Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 4 (Có đáp án)

doc 18 trang minhtam 02/11/2022 4080
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_chuan_cau_truc_cu.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 4 (Có đáp án)

  1. Câu 15. Thành tựu nào sau đây thuộc lĩnh vực khoa học – kĩ thuật mà Trung Quốc đạt được sau 20 năm thực hiện cải cách – mở cửa? A. Tổng thu nhập quốc dân ( GDP) trung bình năm tăng trên 8%. B. Trong cơ cấu thi nhập trong nước, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng chủ yếu, nông nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. C. Thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng vượt bậc. D. Liên tiếp phóng 5 con tàu “ Thần Châu” vào không gian vũ trụ. Câu 16. Ý không phản ánh đúng tình hình của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. đất nước bị tàn phá nặng nề. B. hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phế. C. sản xuất công, nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. D. nhận khoản bồi thường chiến phí và thu nguồn lợi lớn qua việc buôn bán vũ khí. Câu 17. Các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra trong lịch sử đều nhằm mục đích gì? A. Giải quyết vấn đề bùng nổ dân số và ô nhiễm môi trường sinh thái. B. Giải quyết những đòi hỏi từ quá trình sản xuất của con người. C. Giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống, sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. D. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. Câu 18. Từ tháng 9 – 1940, tình hình Việt Nam có thay đổi gì? A. Việt Nam trở thành thuộc địa của phát xít Nhật. B. Pháp từ bỏ quyền cai trị ở Việt Nam. C. Việt Nam đặt dưới ách thống trị Pháp – Nhật. D. Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương. Câu 19. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945 – 1954), nhân tố nào đã góp phần tăng cường khối đại đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung? A. Mặt trân Dân chủ Đông Dương. B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. C. Hội phản đế đồng minh Đông Dương. D. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào. Câu 20. Bước vào đông – xuân 1953 – 1954, trên chiến trường Đông Dương âm mưu của Pháp – Mĩ là A. giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm “ kết thúc chiến tranh trong danh dự”. B. giành một thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. C. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ. D. giành thắng lợi để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Câu 21. Trên cơ sở theo dõi tình hình địch ở Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thay đổi để thực hiện phương châm A. đánh nhanh, thắng nhanh. B. chắc thắng mới đánh, không chắc không đánh. C. đánh chắc tiến chắc. Trang 3
  2. D. cơ động, chủ động, linh hoạt. Câu 22. Trong chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” ( 1965 – 1968), đế quốc Mĩ đá mở rộng phạm vi chiến tranh thế nào? A. Ra toàn miền Nam.B. Ra cả miền Bắc. C. Ra toàn Đông Dương.D. Ra toàn miền Nam và Đông Dương. Câu 23. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta trên toàn miền Nam đã chuyền sang giai đoạn A. phòng ngự.B. phản công. C. tiến công chiến lược.D. tổng tiến công chiến lược. Câu 24. Trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước ( từ năm 1986 đến năm 2000) là lĩnh vực nào? A. Chính trị.B. Kinh tế.C. Tổ chức, tư tưởng.D. Văn hóa. Câu 25. Nội dung nào dưới dây không phải là điều kiện làm nảy sinh hoặc thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới ở Việt Nam đầu thế kỷ XX? A. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ( 1897 – 1914) của thực dân Pháp. B. Những tư tưởng cải cách và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc ( 1911). C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lần thứ nhất ở Nga ( 1905 – 1907). D. Tấm gương tự cường của Nhật Bản và tư tưởng dân chủ tư sản của phương Tây. Câu 26. Điểm giống nhau căn bản giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và trật tự “ hai cực” Ianta là gì? A. Đều là thành quả của cuộc chiến tranh thế giới. B. Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để bảo vệ cho lợi ích của mình. C. Đếu có sự tham gia của các cường quốc lớn ( Liên Xô, Mĩ, Anh). D. Đều lập ra tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới. Câu 27. Ý nào đúng nhất khi đánh giá tổng thể về nền kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? A. Trải qua nhiều bước phát triển thăng trầm nhưng nền kinh tế Mĩ vẫn duy trì vị trí đứng đầu thế giới. B. Nền kinh tế Mĩ trải qua nhiều đợt suy thoái, khủng hoảng nên ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát triển. C. Do cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô trong Chiến tranh lạnh nên sức mạnh kinh tế Mĩ bị suy giảm so với Tây Âu và Nhật Bản. D. Nền kinh tế Mĩ phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của các nước đồng minh. Câu 28. Những hoạt động cứu nước ban đầu của Nguyễn Tất Thành trong những nam 1911 – 1918 có tác dụng như thế nào? A. Là quá trình khảo sát lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. B. Là quá trình kết nối giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. C. Là quá trình khảo sát thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. D. Là quá trình tìm hiểu thông tin về các nước tư bản ở phương Tây. Câu 29. “ Kế hoạch phục hưng Châu Âu” ( còn gọi là “ kế hoạch Mácsan) của Mĩ nhằm mục đích gì? A. Giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh. B. Tiêu thụ hàng hóa của Mĩ. C. Tăng cường ảnh hưởng và khống chế của Mĩ đối với các nước Tây Âu. Trang 4
  3. D. Tạo ra sự đối lập giữa các nước Tây Âu với Đông Âu. Câu 30. Sự kiện lịch sử nào xảy ra và năm 1924 được coi “ như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”? A. Thành lập tổ chức Tâm tâm xã. B. Phan Châu Trinh viết “ Thất điều thư”. C. Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méclanh. D. Việt kiều tại Pháp thành lập “ Hội những người lao động trí óc ở Đông Dương”. Câu 31. Vì sao Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Đương ( 5 – 1941) có vai trò quan trọng đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Đề ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc. B. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. C. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được đề ra từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương thánh 11 – 1939. D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 32. Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp? A. Thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 -1954. B. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. C. Thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 -1954 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. D. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết. Câu 33. Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954)? A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần 1 thế kỉ của thực dân Pháp ở nước ta. B. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, C. Đánh dấu mốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh. Câu 34. Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Mĩ – Diệm đã dùng nhiểu thủ đoạn để củ cố chính quyền ở miền Nam, ngoại trừ A. phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm làm tổng thống. B. mở chiến dịch “ tố cộng”, “ diệt cộng”. C. thực hiện “ trưng cầu dân ý”, “ bầu cử quốc hội”. D. thi hành các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Câu 35. Những thành tựu mà nước ta đạt được trong 15 năm đổi mới đã khẳng định điều gì? A. Vị thế và vai trò quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế. B. Nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. C. Tầm quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. D. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp. Câu 36. Ý nào không phù hợp về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX? A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. B. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. Trang 5
  4. C. Thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Khởi thảo Luận cương chính trị của Đảng, vạch ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam. Câu 37. “ Hai mươi năm trước ở nơi này Đảng vạch con đường đánh Nhật – Tây Lãnh đạo toàn dân ta chiến đấu Non sông gấm vóc có ngày nay” ( Hồ Chí Minh – 1961) Địa danh lịch sử nào được nhắc đến trong bài thơ trên là A. Tân Trào ( Tuyên Quang).B. Pác Bó ( Cao Bằng). C. Võ Nhai ( Thái Nguyên).D. Băc Sơn ( Lạng Sơn) Câu 38. Đoạn trích: “ Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” thể hiện nội dung nào của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng? A. Toàn dân kháng chiến.B. Toàn diện kháng chiến. C. Trường kì kháng chiến.D. Tự lực cánh sinh kháng chiến. Câu 39. Trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bản Di chúc với dự liệu thiên tài, động viên tinh thần chiến đấu của quân dân ta là A. “ Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi”. B. “ Vì độc lập vì tự do/ Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào”. C. “ Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. D. “ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!” Câu 40. Trong xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, Việt Nam có được những thời cơ và thuận lợi gì? A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa. D. Hợp tác, phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học – kĩ thuật. MÔN ĐỊA LÍ Câu 1. Vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí A. nằm ở phía Đông của thung lũng sông Hồng. B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả. C. nằm từ phía Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. D. nằm ở phía Nam dã Bạch Mã. Câu 2. Vùng biển tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là A. vùng tiếp giáp lãnh hải.B. nội thủy. C. vùng đặc về quyền kinh tế.D. lãnh hải. Trang 6
  5. Câu 3. Ý nào sau đây không đúng về sản xuất thủy sản ở nước ta hiện nay? A. Phương tiện đánh bắt được đầu tư. B. Sản phẩm qua chế biến ngày càng nhiều. C. Đánh bắt ven bờ được chú trọng. D. Nuôi trồng ngày càng có vai trò quan trọng. Câu 4. Trong cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, thành phần chiếm tỉ trọng cao nhất là A. có chứng chỉ sơ cấp.B. trung cấp chuyên nghiệp. C. cao đẳng, đại học, trên đại học.D. chưa qua đào tạo. Câu 5. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta là A. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công. B. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa. C. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp. D. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ. Câu 6. Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là A. Hà Nội – Hải Phòng.B. Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh. C. Hà Nội – Thái Nguyên.D. Hà Nội – Lào Cai. Câu 7. Thế mạnh nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là A. vị trí địa lí thuận lợi. B. nguồn lao động đông, chất lượng cao. C. lịch sử khai thác lâu đời. D. giàu khoáng sản. Câu 8. Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là A. thủy lợi.B. thị trường.C. lao động.D. vốn. Câu 9. Ý nào sau đây không phải là hạn chế của vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Cơ sở hạ tầng không được đầu tư. B. Có nhiều thiên tai. C. Dân số đông, mật độ dân số lớn. D. Tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp. Câu 10. Tỉnh trọng điểm nghề cá ở vùng Bắc Trung Bộ hiện nay là A. Thanh Hóa.B. Nghệ An.C. Hà Tĩnh.D. Quảng Bình. Câu 11. Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) được thành lập vào năm A. 1967.B. 1984.C. 1995.D. 1997. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh ở Tây Nguyên không có đường biên giới với nước ngoài là A. Kon Tum.B. Đắk Lắk.C. Gia Lai.D. Lâm Đồng. Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có số lượng đàn bò lớn hơn đàn trâu ( năm 2007) tập trung chủ yếu ở Trang 7
  6. A. vùng núi.B. miền Nam.C. miền Bắc.D. vùng ven biển. Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ khoáng sản nào sau đây không phải là mỏ sắt. A. Cổ Định.B. Thạch Khê.C. Trại Cau.D. Trấn Yên. Câu 15. Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp ( năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, những tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh đạt trên 60% là A. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum và Hà Tĩnh. B. Tuyên Quang, Quảng Trị, Kon Tum và Lâm Đồng, C. Quảng Bình, Tuyên Quang, Kon Tum và Lâm Đồng. D. Quảng Bình, Hà Giang, Kon Tum và Lâm Đồng. Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp Quy Nhơn bao gồm những ngành công nghiệp nào sau đây? A. Cơ khí, dệt may, đóng tàu. B. Cơ khí, điện tử, chế biến nông sản. C. Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản. D. Cơ khí, dệt may, sản xuất ô tô. Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu vực sông có diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là A. sông Mã.B. sông Cả.C. sông Gianh.D. sông Bến Hải. Câu 18. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, chế độ nhiệt của trạm khí tượng nào sau đây có 2 cực đại, 2 cực tiểu? A. SaPa.B. Cần Thơ.C. Thanh Hóa.D. Đồng Hới. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng? A. Chế biến nông sản.B. Đóng tàu. C. Sản xuất vật liệu xây dựng.D. Luyện kim màu. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số ( năm 2007) ở mức A. dưới 100 người/km2.B. từ 101 – 200 người/km 2. C. từ 201 – 500 người/km2.D. trên 500 người/km 2. Câu 21, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất nước ta là: A. Bắc Giang, Thanh Hóa.B. Nghệ An, Sơn La. C. Nghệ An, Lạng Sơn.D. Thanh Hóa, Phú Thọ. Câu 22. . Căn cứ vào biểu đồ Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thuộc bản đồ Chăn nuôi ( năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 – 2007, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi nước ta tăng A. 2,3 lần.B. 3,3 lần.C. 4,3 lần.D. 5,3 lần. Câu 23. Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/năm, nguyên nhân chính là do A. Tín phong mang mưa tới. B. nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn. Trang 8
