Đề ôn tập môn Lịch sử 12 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)

doc 10 trang minhtam 02/11/2022 5140
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Lịch sử 12 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_on_tap_mon_lich_su_12_chuyen_de_lich_su_viet_nam_tu_dau_t.doc

Nội dung text: Đề ôn tập môn Lịch sử 12 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)

  1. Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) Câu 1. Những biến động trên lĩnh vực nông nghiệp trong thế chiến lần thứ nhất là: A. phải chuyển phần lớn đất để trồng cây công nghiệp, việc trồng lúa gặp khó khăn do mất mùa, hạn hán. B. phải chuyển phần lớn đất để trồng cây công nghiệp. C. du nhập thêm nhiều giống mới. D. trồng lúa gặp khó khăn do mất mùa, hạn hán. Câu 2. Giai cấp nào chiếm số lượng đông đảo nhất trong cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kì cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp? A. Công nhân. B. Địa chủ. C. Tiểu tư sản thành thị. D. Nông dân. Câu 3. Hãy chỉ ra chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh. A. Dựa vào Pháp để đánh phong kiến. B. Dựa vào Nhật - Pháp để đánh phong kiến. C. Dựa vào Nhật để đánh Pháp. D. Dựa vào Nhật để đánh cả Pháp và phong kiến. Câu 4. Những lực lượng nào đã tham gia phong trào giải phóng dân tộc trong những năm đầu thế kỉ XX? A. Sĩ phu tiến bộ, binh lính người Việt trong quân đội Pháp, nông dân. B. Binh lính người Việt trong quân đội Pháp, công nhân. C. Sĩ phu tiến bộ và tiểu tư sản. D. Công nhân, nông dân và sĩ phu mới. Câu 5. Chính sách nới lỏng độc quyền của tư bản Pháp không đem lại thuận lợi gì dưới đây cho kinh tế Việt Nam? A. Thúc đẩy sự phát triển của công thương nghiệp và giao thông vận tải. B. Tạo điều kiện cho tư bản người Việt được tự do kinh doanh. C. Tạo đà cho nông nghiệp có điều kiện phát triển mạnh. D. Kích thích sự phát triển của các xí nghiệp của người Việt. Câu 6. Điểm chung của các phong trào đấu tranh vũ trang trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Đều bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại. B. Đều nổ ra ở Bắc kì. C. Đều giành được thắng lợi. D. Đều do công nhân Việt Nam lãnh đạo. Câu 7. Năm 1918, đã diễn ra phong trào của đồng bào dân tộc nào ở Lai Châu? A. Thái. B. Dao. C. Mông. D. Mường. Trang 1
  2. Câu 8. Phong trào Hội kín ở Nam kì diễn ra vào năm nào? A. Năm 1914. B. Năm 1915. C. Năm 1916. D. Năm 1917. Câu 9. Công nhân các mỏ than Phấn Mễ và Na Dương tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên vào thời gian nào? A. 31 - 8 - 1917. B. 31 - 7 - 1917. C. 31 - 7 - 1918. D. 31 - 8 - 1918. Câu 10. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã không tiến hành trên lĩnh vực nào dưới đây? A. Giao thông vận tải. B. Công nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Lâm nghiệp. Câu 11. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp diễn ra sau khi A. Pháp kí với triều đình Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). B. Pháp xây dựng các căn cứ quân sự ở Việt Nam. C. Pháp đặt chân đến Việt Nam. D. Pháp đã cơ bản bình định được Việt Nam. Câu 12. Vì sao Pháp phải xây dựng, phát triển hệ thống giao thông ở Việt Nam? A. Nhằm phục vụ cho vận chuyển hàng hóa, quân sự. B. Phục vụ cho việc đi lại của người Pháp. C. Phục vụ cho việc đi lại của dân. D. Có điều kiện đàn áp các phong trào đấu tranh. Câu 13. Giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu từ giai tầng nào? A. Tư sản bị phá sản. B. Tù binh trong các phong trào yêu nước. C. Nông dân. D. Địa chủ bị Pháp chiếm đoạt ruộng đất. Câu 14. Phan Bội Châu thuộc giai tầng nào trong xã hội Việt Nam ? A. Sĩ phu yêu nước. B. Nông dân. C. Tư sản dân tộc. D. Tiểu tư sản. Câu 15. Xu hướng cách mạng của Phan Châu Trinh là gì? A. Thương lượng và đàm phán. B. Bạo động cách mạng. C. Cải cách ôn hòa. D. Vừa cải cách vừa bạo động. Câu 16. Các phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX chịu ảnh hưởng sâu sắc của luồng tư tưởng nào? A. Dân chủ tư sản. B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười. C. Trào lưu triết học ánh sáng và cách mạng Pháp. D. Tư tưởng phong kiến. Trang 2
