Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 1 (Có đáp án)

doc 18 trang minhtam 02/11/2022 4100
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_chuan_cau_truc_cu.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 1 (Có đáp án)

  1. C. xây dựng CNXH ở miền Bắc, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà. D. miền Bắc xây dựng CNXH, chi viện cho miền Nam; miền Nam tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc. Câu 23. Ý nào không phản ánh đúng thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1968? A. Giành thắng lợi toàn diện qua cả ba đợt tiến công trong năm 1968 B. Tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ và đồng minh, giáng đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn. C. Buộc Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc D. Buộc Mĩ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta về chấm dứt chiến tranh Câu 24. Ý nào phản ánh đúng và đầy đủ quan điểm đổi mới của Đảng ta? A. Đổi mới về kinh tế, chính trị và văn hoá - xã hội. B. Đổi mới về kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị-xã hội. C. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế. D. Đổi mới để khắc phục những khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng. Câu 25. Thành tựu lớn nhất mà các nước Tây Âu đạt được trong những năm 50 - 70 của thế kỉ XX là A. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. B. chi phối toàn bộ thế giới về chính trị và kinh tế. C. cùng với Liên Xô phóng nhiều vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất. D. ngăn chặn được sự ảnh hưởng của CNXH lan ra toàn thế giới Câu 26. So với các chiến lược trước, quy mô của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tránh" của Mĩ thay đổi thế nào? A. Chiến trường chính là miền Nam Việt Nam. B. Mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc Việt Nam. C. Mở rộng chiến tranh ra toàn chiến trường Đông Dương. D. Lôi kéo nhiều nước tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam Câu 27. Ý nào không phán ánh đúng nguyên nhân khiến Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hoà bình và cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học - kĩ thuật tiên tiến B. Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình và an ninh thế giới. C. Liên Xô luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới D. Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sơ hữu vũ khí hạt nhân Câu 28. Điểm khác cơ bản của tình hình nước Mĩ so với các nước Đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác B. chú trọng đầu tư phát triển khoa học - kĩ thuật. C. không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường. D. thành lập liên minh quân sự (NATO). Câu 29. Ý nào không giải thích đúng về nội hàm khái niệm "Chiến tranh lạnh"? Trang 4
  2. A. Đây là cuộc chạy đua vũ trang giữa Mĩ và Liên Xô về vũ khí hạt nhân. B. Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe - TBCN và XHCN trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá - tư tường. C. Ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô D. Luôn đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng. Câu 30. Điểm khác căn bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (Đảng Cộng sản Việt Nam) so với Luận cương chính trị (Đảng Cộng sản Đông Dương) là A. xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam B. phân hoá cao độ kẻ thù trong việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc của cách mạng Việt Nam C. đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam D. giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp Câu 31. Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) so với các hội nghị trước đố của Đảng (11- 1939 và 11-1940) là gì? A. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến tay sai B. Xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai. C. Đề ra chủ trương đánh đổ đế quốc Pháp - Nhật, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. D. Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng dân tộc Đông Dương, thành lập Mặt trận Việt Minh. Câu 32. Kẻ thù nguy hiểm nhất của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. quân Trung Hoa Dân quốcB. thực dân Pháp C. đế quốc AnhD. phát xít Nhật Câu 33. Quyết định quan trọng đối với cách mạng ba nước Đông Dương của Đại hội đại biểu lần thử II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) là gì? A. Chuẩn bị kế hoạch cho các hoạt động quân sự phối hợp lực lượng quân đội ba nước. B. Tăng cường hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương C. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Mác - Lênin riêng D. Cả ba nước cần phải tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của nước ngoài. Câu 34. Điểm khác của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là gì A. Được tiến hành bằng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. B. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn với vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ C. Nhằm thực hiện âm mưu "Dùng người Việt đánh người Việt". D. Là loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới, nhằm chống lại cách mạng miền Nam và nhân dân ta. Câu 35. Trong xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển hiện nay, Việt Nam có được những thời cơ và thuận lợi gì? A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hoá. Trang 5
