Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 2 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_chuan_cau_truc_cu.doc
Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 2 (Có đáp án)
- A. đưa cách mạng về từng nước Đông Dương. B. khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng đối với cách mạng Việt Nam. C. tiếp tục sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. D. đẩy mạnh tranh thủ sự ủng hộ của các nước XHCN đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Câu 22. Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNXH; tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. B. tiến hành đồng thời nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước. C. tiến hành đồng thời nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước. D. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và thực hiện độc lập, thống nhất đất nước. Câu 23. Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam là A. quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị của Mĩ. B. quân viễn chinh Mĩ với vũ khí, trang bị của Mĩ. C. quân các nước đồng minh của Mĩ, sử dụng vũ khí, trang bị của Mĩ. D. liên quân Mỹ và đồng minh với vũ khí, trang bị của Mĩ. Câu 24. Sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lí của người dân nước Mĩ trong mấy chục năm cuối thế kỉ XX là gì? A. Di chứng từ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. Sự sa lầy của quân đội Mỹ trên chiến trường Irắc. C. Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 tại Trung tâm thương mại Mĩ. D. Tổng thống Mĩ – Kennơi bị ám sát. Câu 25. Quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á được thành lập bởi sự chi phối của những quyết định tại Hội nghị Ianta (2–1945) và sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. B. Đài Loan và Hồng Công. C. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. D. Hàn Quốc và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Câu 26. Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế Việt Nam biến chuyển ra sao? A. Phát triển tương đối độc lập, tự chủ. B. Có sự phát triển nhất định nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp. C. Lạc hậu, què quặt, phụ thuộc vào kinh tế Pháp. D. Phát triển, trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp. Câu 27. Nội dung nào trong Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam? A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. B. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, cam kết không tiếp tục dính Trang 4
- líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. C. Nhân dân miền Nam có quyền tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do. D. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt. Câu 28. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin bay vòng quanh Trái Đất (1961) là gì? A. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ cùng với con người. B. Khẳng định vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. C. Mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. D. Liên Xô là nước đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ. Câu 29. Ý không phản ánh đúng chính sách ưu tiên của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. ra sức củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội. B. tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. C. tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. D. tìm cách quay trở lại các thuộc địa cũ của mình. Câu 30. Mục tiêu bao quát nhất của Mĩ khi phát động Chiến tranh lạnh là A. thực hiện "chiến lược toàn cầu" của Mĩ, đưa Mĩ trở thành nước lãnh đạo thế giới. B. buộc các nước đồng minh phải lệ thuộc vào Mĩ. C. ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt các nước XHCN trên thế giới. D. đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 31. Điểm khác trong xác định nhiệm vụ trước mắt thời kì 1936 – 1939 so với thời kì 1930 – 1931 của cách mạng Việt Nam là A. chống đế quốc, phản động tay sai. B. chống chế độ phản động và tay sai. C. chống đế quốc, chống phong kiến. D. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh. Câu 32. Ý nào không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử mà thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava (1953)? A. Thực dân Pháp trải qua 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. Quân Pháp ngày càng bị thiệt hại nặng nề, lâm vào thế bị động phòng ngự. C. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương trở thành một bộ phận trong "chiến lược toàn cầu" của đế quốc Mĩ. D. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao trên thế giới. Câu 33. Nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau năm 1954 là A. xây dựng CNXH ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam. B. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn. C. xây dựng CNXH ở miền Bắc, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà. D. miền Bắc xây dựng CNXH, chi viện cho miền Nam, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc. Trang 5
