Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội 12 - Đề 07 (Có đáp án)

doc 19 trang minhtam 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội 12 - Đề 07 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_khoa_hoc_xa_h.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội 12 - Đề 07 (Có đáp án)

  1. Sắp xếp theo thứ tự đúng về thời gian. A. 2, 4, 1, 3.B. 1, 4, 2, 3.C. 1, 3, 2, 4.D. 1, 2, 3, 4. Câu 21. Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là A. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. B. cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự đấu tranh giải phóng mình. C. Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. D. Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX. Câu 22. Điểm khác nhau về quy mô "bình định" miền Nam Việt Nam trong kế hoạch Xta lây - Tay lo so với kế hoạch Giôn Xơn - Mácna Mara là A. trên toàn miền Nam.B. Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. C. xung quanh Sài Gòn.D. cả miền Nam và miền Bắc. Câu 23. Tại Quốc hội Mĩ ngày 12-3-1947, Tổng thống Mĩ khẳng định A. sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ. B. Mĩ và Liên Xô cùng nhau giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. C. sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa. D. thiết lập mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với Liên Xô. Câu 24. Thực chất hành động phá hoại Hiệp định Pari của chính quyền Sài Gòn là A. thực hiện chiến lược phòng ngự "quét và giữ". B. hỗ trợ cho "chiến tranh đặc biệt tăng cường" ở Lào. C. củng cố niềm tin cho binh lính Sài Gòn. D. tiếp tục chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Nich xơn. Câu 25. Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm năm nước sáng lập ASEAN? A. Coi trọng sản xuất hàng hóa để xuất khấu, thu hút vốn, công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài. B. Phải đề ra chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm riêng của đất nước và xu thế chung của thế giới. C. Chú trọng phát triển ngoại thương, sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu. D. Cần thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh. Câu 26. Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" có nội dung cơ bản là A. kêu gọi nhân dân đứng dậy khởi nghĩa. B. kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa. C. phát động khởi nghĩa giành chính quyền. D. phát động cao trào "kháng Nhật cứu nước". Câu 27. Tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đảng ta khẳng định Việt Nam cần làm gì trước thời cơ và thách thức của xu thế toàn cầu hóa? A. Bỏ qua cơ hội, bỏ qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta. B. Bỏ qua cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta. Trang 4
  2. C. Nắm bắt cơ hội, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta. D. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới,đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta. Câu 28. So với thời kì 1930-1931, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thời kì 1936-1939 có điểm khác là A. chống đế quốc và bọn tay sai phản động. B. chống chế độ phản động ở thuộc địa và tay sai. C. chống đế quốc, chống phong kiến. D. chống chế độ phản động ở thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh. Câu 29. Trước sự bội ước của thực dân Pháp sau khi đã ký với ta Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), nhân dân ta đã làm gì để tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp? A. Tiến hành tiêu thổ để cho tiện kháng chiến lâu dài. B. Xây dựng lực lượng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa. C. Xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tốt phục vụ cuộc kháng chiến lâu dài. D. Thực hiện một cuộc tổng di chuyển các cơ quan quan trọng, nhà máy, xí nghiệp Câu 30. Âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được thể hiện trong chiến thuật" A. "tìm diệt" và "chiếm đóng". B. "trực thăng vận" và "thiết xa vận". C. dồn dân lập "ấp chiến lược". D. "tìm diệt" và "bình định" vào "vùng đất thánh Việt cộng". Câu 31. Tháng 6 - 1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm A. tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết lại đấu tranh chống Pháp. B. trang bị lí luận cách mạng. C. tổ chức thành nhóm cộng sản đoàn. D. tập hợp thanh niên yêu nước chuẩn bị đấu tranh. Câu 32. Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) một mặt đã hoàn thiện chủ trương chuyển hướng chiến lược đề ra từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939), đồng thời đã khắc phục hoàn toàn những hạn chế thiếu sót của A. cương lĩnh chính trị (2-1930). B. luận cương chính trị (10-1930). C. hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939). D. hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Đương (7-1936). Câu 33. Từ thời vua Mông-kut (Ra-ma IV trị vì 1851) cho đến cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) đã thực hiện chủ trương gì để phát triển đất nước? A. Tiến hành cải cách.B. Kêu gọi đầu tự. C. Ban bố các đạo luật phát triển kinh tế.D. Kêu gọi sự ủng hộ của Pháp. Câu 34. Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nước Mĩ 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2? A. Kinh tế Mĩ vượt xa Tây Âu và Nhật Bản. B. Kinh tế Mĩ chịu sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản. Trang 5
  3. C. Trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới. D. Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng. Câu 35. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã dẫn tới hệ quả nào? A. Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới ra đời. B. Sự thành lập Chính phủ lâm thời tư sản. C. Cục diện hai chính quyền (tư sản và vô sản) song song tồn tại. D. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 36. Ngày 15/8/1945, diễn ra sự kiện lịch sử gì đối với phát xít ở Châu Á - Thái Bình Dương? A. Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện quân Đồng Minh. B. Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, hủy diệt thành phố Hirôxima. C. Hồng quân Liên Xô đánh bại một triệu quân Quan Đông của Nhật. D. Quả bom nguyên tử thứ 2 của Mĩ thả xuống phá hủy thành phố Nagasaki. Câu 37. Cho các sự kiện sau: 1. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa. 2. Nguyễn Ái Quốc gia nhập vào Đảng Xã hội Pháp. 3. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian. A. 2, 3, 1B. 3, 2, 1C. 2, 1, 3D. 1, 2, 3 Câu 38. Sự sáng tạo và linh hoạt của Đảng khi đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam thể hiện ở chỗ A. Quyết định giải phóng miền Nam trước tháng 5 năm 1975. B. Đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm. C. Quyết định chuyển sang tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. D. Tranh thủ thời cơ, tiến công thần tốc để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân. Câu 39. Cho dữ liệu sau: Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải thay đổi mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới phải từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Chọn các dữ liệu cho sẵn để điền vào chỗ trống. A. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội toàn diện về kinh tế. B. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội toàn diện và đồng bộ. C. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội đồng bộ về kinh tế. D. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội toàn diện về chính trị. Câu 40. Theo Hiệp định sơ bộ 06/3/1946, Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia A. tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và độc lập với Liên bang Đông Dương. B. độc lập, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp. C. tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. D. độc lập, có chính phủ, nghị viện, quân đội và là thành viên của Liên bang Đông Dương. Trang 6
  4. B. PHẦN ĐỊA LÍ Câu 1. Vùng biển mà ranh giới bên ngoài của nó chính là đường biên giới quốc gia trên biển là A. lãnh hải.B. nội thủy. C. vùng tiếp giáp lãnh hải.D. vùng đặc quyền kinh tế. Câu 2. Đồng bằng ven biển miền Trung có đặc điểm là A. tạo thành một dải liên tục, mở rộng ở phần phía bắc và phía nam đồng bằng. B. bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, mở rộng ở phần giữa dải đồng bằng. C. tạo thành một dải liên tục dọc bờ biển, tương đối rộng lớn. D. phần nhiều hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Câu 3. Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn lại ở . A. dãy Hoành Sơn.B. dãy Tam Điệp. C. dãy Bạch Mã.D. khối núi cực Nam Trung Bộ. Câu 4. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra) là A. đới rừng nhiệt đới lục địa.B. đới rừng nhiệt đới gió mùa. C. đới rừng cận nhiệt gió mùa.D. đới rừng cận xích đạo gió mùa. Câu 5. Khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta có đặc điểm là A. có sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt. B. có gió Tây khô nóng hoạt động mạnh vào mùa hạ. C. có khí hậu cận xích đạo gió mùa, biên độ nhiệt năm nhỏ. D. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, các tỉnh Việt Nam giáp với Trung Quốc không phải là A. Quảng Ninh, Lào Cai.B. Điện Biên, Bắc Giang. C. Cao Bằng, Lai Châu.D. Hà Giang, Lạng Sơn. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết cao nguyên nào sau đây không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Di LinhB. Lâm ViênC. Mơ NôngD. Mộc Châu Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế có quy mô từ 10 đến 15 nghìn tỉ đồng (năm 2007) ở nước ta không phải là A. Nha TrangB. Hạ LongC. Biên HòaD. Thủ Dầu Một Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp không xuất hiện trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Việt Trì là A. chế biến nông sản.B. hoá chất, phân bón. C. dệt, may.D. sản xuất giấy, xenlulô. Câu 10. Khoảng cách đo được giữa hai thành phố trên bản đồ tỉ lệ 1 : 6.000.000 là 5 cm, điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là A. 30kmB. 300kmC. 3000kmD. 30000km Câu 11. Tác nhân của ngoại lực là A. sự đứt gãy các lớp đất đá vỏ Trái Đất. Trang 7
  5. B. sự uốn nếp các lớp đá vỏ Trái Đất. C. các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người. D. sự nâng lên hay hạ xuống của các bộ phận vỏ Trái Đất theo chiều thẳng đứng. Câu 12. Miền có frông đi qua thường mưa nhiều là do A. dọc các frông là nơi tích tụ nhiều hơi nước nên gây mưa lớn. B. mặt nghiêng của frông tiếp xúc với bề mặt Trái Đất dẫn đến không khí bị nhiễu loạn, gây ra mưa lớn. C. dọc các frông thường có gió lớn, giúp đẩy không khí lên cao, ngưng tụ thành mây, sinh ra mưa lớn. D. sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Câu 13. Các vành đai thực vật ở núi An-pơ (châu Âu) theo thứ tự từ thấp lên cao lần lượt là A. rừng hỗn hợp, cỏ và cây bụi, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao. B. rừng lá kim, rừng hỗn hợp, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao. C. cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao, rừng hỗn hợp, rừng lá kim. D. rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao. Câu 14. Cơ cấu dân số được chia thành hai loại là A. cơ cấu xã hội và cơ cấu theo tuổi. B. cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi. C. cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội. D. cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ. Câu 15. Cây lúa gạo chủ yếu phân bố ở A. miền ôn đới và cận nhiệt. B. miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa. C. miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả miền ôn đới nóng. D. miền nhiệt đới, cận nhiệt, đặc biệt là châu Á gió mùa và châu Âu. Câu 16. Đứng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp điện tử - tin học là A. LB Nga, Ấn Độ, Xin-ga-po. B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU. C. Bra-xin, Ca-na-đa, Nhật Bản. D. Pháp, Nhật Bản, Bra-xin, Ấn Độ, Mê-hi-cô. Câu 17. Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc A. trao đổi các sản phẩm dịch vụ giữa các địa phương với nhau. B. vận chuyển sản phẩm hàng hóa giữa bên bán và bên mua. C. luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng, miền. D. luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. Câu 18. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ NĂM 2015 (Đơn vị: nghìn tấn) Trang 8
  6. Vùng Năm 2000 Năm 2015 Trung du và miền núi Bắc Bộ 2468,6 3548,7 Đồng bằng sông Hồng 6586,6 6517,6 Bắc Trung Bộ 2824,0 3809,7 Duyên hải Nam Trung Bộ 1681,6 3045,4 Tây Nguyên 586,8 1209,8 Đông Nam Bộ 1679,2 1376,1 Đồng bằng sông Cửu Long 16702,7 25598,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2006, 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2007, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng lúa cả năm phân theo vùng của nước ta, năm 2015 so với năm 2000? A. Tất cả các vùng đều tăng, ngoại trừ Đông Nam Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng chậm nhất. C. Tây Nguyên tăng nhanh nhất. D. Bắc Trung Bộ tăng ít nhất. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cảng nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Kỳ HàB. Ba NgòiC. Nhật LệD. Cam Ranh Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch nào sau đây của nước ta không phải là trung tâm du lịch quốc gia (năm 2007)? A. HuếB. Đà Nẵng C. Nha TrangD. TP. Hồ Chí Minh Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ có mỏ titan? A. Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình.B. Thanh Hóa, Nghệ An. C. Nghệ An, Hà Tĩnh.D. Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế. Câu 22. . Cho biểu đồ: CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ NĂM 2015 (%) Trang 9
