Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội 12 - Đề 04 (Có đáp án)

doc 17 trang minhtam 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội 12 - Đề 04 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_khoa_hoc_xa_h.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội 12 - Đề 04 (Có đáp án)

  1. D. mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược. Câu 15. Điểm giống nhau của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười? A. Cách mạng do Đảng Bôn sê vich và Lê nin lãnh đạo. B. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa. C. Giành được chính quyền về tay nhân dân lao động. D. Đưa nước Nga phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa. Câu 16. Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là A. giải quyết các tranh chấp bằng việc lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn. B. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp quân sự. C. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. D. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị với các nước. Câu 17. Từ công cuộc cải cách mở của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay? A. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa. Chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN. B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa. Chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do. C. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN. D. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa. Chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường TBCN. Câu 18. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là do A. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929. B. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa. C. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu. D. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923. Câu 19. Tư tưởng nào ngày càng mất vai trò chi phối phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Dân sinh, dân chủ.B. Vì nước, vì dân. C. Trung quân, ái quốc.D. Độc lập, tự do. Câu 20. Luận cương chính trị (10/1930) xác định lực lượng cách mạng Đông Dương gồm A. công nhân, nông dân.B. nông dân, tiểu tư sản. C. công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.D. công nhân, nông dân, tiểu tư sản. Câu 21. Nhiệm vụ của cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 – 1939 là gì? A. Chống bọn tư bản pháp và tư sản bóc lột công nhân. B. Đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập dân tộc. C. Đánh đổ phong kiến để người cày có ruộng. D. Chống phát xít, chống phản động thuộc địa tay sai, đòi tự do dân chủ cơm áo hoà bình. Câu 22. Nguồn gốc của cuộc Chiến tranh lạnh là Trang 3
  2. A. do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô. B. xuất phát từ tham vọng làm bá chủ thế giới của Mĩ. C. xuất phát từ mục tiêu chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa của Mĩ. D. do sự chi phối của trật tự hai cực Ianta. Câu 23. Hai khẩu hiệu “ Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam? A. 1945-1946.B. 1936-1939.C. . 1939-1945.D. 1930-1931. Câu 24. Mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Tổng thống BClinton có gì giống với Chiến lược toàn cầu? A. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. B. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. C. Muốn vươn lên lãnh đạo thế giới, tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu. D. Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. Câu 25. Một trong những biểu hiện của Xu thế toàn cầu hóa là A. sự ra đời của các tổ chức liên kết quân sự, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. B. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. C. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. D. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự và khu vực. Câu 26. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có các giai cấp cơ bản là A. Công nhân và nông dân. B. địa chủ phong kiến, nông dân và công nhân. C. địa chủ phong kiến, tư sản, nông dân. D. địa chủ phong kiến và nông dân. Câu 27. Từ sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX để lại bài học kinh nghiệm gì? A. Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị. B. Phát huy sự đoàn kết của toàn dân tộc. C. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ bên ngoài. D. Vai trò lãnh đạo của lực lượng cách mạng tiên tiến. Câu 28. Thắng lợi nào đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước? A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930. B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. C. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. D. Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 29. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng miền Nam? A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. B. Đánh dấu sự chuyển sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược của cách mạng miền Nam. C. Là điều kiện để Bộ chính trị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975 và 1976. D. Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn. Trang 4