- Câu 34. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hoá" chiến tranh xâm lược? A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. C. Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Câu 35. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976)? A. Là cơ sở để hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực chính trị và tư tưởng, kinh tế, văn hoá - xã hội. B. Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, đưa cả nước tiến lên CNXH. C. Là cơ sở để hoàn thành cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc. D. Mở ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Câu 36. Trong quyết định của Hội nghị Ianta về Nhật Bản, vấn đề nào trở nên nổi cộm trong quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Liên bang Nga hiện nay? A. Nhật Bản trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Zakhalin. B. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin. C. Khôi phục quyền lợi của Liên Xô ở cảng Lữ Thuận (Trung Quốc). D. Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên. Câu 37. Cho tư liệu sau: Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của châu Phi đã lập ra tổ chức tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp cho cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân. Tổ chức này đã phát hành một tờ báo làm cơ quan ngôn luận. Tổ chức và tờ báo đó có tên là gì? A. Hội Liên hiệp thuộc địa – Báo Nhân đạo. B. Hội Liên hiệp thuộc địa – Báo Người cùng khổ. C. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông - Báo Người cùng khổ. D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông - Báo Nhân đạo. Câu 38. Một trong những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay là A. Đảng tập hợp các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất. B. luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu trong chiến lược đấu tranh. C. củng cố và phát huy truyền thống yêu nước, kiên quyết chống giặc ngoại xâm của dân tộc. D. kết hợp linh hoạt các hình thức đấu tranh. Câu 39. Luận điểm nào về chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ tháng 9-1945 đến trước ngày 19-12-1946) vẫn còn nguyên giá trị trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới, biển và hải đảo của nước ta hiện nay? A. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc. B. Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược. C. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. D. Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược. Trang 6
- Câu 40. Thiết kế công thức tổng quát về chiến lược "Chiến tranh cục bộ" mà đế quốc Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam thế nào? A. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu + vũ khí, trang thiết bị của Mĩ. B. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu + quân đội Sài Gòn + vũ khí, trang thiết bị của Mĩ. C. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng minh + quân đội Sài Gòn + vũ khí, trang thiết bị của Mĩ. D. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng minh + trang thiết bị của Mĩ. MÔN ĐỊA LÍ Câu 1. Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là A. đồng bằng. B. đồi núi thấp. C. núi trung bình. D. núi cao. Câu 2. Ở nước ta, các đồng bằng hạ lưu sông được bồi tụ, mở mang nhanh chóng là hệ quả của A. quá trình xâm thực, bóc mòn mạnh mẽ ở miền núi. B. mạng lưới sông ngòi dày đặc. C. sông ngòi nhiều nước. D. chế độ nước sông theo mùa. Câu 3. Đường bờ biển nước ta dài 3260 km, chạy từ A. tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Cà Mau. B. tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Cà Mau. C. tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang. D. tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang. Câu 4. Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng: A. nhóm 0 - 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên giảm. B. nhóm 0 - 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng. C. nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng. D. nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên giảm. Câu 5. Trong cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, có tỉ trọng giảm nhưng vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo là A. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. B. kinh tế Nhà nước. C. kinh tế ngoài Nhà nước D. kinh tế tư nhân. Câu 6. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới nước ta chủ yếu do sự phân hoá về A. thổ nhưỡng. B. địa hình. C. khí hậu. D. sinh vật. Trang 7
