Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 7 (Có đáp án)

doc 17 trang minhtam 02/11/2022 5000
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_khoa_hoc_xa_h.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 7 (Có đáp án)

  1. Câu 17. Hội nghị Ianta đã thỏa thuận việc đóng quân ở nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Liên Xô đóng quân ở Đông Đức; Mĩ đóng quân ở Tây Đức. B. Liên Xô đóng quân ở Đông Đức và Đông Béclin; Mĩ đóng quân ở Tây Đức và Tây Béclin. C. Liên Xô đóng quân ở Đông Đức và Đông Béclin; Mĩ, Anh, Pháp đóng quân ở Tây Đức và Tây Béclin. D. Mỗi nước Liên Xô và Mĩ đóng quân ở một nửa lãnh thổ nước Đức. Câu 18. Các cuộc chiến tranh được ví như “ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. nội chiến ở Trung Quốc (1946 - 1949) và chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953). B. chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975). C. nội chiến ở Trung Quốc (1946 - 1949) và chiến tranh vùng Vịnh (1991). D. chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và chiến tranh vùng Vịnh (1991). Câu 19. Mục tiêu của Mĩ khi phát động chiến tranh lạnh là A. ngăn chặn sự mở rộng của CNXH từ Liên Xô lan sang Đông Âu và thế giới. B. cô lập Liên Xô để từng bước thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới. C. chống lại sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản. D. chống lại lực lượng tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Câu 20. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác? A. Thành lập Công hội (bí mật) ở Sài Gòn - Chợ Lớn. B. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn. C. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng. D. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở cảng Sài Gòn nhằm ngăn tàu Pháp đàn áp cách mạng Trung Quốc. Câu 21. Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo trình tự thời gian : 1. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện; 2. Quân Nhật vượt biên giới Việt - Trung, tiến vào miền Bắc Việt Nam; 3. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương. A. 2, 3, 1.B. 1, 2, 3.C. 3, 2, 1.D. 1, 3, 2. Câu 22. Thực hiện dồn dân lập “ấp chiến lược” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn là gì? A. Củng cố quyền lực cho chính quyền Sài Gòn. B. Mở rộng vùng kiểm soát. C. Đẩy lực lượng cách mạng khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền Nam. D. Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Câu 23. Tại sao đến năm 1965 Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam? A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản hoàn toàn. B. Mĩ muốn mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh Việt Nam. C. Mĩ muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Trang 3
  2. D. Mĩ lo ngại sự ủng hộ của Trung Quốc và Liên Xô cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Câu 24. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là gì? A. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. B. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980). C. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980). D. Khắc phục hậu quả chiến tranh ở miền Nam, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc. Câu 25. Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám 1945 là A. mở đầu kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. B. góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc. C. đưa Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền. D. có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến cách mạng Lào và Campuchia. Câu 26. Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam? A. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp. B. Để cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp. C. Để biến Việt Nam thành thị trường trao đổi hàng hóa với Pháp. D. Vì Việt Nam không có thế mạnh phát triển nhanh công nghiệp nặng. Câu 27. Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng ngoại so với chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN có điểm gì khác? A. Nhằm phát triển đồng bộ các ngành kinh tế.B. Nhằm công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. C. Nhằm công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.D. Nhằm công nghiệp hóa đất nước. Câu 28. Thành tựu to lớn nhất mà các nước Tây Âu đạt được trong những năm 50 - 70 của thế kỉ XX là A. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. B. trình độ khoa học - kĩ thuật phát triển cao và hiện đại. C. thành lập được một tổ chức khu vực hoạt động rất có hiệu quả. D. trở thành trung tâm chính trị có ảnh hưởng lớn trên phạm vi thế giới. Câu 29. Tổ chức không phải là sản phẩm của xu thế toàn cầu hóa là A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). B. Tổ chức Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). C. Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM). D. Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA). Câu 30. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931? A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến. Trang 4
