Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 13 (Có đáp án)

doc 19 trang minhtam 02/11/2022 3880
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 13 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_khoa_hoc_xa_h.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 13 (Có đáp án)

  1. C. mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, trung tâm điểm của kế hoạch Nava. D. tiến công tổng lực trên toàn chiến trường Đông Dương. Câu 20. Điều gì khiến Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền BẮc lần thứ nhất? A. Thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam. B. Thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc. C. Bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án. D. Bị thiệt hại nặng nề ở cả hai miền Nam – Bắc trong năm 1968. Câu 21. Chiến thắng mở màn của quân và dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là A. chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho). B. chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam). C. chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa). D. chiến thắng Vạn Tường (Quãng Ngãi). Câu 22. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ta đã buộc Mĩ phải A. Rút quân về nước, kết thúc chiến tranh Việt Nam. B. Thỏa hiệp với Trung Quốc và hòa hoãn với Liên Xô. C. Tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam. D. Huy động quân đội các nước đồng minh của Mĩ tham chiến. Câu 23. Kết quả quan trọng nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (6, 7 – 1976) nước Việt Nam thống nhất là A. hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. B. hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. hoàn thành việc bầu ra các cơ quan của Quốc hội. D. hoàn thành việc bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp. Câu 24. Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là A. phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp. B. các quyền tự do dân chủ bị thủ tiêu. C. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động. D. một cuộc chiến tranh thế giới mới sẽ xảy ra. Câu 25. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các yếu tố nào? A. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân. B. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước. C. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. D. Phong trào công nhân, phong trào tư sản và phong trào nông dân. Câu 26. Thắng lợi nào của quân dân ta đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava? A. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954. B. Chiến thắng Điện Biên Phủ. C. Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Trang 4
  2. D. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Câu 27. Trong 15 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta liên tục phát triển, đã A. đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới (năm 2000). B. đáp ứng nhu cầu lương thực – thực phẩm trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. C. thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và nhất là công nghiệp nặng. D. góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội. Câu 28. Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh là A. cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới “hai cực”. B. đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng. C. trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. D. là người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN. Câu 29. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thành tự mà Ấn Độ đạt được về nông nghiệp là gì? A. Thực hiện thành công cuộc “cách mạng xanh”, tự túc được lương thực và hiện nay là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giói. B. Giải quyết được vấn đề lương thực, bước đầu xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. C. Thực hiện thành công công cuộc cơ giới hóa, hợp tác hóa nông nghiệp. D. Đã tự túc được lương thực và bước đầu có xuất khẩu. Câu 30. Cuộc chiến tranh nào đã trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe – TBCN và XHCN? A. Nội chiến Quốc – Cộng ở Trung Quốc (1946 – 1949). B. Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953). C. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 – 1954). D. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975). Câu 31. Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới vào năm 1997 là A. các nhà khoa học đã tạo ra được con cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính. B. các nhà khoa học đã giải mã thành công “Bản đồ gen người”. C. Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ, mở ra kỉ nguyên chinh phụ vũ trụ của loài người. D. nước Mĩ đưa con người lên Mặt Trăng. Câu 32. Ý nào không phải là bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931? A. Bài học về công tác tư tưởng. B. Bài học về xây dựng khối liên minh công – nông. C. Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. D. Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp. Câu 33. Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là gì? A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân. B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao. C. Đảng đã tập hợp được một lực lượng công – nông đông đảo. Trang 5