- Câu 7. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, loại đất phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu là A. đất phèn. B. đất mặn. C. đất cát. D. đất phù sa ngọt. Câu 8. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng Tây Nguyên là A. than bùn. B. bôxit. C. đá quý. D. sắt. Câu 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất nước ta là do A. có nhiều dãy núi hướng tây bắc - đông nam. B. ảnh hưởng của vị trí, địa hình và các dãy núi hướng vòng cung. C. có vị trí giáp biển và nhiều đảo ven bờ. D. các đồng bằng đón gió. Câu 10. Ngành có tính truyền thống nhất trong sản xuất nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á là A. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. B. trồng lúa nước. C. chăn nuôi gia súc. D. nuôi trồng thuỷ sản. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (năm 2007) là A. Vĩnh Phúc. B. Phú Thọ. C. Bắc Ninh. D. Quảng Ninh. Câu 12. Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các vùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Tây Nguyên (năm 2007), chiếm tỉ trọng cao nhất là A. dịch vụ. B. nông, lâm, thuỷ sản. C. công nghiệp và xây dựng. D. thương mại. Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh nào sau đây có đường biên giáp với cả hai nước Lào và Trung Quốc? A. Lai Châu. B. Điện Biên. C. Hoà Bình.D. Kon Tum. Câu 14. Căn cứ vào các biểu đồ Nhiệt độ và Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, địa điểm nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 20°C? A. Hà Nội. B. Lạng Sơn. C. Điện Biên Phủ. D. Sa Pa. Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hình thức trung tâm công nghiệp chưa xuất hiện ở vùng A. Bắc Trung Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Tây Nguyên. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ khoáng sản không phải mỏ than đá là A. Vàng Danh. B. Quỳnh Nhai. Trang 8
- C. Phong Thổ. D. Nông Sơn. Câu 17. Căn cứ vào bản đồ Ngoại thương (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu hàng hoá có giá trị trên 6 tỉ USD là A. Hoa Kì, Nhật Bản, Ôxtrâylia và Ấn Độ. B. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Xingapo. C. Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và Liên bang Nga. D. Nhật Bản, Xingapo, Hoa Kì và Hàn Quốc. Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, loại đất có diện tích lớn nhất nước ta là A. đất phù sa sông. B. đất feralit trên đá vôi. C. đất feralit trên các loại đá khác. D. đất phèn. Câu 19. Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng dưới 10% phân bố ở những vùng nào của nước ta? A. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 20. Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản phân theo ngành Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta (năm 2007) lần lượt là A. 236987 tỉ đồng, 12881 tỉ đồng và 88937 tỉ đồng. B. 236789 tỉ đồng, 12188 tỉ đồng và 98378 tỉ đồng. C. 236987 tỉ đồng, 12188 tỉ đồng và 89378 tỉ đồng. D. 263987 tỉ đồng, 11288 tỉ đồng và 87938 tỉ đồng. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành công nghiệp luyện kim màu? A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Thái Nguyên, TP. Hồ Chí Minh. C. TP. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một. D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. Câu 22. Những khu vực chịu tác động khô hạn lớn nhất ở nước ta vào mùa khô là A. Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. C. các vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc. D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Câu 23. Đặc điểm nào dưới đây hiện không đúng với dân số nước ta hiện nay? A. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc. B. Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. C. Mật độ dân số trung bình toàn quốc tăng. D. Dân cư phân bố chưa hợp lí. Câu 24. Cơ cấu ngành công nghiệp (theo ba nhóm) ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng Trang 9
- A. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác. B. tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác. C. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác. D. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác; giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. Câu 25. Ở nước ta, yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp quanh năm, dễ dàng áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, tăng vụ là A. khí hậu phân hoá, có mùa đông lạnh. B. chế độ nhiệt ẩm dồi dào. C. địa hình, đất đai đa dạng. D. nguồn nước và sinh vật phong phú. Câu 26. Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò chủ yếu là do A. trong vùng có nhiều giống trâu quý. B. trâu thích nghi với khí hậu lạnh tốt hơn bò. C. trâu chăn thả được trong rừng còn bò thì không. D. nhu cầu về thịt bò không cao. Câu 27. Khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế – xã hội của vùng Tây Nguyên là A. không có cảng biển. B. có nhiều dân tộc sinh sống. C. nền văn hoá đa dạng. D. nguồn lao động hạn chế về trình độ. Câu 28. Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ? A. Là vùng chuyên canh cao su lớn nhất cả nước. B. Là vùng chuyên canh cà phê lớn thứ hai cả nước. C. Là vùng chuyên canh điều lớn nhất cả nước. D. Là vùng chuyên canh dừa lớn nhất cả nước. Câu 29. Qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là A. chế độ chính trị của các quốc gia thành viên tương đối giống nhau. B. hệ thống cơ sở hạ tầng đã được phát triển theo hướng hiện đại hoá. C. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên. D. không còn mâu thuẫn giữa các quốc gia thành viên. Câu 30. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA LÀO, NĂM 2010 VÀ NĂM 2016 (Đơn vị: %) Năm 2010 2016 Khu vực Trang 10
