Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 8 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_khoa_hoc_xa_h.doc
Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 8 (Có đáp án)
- C. Tuyên truyền và khích lệ tình thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp. D. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Câu 15. Từ năm 1996 đến năm 2000, bức tranh chung về tình hình nước Nga là A. kinh tế được phục hồi, phát triển, xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. B. chính trị - xã hội đã ổn định nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng âm. C. chính trị - xã hội không ổn định nên đã ảnh hưởng xấu đến vị thế quốc tế. D. trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mĩ). Câu 16. Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ khởi xướng chống Liên Xô và các nước XHCN đã ảnh hưởng đến nước Mĩ như thế nào ? A. Ưu thế về kinh tế, quân sự của Mĩ đã được tăng cường so với các nước Tây Âu và Nhật Bản. B. Ưu thế về kinh tế, quân sự của Mĩ sụt giảm trong sự vươn lên của các nước Tây Âu và Nhật Bản. C. Mĩ không thể vượt qua Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang. D. Vị thế của Mĩ ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Câu 17. Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là A. xuất hiện xu thế toàn cầu hóa. B. sự bùng nổ dân số. C. nhu cầu, đòi hỏi của con người ngày càng cao. D. xuất hiện các loại dịch bệnh mới. Câu 18. Ba tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động riêng rẽ gây trở ngại cho cách mạng Việt Nam ra sao ? A. Tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn. B. Đặt ra yêu cầu phải thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất. C. Khiến Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân liệt thành hai nhóm. D. Gây tổn thất to lớn cho phong trào cách mạng Việt Nam. Câu 19. Tại Hội nghị tháng 11 – 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là A. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương. B. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đất cho dân cày. C. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động. D. đánh đổ Nhật - Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Câu 20. Việc kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) đã có tác dụng ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta ? A. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do. B. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. C. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước, có thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng. D. Mượn quân Trung Hoa Dân quốc đuổi quân Pháp về nước, tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. Câu 21. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta được thể hiện trong luận điểm nào ? A. Toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Trang 3
- B. Tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, toàn dân, toàn diện, trường kì kháng chiến. C. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. D. Toàn dân, toàn diện, đánh chắc, tiến chắc, tự lực cánh sinh. Câu 22. Thành tựu nổi bật trong quan hệ quốc tế của Việt Nam năm 1995 là gì ? A. Có quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. B. Có quan hệ thương mại với hơn 100 nước. C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kì và gia nhập tổ chức ASEAN. D. Các công ty của hơn 50 nước đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Câu 23. Vì sao ngay sau khi hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc phải tiến hành cải cách ruộng đất ? A. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp. B. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến vẫn còn rất phổ biến. C. Để làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam. D. Để khắc phục hậu quả chiến tranh. Câu 24. Nguyên nhân dẫn đến phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) là gì ? A. Chính quyền Ngô Đình Diệm không thực hiện đúng các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ. B. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp các cuộc đấu tranh chống khủng bố, chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”. C. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp “Phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn – Chợ Lớn. D. Chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành nhiều đạo luật, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày. Câu 25. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là do A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xung quanh vấn đề thuộc địa. B. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng. C. âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức và Nhật Bản. D. các nước Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng, nhượng bộ với phát xít. Câu 26. Khó khăn, thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế các nước Tây Âu hiện nay là A. sự phát triển thường xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái, lạm phát, thất nghiệp. B. luộn gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ Mĩ, Nhật Bản và các nước NICs. C. quá trình “nhất thể hóa” Tây Âu vẫn còn nhiều trở ngại. D. dân số già nên tỉ lệ người trong độ tuổi lao động thấp. Câu 27. Ý nào không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) ? A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. C. Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh. D. Thiết lập trật tự thế giới “hai cực” Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. Câu 28. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả do Chiến tranh lạnh để lại ? A. Mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai cường quốc Mĩ – Liên Xô. Trang 4
- B. Luôn đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng kéo dài gần nửa thế kỉ. C. Các nước phải chi phí nhiều tiền của và sức người để chạy đua vũ trang. D. Dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 29. Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân đảng trong những năm 20 của thế kỉ XX là A. khởi nghĩa Yên Bái (2-1930). B. bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) C. tuyên truyền vận đông nhân dân đấu tranh chống Pháp. D. chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tiến tới thành lập nhà nước tư sản. Câu 30. Tính chất của phong trào cách mạng 1936 -1939 là gì? A. Mang tính dân tộc là chủ yếu. B. Mang tính dân tộc sâu sắc. C. Mang tính dân tộc, dân chủ, trong đó nội dung dân chủ là nét nổi bật. D. Mang tính dân tộc, dân chủ nhân dân sâu sắc. Câu 31. Ý nào không phản ánh đúng nội dung Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) ? A. Pháp công nhận nước ta là một nước tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội riêng, nằm trong Khối liên hiệp Pháp. B. Ta đồng ý để 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc. C. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập. D. Hai bên ngừng bắn tại chỗ. Câu 32. Ý nào không phản ánh đúng kết quả của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 ? A. Loại khỏi vòng chiến đầu hơn 8000 tên địch. B. Giải phóng toàn bộ vùng biên giới. C. Chọc thủng hành lang Đông –Tây, phá thế bao vây của quân Pháp đối với căn cứ địa Việt Bắc. D. Làm phá sản kế hoạch Rơve của Pháp. Câu 33. Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau năm 1954 ? A. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai. C. Xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. D. Thực hiện hòa bình thống nhất đất nước. Câu 34. Về quy mô, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) có điểm gì khác so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ? A. Diễn ra chủ yếu ở chiến trường miền Nam. B. Phạm vi chiến trường mở rộng hơn, cả ở hai miền Nam, Bắc Việt Nam. C. Phạm vi chiến trường mở rộng sang Nam Lào và Campuchia. D. Phạm vi chiến trường mở rộng ra toàn Đông Dương. Câu 35. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ năm 1963 là gì ? A. Do mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn. B. Do Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn. Trang 5
- C. Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình. D. Mĩ và tay sai lo sợ trước những thắng lợi vang dội của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận. Câu 36. Là một nước láng giềng lớn của Việt Nam, những biến động, thay đổi trong lịch sử Trung Quốc nửa sau thế kỉ XX đều có tác động lớn đến nước ta, ngoại trừ sự kiện nào ? A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (10-1949). B. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1-1950). C. Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam (11-1991). D. Trung Quốc thực hiện chính sách đặc biệt: một nước hai chế độ. Câu 37. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là gì ? A. Diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng giữa hai khuynh hướng vô sản và dân chủ tư sản. B. Phong trào công nhân phát triển từ tự phát sang tự giác. C. Khuynh hướng cách mạng dân tộc tư sản phát triển mạnh mẽ. D. Giai cấp tiểu tư sản có sự chuyển biến về tư tưởng trước tác động của chủ nghĩa Mác – Lênin. Câu 38. Việc vận dùng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1930 – 1945 được thể hiện qua luận điểm nào ? A. Đảng Cộng sản Đông Dương luôn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. B. Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. C. Luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. D. Xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Câu 39. Trong các sự kiện chính trị sau đây, sự kiện nào có tính chất quyết định nhất, có tác dụng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược tiến lên và chứng tỏ tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam ? A. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951). B. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3-1951) C. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (5-1952). D. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào (3-1951). Câu 40. Nguyên nhân có tính quyết định nhất đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc xây dựng đất nước hiện nay là gì ? A. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. B. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng. C. Có hậu phương vững chắc là miền Bắc XHCN. D. Sự giúp đỡ của các nước XHCN, tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương. MÔN ĐỊA LÍ Câu 1. Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23 023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh A. Lào Cai.B. Cao Bằng. Trang 6
- C. Hà Giang.D. Lạng Sơn. Câu 2. Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực. A. vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc. B. vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam. C. vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc. D. vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam. Câu 3. Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh gần nhất là A. điểm cực Bắc.B. điểm cực Nam. C. điểm cực Đông.D. điểm cực Tây. Câu 4. Phân bố dân cư ở nước ta chưa hợp lí ảnh hưởng rất lớn đến A. mức gia tăng dân số. B. truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc. C. cơ cấu dân số. D. việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên. Câu 5. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta mới được hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX là A. điểm công nghiệp.B. vùng công nghiệp. C. khu công nghiệp.D. trung tâm công nghiệp. Câu 6. Để đi bằng đường bộ (đường ô tô) từ Bắc vào Nam, ngoài quốc lộ 1 còn có A. quốc lộ 6.B. quốc lộ 5. C. đường Hồ Chí Minh.D. quốc lộ 2. Câu 7. Tỉnh nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với cả quốc gia Lào và Trung Quốc. A. Lào Cai.B. Điện Biên. C. Lai Châu.D. Hà Giang. Câu 8. Sự khác biệt của vùng Tây Nguyên với các vùng khác về vị trí là A. không giáp biển.B. giáp với Campuchia. C. giáp với nhiều vùng.D. giáp Lào Câu 9. Các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. B. luyện kim, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. C. hóa chất, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. D. khai thác than, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 10. Biểu hiện kinh tế - xã hội nào dưới đây là của nhóm nước phát triển ? A. GDP/ người thấp. B. Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cao. C. Đầu tư ra nước ngoài (FDI) ít. D. Chỉ số phát triển con người (HDI) cao. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Đại lí Việt Nam trang 27, tỉ trọng GDP của vùng Bắc Trung Bộ so với GDP cả nước (năm 2017) là Trang 7
- A. 6,8%.B. 7,8%.C. 8,8%.D. 9,8%. Câu 12. Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2017) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất vùng Đồng bằng sông Hồng là A. Hưng Yên.B. Vĩnh Phúc. C. Hà Nam.D. Hải Dương. Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) ? A. Tà Lùng.B. Thanh Thủy. C. Tây Trang.D. Cầu Treo. Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, phần lớn diện tích lưu vực hệ thống sông Mê Công ở nước ta thuộc hai vùng là A. Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ. Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất mặn phân bố nhiều nhất ở vùng A. Đồng bằng sông Hồng.B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ.D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 16. Căn cứ vào bản đồ Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta là A. ven biển Bắc Bộ.B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Bắc.D. ven biển cực Nam Trung Bộ. Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn điện tích có mật độ dân số từ 1001 người/km2 trở lên (năm 2007) tập trung ở vùng A. Đồng bằng sông Hồng.B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long.D. Bắc Trung Bộ. Câu 18. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2007) là A. Đà NẵngB. Quy Nhơn. C. Phan Thiết.D. Nha Trang. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông lớn duy nhất ở nước ta có dòng chảy đổ nước sang Trung Quốc là A. sông Hồng. B. sông Kì Cùng – Bằng Giang. C. sông Mê Công. D. sông Thái Bình. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ở trung tâm công nghiệp Vinh không có ngành nào sau đây ? A. Chế biến nông sản.B. Cơ khí. Trang 8