  7. C. các khối không khí qua biển mang ẩm vào đất liền. D. địa hình cây cao đón gió gây mưa. Câu 24. Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị ở nước ta, giải pháp chủ yếu và lâu dài là A. phát triển và mở rộng mạng lưới đô thị. B. giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn. C. kiểm soát việc nhập hộ khẩu của dân nông thôn về thành phố. D. xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn. Câu 25. Kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây tăng khá mạnh chủ yếu là do A. dân số đông, nhu cầu tiêu dùng cao, trong khi sản xuất chưa phát triển. B. kinh tế nước ta phát triển chậm chưa đáp ứng nhu cầu trong nước. C. sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. D. phần lớn dân cư chỉ dùng hàng ngoại nhập, không dùng hàng trong nước. Câu 26. Trong những năm qua, nội bội ngành nông nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng: A. tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng. B. tỉ trọng ngành trồng trọt tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm. C. tỉ trọng ngành trồng trọt và tỉ trọng ngành chăn nuôi cùng tăng. D. tỉ trọng ngành trồng trọt và tỉ trọng ngành chăn nuôi cùng giảm. Câu 27. Nhân tố nào không phải là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển? A. Vùng biển nước ta là nơi hình thành các cơn bão nhiệt đới. B. Vùng biển nước ta rộng, nước biển ấm, nguồn lợi sinh vật biển phong phú. C. Vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng, thềm lục địa có dầu khí, D. Vùng biển nước ta có nhiều vũng vịnh kín, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp. Câu 28. Bình quân lương thực theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn một số vùng khác là do A. sản lượng lương thực thấp. B. sức ép quá lớn của dân số. C. điều kiện sản xuất lương thực khó khắn. D. năng suất cây lương thực thấp. Câu 29. Cho bảng số liệu GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 ( Đơn vị: USD) Năm 2010 2013 2015 2016 Quốc gia Brunây 35268 44597 30968 26939 Campuchia 786 1028 1163 1270 Trang 9
  8. Xingapo 46570 56029 53630 52962 Thái Lan 5075 6171 5815 5911 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về GDP bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á, giai đoạn 2010 – 2016? A. GDP bình quân đầu người của Brunây ở mức cao và liên tục giảm. B. GDP bình quân đầu người của Campuchia ở mức thấp nhưng đang tăng lên. C. GDP bình quân đầu người của Xingapo ở mức cao và rất ổn định. D. GDP bình quân đầu người của Thái Lan ở mức trung bình và tăng nhanh. Câu 30. Cho bảng số liệu: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2006 Số lao động Cơ cấu ( %) Năm đang làm việc Nông – lâm – ngư Công nghiệp – Dịch vụ ( triệu người) nghiệp xây dựng 2005 42,8 57,3 18,2 24,5 2006 54,4 41,9 24,7 33,4 Theo bảng số liệu, biểu đồ nào thích hợp nhất vừa thể hiện được quy mô lực lượng lao động vừa thể hiện được cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta, năm 2005 và năm 2006? A. Biểu đò tròn, bán kính khác nhau.B. Biểu đồ tròn, bán kính bằng nhau. C. Biểu đồ ô vuông.D. Biểu đồ miền. Câu 31. Cho biểu đồ: Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô GDP của LB Nga, giai đoạn 2010 – 2016. B. Tốc độ tăng dân số của LB Nga, giai đoạn 2010 – 2016. Trang 10
