Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội 12 - Đề 06 (Có đáp án)

doc 18 trang minhtam 02/11/2022 2980
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội 12 - Đề 06 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_khoa_hoc_xa_h.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội 12 - Đề 06 (Có đáp án)

  1. C. Đông Dương cộng sản Đảng .D. Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 14. Cách mạng Tân Hợi có điểm nào giống với Cách mạng Anh năm 1640, Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ năm 1773 và Cách mạng Pháp năm 1789? A. Là cuộc cách mạng tư sản.B. Đánh đổ giai cấp phong kiến. C. Thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.D. Do giai cấp vô sản lãnh đạo. Câu 15. Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Nava là gì? A. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn. B. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng. C. Xoay chuyển cục diện chiến tranh, trong 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. D. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Câu 16. Thời cơ “ngàn năm có một” trong cách mạng tháng Tám 1945 được xác định vào thời điểm lịch sử nào? A. Liên Xô tấn công Nhật, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. B. Liên Xô tuyên chiến với Nhật, tiêu diệt quân Quan Đông của Nhật. C. Nhật đảo chính Pháp, Pháp nhanh chóng đầu hàng Nhật. D. Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Đồng minh chưa vào Đông Dương. Câu 17. Nhiệm vụ cơ bản của Cách mạng miền Nam sau 1954 là A. chống lại cuộc chiến tranh tàn phá của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. B. tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ, Diệm. C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ, giải phóng MN thống nhất nước nhà. D. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. Câu 18. Sau khi quân Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn đã có hành động như thế nào ở miền Nam? A. Tiếp tục nhận viện trợ từ Mĩ. B. Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”. C. Không còn thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. Chấp nhận đầu hàng lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam. Câu 19. Tại sao các nước Tây Âu tham gia định ước Henxinki? A. Do Tác động của chiến tranh lạnh kết thúc. B. Vì kinh tế Tây Âu khủng hoảng. C. Do tác động của sự hòa hoãn giữa Liên Xô và Mỹ. D. Vì bức tường Béc lin đã sụp đổ. Câu 20. Sự kiện nào diễn ra trên thế giới tác động trực tiếp dẫn đến phong trào dân chủ (1936-1939)? A. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành chính sách tiến bộ cho thuộc địa. B. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới. D. Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước. Trang 3
  2. Câu 21. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 - 1941) kế thừa và phát triển điều gì từ các hội nghị Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11 - 1939), lần thứ 7 (11 - 1940)? A. Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc ở từng dân tộc trong từng nước Đông Dương và thành lập Mặt trận Việt Minh. B. Đề ra chủ trương đánh đổ đế quốc Pháp - Nhật, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập và chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản để Đông Dương. C. Đề cao nhiệm vụ giải phóng các dân tộc Đông Dương, chống đế quốc và phong kiến tay sai, làm cho Đông Dương độc lập và chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, làm cho Đông Dương độc lập và thành lập Mặt trận Phản để Đông Dương. Câu 22. Thuận lợi cơ bản nhất của miền Nam nước ta trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1975 là gì? A. Được các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ, giúp đỡ. B. Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh đã cổ vũ cách mạng nước ta. C. Mĩ rút hết quân đội về nước. D. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ sụp đổ. Câu 23. Sau khi Liên Xô tan rã, “quốc gia kế tục” là Liên bang Nga, được kế thừa A. toàn bộ những quyền lợi của Liên Xô. B. địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô tại nước ngoài. C. toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ, thành tựu và hạn chế của Liên Xô trên các mặt. D. tình trạng rối loạn về kinh tế, chính trị, xã hội. Câu 24. Khó khăn, yếu kém trong công cuộc đổi mới những năm 1986-1990 là A. năm 1988 nước ta còn phải nhập khẩu 45 vạn tấn gạo. B. hàng tiêu dùng tay dồi dào, đa dạng nhưng việc lưu thông còn gặp những khó khăn. C. Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát cao, hiệu quả kinh tế thấp. D. chưa có mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị cao. Câu 25. Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995). B. Campuchia gia nhập ASEAN (4/1999). C. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN (11/2007). D. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976). Câu 26. Hiệp ước phòng thủ Vác-sa-va, một liên minh chính trị - quân sự giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu được thành lập vào thời gian nào và mang tính chất gì? A. Thành lập vào tháng 5/1950, mang tính chất phòng thủ quốc phòng của các nước xã hội chủ nghĩa. B. Thành lập vào tháng 5/1955, mang tính chất cạnh tranh về quân sự với Mĩ và Tây Âu. C. Thành lập vào tháng 7/1955, mang tính chất chạy đua vũ trang với Mĩ và Tây Âu. D. Thành lập vào tháng 5/1955, mang tính chất phòng thủ quốc phòng của các nước xã hội chủ nghĩa. Trang 4
  3. Câu 27. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một quyết định được đánh giá là sáng suốt, kịp | thời, quyết định này mang đến thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của Tướng Võ Nguyên Giáp là A. chuyển từ “đánh chắc, tiến chắc” sang “đánh lâu dài”. B. chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. C. chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”. D. chuyển từ “đánh lâu dài” sang “đánh nhanh, thắng nhanh”. Câu 28. Trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Đông Dương hóa chiến tranh” Mĩ đã sử dụng thủ đoạn thâm độc nào gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta? A. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. B. Tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực không quân, hậu cần Mĩ. C. Dùng thủ đoạn Ngoại giao: lợi dụng mâu thuẫn Trung- Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô. D. Tiếp tục âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Câu 29. Cho các sự kiện sau: 1. Phong trào Đồng Khởi. 2. Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam. 3. Đại hội Đảng lần thứ III. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian. A. 1, 2, 3.B. 3, 1, 2.C. 1,3, 2.D. 2, 1, 3. Câu 30. Hiểu như thế nào về CNXH mang màu sắc Trung Quốc? A. Mô hình CNXH được xây dựng trên cơ sở thành lập các công xã nhân dân - đơn vị kinh tế, đồng thời là đơn vị chính trị căn bản. B. Là mô hình CNXH hoàn toàn mới, không dựa trên những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác-Lê Nin đề ra. C. Là mô hình CNXH được xây dựng trên nền tảng thống nhất, đoàn kết giữa các đảng phái chính trị. D. Là mô hình CNXH được xây dựng trên cơ sở những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và những đặc điểm lịch sử cụ thể của Trung Quốc. Câu 31. Xác định yếu tố nào thay đổi chính sách đổi nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI? A. Chủ nghĩa li khai.B. xung đột sắc tộc, tôn giáo. C. Sự suy thoái về kinh tếD. Chủ nghĩa khủng bố. Câu 32. Tại mặt trận Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương đã sử dụng chiến thuật gì để chống Pháp? A. Cử người sang thương thuyết, nghị hòa với thực dân Pháp. B. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ kinh thành Huế. C. Tập trung lực lượng chủ động tấn công Pháp. D. Tích cực thực hiện “vườn không nhà trống”. Câu 33. Một trong những cơ sở quan trọng tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta vào đầu thế kỉ XX là gì? A. Sự nảy sinh những lực lượng xã hội mới. Trang 5
  4. B. Chính sách khai thác bóc lột tàn bạo của Pháp C. Sự du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. D. Những chuyển biến trong cơ cấu nền kinh tế. Câu 34. Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930? A. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo. B. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn. C. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. D. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước. Câu 35. Điểm giống nhau giữa Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Việt Nam quốc dân đảng A. Đều là các tổ chức yêu nước theo khuynh hướng tư sản. B. Đều là các tổ chức cách mạng. C. Đều là các tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản. D. Đều là các tổ chức cộng sản. Câu 36. Đảng ta quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975 vì A. quân đội ta đã trưởng thành và đủ khả năng hoàn thành giải phóng miền Nam. B. lực lượng quân đội Sài Gòn mất hết tinh thần chiến đấu. C. quân và dân ta đã chuẩn bị đầy đủ về sức người, sức của. D. thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi. Câu 