  3. D. Địa chủ phong kiến câu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân. Câu 31. Vì sao trong những năm 1945 - 1946, Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc? A. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền Nam. B. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù: quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh, quân Pháp, cùng bọn tay sai phản động. C. Lực lượng của ta còn yếu cần phải hòa hoãn để có thời gian củng cố lực lượng. D. Kéo dài thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà ta biết không thể tránh khỏi. Câu 32. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 là A. là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên quân ta giành thắng lợi. B. chứng tỏ quân đội ta đã trưởng thành. C. chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc. D. ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. Câu 33. Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, nhiệm vụ nào được tiếp tục thực hiện ở cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam? A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân trên phạm vi cả nước. B. Tiến hành cách mạng XHCN. C. Đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai. D. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. Câu 34. Ý nghĩa quan trọng nhất của những thành tựu mà nhân dân miền Bắc đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là gì? A. Làm cho bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều. B. Nền kinh tế miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam. C. Miền Bắc đủ sức tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH. D. Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương lớn. Câu 35. Ý nào không phải là những chính sách về kinh tế của chính quyền cách mạng ở miền Nam Việt Nam sau giải phóng (4-1975) ? A. Tịch thu ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài. B. Xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, quốc hữu hóa ngân hàng. C. Cải cách ruộng đất ở miền Nam. D. Chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp. Câu 36. Để chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã A. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. B. chủ trương đoàn kết cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. C. tiếp thu, vận dụng sáng tạo và truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản vào Việt Nam. D. chủ trương đoàn kết các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc Pháp. Trang 5
  4. Câu 37. Sự kiện nào trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta là dấu mốc đầu tiên thể hiện sự quay trở lại tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh? A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939. B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1940. C. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941). D. Đảng Cộng sản Đông Dương đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam (1951). Câu 38. Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) và trở thành kim chỉ nam của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng là gì? A. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước. C. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng.D. Không vi phạm chủ quyền quốc gia. Câu 39. So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về kết quả và ý nghĩa lịch sử? A. Đã đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự của địch. B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi để giành thắng lợi cuối cùng. C. Là dấu mốc kết thúc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị thực dân, D. Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Câu 40. Từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cần rút ra bài học gì trong công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay? A. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị. B. Cải tổ, đổi mới về kinh tế - xã hội trước tiên, sau đó mới đến cải tổ về chính trị. C. Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế những ảnh hưởng từ bên ngoài. D. Xây dựng nền kinh tế thị trường TBCN để phát triển nền kinh tế. MÔN ĐỊA LÍ Câu 1. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.B. có thảm thực vật bốn mùa xanh tốt. C. khí hậu có hai mùa rõ rệt.D. mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 2. Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là A. hướng bắc - nam và hướng vòng cung.B. hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. C. hướng đông - tây và hướng vòng cung.D. hướng đông bắc - tây nam và hướng vòng cung. Câu 3. Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình A. dưới 500 - 600m.B. dưới 600 - 700m.C. dưới 700 - 800m.D. dưới 800 - 900m. Câu 4. Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là A. trình độ chuyên môn, kĩ thuật chưa cao.B. thể lực chưa thật tốt. C. thiếu tác phong công nghiệp.D. thiếu bền bỉ, dẻo dai. Câu 5. Ngư trường nào không được xác định là ngư trường trọng điểm của nước ta hiện nay? A. Cà Mau - Kiên Giang.B. Thanh Hóa - Nghệ An. Trang 6
  5. C. Hải Phòng - Quảng Ninh.D. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Câu 6. Đầu mối giao thông vận tải đường sắt lớn nhất của nước ta là A. Hà Nội.B. Hải Phòng.C. Đà Nẵng.D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 7. Cây công nghiệp được coi là thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là A. cà phêB. chè.C. cao su.D. hồ tiêu. Câu 8. Ý nào không phải là điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ? A. Giáp các vùng giàu nguyên liệu.B. Có cửa ngõ thông ra biển. C. Có tiềm năng lớn về đất phù sa ngọt.D. Có địa hình tương đối bằng phẳng. Câu 9. Đồng bằng sông Cửu Long không phát triển ngành nào sau đây? A. Trồng trọt.B. Thủy sản.C. Nuôi gia cầm.D. Thủy điện. Câu 10. Số lượng các huyện đảo của nước ta hiện nay là A. 8.B. 10.C. 12.D. 14. Câu 11. Ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á và Âu trên lãnh thổ LB Nga là A. dòng sông Ênítxây.B. dãy núi Uran.C. dòng sông Vonga.D. dòng sông Lêna. Câu 12. Căn cứ vào bảng số liệu ở trang 4 - 5 của Atlat Địa lí Việt Nam, thành phố trực thuộc Trung ương có số dân lớn nhất nước ta hiện nay là A. Hà Nội.B. Đà Nẵng.C. Hải Phòng.D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 13. Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vùng nào sau đây có nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất? A. Tây Bắc Bộ.B. Tây Nguyên. C. Đồng bằng sông Cửu Long.D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 14. Căn cứ vào biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trong giai đoạn 2000 - 2007, GDP của nước ta tăng gần A. 1,6 lần.B. 2,6 lần.C. 3,6 lần.D. 4,6 lần. Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Trung Quốc? A. Quảng Ninh.B. Cao Bằng.C. Bắc Kạn.D. Hà Giang. Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, quy mô dân số các đô thị sau đây ở vùng Đồng bằng sông Hồng (năm 2007) xếp theo thứ tự giảm dần là A. Hà Nội, Hải Dương, Nam Định.B. Nam Định, Hà Nội, Hải Dương. C. Hà Nội, Nam Định, Hải Dương.D. Hải Dương, Nam Định, Hà Nội. Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là A. đất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ.B. đất phù sa sông, đất xám trên phù sa cổ. C. đất phèn, đất feralit trên đá badan.D. đất xám trên phù sa cổ, đất feralit trên đá vôi. Câu 18. Căn cứ vào bản đồ Ngoại thương (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam xuất khẩu hàng hóa có giá trị trên 6 tỉ USD là A. Hoa Kì và Trung Quốc.B. Hoa Kì và Nhật Bản. C. Hoa Kì và Đài Loan.D. Hoa Kì và Xingapo. Trang 7
  6. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là A. Thanh Hóa và Hà Tĩnh.B. Vinh và Hà Tĩnh. C. Vinh và Huế.D. Thanh Hóa và Huế. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu GDP phân theo ngành của ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta? A. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản cao nhất trong ba vùng. B. Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng cao nhất trong ba vùng. C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhất trong ba vùng. D. Dịch vụ là ngành có tỉ trọng cao nhất trong cả ba vùng. Câu 21. Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo khu vực, quốc gia, vũng lãnh thổ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ở giai đoạn 2000 - 2007 là A. Đông Nam A.B. Trung Quốc. C. Đài Loan.D. Hàn Quốc. Câu 22. Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản dưới 5% phân bố chủ yếu ở hai vùng: A. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.D. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. Câu 23. “2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn” là đặc điểm của A. đồng bằng sông Hồng.B. đồng bằng Thanh Hóa. C. đồng bằng Nghệ An.D. đồng bằng sông Cửu Long. Câu 24. Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là A. đẩy mạnh công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động. B. phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. C. phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước. D. đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Câu 25. Việc phân chia các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm có ý nghĩa quốc gia, trung tâm có ý nghĩa vùng, trung tâm có ý nghĩa địa phương là dựa vào A. vị trí của trung tâm công nghiệp.B. diện tích của trung tâm công nghiệp. C. giá trị sản xuất của trung tâm công nghiệp.D. vai trò của trung tâm công nghiệp. Câu 26. Các trung tâm du lịch lớn nhất ở nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng.B. Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. C. Huế - Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.D. TP. Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng, Hà Nội. Câu 27. Năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất nước ta, chủ yếu là do A. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.B. người lao động có nhiều kinh nghiệm. C. đẩy mạnh sản xuất theo hình thức thâm canh.D. điều kiện tự nhiên thuận lợi. Câu 28. Ngành chăn nuôi lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển là do A. có diện tích trồng hoa màu lớn.B. có nguồn lao động đông đảo. C. có thị trường tiêu thụ lớn.D. có khí hậu thuận lợi. Trang 8
  7. Câu 29. Cho bảng số liệu : GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA BRUNÂY, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 (Đơn vị : triệu USD) Năm 2010 2013 2015 2016 Giá trị Xuất khẩu 8887 11436 6338 4876 Nhập khẩu 2535 3613 3235 2206 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tình hình ngoại thương của Brunây, giai đoạn 2010 - 2016? A. Từ năm 2010 đến 2013 nhập siêu, từ năm 2013 đến 2016 xuất siêu. B. Giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu giảm. C. Giá trị xuất khẩu giảm, giá trị nhập khẩu tăng. D. Brunây là nước xuất siêu. Câu 30. Cho biểu đồ : Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Campuchia, giai đoạn 2010 - 2016. B. Cơ cấu GDP của Campuchia, giai đoạn 2010 - 2016. C. Quy mô GDP của Campuchia, giai đoạn 2010 - 2016. D. Quy mô và cơ cấu GDP của Campuchia, giai đoạn 2010 - 2016. Câu 31. Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được bức xạ mặt trời lớn là do A. quanh năm có góc nhập xạ lớn và có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. B. phần lớn diện tích nước ta là vùng đồi núi. C. có nhiệt độ cao quanh năm. Trang 9
  8. D. quanh năm trời trong xanh, ít nắng. Câu 32. Đường ống của nước ta hiện nay có đặc điểm là A. chỉ phát triển ở Đồng bằng sông Hồng. B. đã vận chuyển khí đốt từ thềm lục địa vào đất liền. C. chỉ vận chuyển các loại xăng dầu thành phẩm. D. chưa gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. Câu 33. Ý nào dưới đây chưa chính xác khi nói về những biện pháp đồng bộ nhằm phát triển du lịch bền vững ở nước ta? A. Tăng cường tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. B. Tập trung tạo ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của dân cư địa phương. C. Phát triển các cơ sở du lịch theo quy hoạch của Nhà nước. D. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng. Câu 34. Việc nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn đang làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn của Bắc Trung Bộ vì A. tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa.B. giải quyết được nhiều việc làm. C. phát huy được thế mạnh ở tất cả các tỉnh.D. tận dụng được thời gian rảnh rỗi. Câu 35. Sản lượng dầu thô khai thác của vùng Đông Nam Bộ tăng không phải là do A. tăng cường hợp tác với nước ngoài.B. ngày càng khai thác nhiều mỏ hơn. C. có nhiều nhà máy lọc - hóa dầu.D. đầu tư vào máy móc thiết bị. Câu 36. Những năm gần đây, các ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á chủ yếu là do A. sự suy giảm của các ngành công nghiệp truyền thống trong nước. B. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài. C. các công ti trong nước đã chủ động hoàn toàn về kĩ thuật và công nghệ. D. chủ trương ưu tiên dùng hàng nội địa. Câu 37. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2016 (Đơn vị : nghìn tấn) Năm 2000 2005 2010 2016 Sản lượng Tổng 2250,5 3465,9 5142,7 6870,7 Khai thác 1660,9 1987,9 2414,4 3226,1 Nuôi trồng 589,6 1478,0 2728,3 3644,6 Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng thủy sản của nước ta, giai đoạn 2000 - 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Tròn.B. Kết hợp (cột và đường). C. Cột.D. Miền. Câu 38. Cho biểu đồ : Trang 10