  9. C. Tốc độ tăng GDP của LB Nga, giai đoạn 2010 – 2016. D. Sản lượng dầu mỏ LB Nga, giai đoạn 2010 – 2016. Câu 32. Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào các tháng IX – X là do A. các hệ thống sông lớn, lưu vực rộng. B. mưa lớn kết hợp triều cường. C. mưa bão lớn, lũ nguồn về và nước biển dâng. D. mưa diện rộng, mắt đất thấp xung quanh lại có đê bao bọc. Câu 33. Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở A. số lượng các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. B. tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế. C. tổng giá trị sản xuất công nghiệp. D. tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành ( nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Câu 34. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là do A. sự tàn phá của chiến tranh.B. khai thác bừa bãi, quá mức. C. nạn cháy rừng.D. du canh, du cư. Câu 35. Nguồn than khai thác của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu A. phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân trong vùng. B. làm phụ gia cho công nghiệp hóa chất. C. phục vụ cho ngành luyện kim. D. làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu. Câu 36. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước chủ yếu là do có A. điều kiện khí hậu ổn định. B. nhiều ngư trường trọng điểm. C. nhiều bãi triều, diện tích mặt nước lớn. D. vùng biển rộng, thềm lục địa sâu. Câu 37. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra trên thế giới từ nửa cuối thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy? A. Lần thứ nhất.B. Lần thứ hai.C. Lần thứ ba.D. Lần thứ tư. Câu 38. Cho biểu đồ: Trang 11
  10. Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình phát triển du lịch của nước ta, giai đoạn 2005 – 2016. A. Khách nội địa ngày càng tăng, chứng tỏ chất lượng cuộc sống đang được nâng lên. B. Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế lớn hơn khách nội địa. C. Doanh thu từ du lịch do khách nội địa mang lại. D. Chi tiêu bình quân của du khách không ổn định, chi tiêu của khách nội địa cao hơn khách quốc tế. Câu 39. Khí tự nhiên được khai thác ở nước ta nhằm mục đích chính là A. làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện. B. xuất khẩu để thu ngoại tệ. C. làm nguyên liệu để sản xuất phân đạm. D. tiêu dùng trong gia đình. Câu 40. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về dân số và lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Là vùng đông dân nhất nước ta. B. Có nguồn lao động dồi dào. C. Người lao động có kinh nghiệm và trình độ sản xuất. D. Phần lớn dân số sống ở thành thị. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động. C. các quy tắc quản lý nhà nước. D. trật tự, an toàn xã hội. Câu 2. Người giải quyết khiếu nai là cơ quan, tổ chức, cá nhân Trang 12
  11. A. bất kì. B. có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. C. chuyên trách làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại. D. thuộc ngành Thanh tra. Câu 3. Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế A. gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội. B. và nâng cao chất lượng cuộc sống. C. bền vững. D. và ổn định xã hội. Câu 4. Công dân có thể sử dụng quyền tụ do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến A. trong các cuộc họp của cơ quan, trường học. B. ở bất cứ nơi nào. C. theo sở thích của mình. D. ở nơi tụ tập đông người. Câu 5. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây? A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó. B. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm. C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm. D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu. Câu 6. Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm tới A. các quan hệ quản lí nhà nước.B. các quan hệ hành chính. C. các quan hệ xã hội.D. các quan hệ lao động. Câu 7. Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử? A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù. B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật. C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà. D. Người đang đi công tác xa nhà. Câu 8. Việc Nhà nước ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện A. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập. B. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn học sinh người dân tộc Kinh. C. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập. D. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp. Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền học tập của công dân? A. Miễn giảm học tập cho dân tộc thuộc diện chính sách. B. Ưu tiên chọn trường đại học cho tất cả mọi người. C. Cấp học bổng cho học sinh học giỏi. D. Giúp đỡ học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Trang 13