- Khu vực I 31,4 19,5 Khu vực II 32,3 32,5 Khu vực III 36,3 48,0 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Lào, giai đoạn 2010 – 2016? A. Khu vực I có tỉ trọng lớn nhất nhưng đang giảm. B. Khu vực II có tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng. C. Khu vực III có tỉ trọng lớn nhất và tăng lên. D. Tỉ trọng khu vực I và khu vực II giảm, khu vực III tăng. Câu 31. Cho biểu đồ: Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tỉ suất sinh, tỉ suất tử của một số nước Đông Nam Á, năm 2016. B. Tỉ suất sinh, tỉ suất tử của một số nước Đông Nam Á, giai đoạn 2010 – 2016. C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của một số nước Đông Nam Á, giai đoạn 2010 – 2016. D. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của một số nước Đông Nam Á, năm 2016. Câu 32. Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường là do A. độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh. B. sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng. C. chế độ mưa thất thường. D. lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp. Câu 33. Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua? A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành. C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời. D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động. Câu 34. Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt thuỷ sản xa bờ vì A. nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết. B. mang lại hiệu quả kinh tế cao lại góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa. Trang 11
- C. đánh bắt ven bờ ảnh hưởng đến việc khai thác dầu khí. D. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn. Câu 35. Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là A. quy hoạch lại các vùng chuyên canh. B. đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp. C. đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm. D. tìm thị trường xuất khẩu ổn định. Câu 36. Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là A. bình quân đất canh tác trên đầu người giảm. B. độ màu mỡ của đất giảm. C. khí hậu ngày càng khắc nghiệt. D. chất lượng nguồn nước giảm. Câu 37. Cho bảng số liệu: SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2016 Năm Sản lượng lương Bình quân lương thực Tổng số dân thực theo đầu người (nghìn người) (nghìn tấn) (kg/người) 1990 66016 19879,7 301,1 2000 77635 34538,9 444,9 2005 82392 39621,6 480,9 2010 86947 44632,2 513,4 2016 92692 48416,2 522,3 Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta, giai đoạn 1990 – 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột. B. Đường. C. Miền. D. Tròn. Câu 38. Cho biểu đồ: Trang 12
- Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta, giai đoạn 2005 – 2016. A. Số dân thành thị tăng nhanh và lớn hơn số dân nông thôn. B. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm do số dân nông thôn giảm. C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng số dân nước ta vẫn tăng. D. Dân số nước ta chủ yếu sống ở thành thị. Câu 39. Việc phân chia cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là dựa vào A. công dụng kinh tế của sản phẩm. B. nguồn nguyên liệu. C. tính chất tác động đến đối tượng lao động. D. đặc điểm sử dụng lao động. Câu 40. Các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta đều có sự giống nhau về A. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. B. phát triển từ rất sớm nền kinh tế hàng hoá. C. các thế mạnh phát triển được hội tụ đầy đủ. D. cơ sở vật chất – kĩ thuật rất tốt và đồng bộ. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1. Sản xuất của cải vật chất là quá trình A. tạo ra của cải vật chất. B. sản xuất xã hội. C. con người tác động vào tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. D. tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất. Câu 2. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do báo chí. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền chính trị. D. Quyền văn hoá – xã hội. Câu 3. Quyền bầu cử của công dân được quy định: A. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có quyền bầu cử. B. Ai cũng có quyền bầu cử. C. Công dân bị kỉ luật ở cơ quan thì không được bầu cử. D. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử. Câu 4. Một trong những nội dung của quyền được phát triển của công dân là: A. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. B. Công dân được học ở các trường đại học. C. Công dân được học ở nơi nào mình thích. D. Công dân được học môn học nào mình thích. Trang 13