  7. (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng diện tích lúa cả năm phân theo vùng của nước ta, năm 2015 so với năm 2000? A. Đồng bằng sông Hồng giảm, Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ tăng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ giảm. C. Đông Nam Bộ giảm, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ tăng. D. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long tăng, Đồng bằng sông Hồng giảm. Câu 23. Sự phân bố dân cư không đều và chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc A. tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. B. sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. C. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật. D. phát triển y tế, giáo dục ở miền núi. Câu 24. Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa ở nước ta phát triển những năm gần đây là do A. nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. B. quá trình công nghiệp hóa ở nước ta được đẩy mạnh. C. nước ta thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. D. kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường. Câu 25. Điểm nào sau đây không đúng với đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền nước ta? A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.B. Sử dụng nhiều sức người. C. Năng suất lao động thấp.D. Thâm canh, chuyên môn hóa. Câu 26. Hai tỉnh có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta hiện nay là A. Bến Tre và Tiền Giang.B. Ninh thuận và Bình Thuận. C. An Giang và Đồng Tháp.D. Cà Mau và Bạc Liêu. Câu 27. Các ngành công nghiệp chuyên môn hóa sản xuất của cụm công nghiệp Việt Trì -Lâm Thao là A. cơ khí, khai thác than.B. dệt - may, điện. C. hóa chất, giầy.D. vật liệu xây dựng, phân hóa học. Câu 28. Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015 (Đơn vị: Đô la Mỹ) Năm 2010 2015 Trung Quốc 4561 8028 Nhật Bản 44508 34524 Liên bang Nga 10675 9093 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của một số quốc gia, năm 2015 so với năm 2010? Trang 10
  8. A. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Trung Quốc và Nhật Bản tăng, của Liên bang Nga giảm. B. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Liên bang Nga và Trung Quốc giảm, của Nhật Bản tăng. C. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Nhật Bản và Liên bang Nga giảm, của Trung Quốc tăng. D. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Nhật Bản, Trung Quốc và Liên bang Nga đều giảm. Câu 29. NAFTA (North American Free Trade Agreemet) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. B. Thị trường chung Nam Mĩ. C. Quỹ Liên Hợp Quốc về các hoạt động dân số. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Câu 30. Những năm gần đây, tình hình kinh tế ở Mĩ La tinh từng bước được cải thiện, biểu hiện rõ nhất là A. đã thanh toán xong nợ nước ngoài. B. tỉ trọng xuất khẩu tăng nhanh. C. tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. D. nguồn vốn đầu tư vào Mĩ La tinh tăng nhanh chóng. Câu 31. Các nước Tây Âu đã có nhiều hoạt động nhằm tăng cường quá trình liên kết ở châu Âu vào thời gian nào? A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai. B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai. D. Sắp kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 32. Ngành công nghiệp truyền thống của LB Nga không phải là A. điện tử - tin học, hàng không. B. khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xenlulô. C. năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen. D. luyện kim màu, khai thác vàng và kim cương. Câu 33. Đảo nào là một phần lãnh thổ của Trung Quốc đã tách khỏi nước này từ năm 1949, nhưng vẫn được coi là một bộ phận của Trung Quốc? A. Hải Nam.B. Đài Loan.C. Ma-ri-an.D. Thổ Chu. Câu 34. Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của các nước Đông Nam Á? A. Hệ thống giao thông được mở rộng và tăng thêm. B. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp. C. Hệ thống ngân hàng, tín dụng được phát triển và hiện đại. D. Mạng lưới dịch vụ phát triển đều khắp giữa các nước trong khu vực. Câu 35. Cho biểu đồ: Trang 11