  3. Câu 30. Ngày 24 và 25/4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp nhằm mục đích gì? A. Đoàn kết cùng kháng chiến chống Mĩ. B. Xây dựng căn cứ kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương. C. Đối phó với âm mưu của Mĩ và biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mĩ của nhân dân Đông Dương. D. Vạch trần chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ. Câu 31. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống chống Pháp và can thiệp Mĩ đã để lại cho nhân dân ta những bài học kinh nghiệm quý báu, bài học mang tính thời sự và vận dụng vào giai đoạn hiện nay là A. đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân. B. tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời. C. kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự. D. đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao. Câu 32. Nguyên nhân chủ quan nào quyết định nhất sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? A. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. B. Nhờ sự lãnh đạo sáng xuất của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần đoàn kết của nhân dân Đông Dương. D. Ta có hậu phương vững chắc miền Bắc cung cấp sức người, sức của cho miền Nam. Câu 33. Nhân tố quyết định quan trọng nhất vì sao Đảng ta phải tiến hành công cuộc đổi mới? A. Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước. B. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. C. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội. D. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật. Câu 34. Ba chiến lược: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” mà Mĩ triển khai ở Việt Nam có điểm giống nhau là A. đều do quân đội Sài Gòn chỉ huy. B. đều do quân Mĩ đóng vai trò trụ cột và chủ yếu. C. đều tiến hành trên toàn Đông Dương. D. đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. Câu 35. Hãy điền vào chỗ trống câu sau cho đúng: “Hiệp định Pa-ri về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh, kiên cường bất khuất của ” A. quân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ. B. quân dân ta trên cả hai miền đất nước. C. quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ. D. quân dân miền Nam trong cuộc tổng tiến công chiến lược 1972. Câu 36. Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là A. Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng.B. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. C. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn.D. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Câu 37. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ? Trang 5
  4. A. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương. B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp. C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước. D. Đập tan kế hoạch Nava và mọi ý đồ của Pháp – Mỹ. Câu 38. “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là đoạn trích trong A. thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh. B. kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh. C. lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Câu 39. Vì sao nói, Đại Hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lao động Việt Nam lần thứ III (1960) đã đưa ra đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo? A. Đảng đã xác định vai trò quyết định của miền Bắc đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. B. Đảng đã tiến hành đồng thời cả 2 nhiệm vụ cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân ở miền Nam. C. Khẳng định vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với cách mạng cả nước. D. Đảng đã xác định vai trò quyết định của miền Nam đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Câu 40. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian của quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. 1. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI được tiến hành trong cả nước. 2. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. 3. Quốc hội khóa VI họp kì đầu tiên tại Hà Nội. 4. Hội nghị hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn. A. 1, 3, 2, 4.B. 2, 4, 1, 3.C. 3, 4, 2, 1.D. 2, 3, 4, 1. B. PHẦN ĐỊA LÍ (40 câu) Câu 1. Nước ta nằm ở vị trí liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, nên có A. nguồn sinh vật vô cùng phong phú. B. nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. C. tài nguyên khoáng sản phong phú. D. sự phân hóa đa dạng của tự nhiên. Câu 2. Từ biển vào đất liền, ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia làm ba dải, lần lượt là A. cồn cát, đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng, vùng thấp trũng. B. vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng, vùng thấp trũng; cồn cát, đầm phá. C. cồn cát, đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng. D. vùng thấp trũng, cồn cát, đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng. Câu 3. Vào nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc ở nước ta có tính chất lạnh ẩm vì gió này di chuyển Trang 6
