Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 6 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_khoa_hoc_xa_h.doc
Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 6 (Có đáp án)
- C. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Sắm vũ khí đuổi thù chung, Kháng chiến nhất định thắng lợi. D. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Kháng chiến nhất định thắng lợi. Câu 22. Mĩ đã vin vào cớ nào để tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 – 1968)? A. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965). B. Sau thất bại của hai đợt tiến công mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967. C. Trả đũa việc Quân giải phóng miền Nam tấn công trại lính Mĩ ở Plâyku. D. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Câu 23. Lực lượng chủ yếu tham gia chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ là A. quân Mĩ. B. quân đội Sài Gòn. C. quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ. D. quân Mĩ, quân đội Sài Gòn. Câu 24. Ý nào không phải là khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội ở miền Nam Việt Nam sau ngày giải phóng? A. Cơ sở của chính quyền Sài Gòn ở địa phương và bao di hại của xã hội cũ vần tồn tại. B. Cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra những hậu quả nặng nề, nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá. C. Đội ngũ thất nghiệp lên tới hàng triệu người, số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân cư. D. Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực phát triển theo hướng TBCN. Câu 25. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) là gì? A. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc, sự trưởng thành của giai cấp vô sản. B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. C. Ngoài đấu tranh chống đế quốc còn đấu tranh chống phong kiến đầu hàng. D. Từ đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế chuyển hẳn sang đấu tranh chính trị. Câu 26. Ý nào không phù hợp về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX? A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tôc. B. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Khởi thảo Luận cương chính trị của Đảng. Câu 27. Năm 1995, nước ta đã đạt được thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại là A. vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. B. bình thường hóa quan hệ với Mĩ, gia nhập tổ chức ASEAN. C. gia nhập WTO. D. Tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC. Câu 28. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới? A. Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học – kĩ thuật tiên tiến. Trang 4
- B. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới. C. Liên Xô luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. D. Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. Câu 29. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ kĩ thuật cao và nhiều khả năng sáng tạo. B. Ở xa chiến trường, làm giàu nhờ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh. C. Áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh. D. Các công ti Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả; các chính sách và biện pháp điều tiết đúng đắn của Nhà nước, Câu 30. Ý nào không phải là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây từ những năm 70 của thế kỉ XX? A. Hai miền nước Đức kí Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. B. Hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên được kí kết. C. 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí Định ước Henxiki. D. Liên Xô và Mĩ kí thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược. Câu 31. Điểm nổi bật trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX là gì? A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. B. Bôn ba khắp nơi trên thế giới để tìm đường cứu nước. C. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp độc lập dân tộc với CNXH. D. Đi theo con đường Cách mạng tháng mười Nga. Câu 32. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ở các nước tư bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam? A. Vì Việt Nam phụ thuộc vào Pháp. B. Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của kinh tế Pháp. C. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào Pháp. D. Vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp. Câu 33. Luận cương chính trị (10 – 1930) có điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) của Đảng? A. Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN. B. Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ phong kiến và đế quốc; động lực cách mạng: công nhân và nông dân. C. Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng. D. Cách mạng nước ta là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới. Câu 34. Vì sao Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6 – 3 – 1946? A. Để củng cố khối đoàn kết toàn dân. B. Chính quyền đang gặp khó khăn về đối nội. C. Tạm hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước, tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. D. Tạm hòa hoãn với Pháp để tập trung đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc. Trang 5
- Câu 35. Điểm khác của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì? A. Được tiến hành bằng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. B. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn với vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ. C. Nhằm thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”. D. Là loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới, nhằm chống lại cách mạng miền Nam và nhân dân ta. Câu 36. Hội nghị Pốtxđam (Đức) đã có quyết định nào gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? A. Đồng ý cho quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc vào Đông Dương làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. B. Liên Xô không được đưa quân vào Đông Dương. C. Một vài đảng phái người Việt thân Trung Hoa Dân quốc được phép tham gia chính phủ ở Việt Nam. D. Các nước phương Tây vẫn được duy trì phạm vi ảnh hưởng tại các thuộc địa truyền thống của mình. Câu 37. Yếu tố cốt lõi dẫn đến sự thành công của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) là A. các tổ chức cộng sản có nguyện vọng hợp nhất. B. vai trò, uy tín của Nguyễn Ái Quốc. C. có sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. D. các tổ chức cộng sản cùng chung lí tưởng và mục tiêu cách mạng. Câu 38. Nhận diện các thế lực đế quốc có mặt trên đất nước ta ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, đế quốc nào là kẻ thù chính? A. 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc dưới danh nghĩa Đồng minh, nuôi âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của ta. B. Thực dân Pháp với âm mưu quay lại xâm lược Việt Nam, núp bóng quân Anh liên tiếp có hành động gây hấn. C. 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp, có một bộ phận theo lệnh quân Anh chống lại lực lượng của ta, tạo điều kiện cho Pháp mở rộng vùng chiếm đóng. D. Hơn 1 vạn quân Anh dưới danh nghĩa Đồng minh, ủng hộ quân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương. Câu 39. Chỉ ra ý không phản ánh đúng điểm giống nhau trong các chiến lược chiến tranh mà đế quốc Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975. A. Nhằm chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á. B. Đều là những chiến lược chiến tranh thực dân mới, dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn. C. Có sự trợ giúp của quân đội các nước đồng minh như Anh, Pháp. D. Đều sử dụng chính sách bình định để chiếm đất giành dân. Câu 40. Tại sao đến năm 1930 ở Việt Nam khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế so với khuynh hướng cách mạng tư sản? Trang 6
- A. Công nhân và nông dân là lực lượng đông đảo nhất tham gia cách mạng. B. Khuynh hướng vô sản đáp ứng được các yêu cầu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. C. Khuynh hướng cách mạng tư sản đã trở nên lỗi thời. D. Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. MÔN ĐỊA LÍ Câu 1. Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về độ dài đường biên giới trên đất liên với nước ta là A. Trung Quốc, Lào, Campuchia.B. Trung Quốc, Campuchia, Lào. C. Lào, Campuchia, Trung Quốc.D. Lào, Trung Quốc, Campuchia. Câu 2. Nhìn chung trên toàn quốc, mùa bão nằm trong khoảng thời gian A. từ tháng III đến tháng X.B. từ tháng VI đén tháng XI. C. từ tháng V đến tháng XII.D. từ tháng V đến tháng X. Câu 3. Ở nước ta hiện nay, loại tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất đối với đời sống của cư dân vùng ven biển là A. tài nguyên du lịch biển.B. tài nguyên khoáng sản. C. tài nguyên hải sản.D. tài nguyên điện gió. Câu 4. Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên, chủ yếu do A. Các thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. B. Học hỏi qua quá trình tăng cường xuất khẩu lao động. C. Đời sống vật chất của người lao động tăng. D. Xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế. Câu 5. Một trong những biểu hiện về sự khai thác ngày càng có hiệu quả nên nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là A. Nhà nước bắt đầu có các chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn. B. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh, có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán. C. Các sản phẩm nông nghiệp đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân. D. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP. Câu 6. Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) của nước ta là A. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản. B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi. C. tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. D. tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Câu 7. Vùng kinh tế trọng điểm không phải là vùng A. bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố. B. hội tụ đầy đủ các thế mạnh. C. có ranh giới không thay đổi. D. có tỉ trọng lớn trong GDP cả nước. Câu 8. Đặc điểm nào không đúng với phần thượng châu thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long? Trang 7
- A. Là bộ phận tương đối cao nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa. B. Phần lớn bề mặt có những vùng trũng lớn, bị ngập nước vào mùa mưa. C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và sóng biển. D. Về mùa khô các vùng trũng này chỉ là những vũng nước tù đứt đoạn. Câu 9. Nguyên nhân hình thành gió phơn ở vùng Bắc Trung Bộ là do A. gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Trường sơn Bắc. B. gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy Hoàng Liên Sơn. C. gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Bạch Mã. D. gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy Hoành Sơn. Câu 10. Các hải cảng ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là: A. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vân Phong, Nha Trang. B. Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Vân Phong. C. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vân Phong, Nha Trang. D. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Vân Phong. Câu 11. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (cách mạng công nghiệp lần thứ ba) có đặc trưng là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của A. máy hơi nướcB. động cơ điện C. công nghệ caoD. trí tuệ nhân tạo Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long không giáp biển là A. Bến Tre, Trà VinhB. Hậu Giang, Vĩnh Long. C. Sóc Trăng, Bạc LiêuD. Cà Mau, Kiên Giang. Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Thái Nguyên, Việt TrìB. Thái Nguyên, Hạ Long C. Lạng Sơn, Việt TrìD. Việt Trì, Bắc Giang Câu 14. Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhiệt độ trung bình năm của nước ta có xu hướng A. tăng dần từ Bắc vào Nam.B. giảm dần từ Bắc vào Nam C. giảm dần từ Tây sang Đông.D. tăng dần theo độ cao. Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Pù MátB. Bù Gia Mập C. Hoàng Liên.D. Phước Bình. Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường kết nối Tp. Hồ Chí Minh với Đà Lạt là A. quốc lộ 14B. quốc lộ 1 C. quốc lộ 20D. quốc lộ 27 Câu 17. Căn cứ vào biểu đồ Lưu lượng nước trung bình sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê Công ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là Trang 8
- A. tháng 11, tháng 8, tháng 10. B. tháng 10, tháng 8, tháng 10. C. tháng 10, tháng 8, tháng 11 D. tháng 9, tháng 8, tháng 11 Câu 18. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, ý nào sau đây đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta? A. Dân cư tập trung ở các vùng núi và cao nguyên. B. Dân cư tập trung ở đồng bằng và ven biển. C. Dân cư thưa thớt ở ven biển, hạ lưu sông. D. Dân cư phân bố đồng đều khắp cả nước. Câu 19. Căn cứ vào bản đồ Thương mại (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hai tỉnh (thành phố) có giá trị nhập khẩu hàng hóa lớn nhất nước ta là A. TP. Hồ Chí Minh và Tp. Hà Nội. B. Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương. C. Tp. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu. D. TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) ở mức thấp nhất cả nước (dưới 6 triệu đồng) đều phân bố ở vùng A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 21. Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nhận định nào sau đây không đúng về sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta? A. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta có cơ cấu cây trồng đa dạng. B. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên canh cây công nghiệp hàng năm. C. Mía và lạc là hai sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hóa của Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng trồng cà phê và cao su lớn nhất cả nước. Câu 22. Căn cứ vào bản đồ Ngoại thương (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập siêu là A. Đức, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Nhật Bản. B. Xingapo, Nam Phi, Ấn Độ, Ôxtrâylia. C. Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. D. Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Xingapo. Câu 23. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) là A. đới rừng cận xích đạo gió mùa. B. đới rừng xích đạo. C. đới rừng nhiệt đới gió mùa. D. đới rừng lá kim. Câu 24. Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng”, điều đó có nghĩa là Trang 9
- A. số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số. B. số người ở độ tuổi 0 – 14 chiếm hơn 2/3 dân số. C. số người ở độ tuổi 15 – 29 chiếm hơn 2/3 dân số. D. số người ở độ tuổi 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số. Câu 25. Trong quá trình Đổi mới nền kinh tế nước ta, giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng không phải vì A. giúp cho các quá trình sản xuất, các hoạt động xã hội diễn ra liên tục, thuận tiện. B. sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội. C. tạo mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương, với thế giới. D. tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng cho đất nước. Câu 26. Trong những năm gần đây, cán cân ngoại thương của nước ta thay đổi theo hướng cân đối hơn, cụ thể là A. giá trị nhập khẩu luôn cao hơn giá trị xuất khẩu. B. tốc độ tăng giá trị xuất khẩu luôn bằng tốc độ tăng giá trị nhập khẩu. C. tốc độ tăng giá trị xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá trị nhập khẩu. D. giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu giảm. Câu 27. Loại cây ăn quả đặc trưng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. mít, xoài, vảiB. mận, đào, lê C. nhãn, chôm chôm, bưởiD. cam, quýt, sầu riêng Câu 28. Ý nào không phải là giải pháp để giải quyết vấn đề năng lượng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Sử dụng điện lưới quốc gia.B. Xây dựng các nhà máy thủy điện. C. Xây dựng các nhà máy nhiệt điện.D. Nhập điện từ nước ngoài. Câu 29. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 2010 2013 2015 2016 Giá trị Xuất khẩu 857,1 820,6 773,0 797,5 Nhập khẩu 773,9 940,0 787,2 745,7 Theo bảng số liệu, trong giai đoạn 2010 – 2016, Nhật Bản xuất siêu các năm nào? A. Năm 2010 và năm 2013B. Năm 2013 và năm 2015 C. Năm 2010 và năm 2016D. Năm 2015 và năm 2016 Câu 30. Cho biểu đồ: Trang 10
- Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 – 2016. B. Chuyển dịch cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 – 2016. C. Quy mô và cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 – 2016. D. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 – 2016. Câu 31. Chế độ nước sông ở nước ta theo mùa là do A. sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ. B. sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn. C. 60% lượng nước sông ngòi là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ. D. nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mưa. Câu 32. Trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do A. tăng diện tích đất canh tác. B. tăng năng suất cây trồng. C. đẩy mạnh khai hoang phục hóa. D. tăng số lượng lao động trong ngành trồng lúa. Câu 33. Yếu tố đặc biệt quan trọng làm cho các vùng trung du và miền núi của nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp hiện nay là A. thiếu tài nguyên khoáng sản. B. vị trí địa lí không thuận lợi. C. giao thông vận tải kém phát triển. D. nguồn lao động có trình độ thấp. Câu 34. Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. nước ngọtB. phân bón C. bảo vệ rừng ngập mặnD. cải tạo giống. Câu 35. Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở vùng Tây Nguyên là A. Khí hậu diễn biến thất thường. B. sự phân hóa theo mùa của khí hậu. C. hiện tượng khô nóng quanh năm, D. sự phân hóa theo độ cao của khí hậu. Câu 36. Phần lãnh thổ của quốc gia ở Đông Nam Á có mùa đông lạnh là Trang 11