- Câu 5. Người nào dưới đây không có quyền bầu cử? A. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. B. Người đang phải chấp hành hình phạt tù. C. Người đang công tác ở hải đảo. D. Người đang bị kỉ luật. Câu 6. Để thực hiện quyền học tập của mình, công dân có thể học ở hệ giáo dục nào dưới đây? A. Hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên. B. Hệ chính thức hoặc không chính thức. C. Hệ học tập và hệ lao động. D. Hệ công khai hoặc không công khai. Câu 7. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì A. ai cũng có quyền bắt. B. chỉ công an mới có quyền bắt. C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt. D. phải chờ ý kiến của cấp trên. Câu 8. Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Tự do nghiên cứu khoa học. B. Kiến nghị với các cơ quan, trường học. C. Đưa ra phát minh, sáng chế. D. Sáng tác văn học, nghệ thuật. Câu 9. Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây? A. Nộp thuế đầy đủ. B. Công khai thu nhập trên báo chí. C. Bảo vệ môi trường. D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh. Câu 10. Giá trị của hàng hoá là A. lao động của từng người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. B. lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. C. chi phí sản xuất cá nhân làm ra hàng hoá. D. sức lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Câu 11. Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên mới được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân? A. Đủ 21 tuổi. B. Đủ 20 tuổi. C. Đủ 19 tuổi. D. Đủ 18 tuổi. Câu 12. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng hàng hoá phải phù hợp với A. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hoá đó. B. thời gian lao động cá nhân để sản xuất ra từng hàng hoá đó. C. thời gian lao động tập thể. Trang 14
- D. thời gian lao động cộng đồng. Câu 13. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của A. mọi tổ chức, cá nhân. B. riêng cán bộ kiểm lâm. C. riêng cán bộ, công chức nhà nước. D. những người quan tâm. Câu 14. Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng kí nghĩa vụ quân sự? A. Đủ 17 tuổi. B. Đủ 18 tuổi. C. Đủ 19 tuổi. D. Đủ 20 tuổi. Câu 15. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân? A. Bình đẳng về thành phần xã hội. B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. C. Bình đẳng tôn giáo. D. Bình đẳng dân tộc. Câu 16. Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh? A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. B. Một số người thu được lợi nhuận nhiều hơn người khác. C. Làm hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ. D. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương. Câu 17. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến.B. Tính phổ cập. C. Tính rộng rãi.D. Tính nhân dân. Câu 18. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức? A. Pháp luật bắt buộc đối với cán bộ, công chức. B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức. C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội. D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em. Câu 19. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hoá, giáo dục. D. tự do tín ngưỡng. Câu 20. Vợ chồng tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây? A. Quan hệ nhân thân. B. Quan hệ tài sản. C. Quan hệ hợp tác. D. Quan hệ tinh thần. Câu 21. Tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng, không có căn cứ pháp lí là xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về nhân thân. B. Quyền tự do cá nhân. C. Quyền tự do tinh thần. Trang 15
- D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 22. Khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ là "Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức" là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với A. chính trị. B. kinh tế. C. đạo đức. D. văn hoá. Câu 23. Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây? A. Trái pháp luật. B. Trái chính sách. C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. D. Lỗi của chủ thể. Câu 24. Người có hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là vi phạm pháp luật gì dưới đây? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Kỉ luật. Câu 25. Là công nhân nhà máy, ông N thường xuyên đi làm muộn mà không có lí do chính đáng. Hành vi của ông N là A. vi phạm quy tắc lao động. B. vi phạm hành chính. C. vi phạm kỉ luật. D. vi phạm đạo đức. Câu 26. Anh K đi xe máy vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông giữ xe lại và lập biên bản xử phạt vi phạm. Anh K phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hình sự. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. Câu 27. Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Việc hai người này đều bị xử phạt như nhau là thể hiện bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng trước pháp luật. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. Bình đắng khi tham gia giao thông. Câu 28. Là học sinh giỏi, H được đặc cách vào học ở trường Chuyên của tỉnh. H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh. C. Quyền được phát triển của công dân. D. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập. Câu 29. M được tuyển chọn vào trường đại học có điểm dự xét tuyển cao hơn, còn N thì được vào trường có điểm xét tuyển thấp hơn. Theo em, trong trường hợp này giữa hai bạn bình đẳng về quyền nào dưới đây của công dân? A. Bình đẳng về học suốt đời. Trang 16