  3. D. Đảng đã tập hợp được lực lượng chính trị của đông đảo quần chúng và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú. Câu 34. Điểm giống nhau giữa các chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ là gì? A. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. B. Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ. C. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. D. Gây chiến tranh phá hoại miền Bắc và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. Câu 35. Ý nào không phản ánh đúng mục đích của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 – 1968)? A. “Trả đũa” việc Quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku. B. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam. D. Làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước. Câu 36. Câu nói nổi tiếng nào trở thành biểu tượng của tình đoàn kết giữa nhân dân Cuba với nhân dân Việt Nam? A. “Việt Nam, chúng tôi luôn bên cạnh các bạn”. B. “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. C. “Kiên quyết ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thành công”. D. “Đêm thức vì hòa bình ở Việt Nam”. Câu 37. Từ sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái cùng với sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng (1930), có thể rút ra luận điểm gì? A. Giai cấp tư sản không còn vai trò trong phong trào dân tộc. B. Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản không đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. C. Sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào dân tộc. D. Chủ trương bạo động để giành độc lập không phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Câu 38. Hãy đánh giá vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 để chỉ ra điều không phù hợp. A. Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, xây dựng lí luận, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức, đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Người tổ chức và chủ trì hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mở ra thời kì trực tiếp chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. C. Người đã cùng với Trung ương Đảng vạch ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. D. Người đã cùng với Trung ương Đảng dự đoán chính xác thời cơ và kịp thời phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Câu 39. Thông qua các hiệp định, văn bản kí kết với thực dân Pháp trong những năm 1946 – 1954 đã chứng tỏ điều gì về đường lối đối ngoại của Đảng và Chính phủ ta? A. Thiện chí giải quyết mối quan hệ với Pháp bằng con đường hòa bình. B. Nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi trong quan hệ đối ngoại. Trang 6
  4. C. Coi trọng công tác ngoại giao với Pháp. D. Thể hiện chủ trương “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước”. Câu 40. Thông qua đoạn trích sau, hãy lựa chọn một phương án thích hợp: “ Người Mĩ có quyền tự hào về những vinh quang mà nước Mĩ gặt hái được trên mọi phương diện trong suốt tiến trình lịch sử của đất nước mình. Nhưng chiến tranh Việt Nam đã là vết thương hằn sâu trong lòng nước Mĩ, bởi chính nơi đây, niềm kiêu hãnh của đế quốc Hoa Kì đã bị dập tắt bởi dân tộc bé nhỏ mang tên Việt Nam.” A. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh mà mĩ phải chịu thất bại nặng nề nhất trong lịch sử hơn mấy trăm năm của mình. B. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh mang tính hủy diệt nhất của nước Mĩ. C. Chiến tranh Việt Nam đã để lại vết thương lòng đối với nước Mĩ. D. Lịch sử mấy trăm năm thành công của nước Mĩ. MÔN ĐỊA LÍ Câu 1. Điểm cực Tây phần đất liền nước ta ở kinh độ 10209'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh A. Lai ChâuB. Điện BiênC. Sơn LaD. Hòa Bình Câu 2. Địa hình núi nước ta được chia thành 4 vùng: A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam. B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc. C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn. Câu 3. Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho cư dân vùng ven biển nước ta là A. sạt lở bờ biểnB. nạn cát bay C. triều cườngD. bão Câu 4. Hiện tại, cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm A. là cơ cấu dân số trẻ. B. đang biến đổi chậm theo hướng già hóa. C. đang biến đổi nhanh theo hướng già hóa. D. là cơ cấu dân số già. Câu 5. Ngành nào dưới đây không phải là phân ngành của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta? A. Chế biến sản phẩm trồng trọt.B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi. C. Chế biến lâm sản.D. Chế biến thủy, hải sản. Câu 6. Ở nước ta, chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở vùng A. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên. Trang 7