37. Đâu là chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu? A. Thỏa hiệp với Pháp để Pháp trao trả độc lập. B. Dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp. C. Cải cách kinh tế, xã hội để nâng cao đời sống nhân dân tiến tới giành độc lập. D. Phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội, tiến tới giành độc lập. Câu 38. Xuân Mậu Thân 1968, ta chủ trương mở cuộc “tổng công kích, tổng khởi nghĩa” trên toàn miền Nam vì A. so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta và mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử Tổng thống (1968). B. tinh thần, ý chí xâm lược của Mĩ giảm sút. C. sự ủng hộ to lớn của các nước XHCN với cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta. D. tình hình kinh tế, tài chính của Mỹ đang khủng hoảng nghiêm trọng. Câu 39. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự mốc thời gian: 1. Bản Tạm ước được kí. 2. Hiệp định Sơ bộ. 3. Hiệp ước Hoa – Pháp. 4. Pháp nổ súng xâm lược Nam Bộ. A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 4, 3, 2.C. 3, 1, 4, 2.D. 4, 3, 2, 1 Câu 40. Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập nên sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là gì? A. Nhà nước dân chủ nhân dân. B. Chính phủ lâm thời. C. Các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Trang 6
  5. D. Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân. B. PHẦN ĐỊA LÍ (40 câu) Câu 1. Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch (Tín Phong) và gió mùa châu Á, nên A. có nền nhiệt cao. B. chan hòa ánh sáng. C. có thảm thực vật rất đa dạng.D. khí hậu có hai mùa rõ rệt. Câu 2. Dải đồng bằng ven biển miền Trung bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do A. sông ngòi ở đây có hàm lượng phù sa nhỏ. B. Có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển. C. có nhiều cồn cát, đầm phá. D. thềm lục địa bị thu hẹp nhiều. Câu 3. Về mùa đông, từ Đà Nẵng trở vào, loại gió chiếm ưu thế là A. gió phơn Tây Nam. B. gió mùa Đông Bắc C. Tín phong bán cầu Bắc. D. Tín phòng bán cầu Nam. Câu 4. Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào) mang sắc thái của vùng khí hậu A. cận nhiệt đới gió mùa.B. cận xích đạo gió mùa. C. nhiệt đới lục địa nửa khô hạn.D. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Câu 5. Đặc điểm địa hình cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là A. đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi hướng vòng cung. B. các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. C. gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan. D. các dãy núi xen kẽ các thung lũng sống theo hướng tây bắc - đông nam. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết trong số 10 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Cam-pu-chia, không có tỉnh nào sau đây? A. Kon Tum.B. . Kiên Giang.C. Long An.D. Lâm Đồng. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết ngọn núi cao trên 2000m nào sau đây không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Pu Tha Ca.B. Phu Hoạt.C. Pu Si Lung.D. Phu Xai Lai Leng. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết các trung tâm kinh tế nào sau đây có quy mô từ 10 đến 15 nghìn tỉ đồng (năm 2007)? A. Nha Trang, Thủ Dầu Một, Thái Nguyên.B. Thủ Dầu Một, Quy Nhơn, Hạ Long. C. Hạ Long, Nha Trang, Thủ Dầu Một.D. Nha Trang, Hạ Long, Long Xuyên. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh, thành phố có số lượng gia cầm trên 9 triệu con ở nước ta (năm 2007) là A. Hà Nội, Thanh Hóa, Sơn La, Bắc Giang. B. Hà Nội, Nghệ An, Đắk Lắk, Thanh Hóa. C. Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang. Trang 7
  6. D. Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Đà Nẵng, Phan Thiết.B. Nha Trang, Quảng Ngãi. C. Đà Nẵng, Nha Trang.D. Đà Nẵng, Quy Nhơn. Câu 11. Kí hiệu của bản đồ dùng để A. thể hiện nội dung của các bản đồ. B. thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. C. thể hiện sự phong phú của các đối tượng địa lí trên bản đồ. D. thể hiện độ lớn, nhỏ của các đối tượng địa lí trên bản đồ. Câu 12. Vận động theo phương nằm ngang A. sinh ra các hiện tượng biển tiến và biển thoái. B. xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn. C. làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia. D. đang làm cho vùng phía bắc của Thụy Điển và Phần Lan nâng lên, trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan lại bị hạ xuống. Câu 13. Dưới các cao áp cận chí tuyến thường có những hoang mạc lớn là do A. có ít gió ẩm thổi đến các khu áp cao cận chí tuyến nên có rất ít mưa. B. đây là khu vực nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, rất nóng và khô hạn. C. các khu áp cao cận chí tuyến thường nằm sâu trong lục địa nên ít mưa. D. không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi nên không mưa. Câu 14. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là A. tượng quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm. B. hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở cùng thời điểm. C. sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. D. sự chênh lệch giữa số người xuất cự và nhập cư. Câu 15. Cây trồng được phân thành các nhóm: cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, dựa vào A. thời gian sinh trưởng và phát triển.B. điều kiện sinh thái nông nghiệp. C. trung tâm phát sinh cây trồng.D. giá trị sử dụng. Câu 16. Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử - tin học có thể phân thành các nhóm A. máy tính, thiết bị công nghệ, linh kiện điện tử, phần mềm. B. linh kiện điện tử, máy tính, điện thoại, thiết bị công nghệ. C. thiết bị công nghệ, phần mềm, linh kiện điện tử, các vi mạch. D. máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông. Câu 17. Thị trường hoạt động theo quy luật . A. cạnh tranh.B. khả năng mua.C. sức bán.D. cung và cầu. Câu 18. Gần 1/2 số sân bay quốc tế nằm ở A. Nhật Bản và Bắc Mĩ.B. Hoa Kì và Tây Âu Trang 8
  7. C. Tây Âu và Trung Quốc.D. LB Nga và Bắc Mĩ. Câu 19. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ NĂM 2015 (Đơn vị: nghìn ha) Vùng Năm 2000 Năm 2015 Trung du và miền núi Bắc Bộ 687,1 726,8 Đồng bằng sông Hồng 1212,6 1068,4 Bắc Trung Bộ 695,0 701,5 Duyên hải Nam Trung Bộ 422,5 519,0 Tây Nguyên 176,8 237,5 Đông Nam Bộ 526,5 273,3 Đồng bằng sông Cửu Long 3945,8 4304,1 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2006, 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2007, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích lúa cả năm phân theo vùng của nước ta, năm 2015 so với năm 2000? A. Diện tích lúa cả năm của tất cả các vùng đều tăng. B. Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh nhất. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng ít nhất. D. Bắc Trung Bộ tăng chậm nhất. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa lớn nhất nước ta (năm 2007)? A. Hà Nội.B. . Đồng Nai.C. Bình Dương.D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mỏ sét, cao lanh là A. Cà Mau.B. An Giang.C. Kiên Giang.D. Hậu Giang. Câu 22. Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ ở nước ta, năm 2015 so với năm 2010? A. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa mùa và lúa đông xuân giảm. B. Lúa mùa, lúa hè thu và thu đông giảm, lúa đông xuân tăng. C. Lúa đông xuân và lúa mùa tăng, lúa hè thu và thu đông giảm. Trang 9
  8. D. Lúa đông xuân, lúa hè thu và thu đông tăng, lúa mùa giảm. Câu 23. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện ở A. dân số thành thị giảm, dân số nông thôn tăng. B. dân số thành thị tăng, dân số nông thôn giảm. C. dân số nông thôn giảm, dân số thành thị không đổi. D. dân số thành thị tăng, dân số nông thôn không đổi. Câu 24. trình đô thị hóa ở nước ta nảy sinh hậu quả là A. cạn kiệt tài nguyên.B. ô nhiễm môi trường. C. đói nghèo gia tăng.D. giá trị văn hóa bị xâm hại. Câu 25. Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới nước ta là A. phải đảm bảo được sự ổn định cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. B. tạo điều kiện để các tập đoàn cây, con phân bố trên khắp các vùng kinh tế. C. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả, ). D. tiếp tục khai hoang, mở rộng diện tích đất đai đồi núi và đồng bằng làm nông nghiệp. Câu 26. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta là A. đường bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. B. dọc bờ có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. C. vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú, với nhiều loài đặc sản. D. ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế. Câu 27. Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015 (Đơn vị: Đô la Mỹ) Năm 2010 2015 Hoa Kì 48374 56116 Nhật Bản 44508 34524 Liên Bang Nga 10675 9093 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của một số quốc gia, năm 2015 so với năm 2010? A. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Liên bang Nga giảm, của Hoa Kì và Nhật Bản tăng. B. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Hoa Kỳ tăng, của Nhật Bản và Liên bang Nga giảm. C. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Nhật Bản giảm, của Hoa Kỳ và Liên bang Nga tăng. D. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Liên bang Nga, Nhật Bản và Hoa Kì đều giảm. Trang 10