- B. Bình đẳng về học tập không hạn chế. C. Bình đẳng trong tuyển sinh. D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Câu 30. Khi kí hợp đồng lao động vào làm việc trong Công ty T, chị H đề nghị được chỉnh sửa điều khoản về tiền lương trong Hợp đồng. Giám đốc Công ty đã từ chối đề nghị này. Vậy, chị H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào dưới đây để đưa ra đề nghị này? A. Bình đẳng trong lao động tiền lương. B. Bình đẳng về tìm kiếm việc làm. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng giữa những người lao động. Câu 31. Anh C là cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn anh D nên được sắp xếp vào làm công việc được nhận lương cao hơn anh D. Mặc dù vậy, giữa anh C và anh D vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Trong lao động. B. Trong tìm kiếm việc làm. C. Trong thực hiện quyền lao động. D. Trong nhận tiền lương. Câu 32. Chị Q muốn kết hôn với anh N nhưng mẹ chị lại không đồng ý vì cho rằng hai gia đình không tương xứng với nhau. Chị Q có thể làm gì theo các cách dưới đây để kết hôn đúng pháp luật mà không bị ảnh hưởng đến tình cảm mẹ con? A. Quyết định kết hôn với anh N, không cần mẹ đồng ý. B. Nhờ gia đình anh N tác động, nếu không được thì cứ sống chung với anh N. C. Họp gia đình để biểu quyết rồi sẽ quyết định. D. Nói chuyện thân mật và giải thích để mẹ hiểu anh N và gia đình anh. Câu 33. Nghi ngờ ông S lấy trộm xe máy của ông X, công an phường Q đã bắt giam ông S và doạ nạt, ép ông phải nhận tội. Việc làm này của công an phường Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ. B. Quyền tự do cá nhân. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền tự do đi lại. Câu 34. Nghi ngờ tên trộm xe đạp chạy vào một gia đình trong ngõ, hai người đàn ông chạy thẳng vào nhà mà không chờ chủ nhà đồng ý, đồng thời còn yêu cầu cho khám nhà để tìm kẻ trộm. Hành vi của hai người đàn ông trên đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được bảo vệ chỗ ở. B. Quyền bí mật về chỗ ở. C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Quyền bất khả xâm phạm nhà dân. Trang 17
- Câu 35. Anh Q và anh P bắt được kẻ đang lấy trộm xe máy. Hai anh đang lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật? A. Đánh tên trộm một trận cho sợ. B. Chửi tên trộm một hồi cho hả giận. C. Lập biên bản, rồi sau đó thả ra. D. Giải về cơ quan công an nơi gần nhất. Câu 36. Trường Trung học phổ thông X tổ chức cho học sinh góp ý vào dự thảo Luật Giáo dục. Có nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh. Vậy các bạn học sinh đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền được tham gia. C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền bày tỏ ý kiến Câu 37. Chị L là nhân viên của Công ty X có hai lần đi làm muộn nên đã bị Giám đốc Công ty ra quyết định kỉ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị L có thể làm gì trong các cách dưới đây? A. Viết đơn đề nghị Giám đốc xem xét lại. B. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên. C. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên. D. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty. Câu 38. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, L xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Theo em, trong các lí do dưới đây, lí do từ chối nào của cơ quan đăng kí kinh doanh là đúng pháp luật? A. L mới học xong Trung học phổ thông. B. L chưa quen kinh doanh thuốc tân dược. C. L chưa có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược. D. L chưa nộp thuế. Câu 39. Anh S và anh L cùng nhau đi ăn nhậu. Vì uống nhiều rượu, chếnh choáng hơi men nên anh S và anh L vừa đi xe mô tô với tốc độ cao vừa lạng lách đánh võng. Bị mất lái, anh S đã đâm xe vào ông B đang dừng xe giữa lòng đường. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật? A. Anh S và anh L. B. Anh L và ông B. C. Anh S, anh L và ông B. D. Anh S và ông B. Câu 40. Do hay đi công tác xa nhà nên anh N gửi con trai là M đang học lớp 10 cho ông H và bà X là ông bà nội của M nuôi dưỡng. Ở với ông bà nội, M thường xuyên trốn học đi chơi điện tử nên bị ông mắng chửi. Một lần, do cãi ông bà nội nên e bị ông H đuổi ra khỏi nhà mặc cho bà X ra sức can ngăn. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh N, ông H và M. Trang 18
- C. Anh N, ông H và bà X. B. Ông H và M. D. Ông H bà X và M. Trang 19
- ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. B 2. C 3. B 4.B 5. A 6. C 7. A 8.A 9. A 10.C 11. A 12. B 13. D 14.B 15. B 16. D 17. D 18. B 19. D 20. B 21. C 22. D 23. A 24. A 25. D 26. B 27. B 28. C 29. C 30. C 31. D 32. C 33. C 34. B 35. C 36. B 37. B 38. A 39. C 40. C MÔN ĐỊA LÝ 1. B 2. A 3.D 4. B 5.B 6.C 7. D 8. B 9.B 10.B 11. D 12. B 13.B 14. D 15. C 16. C 17. B 18. C 19. C 20. C 21. B 22. A 23.B 24. A 25. B 26. B 27. D 28. D 29. C 30. C 31. A 32. C 33. D 34. B 35. D 36. A 37. B 38. C 39. B 40. C MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. C 2. B 3. D 4. A 5. B 6. A 7. A 8. B 9. B 10. B 11. A 12. A 13. A 14. A 15. B 16. D 17. A 18. B 19. C 20. A 21. D 22. C 23. B 24. A 25. C 26. C 27. C 28. C 29. D 30. C 31. C 32. D 33. C 34. C 35. D 36. C 37. D 38. C 39. C 40. B Trang 20