Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 12 (Có đáp án)

doc 18 trang minhtam 02/11/2022 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_khoa_hoc_xa_h.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 12 (Có đáp án)

  1. Câu 16. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là A. công nhânB. nông dân C. tiểu tư sảnD. tư sản dân tộc Câu 17. Mục tiêu số một của cách mạng Việt Nam được đề ra ttong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) là A. giải phóng dân tộc B. cách mạng ruộng đất C. phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền D. thành lập chính phủ nhân dân Câu 18. Trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến năm 2000) là lĩnh vực nào ? A. Chính trịB. Kinh tế C. Tổ chức, tư tưởngD. Văn hóa Câu 19. Sự kiện nào là tín hiệu tiến công của quân ta, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp? A. Hội nghị bất thường mở rộng Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 18 và 19-12-1946 B. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, điện tắt vào 20 giờ ngày 19-12-1946 C. Ban bố Chỉ thị Toàn dân kháng chiến ngày 12-12-1946 D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được ban hành Câu 20. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian về diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950: 1. Địch rút chạy khỏi Đông Khê, sau đó rút khỏi Thất Khê về Na sầm; 2. Quân ta nổ súng tiến công và tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê; 3. Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới; 4. Địch rút chạy khỏi Đường số 4; 5. Quân Pháp buộc phải rút khỏi Na sầm về Lạng Sơn. A. 3, 2, 1, 4, 5B. 2, 3, 1, 4, 5C. 3, 2, 1, 5, 4D. 2, 3, 4, 1, 5 Câu 21. Trọng tâm của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) của thực dân Pháp là gì? A. Đẩy mạnh bình định vùng tạm chiếm B. Thực hiện chiến tranh tổng lực C. Tiến hành các hoạt động quân sự quy mô lớn nhằm tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc D. Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm. Câu 22. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thử nhất (1961 - 1965) ở miền Bắc là A. cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh B. phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiếp tục cải tạo XHCN, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống nhân dân, C. bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới, trong đó bộ phận chủ yếu là cơ cấu công - nông nghiệp D. xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH Câu 23. Chiến thắng mở màn của quân và dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là A. chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) B. chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam) C. chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa) Trang 3
  2. D. chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) Câu 24. Trong hơn 20 năm tiến hành xây dựng CNXH (1954 - 1975), miền Bắc nước ta đã đạt thành tựu gì? A. Xây dựng được những cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của CNXH B. Chuẩn bị được những tiền đề cần thiết để xây dựng cơ sở vật chất cảu CNXH C. Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH D. Tạo ra nguồn của cải dồi dào, đáp ứng nhu cầu của chiến trường miền Nam. Câu 25. Sự kiện đánh dấu bước chuyển cửa cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là A. cuộc vận động Duy tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu B. phong trào Nghĩa Hoà đoàn C. cách mạng Tân Hợi D. phong trào Ngũ tứ Câu 26. Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng dầu mỏ từ năm 1973, Đảng và Nhà nước Liên Xô cho rằng A. CNXH không chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng này B. CNXH chỉ chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này về kinh tế C. CNXH ít chịu ảnh hưởng, tác động của cuộc khủng hoảng này D. Liên Xô chịu tác động xấu từ cuộc khủng hoảng này, nên cần phải gấp rút cải tổ đất nước Câu 27. Điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ từ đầu những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX là gì? A. Chịu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới nên lâm vào khủng hoảng và suy thoái B. Vị trí kinh tế Mĩ suy giảm trong sự vươn lên của các nước Tây Âu và Nhật Bản C. Sau một thời gian suy giảm, đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ đã có dấu hiệu phục hồi D. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế - tài chính nhưng tỉ trọng trong nền kinh tế thế giới đã giảm sút nhiều so với trước Câu 28. Cuộc chiến tranh nào không phải là “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh? A. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) B. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 – 1954) C. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975) D. Chiến tranh vùng Vịnh (1991) Câu 29. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 là gì? A. Chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta B. Là cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta giành thắng lợi C. Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công quân sự lớn của địch D. Đánh bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của địch, đưa cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới Câu 30. Điểm khác của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì? Trang 4
  3. A. Được tiến hành bằng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn B. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn với vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ C. Nhằm thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt” D. Là loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới, nhằm chống lại cách mạng miền Nam và nhân dân ta Câu 31. Tác dụng của quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 là A. chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam B. truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam C. chuẩn bị cho sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam D. chuẩn bị thực hiện chủ trương “vô sản hoá” để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam Câu 32. Ý nào không thuộc nội dung Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939? A. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu B. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất C. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền D. Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương Câu 33. Ý nào không phản ánh đúng mục đích của cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 từ ngày 19-12-1946 đến tháng 2-1947? A. Giam chân địch trong các đô thị B. Kéo dài thời gian hoà hoãn với Pháp C. Tiêu diệt một bộ phận quân Pháp D. Tạo điều kiện để tiếp tục chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài Câu 34. Đến đầu năm 1954, tình hình quân Pháp ở Đông Dương như thế nào? A. vẫn giữ vững thế chiến lược trên chiến trường Đông Dương B. Bị động phân tán, hình thành 5 nơi tập binh lực trên chiến trường Đông Dương C. Bị động phân tán khắp chiến trường Đông Dương D. Chuẩn bị những khâu cuối cùng cho trận quyết định tại Điện Biên Phủ Câu 35. Trong đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), yếu tố bất ngờ nhất, khiến cho quân địch choáng váng là gì? A. Mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh, 4 thành phố lớn B. Tiến công vào các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn C. Tiến công vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn D. Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất Câu 36. Ý nào dưới đây là đúng? A. Hiện nay, những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc vẫn được tất cả các nước thành viên tuân thủ chặt chẽ B. Hiện nay, vấn đề cải tổ và dân chủ hoá cơ cấu Liên họp quốc cho phù họp với tình hình mới đang được đặt ra C. Hiện nay, Liên hợp quốc đảm bảo và phát huy có hiệu quả cao nhất vai trò trong việc gìn giữ hoà bình và an ninh thế giới Trang 5
  4. D. Hiện nay, vấn đề chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm cường quốc lớn trong Liên hợp quốc đang có nguy cơ phá sản Câu 37. Những thành tựu mà nước ta đạt được trong 15 năm đổi mới đã khẳng định điều gì ? A. Vị thế và vai trò quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế B. Nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại C. Tầm quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá D. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù họp Câu 38. Nếu so sánh với cách xác định nhiệm vụ cách mạng của Nguyễn Ái Quốc thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, có thể nhận thấy điểm hạn chế trong cách xác định nhiệm vụ cách mạng của Luận cương chính trị (10-1930) là gì? A. Chưa thấy được nhiệm vụ cách mạng hàng đầu B. Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội C. Không đưa nhiệm vụ giải phỏng dân tộc lên hàng đầu, còn nặng về đấu tranh giai cấp D. Chỉ thấy được khả năng cách mạng của công nhân và nông dân Câu 39. Trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta được lệnh kéo pháo vào trận địa rồi lại được lệnh kéo pháo ra. Qua đó chứng tỏ điều gì về phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ? A. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” B. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” C. Chuyển từ “đánh chắc tiến chắc” sang “đánh nhanh thắng nhanh” D. Chuyển từ “đánh vận động” sang “đánh du kích” Câu 40. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta đã đưa nước ta trở thành A. nước đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công công cuộc thống nhất đất nước B. nước đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới C. nước đánh bại hoàn toàn các “đế quốc to” D. điểm cáo chung của chủ nghĩa thực dân cũ MÔN ĐỊA LÍ Câu 1. Điểm cực Đông phần đất liền nước ta ở kinh độ 109°24'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, thuộc tỉnh A. Quảng NinhB. Bình Định C. Phú YênD. Khánh Hòa Câu 2. Gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Tây, gió Lào) thổi ở vùng đồng bằng A. Tín phong B. gió mùa Đông Bắc C. gió mùa Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương D. gió mùa Tây Nam xuất phát từ dài cao áp chí tuyến bán cầu Nam Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở A. độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương Trang 6
  5. B. lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000 mm C. trong năm có hai mùa rõ rệt D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm Câu 4. Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn ở nước ta có đặc điểm A. tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị B. tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị C. tỉ trọng laọ động ở hai khu vực tương đương nhau D. tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn tăng, ở khu vực thành thị giảm Câu 5. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là A. thanB. dầu C. khí tự nhiênD. nhiên liệu sinh học Câu 6. Thành phần kinh tế cỏ số lượng doanh nghiệp thành lập mới hằng năm nhiều nhất ở nước ta là A. kinh tế Nhà nướcB. kinh tế tập thể C. kinh tế tư nhân và kinh tế cá thểD. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Câu 7. Các cây công nghiệp lâu năm chính của vùng Đông Nam Bộ là A. chè, cà phê, hồ tiêu, cao su B. cao su, cà phê, điều, hồ tiêu C. cao su, dừa, điều, chè D. cà phê, chè, hồ tiêu, dừa Câu 8. Các trung tâm công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là A. Nậm Cắn, Cầu Treo, Lao Bảo B. Cửa Lò, Vũng Áng, Thuận An C. Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế D. Thanh Hóa, Vinh, Huế Câu 9. Căn cứ vào bản đồ Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, lượng mưa trưng bình năm của vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu vào khoảng A. 1200 - 1600 mmB. 1600 - 2000 mm C. 2000 - 2400 mmD. 2400 - 2800 mm Câu 10. Căn cứ vào biểu đồ Diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm thuộc bản đồ Lúa (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 - 2007, diện tích lúa của nước ta A. tăng 459 nghìn haB. không có biến động C. giảm 459 nghìn haD. giảm 459 ha Câu 11. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành này năm 2007 thì dệt, may chiếm A. 54,8%B. 55,8%C. 56,8%D. 57,8% Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh nằm ở ngã ba của ba nước Việt Nam - Trung Quốc - Lào là A. Lai ChâuB. Điện BiênC. Sơn LaD. Lào Cai Trang 7
  6. Câu 13. Căn cứ vào biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trong giai đoạn 2000 - 2007, GDP của nước ta tăng gần A A. 1,6 lầnB. 2,6 lầnC. 3,6 lầnD. 4,6 lần Câu 14. Căn cứ vảo Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, phần lớn các sông ở vùng Tây Nguyên chảy vào dòng chính sông Mê Công qua hai sông là A. Đak Krông, la SúpB. Xê Xan, Xrê PôcC. Xê Công, Sa ThầyD. Xê Xan, Đak Krông Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (năm 2007) là A. Long An, Cần ThơB. Tiền Giang, Hậu Giang C. Long An, Tiền GiangD. Long An, An Giang Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường kết nối Hà Nội với Hà Giang là A. quốc lộ 1B. quốc lộ 3 C. quốc lộ 6D. quốc lộ 2 Câu 17. Căn cứ vào các biểu đồ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, nhận xét nào sau đây là đúng về GDP và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (năm 2007)? A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô GDP lớn hơn vùng Đông Nam Bộ B. Hai vùng chiếm hơn 50% tổng GDP của cả nước C. Trong cơ cấu GDP, ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỉ trọng thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ nhung cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long D. Công nghiệp và xây dụng là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của hai vùng Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, nhũng vùng nào ở nước ta. Không có khu kinh tế cửa khẩu (năm 2007)? A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 19. Căn cứ vào biểu đồ Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thuộc bản đồ Chăn nuôi (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 - 2007, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng A. 3,1%B. 5,1%C. 7,1%D. 9,1% Câu 20. So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do A. vị trí địa lí và ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn B. các dãy núi hướng vòng cung đón gió C. không giáp biển D. địa hình núi cao là chủ yếu Câu 21. Ảnh hưởng lớn nhất của đô thị hoá tới sự phát triển kinh tế ở nước ta là A. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá B. tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật C. tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trang 8
  7. D. tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước Câu 22. Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta gồm A. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh B. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ C. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh Câu 23. Hiện nay, thị trường buôn bán của nước ta được mở rộng theo hướng A. chỉ chú trọng quan hệ với các nước trước đây thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa B. đa phương hóa, đa dạng hóa C. ưu tiên mối quan hệ với các nước có trình độ phát triển kinh tế-xã hội cao D. tập trung vào các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Câu 24. Trong trồng trọt, thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp nhiệt đới B. cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm C. cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả, cây dược liệu D. cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới Câu 25. Ở Tây Nguyên, cao su được trồng A. trên các cao nguyên thấp, kín gió B. trên các cao nguyên cao, nhiệt độ thấp C. ở mọi nơi D. ở những nơi có đất badan Câu 26. Yếu tố quan trọng nhất giúp Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực lớn ở nước ta là A. khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao B. đất phù sa màu mỡ C. vị trí thuận lợi D. thị trường tiêu thụ lớn Câu 27. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về việc phát triển công nghiệp của Trung Quốc? A. Các nhà máy, xí nghiệp được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm B. Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hoá với thị trường thế giới C. Chuyển đổi từ “nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế chỉ huy” D. Cho phép các công ti, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp Câu 28. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SỐ DÂN MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á, NĂM 2016 Trang 9
  8. Diện tích Số dân TT Quốc gia (nghìn km2) (triệu người) 1 Campuchia 181,0 15,8 2 Lào 236,8 7,1 3 Thái Lan 513,1 65,3 4 Việt Nam 331,2 92,7 Theo bảng số liệu, mật độ dân số của các nước trên năm 2016 xếp theo thứ tự tăng dần là A. Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào B. Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam C. Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan D. Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam Câu 29. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG VÀ TỈ LỆ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 - 2016 Tỉ lệ che phủ Tổng diện tích Năm Tiêu chí rừng rừng (triệu ha) (%) 1943 14,3 43,0 1993 7,2 22,0 2005 12,7 38,0 2016 14,4 41,2 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta, giãi đoạn 1943 - 2016? A. Tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta tăng qua các năm B. Tổng diện tích rừng của nước ta tăng còn tỉ lệ che phủ rừng giảm C. Tổng diện tích rừng của nước ta giảm còn tỉ lệ che phủ rừng tăng D. Từ năm 1993, diện tích và độ che phủ rừng của nước ta tăng lên Câu 30. Cho biểu đồ: Chú thích: —♦— Xuất khẩu —•— Nhập khẩu Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? Trang 10
