Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội 12 - Đề 05 (Có đáp án)

doc 18 trang minhtam 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội 12 - Đề 05 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_khoa_hoc_xa_h.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội 12 - Đề 05 (Có đáp án)

  1. C. Kết thúc thời kỳ phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. D. chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Câu 21. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam chuyển từ thể giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. “Đồng khởi”.B. Chiến thắng Vạn Tường. C. Chiến thắng Ấp Bắc.D. Chiến thắng Bình Giã. Câu 22. Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi đối với cuộc đấu tranh giành độc lập các nước Đông Nam Á vào giữa tháng 8-1945? A. Quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. D. Quân Đồng minh đánh thắng phát xít Đức. Câu 23. Những cải cách ở Xiêm (Thái Lan) từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo khuôn mẫu từ A. các nước phương Đông.B. các nước phương Tây. C. Trung Quốc.D. tự xây dựng. Câu 24. Điểm khác biệt lớn nhất giữa cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam so với lần thứ nhất là A. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào tất cả các ngành kinh tế Việt Nam. B. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào giao thông vận tải của Việt Nam. C. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam. D. đầu tư vào phát triển văn hóa và ổn định chính trị ở Việt Nam. Câu 25. Nội dung đường lối đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là A. thay đổi toàn bộ mục tiêu chiến lược. B. đổi mới lần lượt trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. C. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới chính trị. D. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế. Câu 26. Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt là A. chiến tranh thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu. B. có quân đội Sài Gòn làm chủ lực. C. chiến tranh thực dân. D. chiến tranh tổng lực. Câu 27. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) giành thắng lợi do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là A. toàn dân đoàn kết dũng cảm chiến đấu. B. sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và của nhân dân tiến bộ trên thế giới. C. có sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. D. tình đoàn kết chiến đấu giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Câu 28. Ý nghĩa của chiến thắng Xtalingrat ngày 2/2/1943 là Trang 4
  2. A. lực lượng của phe trục bị quyét sạch khỏi Châu Âu. B. buộc Mỹ và Anh phải mở “Mặt trận thứ hai”, đổ bộ lên đất Pháp. C. tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh thế giới, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên khắp các mặt trận. D. đất nước Liên Xô hoàn toàn được giải phóng khỏi phát xít Đức. Câu 29. Các số liệu sau đây, số liệu nào đúng nhất? A. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 16 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. B. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 50 cuộc đấu tranh của nông dân, 20 cuộc đấu tranh của công nhân, 8 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. C. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 30 cuộc đấu tranh của nông dân, 40 cuộc đấu tranh của công nhân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. D. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 16 cuộc đấu tranh của nông dân 34 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học và dân nghèo thành thị. Câu 30. Tôn chỉ, mục đích của Việt Nam Quang phục hội thể hiện rõ sự ảnh hưởng của A. cuộc Duy tân Minh Trị - Nhật Bản (1868). B. cách mạng Tân Hợi – Trung Quốc (1911). C. cuộc Duy tân Mậu Tuất – Trung Quốc (1898). D. cuộc cải cách của Xiêm (1868). Câu 31. Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc có viết: “Hỡi quốc dân đồng bào ! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục.”. Đoạn trích trên cho biết A. thời cơ cách mạng đã chín muồi.B. thời cơ cách mạng đang đến gần. C. thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.D. Cách mạng tháng Tám đã thành công. Câu 32. Hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta đã được hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) xác định như thế nào? A. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. C. Đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang. D. Khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa. Câu 33. Bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là A. xây dựng khối đoàn kết toàn trong Đảng.B. phát huy vai trò của cá nhân. C. vượt qua thách thức, đẩy lùi nguy cơ.D. phát huy vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Câu 34. Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930? A. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. B. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo. C. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước. D. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn. Trang 5
  3. Câu 35. Vì sao vào những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản? A. Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở châu Á lúc bấy giờ đánh thắng đế quốc Nga. B. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa nhờ cuộc duy tân Minh Trị. C. Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á giữ được độc lập một cách tuyệt đối. D. Nhật Bản là nước châu Á duy nhất trở thành nước đế quốc và tiến hành chiến tranh xâm lược, tranh giành thuộc địa với các nước phương Tây. Câu 36. Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng nào sau đây trong giai đoạn 1945-1973? A. Cách mạng công nghiệp.B. Cách mạng khoa học-kĩ thuật. C. Cách mạng trắng.D. Cách mạng chất xám. Câu 37. Các nhân tố nào tác động đến phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX? A. Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, các thành phần kinh tế mới, tác động của các luồng tư tưởng từ bên ngoài vào. B. Tinh thần yêu nước, thương dân của các sĩ phu tiến bộ; sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản. C. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội của Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. D. Tinh thần yêu nước, thương dân của các sĩ phu tiến bộ, tác động của các luồng tư tưởng từ bên ngoài vào. Câu 38. Chiến tranh lạnh chấm dứt tác động như thế nào đến tình hình các nước Đông Nam Á? A. Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương được trở nên hòa dịu. B. Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á C. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. D. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh. Câu 39. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì? A. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. B. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc - Nam. D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 40. Người ta lấy năm 1917 là mốc mở đầu cho lịch sử thế giới hiện đại vì A. phát xít Đức, Áo, Hung, I-ta-li-a bị tiêu diệt. B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước vào giai đoạn kết thúc. C. tháng 4/1917, Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất làm thay đổi cục diện của cuộc chiến tranh. D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) nổ ra thành công, mở ra một thời kì mới cho lịch sử nhân loại - thời kì xã hội chủ nghĩa. B. PHẦN ĐỊA LÍ (40 câu) Câu 1. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển nên thảm thực vật của nước ta A. rất đa dạng về giống loài.B. đa dạng về nguồn gen quý hiếm. Trang 6
  4. C. bốn mùa xanh tốt.D. có nhiều tầng cây thân gỗ. Câu 2. Nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên là do A. gió mùa Tây Nam.B. gió mùa Đông Bắc. C. Tín phong bán cầu Bắc.D. gió phơn Tây Nam. Câu 3. Đặc điểm về nhiệt độ và biên độ nhiệt của khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào) là A. nhiệt độ trung bình năm trên 200C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn. B. nhiệt độ trung bình năm trên 200C, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. C. nhiệt độ trung bình năm trên 250C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn. D. nhiệt độ trung bình năm trên 250C, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. Câu 4. Một trong những đặc điểm nổi bật về địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là A. các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. B. có cấu trúc địa chất – địa hình khá phức tạp. C. đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi hướng vòng cung. D. miền duy nhất có địa hình cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Biển Đông? A. Nam Định.B. Phú Yên.C. Bình Thuận.D. Hậu Giang. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết sống nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Sông ChảyB. Sông Thương.C. Sông Gianh.D. Sông Lục Nam. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang, Trà Lĩnh, Móng Cái, Thanh Thủy lần lượt thuộc về các tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh. B. Điện Biên, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang. C. Điện Biên, Hà Giang, Quảng Ninh, Cao Bằng. D. Điện Biên, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp nào sau đây ở nước ta không có ngành sản xuất giấy, xenlulô? A. Hà Nội.B. Quảng Ngãi.C. Đà Nẵng.D. Việt Trì. Câu 9. Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ chúng ta cần dựa vào A. bảng chú giải trên bản đồ. B. các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ. C. hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ. D. hệ thống các đường kinh, vĩ tuyến trên bản đồ. Câu 10. Hiện tượng biển tiến, biển thoái là kết quả A. sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. B. của vận động nâng lên và hạ xuống. C. vận động của vỏ Trái Đất theo phương nằm ngang. Trang 7
  5. D. của các thời kì có lượng mưa lớn hoặc có lượng bốc hơi nước lớn. Câu 11. Gió Mậu dịch có hướng A. tây bắc ở bán cầu Bắc và tây nam ở bán cầu Nam. B. đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam. C. tây nam ở bán cầu Bắc và đông bắc ở bán cầu Nam. D. đông nam ở bán cầu Bắc và đông bắc ở bán cầu Nam. Câu 12. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua các yếu tố A. nhiệt độ, gió, nước và ánh sáng. B. nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió và ánh sáng. C. nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. D. nhiệt độ, khí áp, độ ẩm không khí và ánh sáng. Câu 13. Yếu tố nào sau đây đã làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới giảm? A. Các thiên tai xảy ra ngày càng nhiều. B. Sự gia tăng chiến tranh ở nhiều nước. C. Phong tục tập quán lạc hậu. D. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật. Câu 14. Một đòi hỏi quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp là việc hiểu và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên, bởi vì A. quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai. B. trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa. C. con người không thể nào làm cản trở hoặc thay đổi được sự phát triển của tự nhiên. D. Các cây trồng và vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động rất nhiều của quy luật tự nhiên. Câu 15. Ngành công nghiệp nào sau đây được coi thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới? A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp cơ khí C. Công nghiệp điện tử - tin học. D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 16. Cảng lớn nhất thế giới (tính đến năm 2002) là A. Mác-xây (Pháp).B. Rôt-tec-đam (Hà Lan). C. Cô-bê (Nhật Bản).D. Niu I-ooc (Hoa Kỳ). Câu 17. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ NĂM 2015 (Đơn vị: nghìn tấn) Vùng Năm 2000 Năm 2015 Trang 8
  6. Trung du và miền núi Bắc Bộ 3122,8 5485,0 Đồng bằng sông Hồng 6867,9 6933,2 Bắc Trung Bộ 3051,7 4364,6 Duyên hải Nam Trung Bộ 1753,2 3420,0 Tây Nguyên 907,1 2505,4 Đông Nam Bộ 2081,5 1868,4 Đồng bằng sông Cửu Long 16754,7 25817,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2006, 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2007, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng lương thực có hạt phân theo vùng của nước ta, năm 2015 so với năm 2000? A. Sản lượng lương thực có hạt tất cả các vùng đều tăng. B. Đồng bằng sông Hồng tăng chậm nhất. C. Duyên hải Nam Trung Bộ tăng nhanh nhất. D. Tây Nguyên tăng ít nhất. Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết vườn quốc gia nào sau đây không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Cát Tiên.B. Kon Ka Kinh.C. Núi Chúa.D. Vũ Quang. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết các di sản văn hóa thế giới nào sau đây là của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Di tích Mỹ Sơn, Thành nhà Hồ.B. Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An. C. Phố Cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn.D. Di tích Mỹ Sơn, Ba Tơ. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, các loại khoáng sản có ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. sét, cao lanh, bôxit, than bùn, đá vôi xi măng. B. đá vôi xi măng, đá axít, sét, cao lanh, titan. C. đá axít, sét, cao lanh, đá vôi xi măng, than bùn. D. đá vôi xi măng, than nâu, đá axít, sét, cao lanh. Câu 21. Cho biểu đồ: Trang 9
