Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 17 (Có đáp án)

doc 18 trang minhtam 02/11/2022 4720
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 17 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_khoa_hoc_xa_h.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 17 (Có đáp án)

  1. A. Hoà để tiến, toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. B. Tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, toàn dân, toàn diện, trường kì kháng chiến. C. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. D. Toàn dân, toàn diện, đánh nhanh thắng nhanh, tự lực cánh sinh Câu 23. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian: 1. Cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pari giữa hai bên, sau đó là bốn bên; 2. Hiệp định Pari được kí chính thức giữa bốn ngoại trưởng, đại điện cho các chính phủ tham dự Hội nghị; 3. Trận “Điện Biên Phủ trên không”; 4. Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược đường không vào Hà Nội và Hải Phòng. A. 2, 3,1, 4.B. 1, 4, 2, 3. C. 4, 3, 2, 1.D. 1, 4, 3, 2. Câu 24. Thắng lợi chính trị mở đầu của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” là A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. B. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập. C. Quân giải phóng miền Nam ra đời. D. Trung ương Cục miền Nam được thành lập. Câu 25. Vấn đề quan trọng nhất được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 là A. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. B. đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. C. thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. chuyển từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật. Câu 26. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là A. vừa sản xuất vừa chiến đấu. B. vừa kháng chiến vừa kiến quốc. C. vừa diệt giặc đói vừa diệt giặc dốt. D. vừa kháng chiến vừa tiến lên CNXH. Câu 27. Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Do uy tín của Liên Xô. B. Hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại. C. Quân Anh, Mĩ thua nhiều trận trước sức mạnh của phe phát xít. D. Đức, Italia, Nhật Bản kí kết hiệp ước liên kết với nhau hình thành phe Trục. Câu 28. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hoà bình và cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học – kĩ thuật tiên tiến. B. Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình và an ninh thế giới. C. Liên Xô luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. D. Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. Trang 4
  2. Câu 29. Quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ) nào ở khu vực Đông Bắc Á không chịu ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân? A. Trung QuốcB. Triều Tiên C. NhậtD. Hồng Kong Câu 30. Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là A. do sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá. B. hai nước phải chi phí quá tốn kém, bị suy giảm về nhiều mặt do cuộc chạy đua vũ trang kéo dài. C. do sự lớn mạnh của Trung ộ và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. D. do cả nước Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ, trở thành đối thủ cạnh tranh với Mĩ. Câu 31. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Pháp chú trọng khai thác than và đồn điền cao su trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương? A. Cao su và than là hai mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. B. Thị trường thế giới đang có nhu cầu lớn về hai mặt hàng này. C. Khai thác hai ngành này, Pháp tận dụng được nguồn nhân công rẻ mạt, thu lợi nhuận lâu dài. D. Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất ở Đông Dương. Câu 32. Nội dung nào không có trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà? A. Tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. B. Đề ra định hướng xây dựng Việt Nam sau khi giành độc lập. C. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua. D. Khẳng định ý chí của cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do Câu 33. Chiến thắng của lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã có tác dụng như thế nào đối với Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta? A. Cổ vũ tinh thần.B. Tạo niềm tin. C. Tạo thời cơ.D. Tạo thế chủ động. Câu 34. Những biện pháp đấu tranh của Đảng và Chính phủ ta với quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai (năm 1946) có tác dụng như thế nào? A. Chính quyền cách mạng vẫn được giữ vững và được nhân dân tin tưởng, ủng hộ. B. Làm thất bại âm mưu câu kết với quân Anh, quân Pháp ở miền Nam. C. Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. D. Kéo dài thời gian hoà hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Câu 35. Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là gì? A. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá ở miền Bắc. B. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. C. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia. D. Buộc Mĩ kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Câu 36. Hiện nay, rất nhiều di sản của Việt Nam đã được công nhận Di sản văn hoá thế giới. Việc công nhận đó thuộc thẩm quyền của tổ chức nào của Liên hợp quốc? Trang 5