  5. A. qua lục địa Đông Bắc Á rộng lớn.B. về phía tây qua vùng núi cao. C. về phía đông qua biển.D. xuống phía nam và mạnh dần lên. Câu 4. Khí hậu gió mùa ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào) thể hiện ở A. sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. B. sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu. C. sự phân chia thành hai mùa mưa và khô. D. sự không ổn định của thời tiết. Câu 5. Địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta có đặc điểm là A. miền duy nhất có địa hình cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. B. các dãy núi có hướng vòng cung mở ra về phía bắc và phía đông. C. gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan. D. các dãy núi xen các thung lũng sông theo hướng tây bắc - đông nam. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với Biển Đông? A. Lạng Sơn.B. Tuyên Quang.C. Yên Bái.D. Quảng Ninh. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các dãy núi nào sau đây đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Tam Điệp, Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Pu Sam Sao. B. Bạch Mã, Đông Triều, Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn. C. Trường Sơn Bắc, Tam Đảo, Hoành Sơn, Hoàng Liên Sơn. D. Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Hoành Sơn. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế ven biển Định An, Năm Căn, Phú Quốc lần lượt thuộc về các tỉnh nào của vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh.B. Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau. C. Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.D. Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng lợn lớn nhất ở vùng Tây Nguyên (năm 2007) là A. Lâm Đồng.B. Gia Lai.C. Đắk Lắk.D. Kon Tum. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Nha Trang? A. Chế biến nông sản.B. Hóa chất, phân bón. C. Sản xuất vật liệu xây dựng.D. Sản xuất giấy, xenlulô. Câu 11. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh A. thư giãn sau mỗi bài học trên lớp. B. học thay sách giáo khoa Địa lí. C. học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí. D. trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Câu 12. Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra Trang 7
  6. A. rất chậm và trên một diện tích lớn.B. rất nhanh và trên một diện tích nhỏ. C. rất nhanh và trên một diện tích lớn.D. rất chậm và trên một diện tích nhỏ. Câu 13. Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các khu A. áp cao cực về áp thấp ôn đới.B. áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới. C. áp cao ôn đới về áp thấp cận nhiệt đới.D. áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo. Câu 14. Ở nơi bằng phẳng, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn là do A. quá trình phong hóa diễn ra mạnh.B. thảm thực vật đa dạng. C. thường xuyên bị ngập nước.D. quá trình bồi tụ chiếm ưu thế. Câu 15. Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với A. số phụ nữ trung bình ở cùng thời điểm. B. số người chết trong cùng thời điểm. C. số dân trung bình ở cùng thời điểm. D. số người trong độ tuổi sinh trẻ ở cùng thời điểm. Câu 16. Trong sản xuất nông nghiệp, các cây trồng và vật nuôi được coi là A. công cụ lao động cần thiết.B. tư liệu sản xuất chủ yếu. C. đối tượng của sản xuất nông nghiệp.D. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp. Câu 17. Dầu mỏ là tài nguyên quý giá của A. các nước phát triển.B. các nước công nghiệp mới. C. các nước đang phát triển.D. các nước bán cầu Nam. Câu 18. Giao thông vận tải đường thủy nói chung có ưu điểm là A. sự tiện lợi, khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình. B. có hiệu quả kinh tế cao trên cự li vận chuyển ngắn và trung bình. C. rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hóa nặng, cồng kềnh. D. vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định. Câu 19. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH CÂY LƯƠNG THỰC CÓ HẠT PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ NĂM 2015 (Đơn vị: nghìn ha) Vùng Năm 2000 Năm 2015 Trung du và miền núi Bắc Bộ 975,7 1237,9 Đồng bằng sông Hồng 1306,1 1153,8 Bắc Trung Bộ 788,1 836,3 Duyên hải Nam Trung Bộ 451,0 594,9 Tây Nguyên 263,6 478,9 Đông Nam Bộ 649,7 352,3 Đồng bằng sông Cửu Long 3964,9 4342,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2006, 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2007, 2017) Trang 8
  7. Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích cây lương thực có hạt phân theo vùng của nước ta, năm 2015 so với năm 2000? A. Duyên hải Nam Trung Bộ tăng ít nhất. B. Tây Nguyên tăng nhanh nhất. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhiều nhất. D. Diện tích cây lương thực có hạt tất cả các vùng đều tăng. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết vườn quốc gia nào sau đây không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Bến Én.B. Phước Bình.C. Xuân Sơn.D. Hoàng Liên. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, đàn trâu ở Đông Nam Bộ (năm 2007) được nuôi chủ yếu ở các tỉnh A. Đồng Nai, Tây Ninh.B. Tây Ninh, Bình Phước. `C. Bình Dương, Bình Phước.D. Bình Phước, Đồng Nai. Câu 22. Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ ở nước ta giai đoạn 2005 – 2015? A. Diện tích lúa đông xuân tăng, diện tích lúa hè thu và thu đông, lúa mùa giảm. B. Diện tích lúa mùa, lúa đông xuân giảm, diện tích lúa hè thu và thu đông tăng. C. Diện tích lúa hè thu và thu đông tăng nhanh nhất. D. Diện tích lúa đông xuân tăng nhiều nhất. Câu 23. Sự chuyển dịch cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta phù hợp với quá trình A. phát triển nền kinh tế hàng hóa. B. đa dạng hóa các thành phần kinh tế. C. mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. D. công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 24. Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất ở nước ta (năm 2006) là Trang 9
