạn Ng. (học sinh cùng trường) gọi Ng. ra đường để nói chuyện, chửi bới rồi ra tay đánh dã man, gây thương tích nặng cho Ng. Hành vi đánh người của 5 nữ sinh trên đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của Ng.? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền được bảo đảm an toàn cá nhân. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 31. Biết M hay tung tin nói xấu về mình với một số bạn trong lớp, H không biết xử sự như thế nào. Nếu là H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình? A. Coi như không biết nên không nói gì. B. Nói xấu lại M như M đã nói xấu mình. C. Nêu vấn đề ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. D. Trực tiếp nói chuyện và yêu cầu M phải cải chính những điều đã nói xấu về mình. Câu 32. T đang viết phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã thì ông Khi ghé nhìn vào rồi nói nhỏ: “Cháu gạch tên ông N đi nhé”. Hành vi của ông Khu vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Phổ thông B. Bình đẳng. C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp. Câu 33. Nhân dân trong khu dân cư D họp bàn về giữ gìn trật tự, an ninh trong phường. Việc làm này là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được tham gia. B. Quyền kiểm tra, giám sát Uỷ ban nhân dân. C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lí xã hội. D. Quyền tự do dân chủ. Câu 34. Ông P cơi nới thêm tầng nhà. Mặc dù ông P đã được phép của cơ quan có thẩm quyền, nhưng hai người Thanh tra xây dựng của Sở Xây dựng đến kiểm tra và yêu cầu đưa tiền thì mới được phép tiếp tục thi công. Biết được việc này, ông Q hàng xóm muốn phản ánh với cơ quan nhà nước. Vậy ông Q phải làm như thế nào trong các phương án dưới đây cho đúng với quy định của pháp luật? A. Gửi đơn khiếu nại đến Sở Xây dựng. B. Gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. C. Tố cáo đến Công an tỉnh. D. Gửi đơn tố cáo đến Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh. Câu 35. Bạn L học giỏi và đoạt giải trong kì thi Học sinh Giỏi cấp tỉnh môn Tiếng Anh nên đã được đặc cách vào học lớp chuyên Tiếng Anh của Trường Trung học phổ thông X. Vậy L đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền học thường xuyên, học suốt đời C. Quyền được phát triển. D. Quyền học tập theo sở thích. Trang 17
  15. Câu 36. H có năng khiếu âm nhạc, đã giành giải thưởng Quốc gia về đàn Piano, nên H được tuyển thẳng vào Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Vậy H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học tập theo sở thích. B. Quyền học tập không hạn chế C. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. D. Quyền được học tập có điều kiện trong môi trường âm nhạc. Câu 37. Cơ sở sản xuất nước mắm T sản xuất nước mắm chai có dán nhãn “Nước mắm cá cơm”, nhưng thành phần không có một chút nào từ cá mà được sản xuất hoàn toàn bằng nước, muối và hoá chất mua ở chợ. Hành vi này của cơ sở sản xuất đã xâm phạm tới A. quy trình sản xuất kinh doanh. B. công thức sản xuất nước mắm. C. pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. D. pháp luật về cạnh tranh Câu 38. Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường, Công ty F đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến. Việc làm này của Công ty F là A. phòng, chống sự cố môi trường. B. ứng phó sự cố môi trường C. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. D. đánh giá thiệt hại môi trường. Câu 39. Chị N đã tự ý nghỉ 5 ngày, không đến cơ quan làm việc nên ông B là Giám đốc Công ty nơi chị N công tác đã kí quyết định buộc chị thôi việc. Anh H cùng công ty thường xuyên đi làm muộn, nhưng do có quan hệ tốt với Giám đốc nên không bị kỉ luật. Thấy vậy, chị X là Chủ tịch công đoàn đã phê phán ông B trong cuộc họp của cơ quan. Những ai dưới đây đã vi phạm kỉ luật? A. Chị N và anh H. B. Chị N, ông B và anh H. C. Ông B, anh H và chị N. D. Chị N, ông B và chị X Câu 40. Nghi ngờ chị D viết bài nói xấu mình trên mạng xã hội nên ông N là Chủ tịch xã đã ngăn cản chị D phát biểu trong cuộc họp Hội đồng nhân dân. Thấy vậy, anh H lên tiếng bảo vệ chị D nhưng bị ông M chủ tọa cuộc họp ngắt lời không cho phát biểu. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Ông N, anh H và chị D. B. Ông N và chị D. C. Chị D và ông M. D. Ông N và ông M. Trang 18
  16. ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. B 2. A 3. A 4. B 5. C 6. A 7. B 8. B 9. C 10. D 11. C 12. B 13. D 14. B 15. A 16. B 17. B 18. B 19. C 20. B 21. A 22. C 23. C 24. C 25. D 26. A 27. B 28. D 29. C 30. B 31. A 32. D 33. D 34. C 35. B 36. B 37. C 38. A 39. C 40. D MÔN ĐỊA LÝ 1. B 2. B 3. C 4. C 5. B 6. D 7. D 8. C 9. B 10. D 11. B 12. C 13. B 14. D 15. B 16. A 17. D 18. C 19. D 20. D 21. D 22. A 23. D 24. C 25. D 26. B 27. A 28. C 29. A 30. B 31. B 32. D 33. D 34. A 35. B 36. C 37. C 38. A 39. B 40. A MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. A 2. D 3. B 4. A 5. A 6. D 7. B 8. D 9. B 10. A 11. A 12. A 13. B 14. B 15. D 16. B 17. D 18. B 19. A 20. B 21. A 22. B 23. D 24. D 25. C 26. D 27. C 28. C 29. C 30. C 31. D 32. C 33. C 34.Đ 35. C 36. C 37. C 38. C 39. B 40. D Trang 19