  12. Câu 10. Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Bình đẳng trong việc lựa chọn loại hình kinh doanh. B. Bình đẳng trong việc tìm kiếm thi trường kinh doanh. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng trong tự do lựa chọn hình thức kinh doanh. Câu 11. Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi A. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán. B. tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại. C. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa. D. tiền dùng làm phương tiện lưu thông. Câu 12. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm nội dung bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng giữa vợ và chồng. B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con. C. Bình đẳng giữa anh, chị, em. D. Bình đẳng giữa những người trong họ hàng. Câu 13. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng là biểu hiện của A. bình đẳng trong kinh doanh. B. bình đẳng trong quan hệ thị trường. C. bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng. D. bình đẳng trong quản lí kinh doanh Câu 14. Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm A. cạnh tranh.B. lợi tức.C. đấu tranh.D. độc quyền. Câu 15. Những quy phạm đạo đức phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội được Nhà nước đưa vào trong các quy phạm pháp luật là thể hiện mối quan hệ giữa phá luật với A. đạo đức.B. chính tri.C. xã hội.D. kinh tế. Câu 16. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức? A. Pháp luật bắt buộc đối với một số người. B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức. C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội. D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em. Câu 17. Công dân tham gia đóng góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện A. quyền tự do ngôn luận. B. quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế, xã hội. C. quyền xây dựng bộ máy nhà nước. D. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Trang 14
  13. Câu 18. Nếu người mua hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào dưới đây? A. Cung = cầu.B. Cung > cầu.C. Cung < cầu.D. Cung cầu. Câu 19. Ai dưới đây có quyền khiếu nại? A. Mọi cá nhân, tổ chức.B. Chỉ có cá nhân. C. Chỉ những người từ 20 tuổi trở lên.D. Chỉ những người là nhân viên. Câu 20. Quyền học tập không hạn chế của công dân có nghĩa là, công dân có quyền A. học ở mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. B. học ở bất cứ trường nào mà không cần thi tuyển hoặc xét tuyển. C. học ở mọi lúc, mọi nơi. D. học bất cứ ngành nghề nào theo sở thích mà không cần điều kiện gì. Câu 21. Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản riêng của vợ chồng? A. Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn. B. Lương tháng của vợ, chồng. C. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. D. Tài sản được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân. Câu 22. Quyền được tuej do tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra các phát minh, sán chế, cải tiến kĩ thuật là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền phát minh, sáng chế.B. Quyền cải tiến kĩ thuật. C. Quyền được phát triển.D. Quyền sáng tạo. Câu 23. Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được khuyến khích.B. Quyền học tập. C. Quyền được phát triển.D. Quyền được ưu tiên. Câu 24. Ở nước ta hiện nay, đối tượng nào dưới đây có quyền thành lập doanh nghiệp? A. Người chưa thành niên. B. Tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp. C. Người bị mất năng lực hành vi dân sự. D. Người đang chấp hành hình phạt tù. Câu 25. Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức A. áp dụng pháp luật.B. tuân thủ pháp luật.C. sử dụng pháp luật.D. thi hành pháp luật. Câu 26. Là công nhân nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng, ông V thườn xuyên đi làm muộn mà không có lí do chính đáng. Ông V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây? A. Hình sự.B. Hành chính.C. Kỉ luật.D. Dân sự. Câu 27. Bà M có cửa hàng ăn uống, thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất lối đi dành cho người đi bộ. Công an phường đã lập biên bản xử phạt bà M. Vậy bà M phải chịu trách nhiệm nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình. A. Trách nhiệm kỉ luật.B. Trách nhiệm dân sự. C. Trách nhiệm hành chính.D. Trách nhiệm hình sự. Trang 15