  8. A. Đồng bằng sông Hồng.B. Đông Nam Bộ. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 25. Thế mạnh nông nghiệp ở trung du và miền núi nước ta là A. các cây ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản.B. chăn nuôi gia súc lớn, các cây ngắn ngày. C. nuôi trồng thủy sản, các cây lâu năm. D. các cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn. Câu 26. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là A. Đông Nam Bộ.B. Đồng bằng sông Hồng và phụ cận. C. dọc theo Duyên hải miền Trung.D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 27. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh nổi tiếng về nuôi cá tra, cá ba sa trong lồng bè trên sông Tiền, sông Hậu là A. Đồng Tháp.B. Vĩnh Long.C. An Giang.D. Trà Vinh. Câu 28. Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015 (Đơn vị: Đô la Mỹ) Năm 2010 2015 Hoa Kì 48374 56116 Nhật Bản 44508 34524 Trung Quốc 4561 8028 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của một số quốc gia, năm 2015 so với năm 2010? A. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Hoa Kì tăng ít hơn Trung Quốc. B. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người Trung Quốc tăng, của Hoa Kì và Nhật Bản giảm. C. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Hoa Kỳ tăng, của Nhật Bản và Trung Quốc giảm. D. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Trung Quốc tăng nhanh hơn Hoa Kì. Câu 29. Các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới được xếp vào hai nhóm nước là A. phát triển và công nghiệp mới.B. chậm phát triển và phát triển. C. phát triển và đang phát triển.D. công nghiệp mới và đang phát triển. Câu 30. Dân cư và xã hội của Mỹ La tinh có đặc điểm là A. tỉ lệ dân thành thị thấp, tăng chậm. B. số dân sống dưới mức nghèo khổ còn khá đông. C. chất lượng cuộc sống của dân cư đô thị cao. D. thu nhập giữa người giàu và người nghèo ít chênh lệch. Câu 31. Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp A. đóng tàu, dệt, điện tử, chế tạo ô tô.B. chế tạo ô tô, hoá dầu, hàng không - vũ trụ. Trang 10
  9. C. cơ khí, điện tử, viễn thông.D. luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa. Câu 32. Đồng bằng Tây Xi-bia tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là A. than đá, quặng sắt.B. vàng, đồng, bôxit. C. dầu mỏ, khí thiên nhiên.D. than đá, vàng, kim cương. Câu 33. Tỉ trọng của ngành nào ở Nhật Bản hiện chỉ chiếm khoảng 1% trong GDP? A. Thương mại và tài chính.B. Công nghiệp. C. Nông nghiệp.D. Dịch vụ. Câu 34. Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu là A. khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa. B. khí hậu nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa. C. cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa. D. khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo. Câu 35. Cho biểu đồ: Căn vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kỳ và Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2015? A. Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc lớn hơn Hoa Kì. B. Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc tăng ít hơn Hoa Kì. C. Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc tăng nhanh hơn Hoa Kì. D. Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc tăng của Hoa Kì giảm. Câu 36. Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, trung tâm công nghiệp rất lớn ở nước ta là A. Hà Nội.B. Hải Phòng.C. TP. Hồ Chí Minh.D. Biên Hòa. Câu 37. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là A. châu Âu và châu Mĩ. B. châu Mĩ và châu Đại Dương. C. các nước Đông Nam Á và châu Mĩ. D. châu Á – Thái Bình Dương và châu u. Câu 38. Vấn đề năng lượng (điện) của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không được giải quyết theo hướng nào sau đây? A. Sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây 500kV. Trang 11
  10. B. Xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình. C. Lắp đặt thiết bị sản xuất điện từ năng lượng mặt trời các hộ dân trong vùng. D. Nhà máy thủy điện Đa Nhim và Đại Ninh sử dụng nguồn nước từ Tây Nguyên đưa xuống. Câu 39. Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm là A. biên độ nhiệt trung bình năm lớn.B. nhiệt độ trung bình năm 20 – 22°C. C. có mùa mưa vào thu đông.D. chế độ nhiệt cao, ổn định. Câu 40. Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 Tổng số dân Số dân thành thị Tỉ suất gia tăng dân Năm (triệu người) (triệu người) số tự nhiên (%) 2005 82,4 22,3 1,33 2010 86,9 26,5 1,03 2012 88,8 28,3 0,99 2015 91,7 31,1 0,94 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Để thể hiện tổng số dân, số dân thành thị và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ miền.B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ đường.D. Biểu đồ kết hợp. C. PHẦN GIÁO DỤC CÔNG DÂN (40 câu) Câu 1. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm? A. Sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động. B. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. C. Sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động. D. Sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất. Câu 2. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì? A. Tác động.B. Lao động. C. Sản xuất vật chất.D. Lao động sản xuất. Câu 3. Khi công dân giao kết được một hợp đồng lao động, có nghĩa là: A. Có việc làm ổn định. B. Bắt đầu có thu nhập. C. Xác lập được một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh. D. Có vị trí đứng trong xã hội. Câu 4. Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp nào? A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Trang 12