  9. SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2016 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số nước ta trong giai đoạn 2005 - 2016. A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm. B. Quy mô dân số ngày càng tăng. C. Dân số nước ta tập trung chủ yếu ở nông thôn. D. Số dân thành thị ít hơn và tăng chậm hơn số dân nông thôn. Câu 39. Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc nước ta hiện nay có vai trò đặc biệt quan trọng là do A. đời sống nhân dân đang dần được ổn định. B. kinh tế - xã hội đang phát triển mạnh mẽ theo chiều rộng. C. sự mở cửa, hội nhập và phát triển mạnh nền kinh tế thị trường. D. nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa. Câu 40. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác khi nói về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Các đồng bằng của vùng nhỏ, hẹp do bị các nhánh núi ăn ngang ra biển chia cắt. B. Tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa. C. Mang đặc điểm khí hậu của miền Đông Trường Sơn. D. Các sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1. Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi A. không thiện chí.B. có lỗi. C. trái với các quan hệ xã hội.D. trái pháp luật. Trang 11
  10. Câu 2. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức? A. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức. C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em. Câu 3. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật? A. Không thích hợp. B. Lỗi. C. Trái pháp luật. D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Câu 4. Cạnh tranh xuất hiện trong nền kinh tế nào dưới đây? A. Kinh tế tự nhiên.B. Kinh tế tự cung, tự cấp. C. Kinh tế hàng hóa.D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa. Câu 5. Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông, là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính phổ biến.B. Tính xã hội. C. Tính cộng đồng.D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 6. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Trách nhiệm hành chính.B. Trách nhiệm dân sự. C. Trách nhiệm xã hội.D. Trách nhiệm kỉ luật. Câu 7. Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là A. người lao động.B. tư liệu lao động.C. tư liệu sản xuất.D. nguyên liệu. Câu 8. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bình đẳng.B. Phổ thông.C. Bỏ phiếu kín.D. Trực tiếp. Câu 9. Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục. A. giá trị trao đổi của hàng hóa.B. giá trị hàng hóa. C. giá trị sử dụng của hàng hóa.D. thời gian lao động cá biệt. Câu 10. Nếu không trúng tuyển vào đại học công lập, công dân có thể thực hiện quyền học tập thường xuyên, học suốt đời của mình bằng cách nào dưới đây? A. Học ở trường tư thục.B. Học ở hệ tại chức. C. Học ở hệ từ xa.D. Học ở các loại trường khác nhau. Câu 11. Một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh của công dân là: A. Công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. B. Công dân được kinh doanh ở bất cứ nơi nào. C. Mọi công dân đều có quyền thành lập doanh nghiệp. D. Công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền hoạt động kinh doanh. Câu 12. Theo Luật Doanh nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lí doanh nghiệp? Trang 12