  3. A. Đại hội đồng.B. UNICEF. C. UNESCO.D. FAO Câu 37. Điểm khác nhau căn bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương là A. xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam. B. phân hoá cao độ kẻ thù trong việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc của cách mạng Việt Nam. C. đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam. D. giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Câu 38. “Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám chỉ là sự ăn may”. Hãy chọn phương án phù hợp nhất để phản biện lại ý kiến trên. A. lắng lợi của Cách mạng tháng Tám thể hiện sự linh hoạt của Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. B. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám được đúc kết từ những bài học lịch sử của các phong trào 1930 – 1931 và 1936 – 1939. C. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, quyết tâm đấu tranh giành độc lập dân tộc. D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Câu 39. Hãy nhận diện kẻ thù chính của dân tộc ta sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. A. 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc dưới danh nghĩa Đồng minh, nuôi âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. B. Thực dân Pháp với âm mưu quay lại xâm lược Việt Nam, núp bóng quân Anh liên tiếp có hành động gây hấn. C. 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp, có một bộ phận theo lệnh quân Anh chống lại lực lượng của ta, tạo điều kiện cho Pháp mở rộng vùng chiếm đóng. D. Hơn 1 vạn quân Anh dưới danh nghĩa Đồng minh, ủng hộ quân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương. Câu 40. So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về kết quả và ý nghĩa lịch sử? A. Đã đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự của địch. B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi để giành thắng lợi cuối cùng. C. Là dấu mốc kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị thực dân, D. Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. MÔN ĐỊA LÍ Câu 1. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên khí hậu có A. nền nhiệt độ caoB. bốn mùa rõ rệt C. độ ẩm lớn, mưa nhiều.D. gió mùa Đông Bắc. Câu 2. Phát biểu nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của địa hình nước ta? A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trang 6
  4. B. Địa hình ít chịu tác động của con người. C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. Câu 3. Khi di chuyển xuống phía nam nước ta, gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn lại ở A. dãy Tam Điệp.B. dãy Bạch Mã C. dãy Hoành Sơn.D. các cao nguyên Nam Trung Bộ. Câu 4. Một trong những đặc điểm quan trọng của người lao động nước ta là A. có trình độ công nghệ thông tin đứng hàng đầu thế giới. B. có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm rất cao. C. cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú. D. lao động có trình độ cao đông đảo. Câu 5. Năm 2005, thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta là A. kinh tế Nhà nước. B. kinh tế ngoài Nhà nước. C. kinh tế tư nhân D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 6. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta là A. sản xuất quy mô nhỏ, công cụ thủ công B. sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới. C. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp. D. mang tính tự cấp, tự túc. Câu 7. Hai trong số các đảo đông dân ở nước ta là A. hòn Tre và hòn Khoai. B. Cát Bà và Lý Sơn. C. Cồn Cỏ và Thổ Chu. D. Bạch Long Vĩ và Côn Đảo. Câu 8. Một trong những nguồn lực để phát triển công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ là A. nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ. B. nguồn vốn đầu tư lớn C. nguồn năng lượng phong phú. D. trình độ khoa học, kĩ thuật cao. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ khoáng sản không phải mỏ sắt là A. Tĩnh Túc.B. Thạch Khê.C. Tùng Bá.D. Trại Cau Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng là A. Pù MátB. Xuân SơnC. Ba Vì.D. Ba Bể. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến phân bố ở vùng A. Tây Nguyên.B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long.D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trang 7