- A. Nam MianmaB. Bắc Việt Nam C. Bắc LàoD. Nam Thái Lan Câu 37. Cho bảng số liệu: SỐ LƯỢNG GIA SÚC VÀ GIA CẦM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2016 Năm 2005 2010 2015 2016 Vật nuôi Trâu (nghìn con) 2922,2 2877,0 2524,2 2519,4 Bò (nghìn con) 5540,7 5808,3 5367,2 5496,6 Lợn (nghìn con) 27435,0 27373,3 27750,7 29075,3 Gia cầm (nghìn con) 219,9 300,5 341,9 361,7 Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng số lượng gia súc, gia cầm của nước ta, giai đoạn 2005 – 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. MiềnB. Cột C. ĐườngD. Tròn Câu 38. Cho biểu đồ: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2016 (%) Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về quy mô lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động của nước ta, giai đoạn 2005 – 2016. A. Cơ cấu lao động của nước ta đang có sự chuyển dịch phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa của đất nước. B. Tổng số lao động của nước ta không thay đổi. C. Tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp cao nhất và có xu hướng tăng lên. D. Tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực dịch vụ giảm, tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng. Câu 39. Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây? A. Tương đối đa dạng. B. Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm. C. Ổn định về tỉ trọng giữa các ngành. D. Đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới. Trang 12
- Câu 40. Biện pháp nào không hợp lí khi sử dụng và cải tạo thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Chia ô nhỏ trong đồng ruộng để thau chua, rửa mặn. B. Cày sâu, bừa kĩ để nâng cao độ phì cho đất. C. Tìm các giống lúa mới chịu được đất phèn. D. Khai thác tối đa các nguồn lời trong mùa lũ. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1. Tính quyền lực, bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với A. đạo đứcB. kinh tế C. chủ trươngD. đường lối Câu 2. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất A. xã hộiB. chính trị C. kinh tếD. văn hóa Câu 3. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách A. tự do phát biểu ý kiến. B. không đồng tình với quyết định của chính quyền. C. không có biểu hiện gì. D. biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. Câu 4. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người A. không có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. không có ý thức thực hiện. C. có chủ mưu xúi giục. D. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Câu 5. Trong trường hợp nào dưới đây, chiếc ô tô sẽ là tư liệu lao động? A. Vận chuyển hàng hóaB. Đang lắp ráp C. Đang sữa chữaD. Đứng im Câu 6. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng A. về quyền và nghĩa vụB. về trách nhiệm pháp lí C. về thực hiện pháp luậtD. về trách nhiệm trước Tòa án Câu 7. Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng A. tổng thời gian lao động xã hội cần thiết để tạo ra hàng hóa. B. tổng thời gian lao động cá nhân. C. tổng thời gian lao động tập thể. D. tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. Câu 8. Vợ, chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là biểu hiện của bình đẳng giữa vợ và chồng trong Trang 13
- A. quan hệ nhân thânB. quan hệ tinh thần C. quan hệ xã hộiD. quan hệ hai bên Câu 9. Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện quyền bình đẳng A. trong lao độngB. trong đời sống xã hội C. trong hợp tácD. trong kinh doanh Câu 10. Khi giá cả một loại hàng hóa tăng vọt, người sản xuất sẽ làm theo phương án nào dưới đây? A. Mở rộng quy mô sản xuất. B. Duy trì mức sản xuất như hiện tại. C. Nâng cao chất lượng sản phẩm. D. Thu hẹp quy mô sản xuất và chuyển sang sản xuất mặt hàng khác. Câu 11. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm do mình gây ra? A. Đủ 14 tuổiB. Đủ 16 tuổi C. Đủ 15 tuổiD. Đủ 18 tuổi Câu 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Bình đẳng về chính trịB. Bình đẳng về xã hội C. Bình đẳng về kinh tếD. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục Câu 13. Giá trị của hàng hóa được thể hiện thông qua A. giá trị sử dụngB. giá trị trao đổi C. hao phí lao độngD. chi phí sản xuất Câu 14. Hành vi nào dưới đây là không đúng pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép B. Công an vào khám nhà dân khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền. C. Xây nhà lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm. D. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy. Câu 15. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về những ai dưới đây? A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước. B. Mọi cơ quan nhà nước. C. Các cơ quan tư pháp. D. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Câu 16. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. C. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. D. chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 17. Người nào sau đây không có quyền bầu cử? A. Người đang đi công tác xa.B. Người đang chấp hành hình phạt tù. C. Người đang bị kỉ luật.D. Người đang điều trị ở bệnh viện. Trang 14
- Câu 18. Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật có lợi cho đất nước là nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền sáng tạoB. Quyền được phát triển C. Quyền tinh thầnD. Quyền văn hóa Câu 19. Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Tự do nghiên cứu khoa học. B. Kiến nghị với các cơ quan, trường học. C. Đưa ra phát minh, sáng chế. D. Sáng tác văn học, nghệ thuật. Câu 20. Pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội quy định về A. ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội.B. bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. C. thúc đẩy phát triển dân số.D. phòng, chống nạn thất nghiệp. Câu 21. Xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi A. bịa đặt điều xấu, tung tin xấu về người khác. B. phê bình về việc làm sai trái của người khác trong cuộc họp. C. góp ý trực tiếp với bạn bè. D. không khen bạn khi bạn làm việc tốt. Câu 22. Quyền được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là nội dung quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được tham gia.B. Quyền được học tập. C. Quyền được sống còn.D. Quyền được phát triển Câu 23. Chủ thể nào dưới đây có quyền tố cáo? A. Mọi công dân.B. Mọi cá nhân, tổ chức. C. Những người có thẩm quyền.D. Các cơ quan nhà nước. Câu 24. Q đi xe máy không đội mũ bảo hiểm nên đã bị Cảnh sát giao thông phạt tiền. Q đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Trách nhiệm kỉ luật.B. Trách nhiệm bồi thường. C. Trách nhiệm hành chính.D. Trách nhiệm hình sự. Câu 25. Vì mâu thuẫn với nhau trên mạng Internet, N (18 tuổi) đã tìm M và đánh M bị thương nặng phải điều trị ở bệnh viện. N đã có hành vi vi phạm A. hành chínhB. trật tự công cộng. C. hình sựD. kỉ luật Câu 26. Đến thời hạn giao hàng nhưng bên B vẫn chưa giao hàng đầy đủ cho bên A theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này, bên B đã có hành vi A. thiếu thiện chíB. vi phạm hành chính C. vi phạm dân sự.D. xâm phạm quy tắc hợp tác. Câu 27. Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Trang 15
- B. Bình đẳng trước pháp luật. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. Bình đẳng khi tham gia giao thông. Câu 28. Trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân, ông M đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị được thành lập doanh nghiệp tư nhân. Ông M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật.B. Thi hành pháp luật C. Áp dụng pháp luật.D. Sử dụng pháp luật Câu 29. Anh L là cán bộ có trình chuyên môn cao hơn anh M nên được sắp xếp vào làm công việc được nhận lương cao hơn anh M. Mặc dù vậy, giữa hai anh vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Trong lao độngB. Trong tìm kiếm việc làm. C. Trong thực hiện quyền lao động.D. Trong nhận tiền lương. Câu 30. Q muốn thi đại học vào ngành Sư phạm, nhưng bố mẹ Q lại muốn Q vào ngành Tài chính. Q phải dựa vào cơ sở nào dưới đây trong Luật Hôn nhân và gia đình để thuyết phục cha mẹ đồng ý cho Q thực hiện nguyện vọng của mình? A. Con có toàn quyền quyết định nghề nghiệp cho mình. B. Cha mẹ không được can thiệp vào quyết định của con. C. Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề của con. D. Chọn ngành học phải theo sở thích của con. Câu 31. Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng ông K là bố chị N không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N theo đạo A, còn anh M lại theo đạo B. Hành vi của ông K là biểu hiện A. lạm dùng quyền hạn. B. không thiện chí với tôn giáo khác. C. phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. D. không xây dựng. Câu 32. Vào ngày chủ nhật X đến nhà Y chơi, trong khi Y ra ngoài, X đã mở điện thoại của Y để xem Facebook. Hành vi này của X đã xâm phạm tới A. quyền đảm bảo bí mật cuộc sống. B. quyền tự do của công dân. C. quyền được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại. D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. Câu 33. Hai bạn học sinh lớp 12 trao đổi với nhau về quyền tự do ngôn luận của công dân. Theo em, những ai dưới đây có quyền tự do ngôn luận? A. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên. B. Chỉ những người từ 20 tuổi trở lên. C. Mọi công dân. D. Chỉ những người là cán bộ, công chức. Trang 16
- Câu 34. Vì ghen ghét H mà Y đã tung tin xấu, bịa đặt về H với các bạn trong lớp. Nếu là bạn của H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Coi như không biết nên không nói gì. B. Nêu vấn đề này ra trước lớp để các bạn phê bình Y. C. Mắng Y một trận cho hả giận. D. Nói chuyện trực tiếp với Y và khuyên Y không nên làm như vậy. Câu 35. Trường Trung học phổ thông X tổ chức cho học sinh góp ý vào dự thảo Luật Giáo dục. Có nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh. Vậy các bạn học sinh đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền được tham gia. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội D. Quyền bày tỏ ý kiến. Câu 36. Thấy một nhóm thanh niên đang tiêm chích ma túy trong hẻm nhỏ, T và H bàn với nhau nên tố cáo với ai dưới đây cho đúng theo quy định của pháp luật? A. Tố cáo với bất kì người lớn nào.B. Tố cáo với bố mẹ. C. Tố cáo với thầy/cô giáo.D. Tố cáo với Công an phường/xã. Câu 37. Vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị P không có điều kiện học tiếp ở đại học. Sau mấy năm, chị P vừa làm việc ở nhà máy vừa theo học đại học tại chức. Vậy, chị P đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền lao động thường xuyên, liên tục. B. Quyền được phát triển toàn diện. C. Quyền học tập thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền tự do học tập. Câu 38. Để thỏa thuận với nhau về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động cần xác lập một loại văn bản nào dưới đây? A. Hợp đồng làm việc.B. Hợp đồng thử việc C. Hợp đồng lao động.D. Hợp đồng thuê mướn lao động. Câu 39. Vì dưới lòng đường nhiều xe đi lại, bị ùn tắc, nên anh T đã đi mô tô lên vỉa hè và đâm vào lô hàng gốm sứ của bà X bày bán trên vỉa hè, làm vỡ 6 chiếc bình hoa và mấy bộ ấm chén. Tức mình vì hai người cãi nhau về việc đền bù đã làm chắn mất lối đi, anh Q là người đi bộ trên đường đã đạp vào hàng của bà X làm vỡ thêm mấy bộ ấm chén nữa. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Anh T, bà X và anh Q.B. Anh T và anh Q. C. Bà X và anh Q.D. Anh T và bà X. Câu 40. Ông K và bà X có anh P là con trai đã đến tuổi trưởng thành. Anh P yêu chị N và muốn kết hôn với chị nhưng bị ông K cản trở. Mặc dù vậy, anh P vẫn lấy chị N và hai người đăng kí kết hôn với nhau. Ông K tuyên bố không còn quan hệ cha con với anh P. Đến khi ông K lâm bệnh, anh P bỏ mặc không thăm hỏi chăm sóc bố mình. Chị N vì bị ông K cản trở nên cũng bỏ mặc ông K. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Ông K, bà X và anh PC. Ông K, anh P và chị N Trang 17
- B. Ông K và anh PD. Anh P và chị N. Trang 18
- ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1.C 2.C 3.C 4.A 5.B 6.D 7.A 8.A 9.D 10.D 11.C 12.C 13.D 14.C 15.D 16.B 17.C 18.D 19.C 20.C 21.D 22.D 23.B 24.D 25.A 26.D 27.B 28.D 29.D 30.B 31.C 32.C 33.B 34.C 35.A 36.A 37.D 38.B 39.C 40.B MÔN ĐỊA LÝ 1.D 2.B 3.C 4.A 5.B 6.C 7.C 8.C 9.A 10.A 11.C 12.B 13.B 14.A 15.A 16.C 17.C 18.B 19.A 20.A 21.B 22.D 23.A 24.C 25.B 26.C 27.B 28.D 29.C 30.D 31.D 32.B 33.C 34.A 35.B 36.B 37.C 38.A 39.C 40.B MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1.A 2.A 3.D 4.D 5.A 6.B 7.A 8.A 9.D 10.A 11.B 12.B 13.B 14.C 15.D 16.B 17.B 18.A 19.B 20.A 21.A 22.D 23.A 24.C 25.C 26.C 27.C 28.D 29.C 30.C 31.C 32.C 33.C 34.D 35.C 36.D 37.C 38.C 39.D 40.B Trang 19