Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội 12 - Đề 12 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội 12 - Đề 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_khoa_hoc_xa_h.doc
Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội 12 - Đề 12 (Có đáp án)
- A. đánh dấu việc hoàn thành thống nhất các tổ chức chính trị - xã hội. B. tạo khả năng to lớn để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. C. tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. D. thể hiện mong muốn được gia nhập tổ chức ASEAN của Việt Nam. Câu 15. Vì sao nói phong trào 1930 – 1931 là bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam? A. Lần đầu tiên đấu tranh có quy mô trên cả nước, do Đảng CỘng sản Việt Nam lãnh đạo, có tình thống nhất cao, công – nông cùng đoàn kết đấu tranh quyết liệt chống đế quốc phong kiến B. Lần đầu tiên phong trào dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã giành được thắng lợi, gây tiếng vang lớn, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đấu tranh của các dân tộc phương Đông. C. Lần đầu tiên công – nông vùng lên, đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang tự vệ trên quy mô cả nước. D. Lần đầu tiền trong cuộc đấu tranh chống đế quốc phong kiến, công nông đã giành được chính quyền ở trên toàn Nghệ - Tĩnh. Câu 16. Chiến thắng quân sự nào sau đây mở đầu cho quân và dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biết” của Mĩ? A. Chiến thắng Ấp Bắc.B. Chiến thắng Ba Gia C. Chiến thắng Đồng XoàiD. Chiến thắng Vạn Tường. Câu 17. Sự kiện tiêu biểu nhất của phong trào dân chủ trong những năm 1936 – 1939 là A. thắng lợi trong cuộc bầu cử vào Viện Dân biểu Bắc Kì và Viện Dân biểu Trung Kì. B. cuộc mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1.5.1938 tại khu Đấu Xảo (Hà Nội). C. sự ra đời của các ủy ban hành động năm 1936. D. phong trào “đón rước” Gôđa và Brêviê năm 1937. Câu 18. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã cam kết A. giao nộp mọi phương tiện chiến tranh cho quân Đồng minh. B. không nghiên cứu và chế tạo bất cứ loại vũ khí chiến lược nào. C. không duy trì quân đội thường trực và không đưa các lực lượng vũ trang ra nước ngoài. D. không cho bất cứ nước nào đóng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật. Câu 19. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh là ai? A. Chủ nghĩa thực dân cũ. B. Chế độ phân biệt chủng tộc C. Giai cấp địa chủ phong kiến. D. Chế độ tay sai phản độc của chủ nghĩa thực dân mới. Câu 20. Từ sau 1978, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có gì mới so với trước? A. Kiên trì con đường Xã hội chủ nghĩa. B. Kiên trì cải cách dân chủ nhân dân. C. Thực hiện cải cách mở cửa. D. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Câu 21. Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á như thế nào? A. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản. B. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản. Trang 3
- C. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa. D. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh vì mục tiêu kinh tế. Câu 22. Nguyên nhân trực tiếp làm hơn 2 triệu người miền Bắc chết đối cuối năm 1944 đầu năm 1945 là do A. Nhật bắt Pháp phải vơ vét của nhân dân ta. B. chính sách vơ vét bóc lột của Pháp, Nhật. C. thu mua thực phẩm chủ yếu là lúa gạo với giá rẻ mạt. D. Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay. Câu 23. Lí giải nguyên nhân vì sao từ những năm 80 của thế kỉ XX trở đi, mối quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối thoại và hòa hoãn? A. Kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản vướn lên. B. Mĩ chấm dứt các cuộc chạy đua vũ trang. C. Địa vị kinh tế, chính trị của Mĩ và Liên Xô suy giảm. D. Cô lập phong trào giải phóng dân tộc. Câu 24. Giai cấp công nhân Việt Nam đấu tranh nhằm chống lại kẻ thù nào? A. Quan lạiB. Địa chủ phong kiến C. Nông dânD. Tư bản Pháp. Câu 25. Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra? A. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động. B. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu. C. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ. D. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. Câu 26. Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là ai? A. Nguyễn Tri PhươngB. Trương Định C. Phạm Văn Nghị.D. Nguyễn Trung Trực Câu 27. Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp đó là đặc điểm của giai cấp nào? A. Tầng lớp tư sản mại bản.B. Tầng lớp tư sản dân tộc C. Giai cấp tư sảnD. Giai cấp địa chủ phong kiến. Câu 28. Ý không phản ánh đúng hậu quả do Chiến tranh lạnh để lại là A. các nước phải chi phí nhiều tiền của và sức người để chạy đau vũ trang. B. cả hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đều thu được những nguồn lợi khổng lồ. C. thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ nổ ra chiến tranh thế giới mới. D. các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực như Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông Câu 29. Đặc điểm của phong trào Cần vương là A. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân. Trang 4
- B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến. C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. D. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Câu 30. Sự kiện lịch sử nào gắn với việc thực dân Pháp cho máy bay đàn áp làm 217 người chết và 126 người bị thương? A. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy diêm Bến Thủy. B. Các cuộc đấu tranh của nông dân ở huyện Đức Phổ, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) C. Cuộc biểu tình của nhân dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). D. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định. Câu 31. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược? A. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. C. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Câu 32. Tại sao nói khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp? A. Vì khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ. B. Vì nhà máy là phòng nghiên cứu chính. C. Vì tay nghề của công nhân ngày càng cao. D. Vì sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hóa. Câu 33. Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 với Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21/7/1954 là A. về quyền dân tộc cơ bản B. về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình. C. khu vực đóng quân của hai bên. D. về thời gian rút quân. Câu 34. Mĩ tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc lần thứ nhất vì A. bị thiệt hại nặng nề ở cả hai miền Nam – Bắc cuối 1968. B. bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc. C. bị thiệt hại trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”. D. bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án. Câu 35. Điểm khác biệt của phong trào công dân Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất so với trước chiến tranh là gì? A. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bãi công biểu tình. B. Kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính chị. C. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bạo động vũ trang. D. Kết hợp đấu tranh chính trị với bạo động vũ trang. Câu 36. Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 là Trang 5
- A. đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam, Lào và Campuchia. B. đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc của đế quốc Mĩ. C. buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các cuộc tiến công chống phá miền Bắc. D. buộc Mĩ kí Hiệp định Pari lập lại hòa bình ở Việt Nam. Câu 37. Con đường cách mạng của miền Nam được xác định trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 là A. cách mạng bạo lực.B. đấu tranh ngoại giao C. cách mạng vũ trang.D. đấu tranh ôn hòa. Câu 38. Đến đầu nhưng năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đặt được thành tựu cơ bản gì thể hiện sự cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu? A. Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng. B. Thế cân bằng về sức mạnh vũ trụ. C. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế. D. Thế cân bằng về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng. Câu 39. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa? A. Quý tộc.B. Địa chủ vừa và nhỏ C. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)D. Samurai (võ sĩ). Câu 40. Trong các khó khăn mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đôi smawtj ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì khó khăn nào là chính yếu nhất? A. Sự chống phá của bọ phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách. B. Nạn đói, nạn dốt. C. Các thế lực ngoại xâm. D. Khó khăn về tài chính. B. PHẦN ĐỊA LÍ Câu 1. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là A. thềm lục địa.B. nội thủy. C. lãnh hải.D. vùng đặc quyền kinh tế. Câu 2. Bề mặt đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do A. đất ven sông, rạch được bồi tụ nhiều phù sa. B. có hệ thống đê sông ngăn lũ chia cắt C. sự thay đổi dòng chảy của sông ngòi, kênh rạch. D. con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh. Câu 3. Gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta trong khoảng thời gian A. từ tháng XII đến tháng VI năm sau.B. từ tháng X đến tháng V năm sau. C. từ tháng XI đến tháng IV năm sau.D. từ tháng IX đến tháng III năm sau. Câu 4. Thiên nhiên ở phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho vùng khí hậu A. cận nhiệt đới gió mùa có mùa hạ mưa nhiều. Trang 6
- B. nhiệt đới gió mùa có mùa hạ mưa nhiều. C. nhiệt đới lục địa khô với nền nhiệt độ cao. D. cận xích đạo gió mùa, quanh năm nóng. Câu 5. Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm là A. mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC). B. quanh năm nhiệt độ dưới 15oC. C. mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ 25oC. D. nóng, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm đều lớn hơn 25oC. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết các sông Xê Xan, Xrê Pôc là phụ lưu của hệ thống sông nào sau đây? A. Sông HồngB. Sông Thái Bình.C. Sông Đồng Nai.D. Sông Mê Công. Câu 7. Căn cư vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị Tân An, Hưng Yên, Lạng Sơn, Đồng Hới thuộc loại nào sau đây? A. Loại 1.B. Loại 2. C. Loại 3.D. Loại 4. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất của vùng Đồng bằng sông Hồng là A. đất lâm nghiệp có rừng. B. đất phi nông nghiệp. C. đất trồng cây công nghiệp lưu năm và cây ăn quả. D. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt nam trang 19, hai tỉnh có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người đạt trên 50kg (năm 2007) ở vùng Trung Du và miến núi Bắc Bộ là A. Bắc Kạn, Lạng Sơn.B. Lào Cai, Bắc Giang. C. Bắc Giang, Thái NguyênD. Lào Cai, Tuyên Quang Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, mỏ than đá đang được khai thác không thuộc vùng Đông Bắc nước ta là A. Vàng DanhB. Cẩm Phả.C. Đông Triều.D. Quỳnh Nhai. Câu 11. Trên bề mặt Trái Đất, nơi chỉ có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm một lần là A. các địa điểm năm trên 2 vòng cực.B. các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến. C. các địa điểm nằm trên Xích Đạo.D. cực Bắc và cực Nam. Câu 12. Nấm đá là dạng dịa hình được tạo thành do A. băng hàB. sóng biển.C. gió.D. nước chảy. Câu 13. Các sông xếp theo thứ tự giảm dần về chiều dài lần lượt là A. sông Nin, sống I-ê-nit-xây, sông A-ma-dôn. B. sông A-ma-dôn, sông Nin, sông I-ê-nit-xây. C. sông Nin, sống A-ma-dôn, sông I-ê-nit-xây. D. sông A-ma-dôn, sông I-ê-nit-xây, sông Nin. Câu 14. Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí trùng với giới hạn trên của A. khí quyển.B. sinh quyển. Trang 7