  3. D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và ửng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Câu 36. Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX - những năm đầu thế kỉ XX là gì? A. Phải xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân. B. Phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ của hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp C. Phải có giai cấp lãnh đạo tiên tiến với đường lối đấu tranh đúng đắn. D. Phải sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp. Câu 37. Trong những năm 1920 - 1930, khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam vì A. khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đã lỗi thời B. đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng công nông C. là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng yêu cầu lịch sử. D. giải quyết được tất cả những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam. Câu 38. "Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám chỉ là sự ăn may". Hãy chọn phương án phù hợp nhất để phản biện lại quan điểm trên. A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám thể hiện sự linh hoạt của Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám được đúc kết từ những bài học lịch sử của các phong trào 1930 - 1931 và 1936 - 1939. C. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, quyết tâm đấu tranh giành độc lập dân tộc. D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Câu 39. Đoạn trích: "Bất là đàn ông, đàn bà, bất là người già, người trẻ, không chia tôn giảo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc" thể hiện nội dung nào của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng ta trong những năm 1945 - 1954? A. Toàn dân kháng chiến B. Toàn diện kháng chiến C. Trường kì kháng chiếnD. Tự lực cánh sinh kháng chiến. Câu 40. Đường lối thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, độc đáo của Đảng ngay sau khi kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc. B. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, thống nhất nước nhà D. tiến hành đồng thời cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc. MÔN ĐỊA LÍ Câu 1. Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây? A. Nằm ở phía đông của Thái Bình Dương. B. Là một biển nhỏ trong các biển ở Thái Bình Dương C. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trang 6
  4. D. Phía đông và đông nam mở ra đại dương. Câu 2. Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới, với A. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20°C. B. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20°C (trừ vùng núi Đông Bắc). C. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20°C (trừ vùng núi Tây Bắc). D. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20°C (trừ vùng núi cao). Câu 3. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là A. vùng tiếp giáp lãnh hảiB. lãnh hải C. vùng đặc quyền kinh tếD. nội thủy Câu 4. Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm là A. trình độ đô thị hóa thấpB. Tỉ lệ dân thành thị giảm C. phân bố đô thị đều giữa các vùngD. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh Câu 5. Về cơ bản, nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp A. cận nhiệt đớiB. nhiệt đớiC. cận xích đạoD. ôn đới Câu 6. Tuyến đường được coi là "xương sống" của hệ thống đường bộ nước ta là A. quốc lộ 5B. quốc lộ 6C. quốc lộ 1D. quốc lộ 2 Câu 7. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Có diện tích rộng nhất so với các vùng khác trong cả nước B. Có số dân đông nhất so với các vùng khác trong cả nước C. Có sự phân hoá thành hai tiểu vùng D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Lào Câu 8. Vấn đề tiêu biểu nhất trong phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là A. khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.B. phát triển nghề cá. C. hình thành các vùng chuyên canh.D. thu hút đầu tư. Câu 9. Cây công nghiệp quan trọng số một của vùng Tây Nguyên là A. Cao suB. cà phêC. điềuD. dừa Câu 10. Khu vực Đông Nam Á có A. 10 quốc giaB. 11 quốc giaC. 12 quốc giaD. 21 quốc gia Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh lị của tỉnh Quảng Trị là A. Quảng Trị.B. Đồng Hới C. Đông HàD. Hội An Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, đỉnh núi cao nhất vùng núi Trường Sơn Nam là A. Vọng PhuB. Chư Yang SinC. Ngọc LinhD. Kon Ka Kinh Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, người Gia-rai, Ê-đê, Chu-ru sống tập trung ở vùng nào sau đây? A. Trung du và miền núi phía BắcB. Đồng bằng sông Hồng C. Đông Nam BộD. Tây Nguyên Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là: Trang 7
