Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 15 (Có đáp án)

doc 18 trang minhtam 02/11/2022 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 15 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_khoa_hoc_xa_h.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 15 (Có đáp án)

  1. A. Tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. B. Đánh sập trung tâm điểm của kế hoạch Nava, buộc quân địch phải đầu hàng. C. Là trận quyết chiến chiến lược, đánh bại hoàn toàn thực đân Pháp. D. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng các vùng khác trên cả nước. Câu 23. Thắng lợi nào của quân dân ta buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”? A. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947. B. Chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950. C. Chiến thắng Hòa Bình năm 1952. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 24. Công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954 – 1957) đã được thực hiện triệt để theo khẩu hiệu nào? A. “Tấc đất tấc vàng”. B. “Tăng gia sản xuất nhanh, tăng gia sản xuất nữa”. C. “Người cày có ruộng”. D. “Độc lập đân tộc” và “Ruộng đất cho dân cày”. Câu 25. Những chiến thắng làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961 – 1965 là A. Ấp Bắc, Tua Hai, Bình Giã, Đồng Xoài. B. Ấp Bắc, Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. C. An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. D. Bình Giã, Ba Gia, Núi Thành, Vạn Tường. Câu 26. Nét mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. có sự liên minh giữa giai cấp vô sản và giai cấp nông dân. B. có sự liên minh giữa tư sản và vô sản. C. sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc. D. giai cấp tư sản liên minh với phong kiến. Câu 27. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành độc lập đến nay là gì? A. Trung lập, không can thiệp vào các sự việc bên ngoài. B. Hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. C. Quan hệ chặt chẽ với Mĩ và các nước lớn, các nước đối tác. D. Ủng hộ các nước XHCN và phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Câu 28. Điểm khác của tình hình nước Mĩ so với các nước Đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác. B. Chú trọng đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật. C. Không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường. D. Thành lập liên minh quân sự (NATO). Câu 29. Mục đích cao nhất khi thành lập Liên hợp quốc là gì? Trang 4
  2. A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước thành viên. C. Hợp tác quốc tế. D. Thống nhất hành động giữa các cường quốc. Câu 30. Trong phong trào cách mạng 1939 – 1945, tình thế cách mạng đã đến với nước ta từ khi A. Mặt trận Việt Minh thành lập. B. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. C. Nhật đảo chính Pháp. D. phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. Câu 31. Trong quá trình hoạt động cứu nước ở Pháp, vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba? A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các dân tộc thuộc địa. B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp. C. Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. D. Quốc tế này chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam. Câu 32. Hạn chế của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Việt Nam là gì? A. Mới giải phóng được một nửa đất nước, từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc. B. Mĩ thay chân Pháp đưa quân vào miền Nam Việt Nam. C. Mĩ thành công trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương. D. Các cường quốc chưa ghi nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Câu 33. Nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân ta trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là A. vai trò lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đối với cuộc kháng chiến. B. hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc. C. hậu phương được củng cố, lớn mạnh về mọi mặt. D. sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô. Câu 34. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960) đã quyết định và thông qua nhiều vấn đề quan trọng, ngoại trừ A. đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước. B. quyết định thành lập trung ương Cục miền Nam. C. thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng. D. bầu Ban Chấp hành Trung ương mới và bầu Bộ Chính trị. Câu 35. Kết quả lớn nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (tháng 6, 7 – 1976) nước Việt Nam thống nhất là A. hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. B. hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. hoàn thành việc bầu ra các cơ quan của Quốc hội. D. hoàn thành việc bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp. Câu 36. Hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với thế giới đã tác động trực tiếp đến lịch sử Việt Nam là Trang 5