  9. Câu 28. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu là biểu hiện của A. thương mại thế giới phát triển mạnh. B. thị trường tài chính quốc tế mở rộng. C. đầu tư nước ngoài tăng nhanh. D. các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Câu 29. Các nước Mĩ La-tinh phát triển kinh tế chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì là do A. duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài. B. các thế lực thiên chúa giáo cản trở sự phát triển xã hội. C. nợ nước ngoài nhiều cao hơn GDP, thiếu vốn sản xuất, trình độ dân trí thấp. D. chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế – xã hội độc lập, tự chủ. Câu 30. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp Hoa Kì là A. nông trường quốc doanh.B. hộ gia đình. C. trang trại.D. hợp tác xã. Câu 31. Ý nào sau đây không đúng với nước Nga sau khi Liên Xô tan rã (cuối năm 1991 trở đi)? A. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.B. Sản lượng các ngành kinh tế giảm. C. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khănD. Tình hình chính trị, xã hội ổn định. Câu 32. Phần phía đông Trung Quốc giáp biển, mở rộng ra A. Thái Bình Dương.B. Đại Tây Dương. C. Ấn Độ Dương.D. Bắc Băng Dương. Câu 33. Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch ngày càng rõ nét, theo hướng A. từ nền kinh tế dịch vụ sang nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp. B. từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế nông nghiệp và dịch vụ. C. ừ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. D. từ nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Câu 34. Cho biểu đồ: Trang 11
  10. Căn vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng dầu mỏ và khí tự nhiên của Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2015? A. Dầu mỏ tăng, khí tự nhiên giảm.B. Dầu mỏ giảm, khí tự nhiên tăng. C. Dầu mỏ tăng nhanh hơn khí tự nhiên.D. Dầu mỏ và khí tự nhiên đều tăng. Câu 35. Vật liệu xây dựng, phân hóa học là chuyên môn hóa của cụm công nghiệp A. Đông Anh - Thái Nguyên.B. Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả. C. Đáp Cầu - Bắc Giang.D. Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa. Câu 36. Du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay nhờ A. hình thành các tuyến – điểm du lịch.B. có tiềm năng du lịch phong phú. C. làm tốt quy hoạch các vùng du lịch. D. chính sách Đổi mới của Nhà nước. Câu 37. Loại rừng chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là A. rừng sản xuấtB. rừng ngập mặnC. rừng phòng hộD. rừng đặc dụng. Câu 38. Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không phải nhằm A. tăng vai trò trung chuyển của Duyên hải miền Trung. B. giúp đẩy mạnh giao lưu giữa các tỉnh của vùng với thành phố Đà Nẵng. C. giúp đẩy mạnh giao lưu của vùng với Thành phố Hồ Chí Minh. D. góp phần phân bố lại các cơ sở kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 39. Thực vật chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. rừng tre nứa và rừng ngập mặn.B. rừng ngập mặn và rừng tràm. C. rừng phòng hộ và rừng ngập mặn.D. rừng đặc dụng và rừng rừng tre nứa. Câu 40. Cho bảng số liệu: LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2015 (Đơn vị: nghìn người) Năm 2005 2010 2012 2015 Thành thị 11461,4 14106,6 15885,7 16910,9 Nông thôn 33443,1 36286,3 36462,3 37073,3 Tổng số 44904,5 50392,9 52348,0 53984,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Để thể hiện cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân thành thị và nông thôn ở nước ta trong giai đoạn 2005 – 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ trònB. Biểu đồ miền C. Biểu đồ đường.D. Biểu đồ cột ghép. C. PHẦN GIÁO DỤC CÔNG DÂN (40 câu) Câu 1. Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào? Trang 12