  5. A. Hà Nội,Đà Nẵng,Thanh Hóa,Nha Trang B. Hà Nội,Thanh Hóa,Đà Nẵng,Nha Trang C. Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa D. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang,Thanh Hóa Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, các khu kinh tế ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. Định An, Bạc Liêu, Rạch Giá B. Định An, Năm Căn, Phú Quốc C. Năm Căn, Rạch Giá, Phú Quốc D. Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thị lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở A. dải ven biên giới Việt Nam – CampuchiaB. dải ven biển C. dải ven sông Tiền, sông HậuD. vùng bán đảo Cà Mau Câu 17. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có chế độ mưa vào thu - đông tiêu biểu ở nước ta là A. Sa Pa, Lạng Sơn, Hà NộiB. Hà Nội, Điện Biên, Lạng Sơn C. Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha TrangD. Đà Lạt, Cần Thơ, Cà Mau. Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển ở nước ta là A. 3B. 4C. 5D. 6 Câu 19. Căn cứ vào bản đồ Ngoại thưong (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các nước mà Việt Nam xuất siêu là: A. Liên bang Nga, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha, Nhật Bản. B. Xingapo, Nam Phi, Ẩn Độ, Malaixia. C. Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. D. Hoa Kì, Braxin, Anh, Ôxtrâylia Câu 20. Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các vùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng các khu vực kinh tế trong cơ cấu GDP của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng (năm 2007)? A. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là khu vực có tỉ trọng cao nhất. B. Công nghiệp và xây dựng là khu vực có tỉ trọng cao nhất C. Dịch vụ là khu vực có tỉ trọng cao nhất D. Tỉ trọng các khu vực trong cơ cấu GDP của hai vùng giống nhau. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến quốc lộ nào sau đây không kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Quốc lộ 19B. Quốc lộ 20C. Quốc lộ 24D. Quốc lộ 25 Câu 22. Hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta lớn do A. mạng lưới sông ngòi dày đặc Trang 8
  6. B. tổng lượng nước sồng lớn C. chế độ nước sông thay đổi theo mùa. D. quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ ở miền núi Câu 23. Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào là cấp bách để nâng cao chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay? A. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm. B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động C. Nâng cao thể trạng người lao động D. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lí. Câu 24. Năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, phải đi trước một bước là do A. ngành này có nhiều lợi thế và là động lực để thúc đẩy các ngành khác B. sử dụng ít lao động, không đòi hỏi quá cao về trình độ C. thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài D. trình độ công nghệ sản xuất cao, không gây ô nhiễm môi trường. Câu 25. Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có cả các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là: A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên D. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Câu 26. Các đảo và quần đảo của nước ta A. hầu hết là có cư dân sinh sống B. tập trung nhiều nhất ở vùng biển phía nam. C. có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và phát triển kinh tế đất nước. D. có ý nghĩa lớn trong khai thác tài nguyên khoáng sản. Câu 27. Khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. triều cường, xâm nhập mặn.B. rét đậm, rét hại C. cát bay, cát lấnD. sóng thần Câu 28. Định hướng chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt của vùng Đồng bằng sông Hồng là A. giảm tỉ trọng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả; tăng tỉ trọng cây thực phẩm. B. giảm tỉ trọng cây lương thực; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả C. tăng tỉ trọng cây lương thực, cây thực phẩm; giảm tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả D. tăng tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả; giảm tỉ trọng cây thực phẩm, cây công nghiệp Câu 29. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA CAMPUCHIA, GIAI ĐOẠN 2010-2016 (Đơn vị: tỉ USD) Trang 9