- C. Sản xuất vật liệu xây dựng.D. Dệt, may. Câu 21. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp năng lượng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, ba nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW ở nước ta (năm 2007) là A. Phả Lại, Ninh Bình, Phú Mỹ. B. Phả Lại, Cà Mau, Phú Mỹ C. Phả Lại, Cà Mau, Trà Nóc, D. Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau. Câu 22. Loại thiên tai không xảy ra ở vùng biển nước ta là A. sạt lở bờ biển.B. nạn cát bay.C. lũ quét.D. bão. Câu 23. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nước ta, hướng nào dưới đây đạt hiệu quả cao nhất ? A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. C. Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng ngành dịch vụ. D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Câu 24. Kinh tế trang trại ở nước ta A. mới được hình thành và phát triển từ năm 2010. B. góp phần đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa. C. chỉ tập trung vào ngành trồng trọt. D. có quy mô và giá trị sản xuất rất lớn. Câu 25. Ý nào dưới đây là đúng khi nó về ngành du lịch nước ta những năm qua ? A. Phát triển nhanh nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước. B. Số lượng khách quốc tế rất ổn định hằng năm. C. Doanh thu từ dịch vụ có xu hướng giảm. D. Số lượng khách nội địa không nhiều bằng số lượng khác quốc tế. Câu 26. Vấn đề năng lượng của vùng Đông Nam Bộ sẽ được giải quyết theo hướng A. phát triển nguồn điện và mạng lưới điện. B. cắt giảm lượng điện tiêu thụ. C. chuyển các trung tâm công nghiệp lớn sang các vùng khác. D. thay đổi cơ cấu kinh tế vùng. Câu 27. Loại khoảng sản đang có giá trị nhất ở Biển Đông nước ta hiện nay là A. dầu mỏ, khí tự nhiên.B. muối. C. cát thủy tinh.D. titan. Câu 28. Cho bảng số liệu : CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1195 – 2016 (Đơn vị : %) Năm 1995 2000 2005 2010 2016 Nhóm hàng Trang 9
- Công nghiệp nặng và khoáng sản 25,3 37,2 36,1 31,0 45,3 Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 28,5 33,8 41,0 46,1 40,4 Nông, lâm , thủy sản 46,2 29,0 22,9 22,9 14,3 Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 1995 – 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất ? A. Cột.B. Đường.C. Miền.D. Tròn. Câu 29. Cho bảng số liệu : GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA MIANMA, NĂM 2010 VÀ NĂM 2016 (Đơn vị : triệu USD) Năm 2010 2016 Giá trị Xuất khẩu 8861 11663 Nhập khẩu 6413 17180 Theo bảng số liệu, cán cân thương mại của Mianma năm 2010 và năm 2016 lần lượt là A. 2484 triệu USD và -5157 triệu USD. B. -2448 triệu USD và 5517 triệu USD. C. 2844 triệu USD và -5751 triệu USD. D. 2448 triệu USD và -5517 triệu USD. Câu 30. Cho biểu đồ : TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA MỘT NƯỚC MĨ LA TINH, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về tốc độ tăng GDP của một số nước Mĩ La Tinh, giai đoạn 2010 - 2016 A. Tốc độ tăng GDP thấp và ổn định. B. Tốc độ tăng GDP ngày càng giảm. C. Tốc độ tăng GDP rất không ổn định. D. Tốc độ tăng GDP cao. Câu 31. Gió mùa Đông Nam hoạt động ở miền Bắc nước ta vào thời gian A. cuối mùa đông.B. đầu và giữa mùa hạ. C. giữa và cuối mùa hạ.D. đầu mùa đông. Câu 32. Đặc điểm nổi bật của ngành viễn thông ở nước ta là Trang 10
- A. Phát triển nhanh vượt bậc, đón đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại. B. thực hiện được các mối giao lưu giữa các địa phương trong nước. C. góp phần phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa. D. góp phần nâng cao dân trí, đảm bảo an ninh quốc phòng. Câu 33. Một trong những nguyên nhân khiến cây công nghiệp phát triển mạnh ở nước ta trong những năm qua là A. thị trường được mở rộng, công nghiệp chế biến dần hoàn thiện. B. các khâu trồng và chăm sóc cây công nghiệp đều được tự động hóa. C. Nhà nước đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm từ cây công nghiệp. D. sản phẩm không bị cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Câu 34. Nhân tố nào không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta ? A. Tiềm năng lớn về đất phù sa ngọt. B. Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm. C. Diện tích đất phèn và đất mặn lớn. D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Câu 35. Nhân tố nào không phải là điều kiện thuận lợi của Đồng bằng sông Hồng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ? A. Nguồn lao động có trình độ. B. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. C. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ tốt. D. Giàu tài nguyên khoán sản và năng lượng. Câu 36. Mục tiêu chung của ASEAN là A. thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. B. xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, phát triển nhanh. C. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển. D. giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước khác. Câu 37. Cho biểu đồ : Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về số lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2005 – 2016. A. Sản lượng than giảm liên tục. B. Sản lượng dầu thô tăng liên tục. Trang 11
- C. Sản lượng điện tăng liên tục. D. Sản lượng các sản phẩm rất ổn định. Câu 38. Hướng nào dưới đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta ? A. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng. B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ. C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. D. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt. Câu 39. Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta không bao gồm ngành nào sau đây ? A. Thủy sản.B. Du lịch cộng đồng. C. Khai thác khoáng sản.D. Giao thông vận tải biển. Câu 40. Biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất trong việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên ? A. Hạn chế tình trạng du canh, du cư. B. Quy hoạch lại khu dân cư. C. Giao đất, giao rừng cho người dân. D. Tăng cường xuất khẩu gỗ tròn. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1. Pháp luật là phương tiện để A. công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình B. công dân bảo vệ mọi quyền lợi của mình. C. công dân bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của mình. D. công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ mọi quyền lợi của mình. Câu 2. Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng A. quyền lực xã hội.B. chủ trương, chính sách. C. tuyên truyền, giáo dụcD. quyền lực nhà nước. Câu 3. Cạnh tranh xuất hiện trong nên kinh tế nào dưới đây ? A. Kinh tế tự nhiên.B. Kinh tế tự cung, tự cấp. C. Kinh tế hàng hóa.D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa. Câu 4. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật dân sự ? A. Làm mất tài sản của người khác. B. Đi học muộn không có lí do chính đáng. C. Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khác. D. Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán. Câu 5. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, em tiếp tục vào đại học là em đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ? A. Thi hành pháp luật.B. Làm theo pháp luật C. Áp dụng pháp luật.D. Sử dụng pháp luật. Câu 6. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng Trang 12
- A. trong sản xuất.B. trong kinh tế. C. về quyền và nghĩa vụ.D. về điều kiện kinh doanh. Câu 7. Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào là A. đối lượng lao động.B. công cụ lao động. C. hệ thống bình chứa.D. kết cấu hạ tầng. Câu 8. Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa anh, chị, em ? A. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con. B. Anh, chị, em được cha, mẹ chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện phát triển. C. Anh, chị, em cùng yêu thương cha mẹ. D. Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Câu 9. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc A. giao kết bằng thỏa thuận miệng. B. giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. C. giao kết thông qua phát biểu trong các cuộc họp. D. giao kết giữa người sử dụng lao động và đại diện người lao động. Câu 10. Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình A. ở bất cứ nơi nào. B. ở những nơi công cộng. C. ở những noi có đông người tụ tập hoặc đông người tham quan. D. trong các cuộc họp của cơ quan, trường học, địa phương mình. Câu 11. Yếu tố nào dưới đây làm ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa trên thị trường ? A. Quan hệ cung – cầu. B. Giá trị trao đổi của hàng hóa. C. Giá trị sử dụng của hàng hóa. D. Tổng số lượng tiền đưa vào lưu thông. Câu 12. Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng pháp luật ? A. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu. B. Nhờ người thân bỏ phiếu hộ. C. Nhờ những người trong tổ bầu cử bỏ phiếu hộ. D. Nhờ người khác viết phiếu hộ, rồi tự mình đi bỏ phiếu. Câu 13. Khoản 1 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”. Quy định này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với A. chính trị.B. kinh tế. C. đạo đưc.D. văn hóa. Câu 14. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm A. hình sựB. hành chính Trang 13