  5. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng (năm 2007) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. Sóc Trăng, Kiên Giang.B. Cần Thơ, Cà Mau C. Long Xuyên, Kiên Lương.D. Tân An, Mỹ Tho Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế nào sau đây có tỉ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản cao nhất (năm 2007)? A. Hà NộiB. Cần ThơC. Đà NẵngD. Hải Phòng. Câu 14. Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất vùng Đồng bằng sông Hồng là A. Hưng Yên. B. Vĩnh Phúc. C. Hà Nam. D. Hải Dương. Câu 15. Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đạt trên 50% tập trung chủ yếu tại vùng A. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Câu 16. Căn cứ vào bản đồ Thuỷ sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cao tập trung chủ yếu ở hai vùng A. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng. Câu 17. Căn cứ vào bản đồ Chăn nuôi (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng gia cầm lớn hơn cả là A. Phú ThọB. Gia Lai C. Đồng NaiD. Bắc Giang Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất của vùng Đồng bằng sông Hồng là A. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm. B. đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. C. đất lâm nghiệp có rừng. D. đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, nhận xét nào sau đây không đúng về vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Địa hình thấp, mạng lưới sông ngòi dày đặc, các khoáng sản chính là đá vôi; đá axit; sét, cao lanh và than bùn. B. Năm 2007, GDP chiếm 17,6% cả nước với tỉ trọng cao nhất là khu vực nông, lâm, thuỷ sản. C. Phần lớn diện tích là đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm. D. Có nhiều trung tâm công nghiệp với quy mô rất lớn, cơ cấu ngành đa dạng. Trang 8
  6. Câu 20. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là A. khai thác bừa bãi, quá mức.B. sự tàn phá của chiến tranh. C. nạn cháy rừng.D. biến đổi khí hậu Câu 21. Tiểu vùng Tây Bắc thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thu nhập bình quân theo đầu người thấp nhất cả nước là do A. nguồn tài nguyên, khoáng sản nghèo nhất nước. B. có số dân đông nhất trong các vùng. C. hoạt động kinh tế chủ yếu là nông – lâm nghiệp. D. hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ. Câu 22. Các khu công nghiệp của nước ta có đặc điểm phân bố là A. tập trung ở miền Bắc. B. không đều theo lãnh thổ. C. tập trung ở vùng miền núi. D. đồng đều trên các vùng lãnh thổ. Câu 23. Giai đoạn 1990 – 2005, tình hình xuất khẩu của nước ta có đặc điểm là A. hầu hết đạt giá trị thấp hơn so với nhập khẩu. B. các sản phẩm chế biến và tinh chế có tỉ trong tương đối cao. C. hầu hết đạt giá trị cao hơn so với nhập khẩu (xuất siêu). D. có thị trường lớn nhất là khu vực Đông Nam Á. Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng về phân bố cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên? A. Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh Đắk Lắk. B. Hồ tiêu trồng nhiều nhất ở các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng. C. Chè có diện tích lớn nhất ở tỉnh Lâm Đồng. D. Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk. Câu 25. Điểm khác biệt giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là A. có nhiều ngành công nghiệp hiện đại, hàm lượng kĩ thuật cao. B. có lực lượng lao động đông đảo. C. có ranh giới không thay đổi theo thời gian. D. có cửa ngõ thông ra biển. Câu 26. Việc làm thuỷ lợi ở vùng Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn là do A. đất tơi xốp, tầng phong hoá sâu. B. sự phân mùa của khí hậu. C. độ dốc lớn. D. số giờ nắng nhiều. Câu 27. Nhóm nước đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gần đây là A. Lào, Malaixia, Philippin, Việt Nam. B. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Việt Nam. C. Việt Nam, Mianma, Thái Lan, Malaixia. Trang 9
  7. D. Inđônêxia, Campuchia, Philippin, Mianma. Câu 28. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH, SỐ DÂN MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á, NĂM 2016 Diện tích Số dân TT Quốc gia (nghìn km2) (triệu người) 1 Campuchia 181,0 15,8 2 Lào 236,8 7,1 3 Thái Lan 513,1 65,3 4 Việt Nam 331,2 92,7 Theo bảng số liệu, năm2016, nước có mật độ dân số cao nhất so với nước có mật độ dân số thấp nhất chênh nhau A. 7,3 lần. B. 3,3 lần. C. 9,3 lần. D. 2,2 lần. Câu 29. Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010-2016. A. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng liên tục. B. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm liên tục. C. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu bằng nhau. D. Trung Quốc là nước xuất siêu. Câu 30. Về chế độ mưa, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác với vùng Bắc Trung Bộ là A. mưa vào thu - đông.B. mưa vào mùa đông. C. mưa vào hè – thu.D. mưa vào đầu hạ. Câu 31. Nước ta cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp để A. sử dụng triệt để nguồn lao động. B. hạn chế các rủi ro do thiên tai gây ra. C. giảm bớt nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp. D. thích nghi với tình hình chung và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Câu 32. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là do Trang 10