  9. (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Căn vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng than và điện của Trung Quốc giai đoạn 2012 - 2015? A. Sản lượng than tăng, sản lượng điện giảm. B. Sản lượng than giảm, sản lượng điện tăng C. Sản lượng than và điện đều giảm. D. Sản lượng than và điện đều tăng. Câu 36. Về phương diện du lịch, nước ta được chia thành ba vùng là A. Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. B. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. C. Bắc Bộ, Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ, Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 37. Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng của vùng Bắc Trung Bộ không nhằm A. điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc. B. bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã. C. giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm. D. tạo môi trường để nuôi tôm sú quảng canh. Câu 38. Sân bay quốc tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Chu Lai.B. Đà Nẵng.C. Phù Cát.D. Cam Ranh. Câu 39. Các loại khoáng sản chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. đá vôi và than bùn.B. sét và cao lanh C. dầu khí và titanD. than bùn và cát trắng. Câu 40. Cho bảng số liệu: LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HÀNG NĂM PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn người) Chia ra Khu vực có vốn Năm Tổng số Kinh tế ngoài Nhà Kinh tế Nhà nước đầu tư nước nước ngoài Trang 12
  10. 2005 42774,9 4967,4 36694,7 1112,8 2010 49048,5 5107,4 42214,6 1726,5 2012 51422,4 5353,7 44365,4 1703,3 2015 52840,0 5185,9 45450,9 2203,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Để thể hiện cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành phần kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn.B. Biểu đồ miền.C. Biểu đồ đường.D. Biểu đồ cột. C. PHẦN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1. Nhà nước mang bản chất của giai cấp nào? A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. C. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. D. Giai cấp thống trị. Câu 2. Hàng hoá có mấy đặc trưng? A. 3B. 4C. 5D. 6 Câu 3. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân vì sao? A. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động. B. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của giai cấp công nhân. C. Nhà nước có được là thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Câu 4. Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào? A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán. B. Hàng hóa, người mua, người bán. C. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, cung cầu, giá cả. D. Người mua, người bán, cung cầu, giá cả. Câu 5. Một trong những chức năng của thị trường là gì? A. Kiểm tra hàng hóa.B. Trao đổi hàng hóa. C. Thực hiện giá trị.D. Đánh giá Câu 6. Những chức năng của thị trường là gì? A. Thông tin, điều tiết. B. Kiểm tra, đánh giá. C. Thừa nhận. D. Điều tiết, thông tin, kích thích, thừa nhận giá trị. Câu 7. Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào? A. Quy luật cung cầu.B. Quy luật cạnh tranh. Trang 13
  11. C. Quy luật giá trị.D. Quy luật kinh tế. Câu 8. Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ? A. 3 giờ.B. 4 giờ.C. 5 giờ.D. 6 giờ. Câu 9. Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất. B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị. C. Tự phát từ quy luật giá trị. D. Điều tiết trong lưu thông. Câu 10. Nội dung cốt lõi của cạnh tranh được thể hiện ở khía cạnh nào sau đây? A. Tính chất của cạnh tranh. B. Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh. C. Mục đích của cạnh tranh. D. Tính chất của cạnh tranh, các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh, mục đích của cạnh tranh. Câu 11. Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân? A. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình. B. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. C. Xây dựng gia đình hạnh phúc. D. Củng cố tình yêu lứa đôi. Câu 12. Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử nhằm mục đích: A. Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân. C. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế. D. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân. Câu 13. Chính sách quan trọng nhất của Nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển là: A. Xúc tiến các hoạt động thương mại. B. Tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng. C. Khuyến khích người dân tiêu dung. D. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp. Câu 14. Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ A. 18 tuổi.B. 15 tuổi.C. 14 tuổi.D. 16 tuổi. Câu 15. Vi phạm kỉ luật là hành vi: A. Xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước. B. Xâm phạm đến hành chính. C. Xâm phạm các quan hệ về kỉ luật lao động. D. Xâm phạm các quan hệ dân sự. Câu 16. Vi phạm pháp luật là hành vi ., bị coi là có lỗi do người có năng lực pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Trang 14