  3. A. mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai cường quốc Liên Xô – Mĩ. B. đặt thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng kéo dài gần nửa thế kỉ. C. các nước phải chi phí nhiều tiền của và sức người để chạy đua vũ trang. D. chiến tranh cục bộ đã xảy ra ở một số nơi trên thế giới. Câu 37. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là gì? A. Diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và dân chủ tư sản. B. Phong trào công nhân phát triển từ tự phát sáng tự giác. C. Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ. D. Sự chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác – Lênin. Câu 38. Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với dân tộc Việt Nam là gì? A. Lật đổ chế độ phong kiến. B. Giành lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. C. Chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. D. Đưa nhân dân lao động từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ. Câu 39. Nhược điểm của kế hoạch Nava mà Pháp – Mĩ đề ra ở Đông Dương (1953) là gì? A. Là kế hoạch quân sự toàn diện với quy mô lớn, đặt ra những khó khăn mới cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. B. Thể hiện sự câu kết, lệ thuộc chặt chẽ của Pháp vào Mĩ. C. Mâu thuẫn giữa tập trung – phân tán binh lực, giữa thế và lực của quân Pháp với mục tiêu chiến lược đặt ra. D. Nhằm giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự. Câu 40. Thắng lợi quân sự của quân và dân ta đã tác động trực tiếp đến việc kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam là A. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). B. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968); miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ (1968). C. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972; chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12 – 1972). D. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam (1975). MÔN ĐỊA LÍ Câu 1. Quốc gia có đường biên giới trên đất liền dài nhất với nước ta là A. Lào.B. Trung Quốc.C. Campuchia.D. Thái Lan. Câu 2. Ở nước ta, Tín phong hoạt động mạnh nhất vào thời gian A. giữa mùa gió Đông Bắc. B. giữa mùa gió Tây Nam. C. đầu mùa gió Đông Bắc và giữa mùa gió Tây Nam. D. chuyển tiếp giữa hai mùa gió. Trang 6
  4. Câu 3. Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng đặc dụng là A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. B. trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. D. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng. Câu 4. Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta thay đổi, chủ yếu do A. kết quả của quá trình đô thị hóa. B. kết quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. C. có sự phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong cả nước. D. yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Câu 5. Một trong những biểu hiện về sự khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là A. lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân. B. các sản phẩm nông nghiệp đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân. C. tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. D. giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP. Câu 6. Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta là A. đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm. B. đang ưu tiên cho các ngành công nghiệp truyền thống. C. đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi nguồn vốn lớn. D. đang chú ý phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Câu 7. Ngành kinh tế biển nào dưới đây không có ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. B. Khai thác dầu khí. C. Giao thông vận tải biển. D. Du lịch biển. Câu 8. Việc làm đường hầm ô tô qua Hoành Sơn và Hải Vân ở vùng Bắc Trung Bộ góp phần A. làm tăng khả năng vận chuyển của tuyến Bắc – Nam. B. làm tăng khả năng vận chuyển của tuyến Đông – Tây. C. mở rộng giao thương với nước bạn Lào. D. mở rộng giao thương với nước bạn Campuchia. Câu 9. Quốc gia nào sau đây nằm hoàn toàn ở bộ phận Đông Nam Á lục địa? A. Malaixia.B. Xingapo. C. Campuchia.D. Inđônêxia. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ là A. Tây Ninh.B. Bình Phước. Trang 7