  8. A. có năng suất lúa cao hơn. B. có diện tích trồng cây lương thực lớn hơn. C. có truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn. D. có trình độ thâm canh cao hơn. Câu 33. Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là A. đất badan và đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn. B. địa hình bằng phẳng. C. khí hậu cận xích đạo, có sự phân hoá thành 2 mùa: mưa, khô rõ rệt. D. mạng lưới sông ngòi dày đặc Câu 34. Vấn đề đặt ra trong khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta là A. tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí. B. tăng cường hợp tác với các nước để được chuyển giao công nghệ hiện đại. C. xây dựng nhà máy lọc dầu tại nơi khai thác để tiết kiệm chi phí. D. hợp tác toàn diện lao động nước ngoài. Câu 35. Ý nào sau đây không đúng khi nói về những thách thức đối với ASEAN? A. Trình độ phát triển còn chênh lệch. B. Vẫn còn tình trạng đói nghèo. C. Tốc độ đô thị hoá còn chậm. D. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí. Câu 36. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 -2016 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2000 2005 2010 2016 Sản lượng Tổng 2250,9 3466,8 5142,7 6870,7 Khai thác 1660,9 1987,9 2414,4 3226,1 Nuôi trồng 590,0 1478,9 2728,3 3644,6 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng và cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta, giai đoạn 2000 – 2016? A. Tổng sản lượng thuỷ sản tăng, giảm không ổn định. B. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng. C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng có tỉ trọng ngày càng tăng, năm 2016 chiếm 53,0%. D. Tổng sản lượng thủy sản năm 2016 tăng gấp hơn 3,5 lần so với năm 2000. Câu 37. Cho biểu đồ: Trang 11
  9. Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ suất sinh, tử và gia tăng dân số tự nhiên của nước ta, giai đoạn 1979 – 2016. A. Tỉ suất sinh của nước ta tăng giảm không ổn định. B. Tỉ suất tử của nước ta liên tục giảm. C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta ngày càng giảm. D. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta rất ổn định. Câu 38. Việc mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động công nghiệp ở nước ta nhằm A. đa dạng hoá sản phẩm. B. phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển sản xuất. C. hoàn chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp. D. hạn chế ô nhiễm môi trường. Câu 39. Để phát triển chăn nuôi gia súc, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chưa cần thiết phải A. cải tạo các đồng cỏ để giải quyết nguồn thức ăn. B. tăng cường hợp tác với các nước láng giềng để trao đổi kinh nghiệm. C. phát triển giao thông vận tải để gắn với thị trường tiêu thụ. D. đa dạng các sản phẩm chăn nuôi. Câu 40. Ý nào không phải đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? A. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển. B. Diện tích lớn nhất so với các vùng kinh tế trọng điểm khác. C. Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn còn cao. D. Có thế mạnh về tài nguyên biển, khoáng sản, rừng. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở A. tính quy phạm phổ biến.B. tính hiện đại C. tính cơ bản.D. tính truyền thống Câu 2. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định cụ thể về mặt nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính trình tự kế hoạch của hệ thống pháp luật. D. Tính trình tự khoa học của pháp luật. Trang 12
  10. Câu 3. Trong nền sản xuất lớn, hiện đại, yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quyết định? A. Đối tượng lao động.B. Sức lao động. C. Tư liệu sản xuất hiện đại.D. Công cụ sản xuất tiên tiến. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Con có bổn phận vâng lời, phụng dưỡng cha mẹ. B. Con có bổn phận nghe theo mọi ý kiến của cha mẹ. C. Con có bổn phận chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. D. Con có bổn phận yêu quý, hiếu thảo với cha mẹ. Câu 5. Việc công dân viết bài đăng báo, bày tỏ quan điểm của mình phê phán cái xấu, đồng tình với cái tốt là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tham gia ý kiến.B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tự do tư tưởng.D. Quyền tự do báo chí. Câu 6. Cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu nào dưới đây? A. Vi phạm pháp luật và trái với truyền thống dân tộc. B. Vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức. C. Vi phạm chuẩn mực đạo đức và văn hoá dân tộc. D. Vi phạm tập quán kinh doanh. Câu 7. Bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học. B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau. C. Một người tung tin, bịa đặt nói xấu người khác. D. Một người đang lấy trộm xe máy. Câu 8. Ai dưới đây có quyền khiếu nại? A. Mọi cá nhân, tổ chức.B. Chỉ có cá nhân C. Chỉ những người từ 20 tuổi trở lên.D. Chỉ những người là nhân viên. Câu 9. Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện A. quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. B. quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế, xã hội. C. quyền xây dựng bộ máy nhà nước. D. quyền tự do ngôn luận. Câu 10. Câu nào dưới đây là đúng về quyền khiếu nại của công dân? A. Cá nhân, tổ chức có quyền lợi hợp pháp bị xâm hại có quyền khiếu nại. B. Chỉ cá nhân mới có quyền khiếu nại. C. Chỉ tổ chức mới có quyền khiếu nại. D. Người dưới 18 tuổi không có quyền khiếu nại. Câu 11. Biểu hiện nào dưới đây thuộc quyền được phát triển? A. Học sinh học xuất sắc được vào học trong các trường chuyên Trang 13