  12. A. trái PLB. vô PLC. bất hợp phápD. sai trái Câu 17. là hình thức thực hiện PL trong đó cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm: A. Thi hành pháp luậtB. Áp dụng pháp luật C. Sử dụng pháp luậtD. Tuân thủ pháp luật Câu 18. "Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân." là một nội dung thuộc A. ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín B. nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín C. khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín D. bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Câu 19. "Pháp luật qui định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nhằm ngăn chặn mọi hành vi tuỳ tiện bắt giữ người trái với qui định của pháp luật." là một nội dung thuộc A. ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân B. nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân C. bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân D. khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân Câu 20. Pháp lệnh do cơ quan nào ban hành? A. Chính phủ.B. Thủ tướng chính phủ. C. Quốc hội.D. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Câu 21. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu như thế nào? A. Các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển. B. Các dân tộc được Nhà nước và pháp luật bảo vệ. C. Các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng. D. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Câu 22. Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến: A. Quy tắc quản lí XH.B. Quy tắc kỉ luật lao động. C. Nguyên tắc quản lí hành chính.D. Quy tắc quản lí của nhà nước. Câu 23. Pháp luật là: A. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. B. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. C. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện. D. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống. Câu 24. "Tính mạng và sức khoẻ của con người được bảo đảm an toàn, không ai có quyền xâm phạm tới." là một nội dung thuộc. A. nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm B. khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm C. ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm Trang 15
  13. D. bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm Câu 25. "Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lí - chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình thông qua các đại diện do nhân bầu ra " là một nội dung thuộc A. bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử B. khái niệm quyền bầu cử, ứng cử C. nội dung quyền bầu cử, ứng cử D. ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử Câu 26. Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước PL là trách nhiệm của: A. Nhà nước và XHB. Nhà nước C. Nhà nước và công dânD. Nhà nước và PL Câu 27. Hiến pháp nước ta quy định người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân có độ tuổi là : A. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử. B. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử. C. Nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử. D. Đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử. Câu 28. Nội dung nào sau đây không phản ánh sự bình đẳng trong kinh doanh? A. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong SX. B. Xúc tiến các hoạt động thương mại. C. Sử dụng biện pháp cạnh tranh phi pháp. D. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh. Câu 29. Nhận định nào sai? Công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt A. thời hạn cư trú, nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử. B. giới tính, dân tộc, tôn giáo C. trình độ văn hoá, nghề nghiệp D. tình trạng pháp lý Câu 30. Nghi ngờ ông A lấy tiền của mình ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét, hành vi này xâm phạm quyền nào sau đây? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền nhân thân của công dân. C. Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân. Câu 31. Công nhân B đi làm muộn mười phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào. Xin mãi không được, công nhân B đã có lời lẽ xúc phạm bảo vệ nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá tức giận, công nhân B phá cổng xông vào đánh bảo vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Trang 16