  5. C. Bình Dương.D. Đồng Nai. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh nào sau đây có tỉnh lị là thị xã? A. Tiền Giang.B. Quảng Trị. C. Phú Thọ.D. Đắk Nông. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Bắc Trung Bộ là A. dừa.B. lạc.C. đậu tương.D. điều. Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có số dân từ 200 001 – 500 000 người (năm 2007) ở vùng Đông Nam Bộ là A. Biên Hòa.B. Thủ Dầu Một. C. Vũng Tàu.D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh không có ngành nào sau đây? A. Luyện kim màu.B. Sản xuất ô tô. C. Khai thác, chế biến lâm sản.D. Đóng tàu. Câu 15. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong giai đoạn 2000 – 2007 của nước ta tăng gần A. 1,7 lần.B. 2,7 lần.C. 3,7 lần.D. 4,7 lần. Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh (thành phố) có GDP bình quân đầu người cao nhất trong các tỉnh (thành phố) của ba vùng kinh tế trọng điểm (năm 2007) là A. Quảng Ninh.B. Bà Rịa – Vũng Tàu. C. Đà Nẵng.D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 17. Căn cứ vào biểu đồ Giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt thuộc bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 – 2007, tỉ trọng của cây công nghiệp so với tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng A. 1,6%.B. 2,6%.C. 3,6%.D. 4,6%. Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nếu chỉ xét số lượng đô thị loại 2 (năm 2007) thì vùng có ít nhất là A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Cửu Long.D. Tây Nguyên. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là A. Cổ Định.B. Thạch Khê. C. Lệ Thủy.D. Thạch Hà. Câu 20. Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nhận xét nào sau đây đúng về sự phát triển và phân bố của cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007? A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh, diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm nhanh. B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt ngày càng giảm. C. Tây Nguyên là vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng lớn nhất so với các vùng khác. D. Các tỉnh đồng bằng có diện tích cây công nghiệp lớn hơn các tỉnh trung du và miền núi. Trang 8
  6. Câu 21. Gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất ở vùng nào trên đất nước ta? A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 22. Gia tăng dân số nhanh ở nước ta không dẫn tới hậu quả nào dưới đây? A. Tạo sức ép lớn tới việc phát triển kinh tế - xã hội. B. Làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên và môi trường. C. Ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hôi. D. Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn. Câu 23. Các nguồn năng lượng chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là A. than, dầu khí, thủy năng. B. sức gió, năng lượng Mặt Trời, than. C. thủy triều, thủy năng, sức gió. D. than, dầu khí, địa nhiệt. Câu 24. Nhận xét nào dưới đây chưa đúng về mạng lưới giao thông nước ta? A. Hệ thống đường bộ nước ta đã và đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực. B. Hệ thống đường sắt nước ta đã đạt được tiêu chuẩn đường sắt ASEAN. C. Nhiều tuyến đường cao tốc đã được xây dựng và đưa vào vận hành. D. Phần lớn các tuyến đường sắt ở nước ta hiện nay có khổ đường nhỏ. Câu 25. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ còn chậm phát triển? A. Nguồn lao động có trình độ cao chưa nhiều. B. Tài nguyên khoáng sản không phong phú. C. Cơ sở hạ tầng chưa thật hoàn thiện. D. Nguồn vốn và kĩ thuật còn hạn chế. Câu 26. Một trong những điểm khác biệt của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các vùng kinh tế trọng điểm khác là A. tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất. B. có số lượng các tỉnh (thành phố) ít nhất. C. có khả năng tác động tới các vùng kinh tế khác. D. ranh giới thay đổi theo thời gian. Câu 27. Hướng chính trong việc khai thác vùng ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. khai thác triệt để tầng cá nổi. B. kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền tạo thành một thế liên hoàn. C. trồng rừng ngập mặn kết hợp với nuôi tôm. D. đẩy mạnh khai thác ở vùng đảo xa. Câu 28. Cho bảng số liệu: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA LB NGA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 Trang 9
  7. Năm 2010 2013 2014 2015 2016 Tốc độ tăng GDP (%) 4,5 1,8 0,7 2,8 0,2 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng GDP của LB Nga, giai đoạn 2010 – 2016? A. Tốc độ tăng GDP cao, ổn định. B. Tốc độ tăng GDP không ổn định. C. Tốc độ tăng GDP cao, không ổn định. D. Tốc độ tăng GDP thấp, ổn định. Câu 29. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2016 (Đơn vị: USD) Năm 2000 2005 2010 2015 2016 Giá trị Xuất khẩu 14,5 32,4 72,2 162,0 176,6 Nhập khẩu 15,6 36,8 84,8 165,8 175,0 Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 – 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột.B. Miền. C. Đường.D. Kết hợp (cột và đường). Câu 30. Cho biểu đồ: TỈ SUẤT SINH, TỈ SUẤT TỬ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á, NĂM 2016 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của một số nước Đông Nam Á năm 2016 xếp theo thứ tự giảm dần là A. Campuchia, Inđônêxia, Malaixia, Việt Nam. B. Inđônêxia, Campuchia, Malaixia, Việt Nam. C. Malaixia, Inđônêxia, Malaixia, Việt Nam. Trang 10