  5. Câu 7. Điểm khác biệt về vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác là A. tất cả các tỉnh đều giáp biển. B. có biên giới dài với Trung Quốc và Lào. C. giáp Lào và Campuchia. D. nằm ở vị trí trung chuyển giữa miền Bắc và miền Nam. Câu 8. Hạn chế lớn trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là A. thiếu nguyên liệuB. xa thị trường C. thiếu lao độngD. thiếu kĩ thuật và vốn Câu 9. Nước chưa gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là A. BrunâyB. Mianma C. Đông TimoD. Campuchia Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, thành phố Phan Thiết là tỉnh lị của tỉnh nào sau đây? A. Ninh ThuậnB. Phú Yên C. Kiên GiangD. Bình Thuận Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, than bùn phân bố ở vùng A. Đồng bằng sông HồngB. Bắc Trung Bộ C. Tây NguyênD. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Định AnB. Nhơn Hội C. Phú QuốcD. Năm Căn Câu 13. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, vùng có số lượng trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ít nhất là A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.B. Bắc Trung Bộ C. Tây NguyênD. Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị loại 2 của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2007) là A. Đà Nẵng và Phan Thiết.B. Quãng Ngãi và Tuy Hòa. C. Bình Định và Khánh Hòa.D. Quy Nhơn và Nha Trang. Câu 15. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ là A. Đông BắcB. Bắc Trung Bộ C. Tây NguyênD. Đông Nam Bộ Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, vùng có số lượng khu kinh tế cửa khẩu nhiều nhất nước ta (năm 2007) là A. Trung du và miền núi Bắc BộB. Đồng bằng sông Cửu Long C. Bắc Trung BộD. Đông Nam Bộ Câu 17. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp năng lượng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là Trang 8
  6. A. Lan Đỏ, Lan Tây, Rồng.B. Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải. C. Tiền Hải, Lan Đỏ, Đại Hùng.D. Hồng Ngọc, Rồng, Tiền Hải Câu 18. Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh nào dưới đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta? A. Kon Tum và Gia LaiB. Lâm Đồng và Gia Lai C. Đắk Lắk và Lâm ĐồngD. Bình Phước và Đắk Lắk Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, ba đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở nước ta (năm 2007) là A. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh. C. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. D. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh. Câu 20. Căn cứ vào biểu đồ Xuất – nhập khẩu hàng hóa qua các năm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, nhận định nào sau đây không đúng về giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2000 – 2007? A. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu. B. Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu. C. Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng. D. Giá trị nhập siêu ngày càng lớn. Câu 21. Do tác động của gió mùa Đông Bắc qua biển nên nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết A. lanh, ẩmB. lạnh, khô C. ấm áp, ẩm ướtD. ấm áp, khô ráo Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là A. sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, hoạt động phi nông nghiệp còn hạn chế. B. tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn thấp. C. lực lượng lao động tập trung quá đông ở khu vực nông thôn. D. đầu tư khoa học – kĩ thuật làm tăng năng suất lao động. Câu 23. Kinh tế trang trại ở nước ta A. là một mô hình sản xuất của nền nông nghiệp cổ truyền. B. chỉ tập trung vào trồng cây hàng năm. C. chỉ tập trung vào trồng cây lâu năm. D. phát triển từ kinh tế hộ gia đình. Câu 24. Ý nào sau đây đúng khi nói về ngành vận tải đường biển của nước ta? A. Không có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển. B. Có nhiều cảng biển và nhiều cụm cảng quan trọng. C. Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng tây – đông. D. Tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương đều có cảng biển nước sâu. Trang 9
  7. Câu 25. Điểm giống nhau về tiềm năng giữa vùng Tây Nguyên với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. phát triển thủy điện. B. có các vũng, vịnh để xây dựng cảng. C. có một mùa đông lạnh. D. có các cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ. Câu 26. Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là A. tăng cường cơ sở năng lượng. B. bổ sung lực lượng lao động. C. đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. D. hỗ trợ vốn. Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc? A. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất. B. Chất lượng lao động vào loại hàng đầu. C. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm. D. Trình độ phát triển kinh tế cao nhất. Câu 28. Cho bảng số liệu: GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1985 – 2016 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1985 1995 2004 2010 2016 Trung Quốc 239 698 1649 6040 11199 Thế giới 12360 29457 40888 65648 75848 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây là đúng về GDP của Trung Quốc và thế giới, giai đoạn 1985 – 2016? A. Trung Quốc đã trở thành nước có GDP đứng đầu thế giới. B. Tốc độ tăng GDP của Trung Quốc chậm hơn so với tốc độ tăng GDP của thế giới. C. GDP của Trung Quốc tăng không liên tục. D. Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Câu 29. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2016 Năm 2000 2005 2010 2016 Sản phẩm Than (triệu tấn) 11,6 34,1 44,8 38,7 Dầu thô (triệu tấn) 16,3 18,5 15,0 17,2 Điện (tỉ kWh) 26,7 52,1 91,7 175,7 Theo bảng số liệu, để thể hiện rõ nhất tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta, giai đoạn 2000 – 2016, biểu đồ thích hợp nhất là Trang 10