  11. A. Nhu cầu của mọi người.B. Nhu cầu của người tiêu dùng. C. Nhu cầu có khả năng thanh toán.D. nhu cầu tiêu dùng hàng hoá. Câu 2. Trong nền sản xuất hàng hoá mục đích của sản xuất là gì? A. Để tiêu dùngB. Để bán C. Để trưng bày.D. Để tiêu dùng, để bán. Câu 3. Khái niệm tiêu dùng được hiểu như thế nào? A. Tiêu dùng cho sản xuất. B. Tiêu dùng cho đời sống cá nhân. C. Tiêu dùng cho gia đình. D. Tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùng cho đời sống cá nhân. Câu 4. Trường hợp nào sau đây được gọi là cầu? A. Anh A muốn mua xe máy thanh toán trả góp. B. Ông B cần mua xe đạp hết 1 triệu đồng vào tháng 8/2017. C. Chị C muốn mua ô tô nhưng chưa có tiền. D. Ông N muốn mua máy bay riêng. Câu 5. Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật làn thứ nhất là gì? A. ĐiệnB. Máy tính.C. Máy hơi nước.D. Xe lửa. Câu 6. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất ứng dụng vào lĩnh vực nào? A. Nông nghiệp.B. Sản xuất.C. Dịch vụ.D. Kinh doanh. Câu 7. Nước ta hiện nay có bao nhiêu thành phần kinh tế? A. 3B. 4C. 5D. 6 Câu 8. Kinh tế nhà nước có vai trò như thế nào? A. Cần thiếtB. Chủ đạo.C. Then chốt.D. Quan trọng. Câu 9. Thành phần kinh tế tư nhân có cơ cấu như thế nào? A. Kinh tế các thể tiểu chủ, kinh tế tư nhân. B. Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể. C. Kinh tế có thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. D. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản. Câu 10. Sự thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội theo chiều hướng nào? A. Từ thấp đến cao.B. Từ cao đến thấp. C. Thay đổi về trình độ phát triểnD. Thay đổi về mặt xã hội. Câu 11. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi từ chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác là gì? A. Kinh tế.B. Chính trị.C. Văn hóa.D. Tư tưởng Câu 12. Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là. A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp C. những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra Trang 13
  12. Câu 13. Việc cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước được cụ thể hóa qua văn bản luật nào sau đây? A. Luật dân sự. B. Luật thuế thu nhập cá nhân. C. Luật lao động.D. Luật sở hữu trí tuệ. Câu 14. Cá nhân, tổ chức thi hành PL tức là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà PL A. Quy định làm.B. Cho phép làm. C. Quy định.D. Quy định phải làm. Câu 15. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước là một nội dung thuộc: A. Bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. B. Khái niệm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. C. Ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Câu 16. Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm thuộc hình thức nào? A. Tuân thủ pháp luật.B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luậtD. Áp dụng pháp luật. Câu 17. Vai trò của PL đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện: A. Chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế. B. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống XH. C. chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. D. Trong lĩnh vực văn hóa. Câu 18. Chị C bị bắt về tội vu khống và tội làm nhục người khác, trong trường hợp này chị C phải chịu trách nhiệm: A. Hình sựB. Hành chínhC. Dân sựD. Kỉ luật Câu 19. Trong hàng loạt quy phạm PL luôn thể hiện các quan niệm về có tính chất phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ XH. A. Khoa họcB. Văn hóaC. Giáo dụcD. Đạo đức Câu 20. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì? A. Hôn nhânB. Li thânC. Li hônD. Hòa giải Câu 21. Điền vào chỗ trống: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành mà nhà nước là đại diện. A. phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân B. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền C. phù hợp với các quy phạm đạo đức D. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân Câu 22. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ: A. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình. B. Quyền và nghĩa vụ của mình Trang 14
  13. C. Lợi ích kinh tế của mình. D. Các quyền của mình Câu 23. Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế- XH của đất nước? A. ThuếB. Tỉ giá ngoại tệ. C. Lãi suất ngân hàng.D. Tín dụng Câu 24. Nam công dân từ 18 đến 27 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Sử dụng pháp luật.B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật.D. Thi hành pháp luật. Câu 25. Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là bao nhiêu? A. 23/5/1993. B. 21/5/1990. C. 22/5/1995. D. 23/5/1994 Câu 26. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì? A. Sức lao động, Công cụ lao động, tư liệu lao động. B. Sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất. C. Sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động. D. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. Câu 27. Thế nào là vi phạm hình sự? A. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.B. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. C. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.D. Hành vi nguy hiểm cho xã hội Câu 28. Lực lượng quyết định dẫn đến sự thay đổi của chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác là lực lượng nào sau đây? A. Phương thức sản xuất.B. Lực lượng sản xuất. C. Quan hệ sản xuất.D. Công cụ lao động Câu 29. Chị D dùng 200 ngàn VND để mua 1kg thịt bò, trong trường hợp này tiền thể hiện chức năng nào? A. Thước đo giá trị.B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ.D. Tiền tệ quốc tế. Câu 30. Ông A chủ cửa hàng X đăng kí kinh doanh quần áo nhưng ông đã lợi dụng trá hình bán ma tuý cho một số con nghiện. Trong trường hợp này ông A đã vi phạm. A. bình đẳng trong kinh doanh.B. luật hình sự C. luật hành chính.D. luật Dân sự Câu 31. Gần đến ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, hoa hồng nhung tăng giá từ 5.000 đồng lên 20.000 đồng một bông hoa hồng đen tăng từ 10.000 đồng lên 50.000 đồng một bông nên các cửa hàng đã tăng cường nhập các loại hoa hồng đó để bán. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng A. thực hiệnB. thông tin C. thừa nhậnD. điều tiết Câu 32. Bà con nhân dân thôn X tham gia họp bàn xây dựng quy ước thôn là thực hiện hình thức dân chủ A. trực tiếpB. tập trungC. gián tiếpD. đại diện Trang 15
  14. Câu 33. Nhà hàng X đã không làm đủ cỗ cưới theo đơn hợp đồng cho khách hàng. Trong trường hợp này, nhà hàng X đã vi phạm A. dân sự. B. hình sự.C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 34. Chị H là một người thợ may rất khéo tay, sản phẩm quần áo của chị có đường kim mũi chỉ khéo léo, mẫu mã đẹp. Khi đem sản phẩm của mình đi bán, quần áo do chị may rất được khách hàng ưa chuộng, tin dùng. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng nào dưới đây với mặt hàng quần, áo của chị H? A. Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng. B. Chức năng thực hiện giá trị và giá trị sử dụng. C. Chức năng kích thích lực lượng sản xuất. D. Chức năng tiêu dùng giá trị và giá trị sử dụng. Câu 35. Khi xây nhà, anh H đã tận dụng những cột sắt của gia đình mình để làm giàn giáo nên không phải mua tre hay gỗ bạch đàn nên đã tiết kiệm được chi phí xây dựng. Trong trường hợp này, những thanh sắt mà anh H đã sử dụng có vai trò là A. kết cấu sản xuất.B. hệ thống bình chứa. C. tư liệu lao độngD. đối tượng lao động. Câu 36. Anh N cùng các chị M, L điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ cho phép, bị cảnh sát giao thông xử phạt. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính cưỡng chế của pháp luật. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực bắt buộc chung. Câu 37. Người dân tố cáo công ty Z xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường. Thanh tra môi trường đã vào cuộc điều tra và xử phạt công ty Z. Trong trường hợp này, việc xử phạt của thanh tra môi trường là thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Áp dụng pháp luậtB. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật.D. Sử dụng pháp luật Câu 38. Thấy chị L thường xuyên đi làm muộn nhưng cuối tháng vẫn được chấm công loại A và nhận khen thưởng của công ty, chị S nghi ngờ chị L có quan hệ với trưởng phòng N nên đã báo cho vợ trưởng phòng N biết. Do ghen tuông nên vợ trưởng phòng N yêu cầu nhân viên X theo dõi chị L, đồng thời yêu cầu trưởng phòng N chuyển chị L sang vị trí công tác khác. Nể vợ, trưởng phòng N đã chuyển chị L từ nhân viên văn thư sang làm công việc tạp vụ. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động? A. Vợ chồng trưởng phòng N, nhân viên X và chị L. B. Vợ chồng trưởng phòng N và nhân viên X C. Trưởng phòng N và chị L. D. Trưởng phòng N, nhân viên X và chị L. Câu 39. Trong thời gian hai vợ chồng anh Y chị X sống li thân, anh Y đã bàn với người yêu tên H kế hoạch tổ chức lễ cưới tại khách sạn. Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị H có ý định chiếm đoạt tài sản của gia đình, lại được em gái của chồng tên M nhiều lần xúi giục nên chị X đã nhờ anh C dùng ô tô chở đến Trang 16
  15. khách sạn nơi tổ chức lễ cưới. Tại khách sạn, chị X đã lăng mạ, sỉ nhục anh Y và chị H. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh Y, chị X, chị H, chị M và anh Y. B. Chị X, chị H, chị M và anh Y. C. Anh Y, chị X, chị H và chị M. D. Anh Y, chị X và chị H. Câu 40. Bạn B thường xuyên đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật.B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật.D. Áp dụng pháp luật. Trang 17
  16. ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. MÔN ĐỊA LÝ 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. Trang 18