  9. A. Quy mô và cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 - 2016 B. Chuyển dịch cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 - 2016 C. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 - 2016 D. Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010-2016 Câu 31. Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành A. Đông bắcB. Đông nam C. Tây BắcD. Bắc Câu 32. Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay? A. Có thế mạnh lâu dài B. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội C. Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển của các ngành kinh tế khác D. Có tính truyền thống, không đòi hỏi về trình độ và sự khéo léo Câu 33. Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP B. nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia C. chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác D. có số lượng các doanh nghiệp thành lập mới hằng năm nhiều nhất trên cả nước Câu 34. Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ góp phần A. phát triển cơ sở hạ tầng của vùng B. tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian C. khai thác tài nguyên, khoáng sản một cách hợp lí D. thu hút đầu tư nước ngoài. Câu 35. Phát biểu nào sau đây không đúng về tài nguyên đất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đất phèn phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau B. Đất phù sa ngọt có diện tích lớn nhất đồng bằng C. Đất phù sa ngọt phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu D. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước Câu 36. Một trong những nguyên nhân giúp cho Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước là A. tập trung nguồn lao động có trình độ, năng động. B. có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng nhất C. có nguồn điện dồi dào D. có nhiều ngành công nghiệp truyền thống Câu 37. Lí do quan trọng nhất khiến chăn nuôi gia súc ở Đông Nam Á chưa trở thành ngành chính là A. công nghiệp chế biến thực phẩm còn lạc hậu B. thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo C. thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn chế D. có nhiều thiên tai, dịch bệnh Trang 11
  10. Câu 38. Cho biểu đồ: Chú thích: ■ Khách nội địa H Khách quốc tế —•— Doanh thu từ du lịch KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH THU TỪ DU LỊCH CỦA NUỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005-2016 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển du lịch của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016. A. Tổng lượt khách du lịch ngày càng tăng B. Doanh thu từ du lịch ngày càng tăng C. Tỉ trọng khách du lịch quốc tế ngày càng tăng D. Chi tiêu bình quân của du khách ngày càng tăng Câu 39. Các loại cây công nghiệp được trồng ở vùng đồng bằng nước ta là A. mía, lạc, đậu tương, chè, thuốc lá B. cói, đay, mía, lạc, đậu tương C. mía, lạc, đậu tương, điều, hồ tiêu D. điều, hồ tiêu, dừa, dâu tằm, bông Câu 40. Vấn đề cần giải quyết liên quan đến nông nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là A. chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao B. mở rộng diện tích canh tác ở những nơi có điều kiện C. đẩy mạnh việc sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi đã có D. hình thành các vùng chuyên canh có quy mô lớn MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1. Pháp luật mang bản chất giai cấp vì được bảo đảm thực hiện bởi A. nhân dânB. Nhà nướcC. Xã hộiD. Công an Câu 2. Pháp luật không bao gồm đặc trưng nào dưới đây? A. Tính quy phạm phổ biến B. Tính cụ thể về mặt nội dung C. Tính quyền lực, bắt buộc chung D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức Trang 12
  11. Câu 3. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung là nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Quan hệ tài sản B. Quan hệ nhân thân C. Quan hệ gia đìnhD. Quan hệ tình cảm Câu 4. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm lĩnh vực nào dưới đây? A. Chính trịB. Đầu tư C. Kinh tếD. Văn hóa, xã hội Câu 5. Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp nào dưới đây? A. Do pháp luật quy địnhB. Có nghi ngờ tội phạm C. Cần tìm đồ vật quýD. Do một người chỉ dẫn Câu 6. Câu “Con trâu đi trước cái cày theo sau” nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động? A. Đối tượng lao độngB. Tư liệu lao động C. Sức lao độngD. Nguyên liệu lao động Câu 7. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là nội dung quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bồi dưỡng nhân tàiB. Quyền được phát triển C. Quyền được học tậpD. Quyền sáng tạo Câu 8. Việc học sinh được tiếp cận các nguồn thông tin phong phú, bổ ích, được vui chơi giải trí là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền sáng tạoB. Quyền được phát triển C. Quyền được hưởng thông tinD. Quyền được tham gia Câu 9. Hai hàng hoá có thể trao đổi được với nhau vì A. chúng có giá trị bằng nhau B. chúng đều là sản phẩm của lao động C. chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng khác nhau D. chúng đều có giá trị sử dụng khác nhau Câu 10. Người khiếu nại có các quyền và nghĩa vụ do luật nào quy định? A. Luật Khiếu nạiB. Luật Hành chính C. Luật Báo chíD. Luật Tố cáo Câu 11. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào dưới đây có quyền giải quyết khiếu nại? A. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền B. Công an các cấp C. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp D. Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp Câu 12. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được quy định trong văn bản nào dưới đây ? A. Luật Doanh nghiệpB. Hiến pháp C. Luật Hôn nhân và gia đìnhD. Luật Bảo vệ môi trường Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá Trang 13
  12. B. Thẩm định hàng hoá C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và tăng năng suất lao động D. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá Câu 14. Ở bước đầu tiên, người tố cáo cần gửi đơn đến đâu? A. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền B. Cơ quan công an C. Uỷ ban nhân dân các cấp D. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Câu 15. Yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng đến cung - cầu? A. Năng suất lao độngB. Giá cả thị trường C. Điều kiện kinh tế - xã hộiD. Tăng trưởng kinh tế Câu 16. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình? A. Không cẩn thậnB. Vi phạm pháp luật C. Thiếu suy nghĩD. Thiếu kế hoạch Câu 17. Năng lực trách nhiệm pháp lí của cả nhân bao gồm A. độ tuổi và nhận thứcB. độ tuổi và trình độ C. độ tuổi và hành viD. nhận thức và hành vi Câu 18. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra là: A. đủ 14 tuổi trở lênB. đủ 16 tuổi trở lên C. đủ 18 tuổi trở lênD. đủ 21 tuổi trở lên Câu 19. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình là nội dung bình đẳng nào dưới đây của công dân? A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụB. Bình đẳng về quyền và trách nhiệm C. Bình đẳng về quyền lợiD. Bình đẳng trong công tác xã hội Câu 20. Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau là thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ nào giữa vợ và chồng? A. Quan hệ nhân thânB. Quan hệ tài sản C. Quan hệ tình cảmD. Quan hệ tôn giáo Câu 21. Công dân đủ bao nhiêu tuổi được gọi nhập ngũ? A. Đủ 17 tuổiB. Đủ 18 tuổi C. Đủ 19 tuổiD. Đủ 20 tuổi Câu 22. Cha mẹ tôn trọng ý kiến của con là biểu hiện của nội dung bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình? A. Bình đẳng giữa cha mẹ và conB. Bình đẳng giữa các thế hệ C. Bình đẳng về nhân thânD. Bình đẳng về tự do ngôn luận Câu 23. Để thoả thuận với nhau về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mồi bên trong quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động cần xác lập loại văn bản nào dưới đây? Trang 14
  13. A. Hợp đồng làm việcB. Hợp đồng lao động C. Hợp đồng kinh tếD. Hợp đồng thuê mướn lao động Câu 24. Chủ thể của họp đồng lao động là A. người lao động và đại diện người lao động B. người lao động và người sử dụng lao động C. đại diện người lao động và người sử dụng lao động D. ông chủ và người làm thuê Câu 25. Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp, công dân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện vai trò pháp luật là phương tiện để công dân A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình B. thực hiện quyền của mình C. thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân D. bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân Câu 26. Hai công ty C và D cùng kê khai lợi nhuận trước thuế không đúng, đều bị cơ quan thuế xử phạt. Hành vi xử phạt của cơ quan thuế đối với cả hai công ty c và D là biểu hiện bình đẳng về A. quyền và nghĩa vụB. kê khai thuế C. trách nhiệm pháp lí D. nghĩa vụ nộp thuế Câu 27. Học sinh A viết bài đề xuất phương án giải toả ách tắc giao thông ở cổng trường mình sau giờ tan học. Học sinh A đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Tự do ngôn luận B. Tham gia công tác trật tự, an toàn xã hội C. Tự do bày tỏ ý kiến cá nhân D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội Câu 28. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức A. vừa vi phạm pháp luậtB. vừa trái với chính trị C. vừa vi phạm chính sáchD. vừa trái với thực tiễn Câu 29. Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến tính mạng và sức khoẻ của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân C. Quyền được đảm bảo an toàn sức khoẻ D. Quyền được đảm bảo an toàn tính mạng Câu 30. Tung tin nói xấu làm mất uy tín của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền nhân thân B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm C. Quyền được đảm bảo an toàn về uy tín, thanh danh D. Quyền được bảo vệ uy tín Trang 15