  14. C. Bất khả xâm phạm về tài sản. D. Bất khả xâm phạm về đời tư. Câu 32. Anh N ép buộc vợ phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình nên vợ chồng anh thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Đa chiều.B. Truyền thông.C. Nhân thân.D. Huyết thống. Câu 33. Trường X trang bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy đạt chuẩn trong khuôn viên nhà trường là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Vận dụng pháp luật.B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật.D. Sử dụng pháp luật. Câu 34. Mặc dù bố mẹ A muốn con trở thành bác sĩ nhưng A lại đăng kí vào trường sư phạm. A đã vận dụng quyền học tập ở nội dung nào dưới đây? A. Học vượt cấp, vượt lớp.B. Học thường xuyên, liên tục. C. Học theo chỉ định.D. Học bất cứ ngành, nghề nào. Câu 35. Anh A nhờ con thay mình đi bỏ phiếu bầu cử nhưng con anh đã từ chối. Con anh A không vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. ủy quyền.B. Đại diện.C. Gián tiếp.D. Trực tiếp. Câu 36. Anh M và chị K cùng được tuyển dụng vào làm ở phòng kinh doanh của công ty X với mức lương như nhau. Sau đó do có cảm tình riêng với anh M nên giám đốc ép chị K làm thêm một phần công việc của anh M. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động? A. Nâng cao trình độ lao động.B. Cơ hội tiếp cận việc làm. C. Giữa lao động nam và lao động nữ.D. Xác lập quy trình quản lí. Câu 37. Chị T nhặt được công văn mật do giám đốc B làm rơi trên đường về nhà nên mở ra xem rồi nhờ anh P in sao để đăng tải lên mạng xã hội. Nội dung này đã được anh K chia sẻ lên trang tin cá nhân. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? A. Giám đốc B và chị T.B. Giám đốc B, chị T, anh P và anh K. C. Giám đốc B, chị T và anh P.D. Chị T và anh P. Câu 38. Thấy chị M thường xuyên đi làm muộn nhưng cuối năm vẫn nhận chế độ khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị B nghi ngờ chị M có quan hệ tình cảm với giám đốc K nên đã báo cho vợ giám đốc biết. Do ghen tuông, vợ giám đốc yêu cầu trưởng phòng P theo dõi chị M và bắt chồng đuổi việc chị. Nể vợ, giám đốc K ngay lập tức sa thải chị M. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động? A. Vợ chồng giám đốc K và trưởng phòng P. B. Giám đốc K, trưởng phòng P và chị M. C. Vợ chồng giám đốc K, trưởng phòng P và chị M. D. Giám đốc K và chị M. Câu 39. Trong quá trình giới thiệu ứng cử viên để bầu vào Hội đồng nhân dân xã X, sau phần giới thiệu ứng cử ông B đã phát biểu ý kiến và tự ứng cử vào Hội đồng nhân dân xã X. Giữa ông B và ông K trưởng ban bầu cử vốn có mâu thuẫn từ trước, ông K đã không chấp thuận quyền tự ứng cử của ông B vì ông B đang chấp hành hình phạt tù treo theo quyết định của Toà án quận V. Ông K đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào? A. Giới thiệu ứng cử.B. Tự ứng cử. Trang 17
  15. C. Bình đẳng.D. Không vi phạm. Câu 40. Ông S trồng được một vườn rau rất xanh tốt thì bị bò của ông B vào ăn và phá nát vườn rau. Quá bực tức ông S đã chặt chân bò nhà ông B. Theo anh/chị ông B đã vi phạm ngành luật nào? A. Hành chính.B. Hình sự.C. Dân sự.D. Không vi phạm. Trang 18
  16. ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. B 2. C 3. C 4. A 5. D 6. C 7. C 8.C 9. B 10. A 11. C 12. D 13. A 14. B 15. D 16. B 17. A 18. D 19. C 20. B 21. C 22.A 23. A 24. D 25. B 26. D 27. D 28. D 29. B 30. D 31. A 32. B 33. A 34. B 35. A 36. A 37. C 38. D 39. B 40. C MÔN ĐỊA LÝ 1. A 2. D 3. C 4. B 5. D 6. B 7.D 8.C 9. C 10. B 11. C 12. D 13. D 14. C 15. B 16. B 17. D 18. C 19. C 20. C 21. D 22. D 23. B 24. B 25. D 26. D 27. C 28. C 29. A 30. B 31. B 32. A 33. B 34. D 35. B 36. B 37. D 38. B 39. A 40.B MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. D 2. A 3. D 4. C 5. C 6. D 7. C 8. B 9. D 10. A 11. D 12. C 13. B 14. B 15. A 16. A 17. A 18. B 19. A 20. D 21. A 22. D 23. A 24. A 25. D 26. C 27. B 28. C 29. D 30. D 31. B 32. C 33. C 34. D 35. D 36. C 37. C 38. D 39. D 40. A Trang 19