- C. quy tắc quản lí xã hộiD. an toàn xã hội Câu 15. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là hành vi vi phạm A. dân sựB. kỉ luật C. quan hệ xã hộiD. hành chính Câu 16. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi ? A. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 14 tuổiD. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi. Câu 17. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh H ban hành quyết định điều chuyển giáo viên từ trường A đến trường B là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ? A. Sử dụng pháp luật.B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật.D. Công nhận pháp luật. Câu 18. Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây ? A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.B. Bình đẳng trước pháp luật. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.D. Bình đẳng khi tham gia giao thông. Câu 19. Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ? A. Quan hệ dòng tộc.B. Quan hệ tài sản. C. Quan hệ thân nhân.D. Quan hệ giữa anh chị em với nhau. Câu 20. Bình đẳng trong lao động không bao gồm nội dung nào dưới đây ? A. Bình đẳng trong tự do lựa chọn hình thức kinh doanh. B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Câu 21. Việc công dân học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với sở thích, khả năng và điều kiện của mình là một trong các nội dung của A. quyền học tập của công dân. B. quyền được phát triển của công dân. C. quyền tự do của công dân. D. quyền lựa chọn ngành nghề của công dân. Câu 22. Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là, mọi doanh nghiệp đều được A. miễn giảm thuế thu nhập. B. chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng. C. kinh doanh bất cứ sản phẩm nào theo nhu cầu của mình. D. kinh doanh ở bất cứ nơi nào. Câu 23. Quy luật giá trị tác động đến điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua A. giá trị của hàng hóa.B. giá cả trên thị trường. C. giá trị xã hội cần thiết của hàng hóa.D. quan hệ cung – cầu. Trang 14
- Câu 24. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về A. kinh tế.B. chính trị. C. văn hóa, giáo dục.D. tự do tín ngưỡng. Câu 25. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là quy định về quyền nào dưới đây của công đân ? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể. Câu 26. Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp A. được pháp luật quy định. B. nghi ngờ người phạm tội đang lẩn trốn ở đó. C. nghi ngờ người trong nhà lấy cắp tài sản của người khác. D. cần răn đe người khác phạm tội. Câu 27. Một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh của công dân là : A. Công dân được tự do tuyệt đối trong kinh doanh. B. Công dân có quyền kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. C. Công dân có quyền kinh doanh ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. D. Công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền hoạt động kinh doanh. Câu 28. Trong những nghĩa vụ dưới đây của người kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất ? A. Nộp thuế đầy đủ. B. Bảo vệ môi trường. C. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. D. Bảo vệ tài nguyên. Câu 29. Học sinh lớp 12B đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Giáo dục là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực chính trị. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội. D. Quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân. Câu 30. Trong hợp đồng lao động giữa Giám đốc Công ty Y và người lao động có quy định lao động nữ phải cam kết sau 5 năm làm việc cho Công ty mới được sinh con. Quy định này là trái với nguyên tắc A. không phân biệt đối xử trong lao động. B. tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động. C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. Trang 15