  7. Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng lúa đông xuân, lúa hè thu và thu đông, lúa mùa của nước ta giai đoạn 2005 – 2015? A. Sản lượng lúa mùa tăng chậm nhất. B. Sản lượng lúa mùa tăng ít nhất. C. Sản lượng lúa đông xuân tăng nhiều nhất. D. Sản lượng lúa hè thu và thu đông tăng nhanh nhất. Câu 22. Vùng có mật độ dân số trung bình cao nhất ở nước ta (năm 2006) là A. Đông Nam Bộ.B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng.D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 23. Vùng có số lượng đô thị ít nhất ở nước ta (năm 2006) là A. Tây Nguyên.B. Đông Nam Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ.D. Bắc Trung Bộ. Câu 24. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta được khai thác tốt hơn không phải nhờ vào việc A. đẩy mạnh hoạt động vận tải. B. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất. C. áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến. D. sử dụng các công nghệ bảo quản nông sản. Câu 25. Nơi thuận lợi để nuôi thả cá, tôm nước ngọt ở nước ta là A. rừng ngập mặn.B. đầm phá.C. ao hồ.D. bãi triều. Câu 26. Các ngành công nghiệp chuyên môn hóa của hướng Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả là A. hóa chất, giấy, cơ khí. B. cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng. C. dệt – may, điện, vật liệu xây dựng. D. vật liệu xây dựng, phân hóa học, luyện kim. Câu 27. Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015 (Đơn vị: Đô la Mỹ) Năm 2010 2015 Hoa Kì 48374 56116 Trung Quốc 4561 8028 Liên Bang Nga 10675 9093 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của một số quốc gia giai đoạn 2010 – 2015? A. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Trung Quốc tăng nhanh hơn Hoa Kì. Trang 10
  8. B. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Hoa Kì tăng ít hơn Trung Quốc. C. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Hoa Kì luôn lớn nhất, của Trung Quốc luôn nhỏ nhất. D. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng, của Liên bang Nga giảm. Câu 28. Lĩnh vực chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong đầu tư nước ngoài là A. công nghiệp.B. nông nghiệp. C. dịch vụ.D. tài chính, ngân hàng. Câu 29. Dân cư đô thị Mỹ La tinh đông là vì A. công nghiệp phát triển mạnh ở các đô thị. B. điều kiện sống của dân cư đô thị cao. C. quá trình công nghiệp và đô thị hóa diễn ra sớm. D. dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm. Câu 30. Trong cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kì năm 2004, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là A. dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp.B. công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. C. dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp.D. nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Câu 31. Phần lớn lãnh thổ LB Nga nằm trong vành đai khí hậu A. cận nhiệt.B. ôn đới.C. cực đới.D. cận cực. Câu 32. Các loại cây công nghiệp được trồng phổ biến ở Nhật Bản là A. mía, lạc, thuốc lá.B. chè, thuốc lá, dâu tằm. C. cao su, hồ tiêu, chè.D. dâu tằm, bông, cà phê. Câu 33. Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản là do A. nằm trong vành đai sinh khoáng. B. nằm ở vị trí tiếp giáp với biển. C. nằm ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới. D. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật. Câu 34. Cho biểu đồ: Trang 11