  14. Câu 28. P được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang học đại học, còn Q thì nhập ngũ phục vụ Quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lí. C. Bình đẳng về trách nhiệm với tổ quốc. D. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội. Câu 29. Khoản 1 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con là “ Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”. Quy định này nói về bình đẳng trong quan hệ A. giữa anh, chị em với nhau.B. giữa cha mẹ và con. C. giữa các thế hệ.D. giữa các thành viên. Câu 30. Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn và đều được miễn giảm thuế trong thời gian một năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế. B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội. C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh. Câu 31. Để được đề nghị thay đổi nội dung của hợp đồng lao động, chị T đã căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động? A. Tự do ngôn luận.B. Tự do, công bằng, đân chủ. C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.D. Tự do thực hiện hợp đồng. Câu 32. Do mâu thuẫn với nhau nên C đã bịa đặt tung tin xấu về D trên Facebook. Việc làm của C đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của D? A. Quyền bảo vệ bí mật đời tư cá nhân. B. Quyền tự do cá nhân. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện tín. Câu 33. Trong lúc chơi game, giữa H và K xảy ra mâu thuẫn dẫn đến chửi nhau trên mạng. Hai bên thách đố và tìm gặp nhau, đánh nhau. Kết quả là H đã đánh K gây thương tích. Hành vi của H xâm phậm tới quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.B. Quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.D. Quyền được đảm bảo an toàn về thân thể. Câu 34. Giờ ra chơi H ở lại trong lớp. Thấy điện thoại của V để trên bàn có tin nhắn, H đã nhanh chóng đọc tin nhắn trên điện thoại của V. Hành vi này của H đã xâm phậm đến A. quyền bí mật đời tu của V. B. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự. C. quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại. D. quyền bất khả xâm phạm thông tin cá nhân. Trang 16
  15. Câu 35. Hai anh công an đang đuổi bắt một tên trộm xe máy. Nghi ngờ tên trộm chạy vào một nhà dân, hai anh cần lựa chọn các xử xự nào dưới đây để có thể tìm bắt được kẻ trộm, vừa đảm bảo đúng pháp luật? A. Chạy ngay vào nhà dân khám xét B. Yêu cầu chủ nhà cho khám xét, nếu không đồng ý thì cũng cứ khám. C. Đề nghị chủ nhà cho khám xét, nếu không đồng ý thì bỏ đi. D. Đề nghị chủ nhà cho khám xét, nếu đồng ý thì mới vào nhà khám. Câu 36. Phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong rừng quốc gia, D đã báo ngay cho cơ quan kiểm lâm. D đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tố cáo. D. Quyền khiếu nại. Câu 37. Chị H bị Giám đốc Công ty kỉ luật với hình thức “ chuyển công tác khác”. Chị H muốn làm đơn gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì cho rằng quyết định của Giám đốc là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mính. Vậy chị H cần làm đơn gì dưới đây cho đúng pháp luật? A. Đơn tố cáo.B. Đơn trình bày.C. Đơn khiếu nại.D. Đơn phản đối. Câu 38. Công ty A ở tỉnh Cao Bằng và công ty B ở tỉnh Hải Dương cùng sản xuất vở học sinh, Công ty A phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thấp hơn Công ty B. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây hai công ty lại có hai mức thuế khác nhau? A. Lợi nhuận thu được.B. Quan hệ quen biết. C. Địa bàn kinh doanh.D. Khả năng kinh doanh. Câu 39. Do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô nên anh A đã va chạm với xe mô tô do anh B điều khiển đi vượt đèn đỏ khiến anh B ngã xe. Thấy vậy, anh C là người cùng đi xe với anh B đã đánh anh A. Những ai dưới đây là người vi phậm pháp luật hành chính. A. Anh A, anh B và anh C.B. Anh A và anh B. C. Anh A và anh C.D. Anh B và anh C. Câu 40. Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sơ chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh D tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai là người vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Ông T, ông Q và ông P.B. Ông P và anh D. C. Ông T và anh D.D. Ông T, ông Q và anh D. Trang 17
  16. ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. D 2. B 3. C 4. A 5. A 6. B 7. D 8. B 9. A 10. B 11. D 12. B 13. A 14. D 15.D 16. D 17. C 18. C 19. D 20. A 21. C 22. B 23. D 24. B 25. C 26. B 27. A 28. C 29. C 30. C 31. C 32. C 33. C 34. D 35. D 36. D 37. B 38. A 39. C 40. D MÔN ĐỊA LÝ 1. D 2. C 3. C 4. D 5. B 6. B 7. B 8. A 9. A 10. B 11. A 12. D 13. B 14. A 15. C 16. C 17. B 18. B 19. D 20. A 21. C 22. A 23. C 24. D 25. C 26. A 27. A 28. B 29. B 30. A 31. C 32. C 33. D 34. B 35. D 36. C 37. C 38. A 39. A 40. D MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. A 2. B 3. A 4. A 5. A 6. D 7. A 8. C 9. B 10. C 11. C 12. D 13. A 14. A 15. A 16. B 17. D 18. B 19. A 20. A 21. B 22. D 23. C 24. B 25. C 26. C 27. C 28. A 29. B 30. C 31. C 32. C 33. C 34. C 35. D 36. C 37. C 38. C 39. B 40. A Trang 18