  7. Giá trị 2010 2013 2015 2016 Năm Xuất khẩu 3,9 6,5 8,5 9,2 Nhập khẩu 5,8 9,7 11,9 12,6 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình ngoại thương của Campuchia, giai đoạn 2010-2016? A. Giá trị xuất khẩu tăng liên tụcB. Giá trị nhập khẩu tăng liên tục. C. Campuchia là nước nhập siêuD. Cán cân xuất nhập khẩu cân bằng. Câu 30. Cho biểu đồ Biểu đồ thể hiện nội dung này sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than và điện của Trung Quốc, giai đoạn 2010 - 2016. B. Quy mô và cơ cấu sản lượng than và điện của Trung Quốc, giai đoạn 2010-2016 C. Sản lượng than và sản lượng điện của Trung Quốc, giai đoạn 2010 - 2016. D. Sản lượng than và sản lượng điện của Trung Quốc, năm 2016. Câu 31. Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất ở nước ta, nguyên nhân là do A. có độ cao lớn nhất cả nước B. nằm xa biển nhất cả nước. C. chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc D. nằm xa Xích đạo nhất trong cả nước. Câu 32. Nhân tố quan trọng nhất khiến cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng trong những Trang 10
  8. năm gần đây là A. điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. mở rộng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm. C. nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao. D. cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt Câu 33. Ý nào dưới đây là lợi thế của nước ta trong phát triển công nghiệp hiện nay? A. Nguồn guyên liệu nhập rất đa dạng B. Nguồn lao động đông đảo, giá rẻ C. Nguồn vốn đầu tư lớn D. Thị trường tiêu thụ lớn từ Lào và Campuchia Câu 34. Vùng Đồng bằng sông Hồng phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ là do A. khả năng mở rộng diện tích hết sức khó khăn. B. có nguồn lao động dồi dào C. khí hậu thuận lợi D. nhu cầu của thị trường tăng cao Câu 35. Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển là do A. thềm lục địa nông, độ mặn lớn B. nước biển ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi. C. có nhiều vũng vịnh, đàm phá D. có các dòng hải lưu Câu 36. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng A. giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II B. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III C. tăng tỉ trọng khu vực I và III, giảm tỉ trọng khu vực II D. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III Câu 37. Cho bảng số liệu: TỈ SUẤT SINH VÀ TỈ SUẤT TỬ CỦA DÂN SỐ NUỚC TA, GIAI ĐOẠN 1979-2016 (Đơn vị: %) Tỉ suất 1979 1989 1999 2009 2016 Năm Sinh 32,5 29,9 19,9 17,6 16,0 Tử 7,2 8,4 5,6 6,8 6,8 Theo bảng số liệu, để thể hiện tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta, giai đoạn 1979-2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. MiềnB. Kết hợp (cột và đường) C. TrònD. Đường Trang 11
  9. Câu 38. Cho biểu đồ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2016 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016. A. Giá trị xuất khẩu giảm, giá trị nhập khẩu tăng B. Giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu giảm C. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu D. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu Câu 39. Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở các đô thị lớn chủ yếu do đây là A. vùng nuôi bò sữa lớn B. nơi có kĩ thuật nuôi bò sữa phát triển C. nơi có thị trường tiêu thụ lớn D. nơi có nhiều lao động có trình độ Câu 40. Phương châm "sống chung với lũ" ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm A. khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hằng năm đem lại B. thích nghi với sự biến đổi của khí hậu C. thay đổi tốc độ dòng chảy của sông D. giảm bớt các thiệt hại do lũ gây ra MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1. Hàng hóa là A. sản phẩm của lao động nhằm thoả mãn nhu cầu của con người B. sản phẩm để con người trao đổi và mua bán phục vụ cho cuộc sống C. sản phẩm của lao động, sản xuất ra với mục đích để trao đổi và mua bán trên thị trường D. sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán Câu 2. Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng Trang 12
  10. A. giữa các dân tộcB. giữa các địa phương C. giữa các thành phần dân cưD. giữa các tầng lớp xã hội Câu 3. Cá nhân, tổ chức nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật? A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước B. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền C. Mọi cơ quan, tổ chức D. Mọi công dân Câu 4. Một trong những nội dung của bình đẳng giữa cha mẹ và con là: A. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con B. Cha mẹ có quyền yêu thương con gái hơn con trai C. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập tốt hơn cho con trai D. Cha mẹ yêu thương, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi Câu 5. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình B. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau C. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con D. Người vợ cần làm công việc gia đình nhiều hơn chồng để tạo điều kiện cho chồng phát triển Câu 6. Để được đề nghị sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động, cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động? A. Tự do ngôn luận.B. Tự do, công bằng, dân chủ C. Tự do, tự nguyện, bình đẳngD. Tự do thực hiện hợp đồng Câu 7. Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hoá? A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình C. Các dân tộc có quyên duy trì mọi phong tục, tập quán của dân tộc mình D. Các dân tộc có nghĩa vụ phải cải biến những phong tục, tập quán của dân tộc mình cho phù hợp với dân tộc khác Câu 8. Sự thay đổi của giá cả hàng hoá là biểu hiện hoạt động của quy luật nào dưới đây? A. Quy luật giá trị B. Quy luật cung - cầu C. Quy luật cạnh tranh D. Quy luật lưu thông tiền tệ Câu 9. Một trong các đặc trưng của pháp luật thể hiện ở A. tính dân tộcB. tính hiện đại C. tính xã hộiD. tính quyền lực, bắt buộc chung Câu 10. Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá? A. Tính hấp dẫn của lợi nhuận B. Sự khác nhau về điều kiện và hoàn cảnh sản xuất của mỗi chủ thể C. Sự khác nhau về tiền vốn để sản xuất kinh doanh Trang 13