  11. B. Học sinh nghèo được giúp đỡ về vật chất để học tập. C. Học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên trong tuyển chọn. D. Học sinh con nhà nghèo được nhận học bổng. Câu 12. Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào mà mình thích. C. Quyền học tập không hạn chế. D. Quyền học bất cứ ngành, nghề phù hợp với khả năng, điều kiện của mình. Câu 13. Khi cung giảm thì giá cả có xu hướng A. giảm xuống.B. tăng lên. C. không tăng, không giảm.D. ổn định. Câu 14. Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là nội dung của hình thức A. tuyên truyền pháp luật.B. giải thích pháp luật. C. thi hành pháp luật.D. áp dụng pháp luật. Câu 15. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động. C. các quy tắc quản lý nhà nước. D. trật tự, an toàn xã hội. Câu 16. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân A. đều có quyền như nhau. B. đều có nghĩa vụ như nhau. C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Câu 17. Mọi công dân nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể thành lập doanh nghiệp, là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây của công dân? A. Trong tìm kiếm thị trường.B. Trong kinh doanh. C. Trong lao độngD. Trong tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Câu 18. Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là biểu hiện trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng? A. Quan hệ gia đình.B. Quan hệ nhân thân C. Quan hệ hôn nhân.D. Quan hệ tình cảm. Câu 19. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau là biểu hiện của bình đẳng giữa vợ và chồng trong A. quan hệ tài sản.B. quan hệ nhân thân. C. quan hệ tình cảm.D. quan hệ hợp tác. Câu 20. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trang 14
  12. B. quyền bình đẳng giữa các công dân. C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền. D. quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước. Câu 21. Bất kì ai cũng có quyền được bắt người trong trường hợp nào dưới đây? A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. B. Người đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. C. Người có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. D. Người bị nghi ngờ phạm tội. Câu 22. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền A. học thường xuyên, học suốt đời.B. học không hạn chế. C. học bất cứ nơi nào.D. bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 23. Một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh là A. bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. B. giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. C. bảo đảm tăng trưởng kinh tế đất nước. D. phòng, chống buôn bán ma tuý. Câu 24. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp. B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. C. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. D. chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 25. Vợ chồng ông A có 300 triệu đồng nên đã quyết định đổi toàn bộ số tiền đó ra vàng để cất giữ cho việc chi tiêu khi tuổi già. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện? A. Thước đo giá trị.B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ.D. Phương tiện thanh toán. Câu 26. Công ty A sản xuất thức ăn gia súc bị Công ty B làm giả hàng của Công ty A nên đã gây thiệt hại lớn về doanh thu của Công ty A. Trên cơ sở pháp luật, Công ty A đã khởi kiện Công ty B về hành vi này. Trường hợp này cho thấy, pháp luật có vai trò nào dưới đây đối với công dân? A. Bảo vệ mọi quyền lợi của công dân. B. Bảo vệ uy tín công dân. C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. D. Bảo vệ danh dự cho công dân. Câu 27. A cố ý không vận chuyển hàng đến cho B đúng hạn theo hợp đồng nên đã gây thiệt hại cho B. Hành vi của A là hành vi vi phạm nào dưới đây? A. Hành chínhB. Kỉ luậtC. Dân sựD. Thỏa thuận Câu 28. Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? Trang 15