  11. C. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. D. Giai cấp chiếm đa số trong xã hội. Câu 5. Sự thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội theo chiều hướng nào? A. Từ thấp đến cao.B. Từ cao đến thấp. C. Thay đổi về trình độ phát triển.D. Thay đổi về mặt xã hội. Câu 6. Đâu là một mục đích cụ thể của cạnh tranh nhằm A. giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực SX khác. B. giành khách hàng. C. giành thị trường. D. giành cơ sở hạ tầng và vốn. Câu 7. Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì? A. Đối tượng lao động.B. Công cụ lao động. C. Sản phẩm tự nhiên.D. Tư liệu sản xuất. Câu 8. Cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào? A. Thế kỷ XIX.B. Thế kỷ XX.C. Thế kỷ XXI.D. Thế kỷ XVII. Câu 9. "Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình". Điều này thể hiện: A. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. B. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. C. Quyền bình đẳng trong lao động. D. Quyền bình đẳng trong lao động giữa lao động nam và lao động nữ. Câu 10. Nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở kinh tế như thế nào? A. Kinh tế xã hội chủ nghĩa.B. Kinh tế nhiều thành phần. C. Chế độ công hữu về TLSX.D. Chế độ tư hữu về TLSX. Câu 11. Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây? A. Công nghiệp hoá.B. Hiện đại hoá.C. Cơ khí hoá.D. Thương mại hoá. Câu 12. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào được xem là theo tôn giáo? A. Thờ cúng các anh hùng liệt sỹ.B. Thờ cúng đức chúa trời. C. Thờ cúng tổ tiên, ông, bà.D. Thờ cúng ông Táo. Câu 13. Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây? A. Công nghiệp hoá.B. Hiện đại hoá. C. Cơ khí hoá.D. Thương mại hoá. Câu 14. Thế nào là vi phạm hình sự? A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. B. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. C. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.D. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội. Câu 15. Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người: Trang 13
  12. A. Bắt giam người khi người này có người thân phạm pháp luật. B. Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma tuý. C. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. D. Bắt người khi đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật. Câu 16. Cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào? A. Thế kỷ XIX.B. Thế kỷ XX.C. Thế kỷ XXI.D. Thế kỷ XVIII. Câu 17. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu: A. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. B. Là hành vi trái pháp luật. C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. D. Lỗi của chủ thể. Câu 18. Yếu tố quyết định dẫn đến sự thay đổi của chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác là yếu tố nào sau đây? A. Phương thức sản xuất.B. Lực lượng sản xuất. C. Quan hệ sản xuất.D. Công cụ lao động. Câu 19. Công an xã bắt người bị nghi là lấy trộm xe đạp là hành vi xâm phạm: A. Thân thể của công dân.B. Danh dự và nhân phẩm của công dân. C. Tính mạng, sức khoẻ của công dân.D. Quyền công dân. Câu 20. Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là gì? A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Pháp luật có tính bắt buộc chung. C. Pháp luật có tính quy phạm. D. Pháp luật có tính quyền lực. Câu 21. Nhân tố dẫn đến sự thay đổi từ chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác là gì? A. Phương thức sản xuất.B. Lực lượng sản xuất. C. Quan hệ sản xuất.D. Công cụ lao động. Câu 22. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh niên đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự , là hình thức: A. Thực hiện đúng đắn các quyền hợp pháp. B. Thi hành pháp luật. C. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý. D. Không làm những điều pháp luật cấm. Câu 23. Quyền ứng cử của công dân được hiểu là: A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ điều kiện mà pháp luật quy định có thể được nhiều nơi giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội. B. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở một nơi. C. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi. D. Công dân có quyền tự mình ra ứng của đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi. Câu 24. Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào? Trang 14