  11. A. Cán bộ, công chức nhà nước.B. Người đang không có việc làm. C. Nhân viên doanh nghiệp tư nhân.D. Sinh viên. Câu 13. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong chăm lo công việc gia đình là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng? A. Quan hệ nhân thân.B. Quan hệ tài sản.C. Quan hệ tinh thần.D. Quan hệ tình cảm. Câu 14. Việc mua, bán, đổi, cho liên quan đến tài sản chung, có giá trị lớn phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng? A. Quan hệ mua bán.B. Quan hệ hợp đồng.C. Quan hệ thỏa thuận.D. Quan hệ tài sản. Câu 15. Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là: A. Doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước. B. Các doanh nghiệp đều được hưởng miễn giảm thuế như nhau. C. Doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác. D. Mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh tất cả các mặt hàng. Câu 16. Khoản 2 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định "Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con" là thể hiện A. cha mẹ tôn trọng con.B. bình đẳng giữa cha mẹ và con. C. cha mẹ không được áp đặt con.D. bình đẳng giữa các thế hệ. Câu 17. Cơ sở văn hóa của giá cả trên thị trường là A. quan hệ cung - cầu.B. giá trị hàng hóa. C. giá trị sử dụng của hàng hóa.D. thị hiếu, mốt thời trang. Câu 18. Ở nước ta, bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện A. bình đẳng giữa các vùng miền. B. bình đẳng giữa nhân dân miền núi và miền xuôi. C. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị. D. bình đẳng giữa các thành phần dân cư. Câu 19. Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến sức khỏe của người khác? A. Đánh người gây thương tích.B. Tự tiện bắt người. C. Tự tiện giam giữ người.D. Đe dọa đánh người. Câu 20. Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật? A. Khi có quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát. B. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm. C. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm. D. Khi công an cần thu thập chứng cứ từ người đó. Câu 21. Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử A. bình đẳng.B. phổ thông.C. công bằng.D. dân chủ. Câu 22. Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây? A. Phát hiện một ổ cờ bạc. Trang 13
  12. B. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm. C. Phát hiện người lấy cắp tài sản của cơ quan. D. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của Giám đốc cơ quan. Câu 23. Công dân có quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây? A. Thấy có nhóm người khai thác gỗ trái phép. B. Bị cơ quan quản lí thị trường xử phạt quá mức. C. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thuế. D. Phản đối hành vi thiếu dân chủ trong cuộc họp của lãnh đạo. Câu 24. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách A. tự do phát biểu ý kiến. B. không đồng tình với quyết định của chính quyền. C. biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. D. không có biểu hiện gì. Câu 25. Trong trường hợp nào dưới đây thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân? A. Đã là bạn thân thì có thể tự ý xem. B. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý. C. Được xem khi bố mẹ của bạn đồng ý. D. Bạn đã đồng ý thì mình có thể xem hết cả các tin nhắn khác. Câu 26. Q đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị Cảnh sát giao thông xử phạt tiền. Q phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Kỉ luậtB. Hành chính.C. Hình sự.D. Dân sự. Câu 27. Trong gia đình bác A, mọi người đều thực hiện nghĩa vụ cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình. Điều này thể hiện A. bình đẳng giữa các thế hệ trong gia đình.B. nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. C. bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.D. trách nhiệm của cha mẹ và các con. Câu 28. K - 16 tuổi, bị Công an bắt khi đang vận chuyển trái phép ma túy. Cơ quan Công an kết luận K đã vi phạm pháp luật về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. K có phải chịu trách nhiệm pháp lí không? Vì sao? A. Không, vì K đang tuổi vị thành niên.B. Không, vì K chỉ vận chuyển hộ người khác. C. Có, vì K đã đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí.D. Có, vì K phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Câu 29. Trong gia đình anh H, hằng ngày cứ đi làm về là anh H lại ngồi xem ti-vi trong khi chị M vừa trông con vừa phải lau dọn nhà cửa. Anh H còn mua chiếc xe máy 42 triệu đồng từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị M. Hành vi, việc làm của anh H là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Quan hệ tài sản và chi tiêu trong gia đình.B. Quan hệ nhân thân. C. Quan hệ tài sản.D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Câu 30. Trường của N tổ chức lấy ý kiến của học sinh góp ý để xây dựng trường, lớp mình. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Học sinh không có quyền góp ý xây dựng trường, lớp. Trang 14