  13. A. Thi hành pháp luật.B. Cưỡng chế pháp luật. C. Áp dụng pháp luật.D. Bảo đảm pháp luật. Câu 29. H nợ K 20 triệu đồng. K đã nhiều lần đòi H nhưng không được nên đã đánh | H bị thương tích nặng với tỉ lệ thương tật 14 %. H phải điều trị tốn kém hơn 20 triệu đồng. Trong trường hợp này, K phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hình sựB. Hành chính C. Hình sự và kỉ luật.D. Hình sự và dân sự. Câu 30. Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn và đều được miễn giảm thuế trong thời gian 1 năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế. B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh. Câu 31. Chị L và anh N muốn kết hôn với nhau, nhưng ông K là bố của chị L không đồng ý và đã cản trở hai người vì lí do hai người không cùng dân tộc. Hành vi của ông K là biểu hiện của vi phạm nào dưới đây? A. Thiếu hiểu biết về các dân tộc. B. Không thiện chí vì lí do dân tộc C. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. D. Tình đoàn kết giữa các dân tộc. Câu 32. Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, N đã báo ngay cho cơ quan công an. N đã thực hiện quyền nào của công dân? A. Quyền khiếu nại.B. Quyền tố cáo. C. Quyền tự do ngôn luận.D. Quyền nhân thân Câu 33. D đăng ảnh của K lên Facebook với lời bình luận không hay về những tấm ảnh này. K cần làm theo cách nào dưới đây để bảo vệ quyền của mình phù hợp với pháp luật? A. Tố cáo D cho cơ quan công an. B. Nói xấu D và kể hết sự việc trên Facebook. C. Tố cáo D với cô giáo chủ nhiệm. D. Nói chuyện với D và yêu cầu gỡ bỏ những ảnh này. Câu 34. L và H là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, L đã tung tin xấu, bịa đặt về H trên Facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của H và L, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của L. B. Khuyên H nói xấu lại L trên Facebook. C. Chia sẻ thông tin đó trên Facebook. D. Khuyên L gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. Câu 35. Nghi ngờ vợ mình đang tham gia truyền đạo trái phép tại nhà ông N, anh M đã tự ý xông vào nhà ông N để tìm vợ. Anh M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? Trang 16
  14. A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. B. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại, điện tín. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 36. Ông Đ lấn chiếm 1 héc-ta đất thuộc khu rừng phòng hộ đầu nguồn để trồng cây lương thực. Hành vi của ông Đ là trái pháp luật về A. bảo vệ tài nguyên rừng. B. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. C. bảo vệ và phát triển rừng. D. bảo vệ nguồn lợi rừng. Câu 37. Phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong rừng quốc gia, K đã báo ngay cho cơ quan kiểm lâm. K đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tố cáo. D. Quyền khiếu nại. Câu 38. Anh Quang mở cửa hàng bán máy tính xách tay, nhưng trên thị trường hiện nay có rất nhiều cửa hàng cùng bán loại mặt hàng này, nên việc bán máy tính xách tay rất chậm. Tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của khách hàng, anh Quang đã chuyển sang kinh doanh linh kiện máy tính xách tay và sửa chữa máy tính xách tay, từ đó cửa hàng anh rất đông khách, thu nhập ngày càng tăng. Lựa chọn của anh Quang trong tình huống trên do tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. B. Cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề. C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên. D. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá. Câu 39. Ông K Chủ tịch xã cố ý không gửi giấy mời họp cho bà A mặc dù bà A có tên trong danh sách họp bàn về phương án xây dựng đường liên thôn. Mặc dù vậy, chị H là thư kí cuộc họp đã ghi vào biên bản nội dung bà A có ý kiến ủng hộ mọi quan điểm của ông K. Phát hiện điều này, anh M đã phê phán nên bị ông K đã ngắt lời và đuổi ra ngoài. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? A. Ông K, chị H và bà A.B. Ông K, anh M và chị H. C. Ông K và chị H.D. Bà A và chị H. Câu 40. Chị M thuê anh S sao chép công thức chiết xuất tinh dầu đang trong thời gian chờ cấp bằng độc quyền sáng chế của anh V. Tuy nhiên, anh S đã bán công thức vừa sao chép được cho chị N vì chị N trả giá cao hơn. Sau đó, chị N nhận mình là tác giả của công thức chiết xuất tinh dầu trên rồi gửi tham dự cuộc thi sáng tạo. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Chị M và anh S.B. Anh S và anh V. C. Chị M, anh S và chị N.D. Anh S, anh V và chị N. Trang 17
  15. ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. D 2. B 3. A 4. A 5. C 6. A 7. D 8. A 9. D 10.D 11. A 12. D 13. D 14. B 15. A 16. C 17. A 18. D 19. B 20. C 21. D 22. C 23. D 24. B 25. B 26. B 27. B 28. D 29. C 30. B 31.D 32. B 33. C 34. C 35. D 36. C 37. D 38. D 39. B 40. C MÔN ĐỊA LÝ 1. A 2. B 3. B 4. C 5. D 6. B 7. B 8. A 9. A 10. C 11. D 12. B 13. B 14. B 15. D 16. B 17. D 18. A 19. D 20. A 21. C 22. B 23. A 24. B 25. A 26. B 27. B 28. C 29. D 30. A 31. D 32. B 33. A 34. A 35. C 36. C 37. C 38. B 39. B 40. B MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. A 2. B 3. B 4. B 5. B 6. B 7. D 8. A 9. A 10. A 11. A 12. B 13. B 14. C 15. A 16. D 17. B 18. B 19. B 20. A 21. A 22. A 23. A 24. B 25. C 26. C 27. C 28. C 29. D 30. C 31. C 32. B 33. D 34. D 35. D 36. C 37. C 38. A 39. C 40. C Trang 18