  8. D. Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia, Campuchia. Câu 31. Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết A. ấm áp, khô ráo.B. lạnh, ẩm. C. ẩm áp, ẩm ướt.D. lạnh, khô. Câu 32. Trong những năm gần đây, mạng lưới đường bộ nước ta đã được mở rộng và hiện đại hóa, nguyên nhân chủ yếu nhất là do A. huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển. B. nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nên nhu cầu lớn. C. điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ. D. dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng. Câu 33. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta gồm các phân ngành: A. chế biến chè, cà phê, thuốc lá; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; chế biến thủy, hải sản. B. chế biến sản phẩm trồng trọt; chế biến sản phẩm chăn nuôi; chế biến thủy, hải sản. C. chế biến sản phẩm trồng trọt; chế biến sản phẩm chăn nuôi; chế biến lâm sản. D. rượu, bia, nước ngọt; chế biến thủy, hải sản; chế biến sản phẩm chăn nuôi. Câu 34. Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây? A. Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế. B. Khí hậu, thổ nhưỡng không thích hợp để trồng cây công nghiệp. C. Mật độ dân số thấp, nạn du canh, du cư còn xảy ra ở một số nơi. D. Người dân thiếu kinh nghiệm sản xuất. Câu 35. Để phát triển công nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. giải quyết tốt vấn đề năng lượng. B. giải quyết vấn đề nước. C. bổ sung nguồn lao động. D. phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản. Câu 36. Nguyên nhân cơ bản giúp Đông Nam Bộ trở thành vùng có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước là A. có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. B. có cảng biển. C. cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật tốt nhất cả nước. D. có nhiều đô thị, khu công nghiệp nhất cả nước. Câu 37. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Việt Nam là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN và là một trong các nước đầu tiên thành lập ASEAN. B. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm trên 2/3 giao dịch thương mại quốc tế của nước ta. C. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động của ASEAN trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, Trang 11
  9. D. Tính cho tới nay, chưa có người Việt Nam nào được giữ chức Tổng Thư kí ASEAN. Câu 38. Cho biểu đồ: TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG CỦA CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA, NĂM 2016 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của các vùng ở nước ta, năm 2016. A. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của các vùng tương đương nhau. B. Các vùng phía Bắc có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao hơn các vùng phía Nam. C. Vùng có mức sống cao thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng cao và ngược lại. D. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác nhau chủ yếu là do số dân quyết định. Câu 39. Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta? A. Có cơ cấu ngành đa dạng. B. Là ngành mới, đòi hỏi cao về trình độ. C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. D. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 40. Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta chưa cần phải quan tâm tới điều gì? A. Khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ. B. Khai thác quá mức các đối tượng có nguồn lợi kinh tế cao. C. Sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi. D. Mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng Trang 12
  10. A. quyền lực chính trị.B. quyền lực nhà nước. C. quyền lực xã hội.D. quyền lực nhân dân. Câu 2. Pháp luật được ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Bản chất xã hội.B. Bản chất giai cấp. C. Bản chất nhà nước.D. Bản chất dân tộc. Câu 3. Vi phạm pháp luật là hành vi A. trái thuần phong mĩ tục. B. trái pháp luật. C. trái đạo đức xã hội. D. trái nội quy của tập thể. Câu 4. Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là gì? A. Khuyết điểm.B. Trách nhiệm pháp lí. C. Hạn chế.D. Sai. Câu 5. Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với xã hội? A. Phát triển kinh tế là tiền đề vật chất để phát triển văn hóa, giáo dục. B. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cùng cố quốc phòng, an ninh. C. Phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội. D. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định. Câu 6. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Con có bổn phận vâng lời, phụng dưỡng cha mẹ. B. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. C. Con có bổn phận yêu quý, hiếu thảo với cha mẹ và giữ gìn truyền thống gia đình. D. Con có bổn phận tôn trọng và chăm sóc cha mẹ. Câu 7. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là nội dung quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được chăm sóc.B. Quyền được phát triển. C. Quyền được sống đầy đủ.D. Quyền về kinh tế. Câu 8. Ai trong những người dưới đây có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân? A. Cán bộ, chiến sĩ công an. B. Những người làm nhiệm vụ điều tra. C. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. D. Những người bị mất tài sản cần phải kiểm tra, xác minh. Câu 9. Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi A. sự khan hiếm của hàng hóa. B. sự hao phí sức lao động của con người. C. lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. D. công dụng của hàng hóa. Trang 13