  11. D. Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu khác nhau với lợi ích kinh tế khác nhau Câu 11. Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên A. để làm thay đổi thế giới tự nhiên theo ý muốn của mình B. để tồn tại trong mọi hoàn cảnh C. để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình D. để tạo ra com ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất. Câu 12. Pháp luật do tổ chức nào dưới đây ban hành? A. Nhà nướcB. Chính quyền C. Uỷ ban nhân dân các cấpD. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Câu 13. Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật A. phản ánh lợi ích của giai cấp công nhân B. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội C. luôn tồn tại trong mọi xã hội D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền Câu 14. Một trong những nội dung của quyền được phát hiển của công dân là: A. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng B. Công dân được học ở các trường đại học C. Công dân được học ở nơi nào mình thích D. Công dân được học môn học nào mình thích Câu 15. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây? A. An toàn lao độngB. Kí kết họp đồng C. Công vụ nhà nướcD. Quản lí nhà nước Câu 16. Người có hành vi vi phạm hình sự thì phải chịu hách nhiệm A. hình sựB. hành chính C. kỉ luậtD. dân sự Câu 17. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là thể hiện quyền bình đẳng A. trong kinh doanhB. trong lao động C. trong tài chínhD. trong tổ chức Câu 18. Người nào dưới đây mới có quyền tự do ngôn luận? A. Nhà báoB. Cán bộ, công chức nhà nước C. Người từ 18 tuổi trở lênD. Mọi công dân Câu 19. Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Tự tiện bắt ngườiB. Đánh người gây thương tích C. Tự tiện giam giữ ngườiD. Đe doạ đánh người Câu 20. Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Ông A đã có hành vi Trang 14
  12. A. vi phạm hình sựB. vi phạm hành chính C. vi phạm dân sựD. vi phạm kỉ luật Câu 21. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về A. quyền và nghĩa vụB. quyền và trách nhiệm C. nghĩa vụ và trách nhiệmD. trách nhiệm pháp lí Câu 22. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về A. quyền và nghĩa vụB. trách nhiệm pháp lí C. thực hiện pháp luậtD. trách nhiệm trước Toà án Câu 23. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây? A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó B. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm D. Cần khám để tìm hàng hoá buôn lậu Câu 24. H không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nên đã bị cảnh sát giao thông xử phạt. H đã có hành vi vi phạm nào dưới đây? A. Vi phạm trật tự, an toàn xã hộiB. Vi phạm nội quy trường học C. Vi phạm hành chínhD. Vi phạm kỉ luật Câu 25. X đến nhà Y, thấy Y không có ở nhà mà cửa thì không đóng, X đã vào nhà Y và lấy trộm chiếc xe đạp điện mới. X đã có hành vi A. vi phạm hành chínhB. vi phạm dân sự C. vi phạm hình sựD. vi phạm kỉ luật Câu 26. Cơ sở sản xuất kinh doanh M áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luậtB. Tuân thủ pháp luật C. Áp dụng pháp luậtD. Thi hành pháp luật Câu 27. Tuy N được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang học đại học, còn M thì nhập ngũ phục vụ Quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Đó là bình đẳng về A. thực hiện trách nhiệm pháp líB. trách nhiệm với Tổ quốc C. trách nhiệm với xã hộiD. quyền và nghĩa vụ Câu 28. Sau khi kết hôn, anh T là chồng đã quyết định không cho chị H là vợ đi học đại học tại chức. Anh T đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình? A. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ B. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân C. Quyền bình đẳng về học tập của công dân D. Quyền tự do biểu đạt ý kiến Câu 29. Khi nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp, ông Q được người cán bộ nhận hồ sơ nói rằng cá nhân không có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Vậy ông Q có thể căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây để khẳng định mình có quyền này? Trang 15