  14. Câu 31. Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, các đội trật tự của các phường trong quận T đã yêu cầu mọi người không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn minh đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Là công cụ quản lí đô thị hiệu quả B. Là hình thức cưỡng chế người vi phạm C. Là phương tiện để đảm bảo trật tự đường phố D. Là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội Câu 32. Nguyễn Văn B (15 tuổi, đang học lớp 10) vi phạm hình sự, B không phải chấp hành hình phạt nào dưới đây? A. Cảnh cáoB. Cải tạo không giam giữ C. Phạt tiềnD. Tù có thời hạn Câu 33. Một công trình xây dựng A có nhiều sai phạm so với giấy phép xây dựng như: chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng). Vi phạm trên đây là loại vi phạm nào? A. Vi phạm hình sựB. Vi phạm dân sự C. Vi phạm hành chínhD. Vi phạm kỉ luật Câu 34. Anh H là công an xã nhận được tin báo ông K thường xuyên cho vay tiền với lãi suất cao nên đã tự ý bắt ông K về giam giữ tại trụ sở xã để điều tra. Hành vi tự tiện bắt giữ người của anh H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân B. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân D. quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của công dân Câu 35. Trường Trung học phổ thông Y tổ chức khám sức khoẻ định kì cho học sinh. Việc làm của Trường Trung học phổ thông Y đã tạo điều kiện để các em hưởng quyền nào của công dân dưới đây? A. Quyền được chăm sóc y tế B. Quyền được chăm sóc sức khoẻ C. Quyền được hưởng đời sống vật chất D. Quyền được phát triển Câu 36. Nhân dân xã L biểu quyết công khai quyết định việc xây dựng nhà văn hoá xã với sự đóng góp của các hộ gia đình. Việc làm này là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận B. Quyền tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội D. Quyền công khai, minh bạch Câu 37. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh D thi và đỗ vào lớp cao học của Khoa Kinh tế đối ngoại. Anh D đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học ở bậc cao hơnB. Quyền thay đổi nơi học C. Quyền học không hạn chếD. Quyền học suốt đời Trang 16
  15. Câu 38. Ông Đ nuôi 15 con cầy hương - con vật thuộc danh mục động vật hoang dã, quý hiếm mà Nhà nước cấm kinh doanh. Việc làm của ông Đ đã xâm phạm A. pháp luật kinh doanhB. chính sách bảo vệ thiên nhiên C. pháp luật về bảo vệ môi trườngD. chính sách môi trường Câu 39. Do bị bạn bè rủ rê, K đã một số lần thử hút thuốc có chứa chất ma tuý, đến khi bố mẹ biết thì K đã trở thành con nghiện. Hành vi sử dụng ma tuý của K đã vi phạm pháp luật về lĩnh vực nào dưới đây? A. Pháp luật về lĩnh vực giáo dục B. Pháp luật về trật tự an toàn xã hội C. Pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội D. Pháp luật về phòng, chống tệ nạn hút thuốc lá Câu 40. Tại một điếm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, ông M bị đau chân nên sau khi tự viết phiếu bầu rồi nhờ anh N giúp mình bỏ phiếu vào hòm phiếu nhung bị anh N từ chối. Chị H đã nhận lời giúp ông M và phát hiện ông M bầu cho đối thủ của mình. Chị H nhờ và được ông M đồng ý sửa lại phiếu theo ý của chị rồi chị bỏ phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín? A. Ông M, chị H và anh MB. Ông M và anh N C. Chị H và anh ND. Chị H và ông M Trang 17
  16. ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. B 2.C 3.A 4.C 5.B 6.D 7.D 8.A 9.C 10.A 11.D 12.C 13.B 14.A 15.A 16.A 17.A 18.B 19.B 20.C 21.D 22.B 23.A 24.A 25.D 26.A 27.D 28.D 29.D 30.C 31.A 32.C 33.B 34.B 35.A 36.B 37.D 38.C 39.B 40.A MÔN ĐỊA LÝ 1. D 2.C 3.D 4.B 5.A 6.C 7.B 8.D 9.B 10.C 11.A 12.B 13.B 14.B 15.C 16.D 17.C 18.D 19.B 20.A 21.C 22.D 23.B 24.D 25.A 26.B 27.C 28.D 29.D 30.D 31.B 32.D 33.B 34.B 35.B 36.A 37.B 38.C 39.B 40.A MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1.B 2.B 3.A 4.B 5.A 6.B 7.B 8.B 9.A 10.A 11.A 12.B 13.B 14.A 15.B 16.B 17.A 18.B 19.A 20.A 21.B 22.A 23.B 24.B 25.B 26.C 27.A 28.A 29.B 30.B 31.D 32.C 33.C 34.C 35.D 36.C 37.C 38.C 39.C 40.D Trang 18