  13. A. Trách nhiệm hình sự.B. Trách nhiệm kỷ luật. C. Dân sự.D. Hành chính. Câu 25. Pháp luật không điều chỉnh quan hệ xã hội nào dưới đây? A. Quan hệ hôn nhân - gia đình.B. Quan hệ kinh tế. C. Quan hệ về tình yêu nam - nữ.D. Quan hệ lao động. Câu 26. Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi (Có đội mũ bảo hiểm), được xem là: A. Không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định. B. Không vi phạm pháp luật và thực hiện quyền tự do đi lại. C. Không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. D. Vi phạm pháp luật vì chưa có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý. Câu 27. Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là bao nhiêu? A. 23/5/1993.B. 22/5/1990.C. 24/5/1992.D. 26/5/1993. Câu 28. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai? A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. C. Người thừa hành trong xã hội. D. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Câu 29. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chỉ phát sinh và được pháp luật bảo vệ sau khi họ: A. Hai người chung sống với nhau. B. Được gia đình hai bên và bạn bè thừa nhận. C. Được toà án nhân dân ra quyết định. D. Được UBND phường, xã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Câu 30. Tìm câu phát biểu sai: A. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm. B. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. C. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm. D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. Câu 31. Để cạnh tranh, chị B đã thuê người phát tán những hình ảnh sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chị H chủ cửa hàng kế bên. Phát hiện sự việc, chị H đã sỉ nhục chị B trước đông đảo khách hàng. Chị B và chị H vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Được bảo mật thông tin trên ngành. C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Trang 15
  14. Câu 32. Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm địa điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Cô giáo H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Đối lập.B. Nhân thân.C. Tham vấn.D. Tài sản. Câu 33. Hết giờ học, T mượn điện thoại của M để gọi mẹ đến đón. Vì tò mò, T đã tự ý đọc tin nhắn của M rồi phát tán nội dung đó lên trang thông tin cá nhân. Hôm sau, trong lúc T ra ngoài, M đã tìm cách lấy thư của T rồi đọc cho cả lớp nghe. T và M vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại. B. Được pháp luật bảo hộ về thân thể. C. Được pháp luật bảo hộ về tài sản. D. Được bảo đảm an toàn về nơi cư trú hợp pháp. Câu 34. Nhà máy A không xây dựng hệ thống xử lí chất thải khiến môi trường bị ô nhiễm nên bà con quanh vùng đã làm đơn phản ánh. Nhà máy A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hình sự.B. Hòa giải. C. Hành chính.D. Đối chất. Câu 35. Biết mình không đủ điều kiện nên anh A lấy danh nghĩa em trai mình là dược sĩ đứng tên trong hồ sơ đăng kí làm đại lý phân phối thuốc tân dược. Sau đó anh A trực tiếp quản lí và bán hàng. Anh A đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Cải tiến quy trình đào tạo.B. Thay đổi phương thức quản lí. C. Chủ động giao kết hợp đồng.D. Tự chủ đăng kí kinh doanh. Câu 36. Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A, vì bị ông A chống đối và xúc phạm nên cán bộ T đã đập vỡ bình hoa rồi tiếp tục lăng mạ và đánh ông A gãy tay. Cán bộ T không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Được bảo hộ về sức khỏe.D. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân. Câu 37. Đang khai thác trộm gỗ rừng, anh T bị hai cán bộ kiểm lâm H và K đi tuần tra phát hiện. Trong lúc cán bộ H lập biên bản thì cán bộ K nhận hối lộ của T và đề nghị cán bộ H bỏ qua chuyện này. Cán bộ H cần sử dụng quyền nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Điều tra.B. Khiếu nại.C. Phán quyết.D. Tố cáo. Câu 38. Trường A đặc cách cho em B vào lớp một vì em mới năm tuổi đã biết đọc, viết và tính nhẩm thành thạo nên bị phụ huynh học sinh M cùng lớp tố cáo. Phụ huynh học sinh M đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân? A. Được tham vấn.B. Sáng tạo.C. Thẩm định.D. Được phát triển. Câu 39. Sau khi mua xe ô tô, anh A đến cơ quan chức năng làm thủ tục đăng kí xe là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật.B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật.D. Áp dụng pháp luật. Câu 40. Làm cùng một cơ quan, lại là hàng xóm của nhau nên trong giờ làm việc, bảo vệ K đã nhiều lần tự ý mở cổng cho anh X ra ngoài giải quyết việc riêng. Bảo vệ K và anh X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Kỉ luật.B. Luật Dân sự.C. Luật Hình sự.D. Luật Hành chính. Trang 16
  15. ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. B 2. C 3. A 4. B 5. B 6. C 7. A 8. D 9. A 10. B 11. D 12. A 13. D 14. C 15. A 16. C 17. A 18. A 19.C 20. A 21. D 22. A 23. D 24. C 25. B 26. D 27. D 28. D 29. B 30. C 31. A 32. B 33. C 34.D 35. B 36. D 37. C 38. C 39. B 40. B MÔN ĐỊA LÝ 1. C 2. C 3. C 4. C 5. C 6. D 7. D 8. C 9. C 10. D 11. C 12. A 13. B 14. B 15. C 16. C 17. C 18. C 19.B 20. B 21. B 22. C 23.D 24. C 25. D 26. B 27. C 28. D 29. C 30. B 31. D 32. C 33. C 34. D 35. C 36. C 37. D 38. C 39. D 40. D MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. B 2. C 3. C 4. A 5. C 6. A 7. A 8. A 9. B 10. C 11. B 12. B 13.A 14. C 15. C 16. D 17. A 18. A 19. A 20. A 21. B 22. B 23. A 24. A 25. C 26. D 27. B 28. B 29. D 30. C 31. D 32. D 33. A 34. C 35.D 36. B 37. D 38. D 39. C 40. A Trang 17