  13. A. Công dân có quyền tự do tuyệt đối về lựa chọn ngành nghề kinh doanh B. Công dân có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào C. Công dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm D. Công dân được pháp luật cho phép kinh doanh bất cứ ngành nghề nào Câu 30. Công ty A chậm thanh toán cho ông K tiền thuê văn phòng, ông K đã khoá trái cửa văn phòng làm việc, nhốt 4 nhân viên Công ty trong đó suốt 3 giờ. Ông K đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng B. Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe C. Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Câu 31. Vì có mâu thuẫn cá nhân với K nên vào một buổi tối, L đã xếp sẵn mấy viên gạch chặn đường đi trong thôn làm K ngã và bị chấn thương ở tay. L đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được bảo đảm về sức khỏe B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe D. Quyền được bảo đảm an toàn giao thông Câu 32. Vì ghen ghét H mà Y đã tung tin xấu, bịa đặt về H với các bạn trong lớp. Nếu là bạn của H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Coi như không biết nên không nói gì. B. Nêu vấn đề này ra trước lớp để các bạn phê bình Y C. Mắng Y một trận cho hả giận D. Nói chuyện trực tiếp với Y và khuyên Y không nên làm như vậy Câu 33. Phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong vườn quốc gia, Q đã báo ngay cho cơ quan kiểm lâm. Q đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội B. Quyền tự do ngôn luận C. Quyền tố cáo D. Quyền khiếu nại Câu 34. Chị V bị Giám đốc Công ty kỉ luật với hình thức "chuyển công tác khác". Khi cho rằng quyết định của Giám đốc Công ty là trái pháp luật, xầm phạm quyển và lợi ích hợp pháp của mình, chị V cần sử dụng quyền nào dưới đây của công dân theo quy định của pháp luật? A. Quyền tố cáo B. Quyền tự do ngôn luận C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật D. Quyền khiếu nại Câu 35. Vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị P không có điều kiện học tiếp ở đại học. Sau mấy năm, chị P vừa làm việc ở nhà máy vừa theo học đại học tại chức. Chị P đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học thường xuyênB. Quyền lao động thường xuyên Trang 16
  14. C. Quyền được phát triểnD. Quyền tự do học tập Câu 36. Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, các đội trật tự của các phường trong quận H đã yêu cầu mọi người không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn minh đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Là công cụ quản lí đô thị hữu hiệu. B. Là hình thức cưỡng chế người vi phạm C. Là phương tiện để đảm bảo trật tự đường phố D. Là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội Câu 37. Nhà máy S sản xuất nước giải khát đã xả chất thải chưa được xử lí xuống dòng sông bên cạnh nhà máy. Nhà máy S đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ương lĩnh vực nào dưới đây? A. Lao độngB. Dịch vụ C. Sản xuất, kinh doanhD. Công nghiệp Câu 38. C bị Công an bắt vì hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép ma tuý. Hành vi này của C đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Phòng, chống tội phạmB. Kinh doanh trái phép C. Phòng, chống ma tuýD. Tàng trữ ma tuý Câu 39. Nhìn thấy bà M bày bán hàng trên vỉa hè, ông N là tổ trường tổ dân phòng của phường cùng mấy người khác đã nhắc nhở và thu dọn bàn ghế của bà M. Thấy vậy, anh K là con trai bà M đã xông vào đánh ông N gây chấn thương. Anh K bị anh T là người cùng đi với ông N đánh bầm tím ở mặt. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Bà M, ông N và anh TB. Bà M, anh K và anh T C. Bà M, ông N và anh KD. Ông N, anh K và anh T Câu 40. Chị P và chị L cùng đăng kí kinh doanh thuốc tân dược và đều có đủ hồ sơ hợp lệ. Vì sợ chị L cũng mở cửa hàng thuốc gần cửa hàng mình thì sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình nên chị P đã nhờ chị M tiếp cận với ông Q là lãnh đạo cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ mình và loại hồ sơ của chị L. Vì là người thân thiết với chị P, ông Q đã loại hồ sơ hợp lệ của chị L và cấp giấy phép kinh doanh cho chị P. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Chị P, chị M và ông QB. Chị P, chị L và ông Q C. Chị P và ông Q D. Chị P, chị L và chị M Trang 17
  15. ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. A 2. B 3. B 4. D 5. B 6. B 7. A 8. C 9. B 10. C 11. B 12. B 13. C 14. A 15. A 16. C 17. C 18. B 19. B 20. B 21. D 22. C 23. A 24. A 25. A 26. C 27. D 28. A 29. A 30. D 31. D 32. B 33. C 34. D 35. D 36. C 37. C 38. D 39. A 40. D MÔN ĐỊA LÝ 1. C 2. D 3. D 4. A 5. B 6. C 7. B 8. A 9. B 10. B 11. C 12. C 13. D 14. D 15. B 16. C 17. C 18. B 19. D 20. C 21. B 22. D 23. B 24. A 25. A 26. C 27. B 28. B 29. D 30. C 31. C 32. B 33. B 34. A 35. B 36. D 37. D 38. C 39. C 40. A MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. D 2. A 3. B 4. A 5. B 6. C 7. B 8. A 9. D 10. D 11. C 12. A 13. B 14. A 15. D 16. A 17. A 18. D 19. B 20. C 21. A 22. B 23. A 24. C 25. C 26. D 27. D 28. B 29. C 30. C 31. C 32. D 33. C 34. D 35. A 36. D 37. C 38. C 39. B 40. C Trang 18