  9. Căn vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng dầu mỏ và điện của Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2015? A. Sản lượng dầu mỏ giảm, sản lượng điện tăng. B. Sản lượng dầu mỏ tăng, sản lượng điện giảm. C. Sản lượng dầu mỏ tăng nhanh hơn sản lượng điện. D. Sản lượng dầu mỏ và điện đều tăng. Câu 35. Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 1 bao gồm A. các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh. C. các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh. D. các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 36. Hai di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam là A. vịnh Hạ Long và hồ Ba Bể. B. vịnh Hạ Long và Phong Nha - Kẻ Bàng. C. vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà. D. vịnh Hạ Long và vườn quốc gia Cúc Phương. Câu 37. Lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu nông nghiệp (theo nghĩa rộng) của vùng Bắc Trung Bộ theo không gian lần lượt là A. lâm - ngư nghiệp - nông nghiệp.B. ngư nghiệp - nông - lâm nghiệp. C. nông - lâm - ngư nghiệp.D. lâm - nông - ngư nghiệp. Câu 38. Các nhà máy thủy điện của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Hàm Thuận - Đa Mi, Trị An, Thác Mơ, Yali. B. Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận - Đa Mi, A Vương. C. Hàm Thuận – Đa Mi, Thác Bà, Trị An, Sông Hinh. D. Vĩnh Sơn, Thác Mơ, Sông Hinh, Hàm Thuận - Đa Mi. Câu 39. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm là A. lượng nước ít, phù sa không đáng kể. B. có giá trị lớn về thủy điện. C. ít có giá trị về giao thông, sản xuất và sinh hoạt. D. chằng chịt, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông. Câu 40. Cho bảng số liệu: SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN SỐ THÀNH THỊ TRONG DÂN SỐ NƯỚC TA QUA CÁC NĂM TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 Tỉ lệ dân thành thị Số dân thành thị Năm trong dân số cả nước (triệu người) (%) 2005 22,3 27,1 2010 26,5 30,5 Trang 12
  10. 2012 28,3 31,8 2015 31,1 33,9 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số nước ta qua các năm trong giai đoạn 2005 – 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ miền.B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột chồng.D. Biểu đồ kết hợp. C. PHẦN GIÁO DỤC CÔNG DÂN (40 câu) Câu 1. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì? A. Sản xuất của cải vật chất.B. Hoạt động. C. Tác động.D. Lao động. Câu 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì? A. Sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động. B. Sức lao động, đối tượng lao động tư liệu lao động. C. Sức lao động, công cụ lao động,tư liệu lao động. D. Sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất. Câu 3. Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì? A. Tư liệu lao động.B. Công cụ lao động. C. Đối tượng lao động.D. Tài nguyên thiên nhiên. Câu 4. Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quản lý kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây? A. Hiện đại hoá.B. Công nghiệp hoá. C. Tự động hoá.D. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Câu 5. Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây? A. Hiện đại hoá.B. Công nghiệp hoá. C. Tự động hoá.D. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Câu 6. Cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào? A. Thế kỷ VII.B. Thế kỷ XVIII.C. Thế kỷ XIX.D. Thế kỷ XX. Câu 7. Sự thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội theo chiều hướng nào? A. Từ thấp đến cao.B. Từ cao đến thấp. C. Thay đổi về trình độ phát triển.D. Thay đổi về mặt xã hội. Câu 8. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi từ chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác là gì? A. Kinh tế.B. Chính trị.C. Văn hóa.D. Tư tưởng Câu 9. Lực lượng quyết định dẫn đến sự thay đổi của chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác là yếu tố nào sau đây? Trang 13
  11. A. Quan hệ sản xuất.B. Công cụ lao động. C. Phương thức sản xuất.D. Lực lượng sản xuất. Câu 10. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai? A. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. B. Người thừa hành trong xã hội. C. Giai cấp công nhân. D. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Câu 11. Nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở kinh tế như thế nào? A. Chế độ công hữu về TLSX.B. Chế độ tư hữu về TLSX. C. Kinh tế xã hội chủ nghĩa.D. Kinh tế nhiều thành phần. Câu 12. Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là bao nhiêu? A. 21/5/1990.B. 21/4/1991.C. 21/5/1994D. 21/5/1993. Câu 13. Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được bầu cử khi có ngày sinh là bao nhiêu? A. 21/5/1993.B. 21/4/1995.C. 21/5/1994D. 21/5/1996. Câu 14. “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình”. Điều này thể hiện: A. Quyền bình đẳng trong lao động. B. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. C. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. D. Quyền bình đẳng trong lao động giữa lao động nam và lao động nữ. Câu 15. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chỉ phát sinh và được pháp luật bảo vệ sau khi họ: A. Được toà án nhân dân ra quyết định. B. Được UBND phường, xã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. C. Được gia đình hai bên và bạn bè thừa nhận. D. Hai người chung sống với nhau. Câu 16. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào được xem là theo tôn giáo? A. Thờ cúng tổ tiên, ông bà.B. Thờ cúng ông Táo. C. Thờ cúng các anh hùng liệt sỹ.D. Thờ cúng đức chúa trời. Câu 17. Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào? A. Trách nhiệm hình sự.B. Trách nhiệm kỷ luật. C. Trách nhiệm hành chính.D. Trách nhiệm dân sự. Câu 18. Pháp luật không điều chỉnh quan hệ xã hội nào dưới đây? A. Quan hệ hôn nhân - gia đình.B. Quan hệ kinh tế. C. Quan hệ về tình yêu nam - nữ.D. Quan hệ lao động. Câu 19. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh niên đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự , là hình thức: A. Thực hiện đúng đắn các quyền hợp pháp.B. Không làm những điều pháp luật cấm. Trang 14
  12. C. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý.D. Thi hành pháp luật. Câu 20. Khi công dân giao kết được một hợp đồng lao động, có nghĩa là: A. Có việc làm ổn định. B. Xác lập được một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh. C. Có vị trí đứng trong xã hội. D. Bắt đầu có thu nhập. Câu 21. Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi (Có đội mũ bảo hiểm), được xem là: A. Không vi phạm pháp luật và thực hiện quyền tự do đi lại. B. Vi phạm pháp luật vì chưa có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý. C. Không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. D. Không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định. Câu 22. Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người: A. Bắt người khi đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật. B. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. C. Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma tuý. D. Bắt giam người khi người này có người thân phạm pháp luật. Câu 23. Tìm câu phát biểu sai: A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm. C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm. Câu 24. Quyền ứng cử của công dân được hiểu là: A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ điều kiện mà pháp luật quy định có thể được nhiều nơi giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội. B. Công dân có quyền tự mình ra ứng của đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi. C. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi. D. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở một nơi. Câu 25. Quyền bầu cử của công dân được hiểu là: A. Mọi người đều có quyền bầu cử B. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử. C. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự có quyền bầu cử. D. Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật. Câu 26. Năng lực hành vi dân sự được công nhận cho: A. Người chưa trưởng thành.B. Người mắc bệnh Down. Trang 15
  13. C. Người bị phạt tù giam.D. Người dân tộc thiểu số. Câu 27. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. A. bằng văn bảnB. bằng miệng C. Cả a và b đều đúngD. Cả a và b đều sai Câu 28. Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là gì? A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.B. Pháp luật có tính quyền lực. C. Pháp luật có tính bắt buộc chung.D. Pháp luật có tính quy phạm. Câu 29. Thế nào là vi phạm hình sự? A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội. C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Câu 30. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu: A. Là hành vi trái pháp luật. B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. C. Lỗi của chủ thể. D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Câu 31. Công nhân B đi làm muộn mười phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào. Xin mãi không được, công nhân B đã có lời lẽ xúc phạm bảo vệ nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá tức giận, công nhân B phá cổng xông vào đánh bảo vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về tài sản. B. Bất khả xâm phạm về đời tư. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe Câu 32. Chị M làm đơn xin nghỉ thêm một tháng sau thời gian hưởng chế độ thai sản và được giám đốc X chấp thuận. Vì thiếu người làm, giám đốc X đã tiếp nhận nhân viên mới thay thế vị trí của chị M. Khi đi làm trở lại, chị M bị giám đốc điều chuyển sang công việc khác nặng nhọc hơn. Chị M phải sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi Tích hợp pháp của mình? A. Phản biện.B. Kháng nghị.C. Tố cáo.D. Khiếu nại. Câu 33. Anh N ép buộc vợ phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình nên vợ chồng anh thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Đa chiều.B. Huyết thống.C. Nhân thân.D. Truyền thông. Câu 34. Anh M và chị K cùng được tuyển dụng vào làm ở phòng kinh doanh của công ty X với mức lương như nhau. Sau đó do có cảm tình riêng với anh M nên giám đốc ép chị K làm thêm một phần công việc của anh M. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền binh đẳng trong lao động? A. Nâng cao trình độ lao động.B. Cơ hội tiếp cận việc làm. C. . Giữa lao động nam và lao động nữ.D. Xác lập quy trình quản lí. Trang 16
  14. Câu 35. Cho rằng trong quá trình xây nhà, ông A đã lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà C bực tức xông vào nhà ông A chửi mắng và bị con ông A bắt rồi nhốt trong nhà kho hai ngày. Con ông A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về danh tính.B. Bất khả xâm phạm về thân thể. C. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân.D. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư. Câu 36. Anh M dùng chiếc ô tô tải để vận chuyển vật liệu xây dựng đem đi bán cho nhân dân trong xã mình ở. Trong trường hợp này, thuộc tính nào của ô tô đã được thực hiện? A. Giá trị sử dụng.B. Giá trị kinh tế.C. Giá trị trao đổi.D. Giá trị. Câu 37. Ông G cho ông X mượn tập thơ “Hướng về biển Đông” của tác giả M. Ông X thấy bài thơ hay nên đã chỉnh sửa một số câu thơ để gửi đăng báo và phát trên các phương tiện truyền thông. Em H đọc được bài thơ này thấy hay nên đã học thuộc và mang đọc trước lớp. Trong tình huống trên, những ai sau đây vi phạm chính sách văn hóa? A. Ông X, em H.B. Ông X.C. Ông X, ông GD. Ông G, em H. Câu 38. Anh N đào móng, đóng cọc xây nhà 5 tầng đã làm nứt tường và mái nhà anh M hàng xóm. Anh M đã làm đơn đề nghị Ủy ban nhân dân phường giải quyết, yêu cầu anh N phải bồi thường thiệt hại. Ủy ban nhân dân phường đã ra quyết định yêu cầu anh N phải đền bù cho anh M số tiền 100 triệu đồng. Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Đảm bảo đời sống hợp pháp của công dân. B. Bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân. C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. D. Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của công dân. Câu 39. Anh Y viết bài có nội dung phê phán những hủ tục trong việc tổ chức lễ hội ở địa phương mình sau đó gửi đăng báo. Anh Y đã thực hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách A. văn hóa.B. giáo dục.C. khoa học.D. sáng tạo. Câu 40. Tử tù X vượt ngục vào ca trực của đại uý M. Sau ba ngày vượt ngục, X đã đến phòng trọ người yêu cũ là S nhờ mua thẻ điện thoại để liên lạc. Sau đó, X ra đường gọi taxi do anh P điều khiển nhờ đưa đến cửa hàng nhà bà H để mua quần áo thì bị cơ quan công an khống chế, bắt trở lại trại giam. Trong trường hợp này, những ai sau đây sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Tử tù X, bà H và chị S.B. Tử tù X, lái xe P, bà H và đại uý M. C. Tử tù X, chị S và đại uý M.D. Tử tù X, chị S, lái xe P và đại uý M. Trang 17
  15. ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. A 2. C 3. C 4. D 5. C 6. A 7. B 8.A 9. B 10. B 11.D 12. C 13. C 14. C 15. D 16. D 17. A 18. D 19. B 20. D 21. A 22. C 23. B 24. C 25.D 26. A 27. C 28. C 29. A 30. B 31. A 32. B 33. D 34. B 35. B 36. B 37. A 38. A 39. D 40. D MÔN ĐỊA LÝ 1. C 2. C 3. D 4. D 5. D 6. C 7. B 8. C 9. D 10. B 11. B 12. C 13. D 14. D 15. C 16. B 17. B 18. D 19. C 20. C 21. C 22. C 23. B 24.B 25. C 26. B 27. B 28. C 29. D 30. A 31. B 32. B 33. A 34. D 35. C 36. B 37. D 38. B 39. D 40. D MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. A 2. B 3. C 4. A 5. B 6. B 7. C 8. A 9. D 10. A 11. A 12. A 13. A 14. C 15. B 16. D 17. A 18. C 19.D 20. B 21. B 22. B 23. D 24. D 25. D 26.D 27. A 28. A 29. B 30. D 31. C 32. D 33. C 34. C 35. B 36. A 37. B 38. C 39. A 40. C Trang 18