  11. Câu 10. B 16 tuổi, đang vận chuyển 2 kg ma túy đá thì bị bắt. B sẽ phải chịu trách nhiệm A. hành chính.B. dân sự.C. hình sự.D. kỉ luật. Câu 11. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ là nội dung công dân bình đẳng về A. quyền và nghĩa vụ.B. quyền và trách nhiệm. C. quyền công dân.D. trách nhiệm với xã hội. Câu 12. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội là nội dung của bình đẳng A. về nghĩa vụ và trách nhiệm.B. về quyền và nghĩa vụ. C. về trách nhiệm pháp lí.D. về các thành phần dân cư. Câu 13. Sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, mặt hàng này sang mặt hàng khác là tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. C. Tăng năng suất lao động. D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. Câu 14. Việc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế là thể hiện các dân tộc được bình đẳng về A. xã hội.B. kinh tế.C. chính sách.D. chủ trương. Câu 15. Đối với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì A. công an mới có quyền bắt. B. ai cũng có quyền bắt. C. cơ quan điều tra mới có quyền bắt. D. người đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền bắt. Câu 16. Không ai được bịa đặt nói xấu người khác là nói về quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được đảm bảo uy tín cá nhân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. C. Quyền được tôn trọng. D. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống. Câu 17. Việc công dân kiến nghị với đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền xây dựng chính quyền.B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tự do cá nhân.D. Quyền xây dựng đất nước. Câu 18. Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người sản xuất bị thiệt hại? A. Cung = cầu.B. Cung cầu.D. Cung cầu. Câu 19. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng ngành, nghề và quy mô kinh doanh là nội dung A. bình đẳng trên thị trường.B. bình đẳng trong kinh doanh. Trang 14
  12. C. quyền tự do sản xuất kinh doanh.D. quyền tự chủ của doanh nghiệp. Câu 20. Ai dưới đây có quyền bầu cử? A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù. B. Người mất năng lực hành vi dân sự. C. Người đang chữa bệnh tại bệnh viện. D. Người đang bị tước quyền bầu cử theo quyết định của Tòa án. Câu 21. Trong mọi trường hợp, người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan nào dưới đây? A. Cơ quan công an các cấp. B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. C. Cơ quan thanh tra của Chính phủ. D. Tất cả các cơ quan nhà nước. Câu 22. Công dân có quyền học ở tất cả các bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển là thể hiện A. quyền học thường xuyên.B. quyền học không hạn chế. C. quyền học suốt đời.D. quyền học bất cứ ngành nghề nào. Câu 23. Những người có hành vi không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Hiệu lực tuyệt đối. D. Khả năng đảm bảo thi hành cao. Câu 24. Đề phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật quy định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có A. bài trừ tệ nạn ma túy, mại dâm.B. cấm hút thuốc lá. C. cấm uống rượu.D. hạn chế chơi game. Câu 25. Trước hành vi trái pháp luật của những người thân quen, em cần có biểu hiện như thế nào để thực hiện trách nhiệm công dân của mình? A. Lờ đi coi như không biết. B. Mắng cho một trận. C. Khuyên bảo để họ không có hành vi như vậy nữa. D. Không chơi với người đó nữa. Câu 26. Căn cứ vào pháp luật giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông đã xử phạt những người vi phạm để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Trong những trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Là phương tiện để Nhà nước trừng trị kẻ phạm tội. B. Là công cụ để nhân dân đấu tranh với người vi phạm. C. Là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội. D. Là công cụ để hoạch định kế hoạch bảo vệ trật tự giao thông. Trang 15
  13. Câu 27. Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người đều phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp máy. Những người vi phạm đều bị xử phạt. Trong trường hợp này, pháp luật giao thông đường bộ đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến.B. Tính nghiêm minh của pháp luật. C. Tính thống nhất.D. Tính triệt để phải tuân theo. Câu 28. Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật.B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật.D. Tôn trọng pháp luật. Câu 29. C và D là cán bộ được giao quản lí tài sản nhà nước nhưng đã lợi dụng vị trí công tác, tham ô hàng chục tỉ đồng. Cả hai đều bị Tòa án xử phạt tù. Quyết định xử phạt của Tòa án là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây? A. Về nghĩa vụ cá nhân.B. Về trách nhiệm công vụ. C. Về trách nhiệm pháp lí.D. Về nghĩa vụ quản lí. Câu 30. Giám đốc Công ty và chị D giao kết hợp đồng lao động về việc chị D phải làm công việc độc hại trong thời gian mang thai. Việc giao kết này đã vi phạm nguyên tắc nào dưới đây? A. Tự do, tự nguyện. B. Bình đẳng. C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. D. Giao kết trực tiếp. Câu 31. Trong gia đình anh H, hằng ngày cứ đi làm về là anh H lại ngồi xem ti-vi trong lúc chị M vừa trông con vừa phải lau dọn nhà cửa. Anh H còn mua chiếc xe máy 42 triệu đồng từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị M. Hành vi, việc làm của anh H là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Quan hệ chi tiêu trong gia đình. B. Quan hệ nhân thân. C. Quan hệ tài sản. D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Câu 32. L và M mâu thuẫn cá nhân, L đã nói sai sự thật về việc M mở sách xem trong giờ kiểm tra môn Ngữ văn. Hành vi của L xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được giữ gìn danh dự của cá nhân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. C. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự của công dân. D. Quyền được bảo đảm an toàn cuộc sống. Câu 33. L và con gái ông H, đang học lớp 12 trường Chuyên của tỉnh. Khi biết tin L yêu K là thanh niên hư hỏng, ông H rất bất ngờ. Ông H vừa tìm cách ngăn con gái tiếp xúc với K, vừa lăng mạ và làm nhục K trước nhiều người. K rất tức giận. Trong một lần ông H về quê, K đã lấy trộm xe máy của ông H và mang bán được 6 triệu đồng. Trong trường hợp trên, những ai đã vi phạm pháp luật? A. Ông H và L.B. Ông H, K và L. C. K và L.D. Ông H và K. Trang 16
  14. Câu 34. Trong đợt bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, ông P đến gần một số người và đề nghị họ không bỏ phiếu cho những người mà ông không thích. Hành vi của ông P vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bỏ phiếu kín.B. Phổ thông.C. Trực tiếp.D. Bình đẳng. Câu 35. Nhân dân xã L biểu quyết công khai quyết định việc xây dựng nhà văn hóa xã với sự đóng góp của các hộ gia đình. Việc làm này là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền công khai, minh bạch. Câu 36. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, anh D đi làm công nhân. Sau 5 năm, anh D lại tiếp tục học đại học. Vậy anh D đã thực hiện quyền gì dưới đây của công dân trong học tập? A. Tự học.B. Học thường xuyên, học suốt đời. C. Học khi gia đình có điều kiện.D. Học để nâng cao trình độ. Câu 37. Ông A và ông B săn bắt động vật hoang dã trong rừng thuộc danh mục cấm của Nhà nước. Hành vi của ông A và ông B đã vi phạm pháp luật về A. sử dụng tài sản rừng.B. sử dụng tài nguyên thiên nhiên. C. bảo vệ và phát triển rừng.D. bảo vệ nguồn lợi rừng. Câu 38. Công ty C chế biến hải sản để xuất khẩu, Công ty D snả xuất rượu có nồng độ cồn cao, Công ty C phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thấp hơn Công ty D. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây hai công ty lại có hai mức thuế khác nhau? A. Lợi nhuận thu được.B. Doanh thu của mỗi công ty. C. Mặt hàng sản xuất kinh doanh.D. Khả năng sản xuất kinh doanh. Câu 39. Anh M nghi ngờ anh H lấy trộm xe đạp của gia đình mình nên báo với anh D trưởng công an xã. Do có việc đột xuất nên anh D yêu cầu ông N trưởng xóm cùng anh M đến nhà H khám xét. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân? A. Anh M và anh D.B. Anh M và ông N. C. Anh M, anh D và ông N.D. Anh D và ông N. Câu 40. Anh L – là đối thủ của anh N trong cuộc thi thiết kế quảng cáo đã đe dọa cản trở anh N tham gia cuộc thi thiết kể quảng cáo, nên anh N buộc phải kí cam kết dừng tất cả những hoạt động liên quan đến thiết kế quảng cáo. Ngoài ra, anh L còn chủ động đề nghị và được chị X đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng thiết kế mới nhất của chị. Sau đó, anh L tự nhận mình là tác giả rồi gửi thiết kế đó tham dự cuộc thi này. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Anh L, anh N và chị X.B. Anh L và anh N. C. Anh N và chị X.D. Chị X và anh L. Trang 17
  15. ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. D 2. A 3. C 4. C 5. A 6. C 7. A 8. C 9. A 10. D 11. C 12. D 13. B 14. A 15. A 16. A 17. B 18. B 19. C 20. C 21. D 22. A 23. A 24. C 25. C 26. C 27. B 28. C 29. A 30. D 31. A 32. A 33. A 34. B 35. B 36. D 37. A 38. B 39. C 40. C MÔN ĐỊA LÝ 1. A 2. D 3. A 4. B 5. C 6. A 7. B 8. A 9. C 10. A 11. D 12. B 13. C 14. C 15. B 16. B 17. A 18. B 19. B 20. C 21. A 22. D 23. A 24. B 25. D 26. A 27. B 28. B 29. C 30. A 31. D 32. A 33. B 34. A 35. A 36. C 37. C 38. C 39. B 40. D MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. B 2. B 3. B 4. B 5. D 6. B 7. B 8. C 9. C 10. C 11. A 12. B 13. A 14. B 15. B 16. B 17. B 18. C 19. B 20. C 21. B 22. B 23. B 24. A 25. C 26. C 27. A 28. B 29. C 30. C 31. D 32. B 33. D 34. A 35. C 36. B 37. C 38. C 39. C 40. D Trang 18