  8. A. biểu đồ cộtB. biểu đồ đường C. biểu đồ kết hợp (cột và đường)D. biểu đồ miền Câu 30. Cho biểu đồ: GDP VÀ TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA HOA KÌ, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về GDP và tốc độ tăng GDP của Hoa Kì, giai đoạn 2010 – 2016. A. Quy mô GDP tăng, giảm không ổn định do tốc độ tăng GDP không ổn định. B. Tốc độ tăng GDP không ổn định nhưng quy mô GDP ngày càng lớn. C. Tốc độ tăng GDP cao và ổn định nên quy mô GDP lớn nhất thế giới. D. Quy mô GDP và tốc độ tăng GDP cao nhất thế giới. Câu 31. Biện pháp phòng chống bão nào dưới đây không đúng? A. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. B. Nếu có bão mạnh, cần khẩn trương sơ tán dân. C. Các tàu thuyền trên biển tìm cách ra xa bở. D. Ở đồng bằng phải kết hợp chống úng, lụt; ở miền núi chống lũ, xói mòn. Câu 32. Trong những năm qua, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng A. phân bố đồng đều các cây trồng, vật nuôi giữa các vùng. B. tăng tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu nông nghiệp của các vùng. C. tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh. D. chia đều ruộng đất cho người lao động. Câu 33. Ý nào sau đây đúng khi nói về giao thông nước ta hiện nay? A. Hệ thống đường bộ nước ta chưa hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực. B. Tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương đều có hệ thống đường sắt. C. Nhiều tuyến đường cao tốc đã được xây dựng và đưa vào vận hành. D. Tất cả các tuyến đường sắt ở nước ta đều có khổ đường nhỏ. Câu 34. Cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, chủ yếu là do tác động của A. việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Trang 11
  9. B. biến đổi khí hậu. C. nguồn lao động dồi dào, kĩ thuật cao. D. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 35. Điều kiện thuận lợi hàng đầu giúp Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước là A. có đất badan tập trung thành vùng lớn. B. có hai mùa mưa, khô rõ rệt. C. có nguồn nước ngầm phong phú. D. có độ ẩm quanh năm cao. Câu 36. Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam không có ý nghĩa trong việc A. làm tăng vai trò trung chuyển của vùng. B. đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với TP. Đà Nẵng. C. đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với TP. Hồ Chí Minh. D. đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với Tây Nguyên. Câu 37. Các nước Đông Nam Á có khoáng sản phong phú vì A. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. gồm có hai bộ phận lục địa và biển đảo. C. nằm trong vành đai sinh khoáng. D. nằm kề sát “vành đai lửa Thái Bình Dương”. Câu 38. Cho biểu đồ: DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM VÀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2016 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích cây công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2005- 2016. A. Diện tích cây công nghiệp hàng năm và diện tích cây công nghiệp lâu năm đều tăng. B. Chênh lệch diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm ngày càng rút ngắn. C. Diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng. D. Tổng diện tích cây công nghiệp biến động không ổn định. Trang 12
  10. Câu 39. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt, chủ yếu nhằm A. giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng. B. tăng cường hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. C. phù hợp với điều kiện nguồn tài nguyên, khoáng sản ngày càng cạn kiệt. D. đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái. Câu 40. Đông Nam Bộ là vùng có số dân đô thị lớn nhất cả nước là do A. có diện tích lớn nhất cả nước. B. có số dân lớn nhất cả nước. C. có trình độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao nhất cả nước. D. là vùng nhập cư lớn nhất cả nước. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng A. nhiều lần, ở nhiều nơi.B. một số lần, ở một số nơi. C. trong một số trường hợp nhất định.D. với một số đối tượng. Câu 2. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Bản chất giai cấp.B. Bản chất xã hội. C. Bản chất chính trị.D. Bản chất nhân dân. Câu 3. Nội dung nào dưới đây không nói về vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với con người? A. Tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người. B. Phát triển, hoàn thiện con người cả về thể chất và tinh thần. C. Giúp con người tích lũy kinh nghiệm, chế tạo công cụ sản xuất. D. Là hoạt động có mục đích, tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Câu 4. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là nội dung của bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng trong kinh doanh.B. Bình đẳng trong kinh tế. C. Bình đẳng trong cạnh tranh.D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Câu 5. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của A. mọi công dân. B. riêng cán bộ ngành Tài nguyên, môi trường. C. riêng cán bộ, công chức nhà nước. D. riêng cán bộ được giao nhiệm vụ. Câu 6. Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng? A. Phương tiện thanh toán.B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ.D. Thước đo giá trị. Câu 7. Quyền được phát triển của công dân được hiểu là, công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để A. phát triển tinh thần.B. phát triển toàn diện. Trang 13