  13. B. Quyền tự do ngôn luận không bao gồm quyền góp ý này. C. Góp ý kiến xây dựng trường, lớp là quyền tự do ngôn luận của học sinh. D. Học sinh không cần góp ý. Câu 31. Vì mâu thuẫn với nhau, N đã tung tin nói xấu về M lên Facebook. Hành vi này của N vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bí mật đời tư. B. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Quyền được bảo đảm an toàn Facebook. Câu 32. Chị D thuê căn phòng của bà B. Một lần chị D không có nhà, bà B đã mở khóa phòng để vào kiểm tra, vì bà cho rằng nhà của bà thì bà có quyền vào bất cứ khi nào. Vậy, hành vi của bà B đã xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được bảo vệ về chỗ ở.B. Quyền được bí mật về chỗ ở. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về bí mật đầu tư.D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 33. Trong đợt bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, ông P đến gần một số người và đề nghị họ không bỏ phiếu cho những người mà ông không thích. Hành vi của ông P vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bỏ phiếu kín.B. Phổ thông.C. Trực tiếp.D. Bình đẳng. Câu 34. L 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng cơm gần nhà M 15 tuổi. Chứng kiến cảnh L bị chủ nhà mắng chửi, đánh đập, M rất thương L nhưng không biết làm sao. Theo em, M có quyền tố cáo với cơ quan công an không? Vì sao? A. Không, vì trẻ em không có quyền tố cáo.B. Có, vì học sinh đủ 15 tuổi là có quyền tố cáo. C. Không, vì tố cáo là điều không có lợi cho trẻ em.D. Có, vì tố cáo là quyền của mọi công dân. Câu 35. Sau hai năm tìm tòi, nghiên cứu, anh A là kĩ sư nhà máy đã tạo ra sáng kiến hợp lí hóa quy trình sản xuất, đưa năng suất lao động cao hơn trước. Anh A đã thực hiện quyền nào dưới đây của mình? A. Quyền học tập.B. Quyền được phát triển.C. Quyền sáng tạo.D. Quyền lao động. Câu 36. Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được khuyến khích.B. Quyền học tập. C. Quyền được phát triển.D. Quyền được ưu tiên. Câu 37. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, anh H xin mở cửa hàng kinh doanh hàng may mặc. Em đồng ý với kiến nào dưới đây? A. Anh H chưa đủ điều kiện xin mở cửa hàng vì chưa đủ 20 tuổi. B. Anh H đã có thể mở cửa hàng mà không cần đăng kí. C. Anh H đã có đủ điều kiện đăng kí mở cửa hàng kinh doanh. D. Anh H cần học xong đại học mới được kinh doanh. Câu 38. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, chị H định xin mở ngay cửa hàng bán thuốc tân dược. Theo em, chị H có quyền mở cửa hàng này không? Trang 15
  14. A. Chị H không có quyền mở cửa hàng, vì chưa có bằng tốt nghiệp đại học. B. Chị H không được phép mở cửa hàng, vì không đủ vốn đăng kí. C. Chị H không được mở cửa hàng, vì chưa có bằng tốt nghiệp Trung cấp Y dược. D. Chị H được phép mở cửa hàng, vì đây là quyền tự do kinh doanh của công dân. Câu 39. Trong giờ làm việc, anh P là cán bộ văn phòng không có mặt ở cơ quan và không ai biết anh ở đâu. Vì cần phải có công văn để Giám đốc Công ty kí ngay, anh Q đã tìm trên bàn làm việc của anh P và thấy công văn đã được soạn thảo, anh Q mang công văn đến phòng Giám đốc trình kí. Biết chuyện, anh H là nhân viên cùng phòng đã dùng lời lẽ không hay để nói với anh Q. Những ai dưới đây vi phạm kỉ luật? A. Anh P và anh H.B. anh P và anh Q. C. Anh P, anh Q và anh H.D. Anh H và anh Q. Câu 40. Bắt được anh Q lấy trộm xe đạp, anh V đã trói rồi giải anh Q đi khắp xã để bêu xấu. Anh P là anh trai của anh Q đã yêu cầu anh V thả anh Q và dọa sẽ nói chuyện bí mật của anh V cho mọi người cùng biết. Anh L là người làng khác đã ghi hình toàn bộ sự việc rồi đưa lên mạng xã hội khiến gia đình anh Q rất ngượng với mọi người. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân? A. Anh Q và anh V.B. Anh V, anh Q và anh L. C. Anh V, anh P và anh L.D. Anh V anh L. Trang 16
  15. ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. A 2. B 3. C 4. C 5. B 6. D 7. B 8. A 9. A 10. A 11. D 12. A 13. C 14. D 15. B 16. D 17. C 18. B 19. A 20. D 21. A 22. C 23. A 24. A 25. A 26. B 27. B 28. A 29. A 30. A 31. A 32. D 33. A 34. D 35. C 36. C 37. A 38. D 39. C 40. A MÔN ĐỊA LÝ 1. D 2. B 3. B 4. A 5. B 6. A 7. B 8. C 9. D 10. C 11. B 12. D 13. D 14. B 15. C 16. C 17. A 18. B 19. C 20. D 21. D 22. C 23. D 24. B 25. D 26. B 27. C 28. A 29. D 30. A 31. A 32. B 33. B 34. A 35. C 36. B 37. C 38. D 39. C 40. B MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. D 2. B 3. A 4. C 5. D 6. B 7. B 8. B 9. B 10. D 11. D 12. A 13. A 14. D 15. A 16. B 17. B 18. C 19. A 20. A 21. A 22. D 23. A 24. C 25. B 26. B 27. C 28. C 29. D 30. C 31. C 32. D 33. A 34. D 35. C 36. C 37. C 38. C 39. B 40. D Trang 17