- Câu 31. Giám đốc Công ty S đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nặng nhọc, thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định “không sử dụng lao động nữ”, trong khi Công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của Giám đốc Công ty đã xâm phạm tới A. quyền ưu tiên lao động nữ. B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ. C. quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. D. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Câu 32. M đang sử dụng máy tính thì có việc ra khỏi phòng, nhân lúc đó, L – sinh viên ở cùng với M đã tự ý đọc email của M. Hành vi này của L đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của M ? A. Quyền tự do cá nhân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 33. Nhân lúc trong siêu thị đông người, P đã móc túi lấy trộm tiền của Q, nhưng bị anh S là bảo vệ bắt quả tang. Trong trường hợp này, anh S cần xử sự theo giải pháp nào dưới đây cho đúng pháp luật ? A. Đánh cho P một trận. B. Đánh P xong thì giải đến cơ quan công an. C. Giam P lại trong phòng kín của siêu thị. D. Giải ngay đến cơ quan công an. Câu 34. Sau khi phát hiện hành vi nhận hối lộ của một cán bộ huyện N, bà M muốn gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy bà M phải gửi đến cơ quan nào dưới đây cho đúng pháp luật ? A. Cơ quan công an bất kì. B. Uỷ ban nhân dân tỉnh. C. Uỷ ban nhân dân huyện N. D. Viện kiểm sát nhân dân huyện. Câu 35. Bà Tr. là cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị Giám đốc sở này ra quyết định kỉ luật “chuyển công tác khác”. Bà Tr. Có thể gửi đơn khiếu nại đến người nào dưới đây cho đúng pháp luật ? A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. B. Thanh tra Chính phủ. C. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. D. Cơ quan Công an tỉnh. Câu 36. Sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, X được đặc cách vào học Trường Trung học phổ thông Chuyên của tỉnh. X đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền học suốt đời. C. Quyền được phát triển D. Quyền tự do học tập. Câu 37. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, bạn Ng. Có ý định mở cửa hàng dược phẩm. Bạn Ng. cần có hoặc không cần có điều kiện nào dưới đây để có thể đăng kí mở cửa hàng dược phẩm ? Trang 16
- A. Bằng tốt nghiệp đại học. B. Không cần bằng cấp nào nữa. C. Cần có bằng tốt nghiệp trung cấp dược. D. Cần có chứng chỉ lớp bồi dưỡng kiến thức y dược. Câu 38. Mấy bạn học sinh lớp 12 trao đổi với nhau về việc, liệu học sinh đang học lớp 12 có phải đăng kí nghĩa vụ quân sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ? A. Học sinh lớp 12 không phải đăng kí. B. Học sinh, sinh viên không phải đăng kí. C. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng kí. D. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng kí. Câu 39. Được anh N cảnh giới, anh M đột nhập vào nhà bà L lấy trộm chiếc xe máy rồi bán với giá 15 triệu đồng. Mấy ngày sau đó, anh M mời anh G làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Khi hơi men chếnh choáng, anh G nói với mọi người rằng anh đã biết vụ trộm này và đã chụp lại ảnh khi anh M lấy trộm xe. Những ai dưới đây vi phậm pháp luật hình sự ? A. Anh N và anh M.B. Anh M và anh G. C. Anh M, anh N và anh G.D. Anh N và anh G. Câu 40. Trong cuộc họp của xã, ông N là Chủ tịch xã đã không cho anh M tiếp tục phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị D. Do anh M phản đối nên ông N đã lệnh cho anh G là nhân viên bảo vệ ngoài hội trường buộc anh M phải rời cuộc họp. Anh Q là cán bộ Uỷ ban nhân dân xã đã viết bài bịa đặt ông N bạo hành nhân viên đăng lên mạng xã hội làm cho uy tín của ông N bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân ? A. Anh M, Anh G và anh Q.B. Ông N và anh Q. C. Ông N và anh G.D. Ông N, anh G và anh Q. Trang 17
- ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. C 2. C 3. A 4. D 5. A 6. A 7. C 8. D 9. B 10. C 11. C 12. D 13. B 14. D 15. A 16. B 17. A 18. A 19. A 20. C 21. C 22. C 23. B 24. D 25. A 26. B 27. D 28. D 29. A 30. D 31. C 32. B 33. C 34. B 35. D 36. D 37. A 38. D 39. A 40. B MÔN ĐỊA LÝ 1. C 2. D 3. A 4. D 5. C 6. C 7. B 8. A 9. A 10. D 11. A 12. B 13. D 14. C 15. D 16. D 17. A 18. D 19. B 20. D 21. B 22. C 23. C 24. B 25. A 26. A 27. A 28. C 29. D 30. C 31. C 32. A 33. A 34. C 35. D 36. C 37. C 38. A 39. B 40. C MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. A 2.D 3. C 4. B 5. D 6. C 7. A 8. D 9. B 10. D 11. A 12.A 13. C 14. A 15. D 16. B 17. C 18. C 19. A 20. A 21. A 22. B 23. B 24. C 25. A 26. A 27. D 28. A 29. C 30. C 31. D 32. C 33. D 34. C 35. C 36. C 37. C 38. C 39. C 40. C Trang 18