- C. thạch quyển.D. thổ nhưỡng quyển. Câu 15. Quá trình đô thị hóa trên thế giới có đặc điểm chính là A. các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn có xu hướng giảm. B. dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn. C. quỹ thời gian lao động ở nông thôn dành hết cho các hoạt động thuần nông. D. dân số thành thị có tốc độ tăng trưởng ngang bằng với tốc độ tăng trưởng dân số nông thôn trong cùng thời điểm. Câu 16. Hình thức chăn nuôi phù hợp với nguồn thức ăn chế biến bằng phương pháp công nghiệp là A. chăn nuôi chăn thả.B. chăn nuôi chuồng trại. C. chăn nuôi công nghiệp.D. chăn nuôi nửa chuồng trại. Câu 17. Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành các nhó là A. dịch vụ nghề nghiệp, dịch vụ công, dịch vụ kinh doanh. B. dịch vụ kinh doanh, dịch vụ du lịch, dịch vụ cá nhân. C. dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công. D. dịch vụ cá nhân, dịch vụ hành chính công, dịch vụ buôn bán. Câu 18. Loại tài nguyên nào sau đây không khôi phục được? A. Động, thực vật.B. Nước.C. Khoáng sản.D. Đất. Câu 19. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: tấn) 2000 2015 Trung du và Miền núi Bắc Bộ 55090 210672 Đồng bằng sông Hồng 193996 729457 Bắc Trung Bộ 164873 496425 Duyên hải Nam Trung Bộ 302241 967540 Tây Nguyên 10286 38176 Đông Nam Bộ 354953 436421 Đồng bằng sông Cửu Long 1169060 3703448 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2006, NXB Thống kê, Hà Nội, 2007, 2017) Căn cư vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sản lượng thủy sản phân theo vùng của nước ta, năm 2015 so với năm 2000? A. Duyên hải Nam Trung Bộ tăng nhiều nhất. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhanh nhất. C. Đông Nam Bộ tăng ít nhất. D. Bắc Trung Bộ tăng chậm nhất. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết quốc lộ 1 nối từ đâu đến đâu? A. Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh. B. Lạng Sơn – TP. Hồ Chí Minh. Trang 8
- C. Hà Nộ - Cà Mau. D. Hữu Nghị - Năm Căn. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cây cà phê ở vùng Bắc Trung Bộ được trồng ở các tỉnh A. Thanh Hóa, Nghệ An.B. Nghệ An, Quảng Trị. C. Quảng Bình, Quảng Trị.D. Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Câu 22. Cho biểu đồ Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng của nước ta năm 2015 so với năm 2010? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long giảm. B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ tăng, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giảm. C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng tăng, Đông Nam Bộ giảm. D. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giảm, Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng. Câu 23. Yêu cầu của một nền kinh tế tăng trưởng bền vững là phải A. đảm bảo môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm. B. có nhịp độ phát triển cao và cơ cấu kinh tế hợp lí. C. nâng cao đều chất lượng kinh trưởng kinh tế cao trong một vài năm. D. có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong một vài năm. Câu 24. Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền công nghiệp nước ta là A. địa hình đa dạng.B. đất feralit. C. khí hậu nhiệt đới ẩmD. nguồn nước phong phú. Câu 25. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh trong những năm gần đây là do A. chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của Nhà nước. B. điều kiện nuôi thuận lợi và kĩ thuật nuôi được cải tiến. C. thị trưởng ngoài nước được mở rộng và có nhu cầu ngày càng lớn. Trang 9
- D. sự phát triển mạnh công nghiệp chế biến góp phần nâng cao giá trị thương phẩm. Câu 26. Ba vùng nào chiếm khoảng 80% giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta? A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. D. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng. Câu 27. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A, MA-LAI-XI-A VÀ VIỆT NAM, NĂM 2010 VÀ NĂM 2015 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm In-đô-nê-xi-a Ma-lai-xi-a Việt Nam 2010 54684 30653 15014 2015 39283 28549 18746 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sản lượng dầu thô khai thác của In-đô- nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam, năm 2015 so với năm 2010? A. Sản lượng dầu thô khai thác của In-đô-nê-xi-a tăng, của Ma-lai-xi-a và Việt Nam giảm. B. Sản lượng dầu thô khai thác của Ma-lai-xi-a giảm, của Việt Nam và In-đô-nê-xi-a tăng C. Sản lượng dầu thô khai thác của Việt Nam tăng, của In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a giảm. D. Sản lượng dầu thô khai thác của In-đô-nê-xi-a và Việt Nam giảm, của Ma-lai-xi-a tăng. Câu 28. Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm biển và đại dương là do A. sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu.B. phân bố các mỏ khoáng sản. C. sự phát triển của ngành du lịch biển.D. khai thác các mỏ cát ở vùng ven biển. Câu 29. Thiên nhiên ở phần đất trung tâm Bắc Mĩ có sự thay đổi rõ rệt từ ven biển vào nội địa, từ phía nam lê phía bắc là do A. có biển và đại dương bao bọc.B. trải dài trên nhiều đới khí hậu. C. đây là khu vực rộng lớn.D. có dạng địa hình lòng chảo. Câu 30. Đồng tiền chung của EU đã được đưa vào giao dịch, thanh toán từ năm 1999 là A. PhrăngB. Rup.C. Mark.D. Ơrô Câu 31. Nhật Bản có lượng mưa lớn là do A. tính chất quần đảo. B. nằm trong khu vực gió mùa. C. có dòng biển nóng và lạnh bao quanh. D. nằm trong khu vực có áp cao hoạt động thường xuyên. Câu 32. Từ đầu năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào các ngành: A. dệt may, luyện kim, cơ khí, đóng tàu, sản xuất ô tô. B. luyện kim, điện tử, viễn thông, chế tạo máy, hóa chất. Trang 10
- C. điện tử, viễn thông, đóng tàu, sản xuất ô tô, máy bay. D. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng. Câu 33. Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á, chưa gia nhập ASEAN? A. Cam-pu-chiaB. Bru-nâyC. LàoD. Đông Ti-mo. Câu 34. Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc, năm 2015 so với năm 2010? A. Nông – lâm – thủy sản, công nghiệp và xây dựng đều giảm. B. Công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đều tăng. C. Dịch vụ tăng, công nghiệp và xây dựng giảm. D. Nông – lâm – thủy sản giảm, dịch vụ tăng. Câu 35. Hai trục đường bộ xuyên quốc gia ở nước ta là A. quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh.B. quộc lộ 14 và quốc lộ 1. C. đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 14. D. quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất. Câu 36. Vùng than Quảng Ninh là vùng than A. lớn thứ hai ở nước ta sau bể than Nông Sơn (Quảng Nam). B. mới được phát hiện và khai thác mạnh những năm gần đây. C. lớn bậc nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. D. duy nhất có nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Câu 37. Hiện nay, việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn của vùng Bắc Trung Bộ được phát triển khá mạnh, đang làm thay đổi khá rõ nét A. cơ cấu thành phần kinh tế ở vùng nông thôn ven biển. B. cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nông thôn ven biển. C. cơ cấu dân số theo giới ở nông thôn ven biển. D. cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển. Câu 38. Điều kiện thuận lợi nhất với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới ở vùng Tây Nguyên là A. đất badan, nguồn nước mặt phong phú. B. đất badan, khí hậu cận xích đạo. C. khí hậu cận xích đạo, đất xám phù sa cổ. D. cao nguyên xếp tầng, đất badan màu mỡ. Câu 39. Việc phát triển đánh bắt hải sản xa bờ ở nước ta hiện nay nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? A. Tăng cường việc bảo vệ môi trường, khẳng định chủ quyền vùng biển. B. Góp phần giải quyết việc làm, phát huy thế mạnh kinh tế biển – đảo. C. Giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và bảo vệ an ninh vùng biển. D. Tránh khai thác các loài sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Câu 40. Cho bảng số liệu: Trang 11
- TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ SO SÁNH NĂM 2010 PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Đơn vị: Tỉ đồng) Khu vực kinh tế 2010 2012 2014 2015 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 396576 425446 451659 462536 Công nghiệp và xây dựng 693351 801217 896042 982411 Dịch vụ 797155 914177 1035726 1101236 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm trong nước (theo giá so sánh năm 2010) phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong giai đoạn 2010 – 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ miềnB. Biểu đồ đườngC. Biểu đồ kết hợpD. Biểu đồ cột ghép. C. PHẦN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1. Khi Cung lớn hơn Cầu thì giá cả hàng hóa sẽ biến động như thế nào? A. TăngB. Vừa tăng vừa giảm. C. Tăng đột biếnD. Giảm. Câu 2. Nền văn hóa tiên tiến của nước ta thể hiện tinh thần nào dưới đây? A. Yêu nước và tiến bộ.B. Khoan dung và nhân nghĩa. C. Ý thức cộng đồngD. Tinh tế trong ứng xử. Câu 3. Trong quá trình sản xuất thì yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng nhất? A. Đối tượng lao độngB. Sức lao động. C. Tư liệu lao động.D. Công cụ lao động. Câu 4. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định nước ta hiện nay có A. ba thành phần kinh tế.B. năm thành phần kinh tế. C. sáu thành phần kinh tế.D. bốn thành phần kinh tế. Câu 5. Những nơi như: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh nhất được gọi chung là A. cơ sở truyền bá tôn giáo.B. cơ sở đào tạo tôn giáo. C. cơ sở văn hóa. D. cơ sở tôn giáo. Câu 6. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội gọi là A. tăng trưởng kinh tế.B. công bằng xã hội. C. tiến bộ xã hội.D. phát triển kinh tế. Câu 7. Nhà nước có chính sách họ bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc thiểu số vào học trong các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. dân vận.B. hợp tácC. xã hội.D. giáo dục. Câu 8. Một trong những phương hướng để phát triển giáo dục và đào tạo là A. nâng cao dân trí của nhân dân.B. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. C. mở rộng quy mô giáo dục.D. đào tạo nhân lực cho đất nước. Trang 12
- Câu 9. Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác gọi là A. tỷ giá giao dịch.B. tỷ giá hối đoái.C. tỷ lệ trao đổi.D. tỷ lệ quy đổi. Câu 10. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động của công dân được thể hiện thông qua nội dung nào dưới đây? A. Sử dụng lao động.B. Kí hợp đồng lao động. C. Lựa chọn việc làm, nghề nghiệp.D. Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh. Câu 11. Công dân các dân tộc được tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận góp các vấn đề chung của cả nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực nào sau đây? A. Văn hóaB. Xã hội.C. Chính trị.D. Quản lí. Câu 12. Giải đáp kịp thời những vấn đề do lí luận và thực tiễn cuộc sống đặt ra là nội dung nói về nhiệm vụ của A. khoa học và công nghệ.B. kinh tế, chính trị. C. giáo dục và đào tạoD. văn hóa, xã hội. Câu 13. Chủ thể vi phạm hình sự là A. xã hộiB. cá nhânC. cơ quanD. tổ chức Câu 14. Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp. Yêu cầu này nhằm tạo nên tính chất gì của hệ thống pháp luật? A. Sự nhân văn.B. Sự thích hợp.C. Sự kế thừa.D. Sự thống nhất. Câu 15. Nội dung nào sau đây không thể hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị? A. Quyền được thông tin.B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tự do báo chí.D. Quyền bình đẳng nam nữ. Câu 16. Pháp luật mang bản chất xã hội và bản chất A. dân tộc.B. nhân văn.C. nhân dân.D. giai cấp. Câu 17. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là bình đẳng trong quan hệ A. hộ tịch.B. tài sản.C. nhân thân.D. thân nhân. Câu 18. Thành phần kinh tế nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta? A. Kinh tế tập thể.B. Kinh tế nhà nước. C. Kinh tế tư bản nhà nước.D. Kinh tế tư nhân. Câu 19. Công dân thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật là bình đẳng về A. trách nhiệm pháp líB. quyền và nghĩa vụ. C. quyền và lợi ích.D. tầng lớp trí thức. Câu 20. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của A. giai cấp nông dân.B. giai cấp công nhân. C. nhân dân lao động.D. tầng lớp trí thức. Câu 21. Cảng Hải phòng, sân bay Tân Sơn Nhất, ga Hà Nội thuộc yếu tố nào dưới đây của quá trình sản xuất? A. Cơ sở vật chất.B. Đối tượng lao động. C. Yếu tố nhân đạo.D. Tư liệu lao động. Trang 13