  11. C. nâng cao sức khỏe.D. nâng cao đời sống. Câu 8. Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách A. bày tỏ ý kiến về chính sách, pháp luật của Nhà nước. B. phê phán chủ trương, chính sách của Nhà nước. C. tụ tập phản đối việc làm của cơ quan nhà nước. D. công kích cán bộ lãnh đạo. Câu 9. Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác là xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú. C. Quyền bí mật đời tư. D. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín. Câu 10. Trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật thì ai trong những người dưới đây có quyền ra lệnh bắt và giam người? A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. B. Những người có thẩm quyền thuộc Viện kiểm soát, Tòa án. C. Cán bộ, công chức đang thi hành công vụ. D. Cán bộ các cơ quan công an. Câu 11. Quy luật giá trị có hạn chế nào dưới đây? A. Làm cho giá trị của hàng hóa giảm xuống. B. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên. C. Làm cho phân phối hàng hóa không đều giữa các vùng. D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. Câu 12. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình là nội dung của quan hệ nào dưới đây? A. Quan hệ nhân thân và quan hệ dân sự. B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. C. Quan hệ tình cảm và quan hệ tài sản. D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tình cảm. Câu 13. Các dân tộc có quyền phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây? A. Kinh tếB. Chính trị C. Văn hóa, giáo dụcD. Xã hội Câu 14. Mỗi cử tri đều có một lá phiếu có giá trị ngang nhau là biểu hiện của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bình đẳngB. Tự do C. Công bằngD. Dân chủ Câu 15. Công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? Trang 14
  12. A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Quyền chính trị của công dân. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền tham gia vào đời sống xã hội. Câu 16. Pháp luật quy định thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo? A. Vô thời hạn. B. Có thời hạn theo quy định của pháp luật. C. Theo thời gian thích hợp có thể thực hiện được. D. Tùy từng trường hợp. Câu 17. Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Buôn bán động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm. B. Buôn bán, sử dụng đồ cổ trái phép. C. Buôn bán, sử dụng, vận chuyển ma túy. D. Đi xe phóng nhanh vượt ẩu. Câu 18. Thực chất của quan hệ cung – cầu là mối quan hệ giữa A. doanh nghiệp với doanh nghiệp. B. Nhà nước với doanh nghiệp. C. người sản xuất với người tiêu dùng. D. Nhà nước với người tiêu dùng. Câu 19. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người A. có điều kiện kinh tế thực hiện. B. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. C. đủ 18 tuổi thực hiện. D. đã thành niên thực hiện. Câu 20. Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được A. sử dụng pháp luậtB. thi hành pháp luật C. tuân thủ pháp luậtD. áp dụng pháp luật Câu 21. Đối tượng bị xử lí vi phạm kỉ luật là A. công dân.B. cán bộ, công chức C. học sinhD. cơ quan, tổ chức Câu 22. Ở hình thức thực hiện pháp luật nào thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện? A. Sử dụng pháp luậtB. Thi hành pháp luật C. Tuân thủ pháp luậtD. Áp dụng pháp luật Câu 23. Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì A. không trái pháp luật. B. không có lỗi. C. người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm pháp lí. Trang 15
  13. D. người thực hiện hành vi không hiểu biết về pháp luật. Câu 24. Là công nhân nhà máy, ông N thường xuyên đi làm muộn mà không có lí do chính đáng. Hành vi của ông N là A. vi phạm quy tắc lao động.B. vi phạm hành chính. C. vi phạm kỉ luật.D. vi phạm đạo đức. Câu 25. Công ty mì gói A đã sử dụng hình ảnh của một ca sĩ để quảng cáo cho sản phẩm của mình mà chưa được sự đồng ý của ca sĩ đó. Hành vi của công ty mì gói A là loại vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Vi phạm hình sự.B. Vi phạm hành chính. C. Vi phạm dân sự.D. Vi phạm kỉ luật. Câu 26. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị Q và chị P đã bàn bạc và thống nhất lựa chọn danh sách đại biểu giống nhau. Sau đó, mỗi người tự bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu. Chị Q và chị P vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bỏ phiếu kínB. Bình đẳng C. Phổ thôngD. Trực tiếp Câu 27. Qua kiểm tra việc buôn bán của các gia đình trong thị trấn, đội quản lí thị trường huyện M đã lập biên bản xử phạt một số hộ kinh doanh do kinh doanh nhiều mặt hàng không có trong giấy phép. Hình thức xử lí vi phạm được áp dụng là thể hiện điều gì dưới đây? A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ. B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm. D. Mọi người bình đẳng trước Tòa án. Câu 28. Khi thấy trong hợp đồng lao động có điều khoản về điều kiện lao động không rõ ràng, chị T đã đề nghị sửa lại rồi sau đó mới kí. Điều này thể hiện công dân bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Trong lựa chọn việc làm. B. Trong việc thực hiện nội quy lao động. C. Trong giao kết hợp đồng lao động. D. Trong việc thực hiện quyền lao động. Câu 29. Anh H là cán bộ có trình chuyên môn cao hơn anh K nên được sắp xếp vào làm công việc được nhận lương cao hơn anh K. Mặc dù vây, giữa hai anh vẫn bình đẳng với nhau. Đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Trong thực hiện nghĩa vụ lao động.B. Trong tìm kiếm việc làm. C. Trong thực hiện quyền lao động.D. Trong nhận tiền lương. Câu 30. Con em các dân tộc ở Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện đê bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về A. học tậpB. giáo dụcC. văn hóaD. xã hội Câu 31. C và D cãi nhau, C đã dùng những lời lẽ xúc phạm D trước các bạn trong lớp. Hành vi của C đã xâm phạm A. quyền bất khả xâm phạm về danh dự. B. quyền bất khả xâm phạm về đời tư. Trang 16
  14. C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. quyền được pháp luật bảo vệ về uy tín cá nhân. Câu 32. Nếu trong trường hợp có một người trong lớp bịa đặt, tung tin xấu về mình trên Facebook, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật? A. Đăng tin trên Facebook nói xấu lại người đó. B. Gặp trực tiếp mắng người đó cho hả giận. C. Lờ đi không nói gì. D. Gặp nói chuyện trực tiếp và yêu cầu người dó xóa tin trên Facebook. Câu 33. Ở Việt Nam, công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử bình đẳng có nghĩa là không bị phân biệt đối xử theo A. giới tính, dân tộc, tôn giáo. B. màu da, địa phương, tín ngưỡng. C. trình độ học vấn. D. tình trạng sức khỏe, khả năng làm việc. Câu 34. Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Quyền tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng. D. Quyền công khai, minh bạch. Câu 35. Sau cuộc họp trao đổi, bàn bạc, nhân dân xã M đã thống nhất biểu quyết về việc xây dựng một đoạn đường liên thôn trong xã, trong đó nhân dân có đóng góp một phần kinh phí. Đây là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do dân chủ. B. Quyền tham gia xây dựng quê hương. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 36. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Tr. tiếp tục vào học tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Với việc vào đại học, Tr. đã thực hiện quyền nào dưới đây? A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. Quyền tự do học tập. C. Quyền học không hạn chế. D. Quyền được phát triển. Câu 37. K có năng khiếu âm nhạc, đã giành giải thưởng quốc gia về nhạc cụ dân tộc, nên K được tuyển thẳng vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Vậy K dã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học tập theo sở thích. B. Quyền học tập không hạn chế. C. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. D. Quyền được học tập có điều kiện trong môi trường âm nhạc. Trang 17
  15. Câu 38. Tốt nghiệp Trung học phổ thông, M làm thủ tục và được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. M đã mở cửa hàng bán quần áo may sẵn. Việc làm này của M là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền lao động.B. Quyền kinh tế. C. Quyền tự do kinh doanh.D. Quyền buôn bán tự do. Câu 39. Ông H thuê anh K tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịa đặt việc mình có con ngoài giá thú. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh K đã đánh anh T gây thương tích. Tức giận, anh V là anh trai của anh T đến nhà ông H chửi bới và đánh ông H bị thương phải điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Ông H, anh K và anh T.B. Ông H, anh T và anh V. C. Anh K và anh T.D. Anh K và anh V. Câu 40. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị A viết phiếu bầu và bỏ phiếu vào hòm phiếu giúp ông B là người không biết chữ. Sau đó, chị A phát hiện anh C và anh D cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, anh C và anh D không đồng ý và mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp? A. Chị A, ông B, anh C và anh D. B. Chị A và ông B. C. Chị A, anh C và anh D. D. Ông B, anh C và anh D. Trang 18
  16. ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. B 2. A 3. C 4. D 5. A 6. A 7. B 8. C 9. D 10. A 11. C 12. A 13. D 14. A 15. B 16. B 17. D 18. A 19. B 20. D 21. A 22. C 23. B 24. D 25. C 26. B 27. D 28. B 29. A 30. D 31. A 32. D 33. D 34. C 35. A 36. B 37. B 38. C 39. A 40. A MÔN ĐỊA LÝ 1. B 2. C 3. D 4. C 5. C 6. B 7. B 8. D 9. C 10. D 11. D 12. B 13. C 14. D 15. A 16. A 17. B 18. D 19. D 20. A 21. A 22. A 23. D 24. B 25. A 26. A 27. D 28. D 29. B 30. B 31. C 32. C 33. C 34. D 35. A 36. D 37. C 38. C 39. B 40. C MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. A 2. B 3. C 4. A 5. A 6. C 7. B 8. A 9. D 10. B 11. D 12. B 13. C 14. A 15. A 16. B 17. C 18. C 19. B 20. D 21. B 22. A 23. C 24. C 25. C 26. A 27. B 28. C 29. C 30. B 31. C 32. D 33. A 34. B 35. C 36. C 37. C 38. C 39. D 40. A Trang 19