- Câu 22. Anh N có bố và anh trai là sĩ quan đang phục vụ tại ngũ trong quân đội. Trong đợt quân đội tuyển người, anh được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với anh N thể hiện A. sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân. B. sự bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân. C. sự bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân. D. sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân. Câu 23. Anh M dùng chiếc ô tô tải để vận chuyển vật liệu xây dựng đem đi bán cho nhân dân trong xã mình ở. Trong trường hợp này, thuộc tính nào của ô tô đã được thực hiện? A. Giá trị sử dụng.B. Giá trị kinh tế.C. Giá trị trao đổi.D. Giá trị. Câu 24. Ông G cho ông X mượn tập thơ “Hướng về biển Đông” của tác giả M. Ông X thấy bài thơ hay nên đã chỉnh sửa một số câu thơ để gửi đăng báo và phát trên các phương tiện truyền thông. Em H đọc được bài thơ này thấy hay nên đã học thuộc và mang đọc trước lớp. Trong tình huống trên, những ai sau đây vi phạm chính sách văn hóa? A. Ông X, em H.B. Ông X.C. Ông X, ông G.D. Ông G, e H. Câu 25. Anh N đào móng, đóng cọc xây nhà 5 tầng đã làm lún, nứt tường và mái nhà anh M hàng xóm. Anh M đã làm đơn đề nghị Ủy ban nhân dân phường giải quyết, yêu cầu anh N phải bồi thường thiệt hại. Ủy ban nhân dân phường đã ra quyết định yêu cầu anh N phải đền bù cho anh M số tiền 100 triệu đồng. Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Đảm bảo đời sống hợp pháp của công dân. B. Bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân. C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. D. Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của công dân. Câu 26. Anh Y viết bài có nội dung phê phán những hủ tục trong việc tổ chức lễ hội ở địa phương mình sau đó gửi đăng báo. Anh Y đã thực hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách A. văn hóa.B. giáo dục.C. khoa học.D. sáng tạo. Câu 27. Tử tù X vượt ngục vào ca trực của đại úy M. Sau ba ngày vượt ngục, X đã đến phòng trọ người yêu cũ là S nhờ mua thẻ điện thoại để liên lạc. Sau đó, X ra đường gọi taxi do anh P điều khiển nhờ anh đưa đến cửa hàng nhà bà H để mua quần áo thì bị cơ quan công an khống chế, bắt trở lại trại giam. Trong trường hợp này, những ai sau đây sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Tử tù X, bà H và chị S.B. Tử tù X, lái xe P, bà H và đại úy M. C. Tử tù X, chị S và đại úy M.D. Từ tù X, chị S, lái xe P và đai úy M. Câu 28. Số gia đình đăng kí cho con mình học trong các trường mầm non công lập tăng quá nhanh nên gây ra tình trạng quá tải cho các nhà trường. Để giải quyết thực trạng đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh S đã liên kết với doanh nghiệp Đ thành lập trường mầm non bán công, đồng thời cho phép ông G được thành lập trường mầm non tự thục chất lượng cao. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân tỉnh S đã thực hiện phương hướng cơ bản phát triển giáo dục và đào tạo nào sau đây? A. Thước đo giá trị.B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện giao dịchD. Phương tiện thanh toán. Câu 29. Bạn L làm đồ lưu niệm để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó để mua sách vở. Trong trường hợp này, tiền thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Thước đo giá trị.B. Phương tiện lưu thông. Trang 14
- C. Phương tiện giao dịch.D. Phương tiện thanh toán. Câu 30. Cửa hàng của ông N được cấp giấy phép bán thuốc tân dược. Do nhu cầu của khách hàng đối với mặt hàng sữa bột tăng cao nên ông N đã bày bán thêm mặt hàng này. Ông N đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh thuộc nội dung nào sau đây? A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. B. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh. C. Bình đẳng trong khuyến khích phát triển lâu dài. D. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. Câu 31. Gần đến ngày Phụ nữ Việt Nm 20/10, hoa hồng nhung tăng giá từ 5.000 đồng lên 20.000 đồng một bồng, hoa hồng đen tăng từ 10.000 đồng lên 50.000 đồng một bông nên các cửa hàng đã tăng cường nhập các loại hoa hồng đó để bán. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng A. thực hiện.B. thông tin.C. thừa nhận.D. điều tiết. Câu 32. Bà con nhân dân thôn X tham gia họp bàn xây dựng quy ước thôn là thực hiện hình thức dân chủ A. trực tiếp.B. tập trung.C. gián tiếp.D. đại diện. Câu 33. Nhà hàng X đã không làm đủ cỗ cưới theo hợp đồng cho khách hàng. Trong trường hợp này, nhà hàng X đã vi pham. A. dân sự.B. hình sự.C. hành chính.D. kỉ luật. Câu 34. Chị H là một người thợ may rất khéo tay, sản phẩm quần áo của chị có đường kim mũi chỉ khéo léo, mẫu mã đẹp. Khi đem sản phẩm của mình đi bán, quần áo do chị may rất được khách hàng ưa chộng, tin dùng. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng nào dưới đây với mặt hàng quần, áo của chị H? A. Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng. B. Chức năng thực hiện giá trị và giá trị sử dụng. C. Chức năng kích thích lực lượng sản xuất. D. Chức năng tiêu dùng giá trị và giá trị sử dụng. Câu 35. Khi xây nhà, anh H đã tận dụng những cột sắt của gia đình mình để làm giàn giáo nên không phải mua tre hay gỗ bạch đàn nên đã tiết kiệm được chi phí xây dựng. Trong trưởng hợp này, những thanh sắt mà anh H đã sử dụng có vai trò là A. kết cấu sản xuất.B. hệ thống bình chứa. C. tư liệu lao động.D. đối tượng lao động. Câu 36. Anh N cùng các anh chị M, L điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ cho phép, bị cảnh sát giao thông xử phạt. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính cưỡng chế của pháp luật. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực bắt buộc chung. Câu 37. Người dân tố cáo công ty Z xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường. Thanh tra môi trường đã vào cuộc điều tra và xử phạt công ty Z. Trong trường hợp này, việc xử phạt của thanh tra môi trường là thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? Trang 15
- A. Áp dụng pháp luật.B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật.D. Sử dụng pháp luật. Câu 38. Thấy chị L thưởng xuyên đi làm muộn nhưng cuối tháng vẫn được chấm công loại A và nhận khen thưởng của công ty, chị S nghi ngờ chị L có quan hệ với trưởng phòng N nên đã báo cho vợ trưởng phòng N biết. Do ghen tuông nên vợ trưởng phòng N yêu cầu nhân viên X theo dõi chị L, đồng thời yêu cầu trưởng phòng N chuyển chị L sang vị trí công tác khác. Nể vợ, trưởng phòng N đã chuyển chị L từ nhân viên văn thư sang làm công việc tạp vụ. Những ai dưới đây đã v phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động? A. Vợ chồng trưởng phòng N, nhân viên X và chị L. B. Vợ chồng trưởng phòng N và nhân viên X. C. Trưởng phòng N và chị L. D. Trưởng phòng N, nhân viên X và chị L. Câu 39. Trong thời gian hai vợ chồng anh Y chị X sống li thân, anh Y đã bàn với người yêu tên H kế hoạch tổ chức lễ cưới tại khách sạn. Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị H có ý định chiếm đoạt tài sản của gia đình, lại được em gái của chồng tên M nhiều lần xúi giục nên chị X đã nhờ anh C dùng ô tô chở đến khách sạn nơi tổ chức lễ cưới. Tại khách sạn, chị X đã lăng mạ, sỉ nhục anh Y và chị H. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân gia đình? A. Anh Y, chị X, chị H, chị M và anh C.B. Chị X, chị H, chị M và anh C. C. Anh Y, chị X, chị H và chị M.D. Anh Y, chị X và chị H. Câu 40. Bạn B thường xuyên đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật.B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật.D. Áp dụng pháp luật. Trang 16
- ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. D 2. B 3. C 4.C 5.D 6.A 7.A 8.C 9.B 10.C 11.A 12.D 13.D 14.B 15.A 16.A 17.B 18.C 19.D 20.C 21.A 22.B 23.C 24.D 25.D 26.B 27.B 28.B 29.B 30.C 31.B 32.A 33.A 34.A 35.C 36.D 37.A 38.D 39.D 40.C MÔN ĐỊA LÝ 1.B 2.B 3.C 4.C 5.C 6.D 7.C 8.D 9.B 10.D 11.B 12.C 13.C 14.B 15.B 16.C 17.C 18.C 19.B 20.D 21.B 22.C 23.B 24.C 25.C 26.C 27.C 28.A 29.C 30.D 31.B 32.D 33.D 34.B 35.A 36.C 37.D 38.B 39.C 40.B MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1.D 2. A 3. B 4. D 5. D 6. D 7. C 8. B 9. B 10. C 11. C 12. A 13. B 14. D 15. D 16. D 17. C 18. B 19. A 20. C 21. D 22. A 23. A 24. B 25. C 26. A 27. C 28. D 29. B 30. A 31. D 32. A 33. A 34. B 35. D 36. D 37. A 38. C 39. C 40. B Trang 17