  3. Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến Phan Bội Châu coi Nhật là đích đến để đưa thanh niên Việt Nam sang du học? A. Nhật là nước đồng văn, đồng chủng, máu đỏ da vàng. B. Nhật đã tiến hành thành công cải cách Minh Trị và vươn lên phát triển. C. Nhật đã đánh bại Nga trong chiến tranh Nga - Nhật. D. Nhật Bản đưa học sinh ra nước ngoài du học nên khuyến khích thanh niên nước khác đến du học Nhật Bản. Câu 18. Nguyên nhân nào khiến Phan Bội Châu chuyển hướng hoạt động từ Thái Lan sang Trung Quốc? A. Sự thành công của Cách mạng Tân Hợi và các chính sách dân chủ tiến bộ được thực thi ở Trung Quốc. B. Nhật câu kết với chính quyền Thái Lan trục xuất Phan Bội Châu. C. Trung Quốc gần Việt Nam. D. Bị mật thám Pháp ở Thái Lan truy đuổi. Câu 19. Lực lượng xã hội nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề trong thời gian thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất? A. Công nhân. B. Tiểu tư sản. C. Tư sản dân tộc. D. Nông dân. Câu 20. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu khi thành lập Hội Duy tân chịu ảnh hưởng của sự kiện nào ? A. Cách mạng Tân Hợi. B. Cách mạng tháng Mười (Nga). C. Cuộc Duy tân Minh Trị. D. Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 21. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là A. lực lượng chính là binh lính. B. do văn thân, sĩ phu lãnh đạo. C. được một vị vua nhà Nguyễn làm lãnh tụ tinh thần. D. các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Câu 22. Nội dung nào không phải hệ quả của chính sách mà Pháp tác động đến nền kinh tế Việt Nam? A. Kích thích sự phát triển công nghiệp. B. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam tăng. C. Làm tổn hại nền nông nghiệp trồng lúa. D. Bần cùng hóa nông dân. Câu 23. Phong trào chống Pháp của các dân tộc thiểu số mang đặc điểm gì? A. Nổ ra cùng lúc với miền xuôi, có sự liên kết lẫn nhau. B. Nổ ra trước miền xuôi, nhanh chóng bị dập tắt. Trang 3
  4. C. Nổ ra sau miền xuôi, do địa hình hiểm trở nên duy trì tương dối dài. D. Nổ ra sau miền xuôi, do trình độ lạc hậu, nhanh chóng bị đàn áp. Câu 24. Nội dung nào dưới đây không phải điểm mới của phong trào công nhân trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Có sự kết hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin. B. Có tinh thần đoàn kết, kỉ luật. C. Kết hợp đấu tranh kinh tế và bạo động vũ trang. D. Quy mô và số lượng nhiều hơn. Câu 25. Trong cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, nông dân Việt Nam đã trở thành công nhân như thế nào? A. Nông dân tự ý bỏ ruộng vườn đi làm thuê ở các nhà máy, xí nghiệp vì thấy có lợi hơn. B. Bị tước đoạt ruộng đất nên bị bần cùng hóa phải đi làm thuê trong các hầm mỏ và trở thành công nhân. C. Một bộ phận nông dân trong ngày nông nhàn bị thực dân Pháp đẩy vào làm thuê ở các nhà máy, hầm mỏ trở thành công nhân. D. Nông dân ở các địa phương có hầm mỏ không được phép trồng lúa mà phải đi làm thuê và trở thành công nhân. Câu 26. Tại sao đến năm 1914, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp lại phải dừng lại? A. Tập trung vốn sang đầu tư khai thác ở thị trường Bắc Phi. B. Pháp bận tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Nhân dân Việt Nam quá bất bình với chính sách khai thác thuộc địa của Pháp nên liên tiếp đứng lên đấu tranh. D. Pháp chưa có tiền để tiếp tục đầu tư khai thác. Câu 27. Ý nào không phải là nguyên nhân các nhà yêu nước đầu thế kỉ XX lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản? A. Triều đình phong kiến Việt Nam ngả theo hướng quân chủ lập hiến. B. Họ thấy được tính ưu việt của cách mạng dân chủ tư sản. C. Xã hội có sự xuất hiện của tầng lớp tư sản. D. Do bế tắc về đường lối nên họ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài. Câu 28. Bối cảnh lịch sử quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? A. Tư tưởng cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta. B. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ. C. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát. D. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam. Câu 29. Phương thức sản xuất tồn tại ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là Trang 4
  5. A. tư bản chủ nghĩa xen kẽ với xã hội chủ nghĩa. B. tư bản chủ nghĩa xen kẽ với sản xuất phong kiến. C. sản xuất phong kiến. D. sản xuất tư bản chủ nghĩa. Câu 30. Việc thành lập tổ chức "Việt Nam Quang phục hội" đã thể hiện sự chuyển biến nào trong tư tưởng của Phan Bội Châu? A. Tư tưởng phong kiến sang tư tưởng vô sản. B. Tư tưởng phong kiến sang tư tưởng dân chủ tư sản. C. Tư tưởng dân chủ tư sản sang tư tưởng vô sản. D. Từ thiết lập chế độ quân chủ lập hiến sang thiết lập chế độ cộng hòa. Trang 5
  6. ĐÁP ÁN 1. A 2. D 3. A 4. A 5. C 6. A 7. C 8. C 9. A 10. D 11. D 12. A 13. C 14. A 15. C 16. A 17. D 18. A 19. D 20. C 21. D 22. B 23. C 24. A 25. B 26. B 27. A 28. C 29. B 30. D HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án A Theo SGK Lịch sử 11 trang 147, nông nghiệp từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc Câu 2. Chọn đáp án D Nông dân Việt Nam là một lực lượng to lớn trong phong trào chống Pháp, nhưng do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên họ chưa phát huy được đầy đủ sức mạnh của mình. Câu 3. Chọn đáp án A Theo SGK Lịch sử 11 trang 142, Phan Châu Trinh sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bàng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là một điều kiện tiên quyết đề giành độc lập. Câu 4. Chọn đáp án A Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu có tư tưởng trung quân ái quốc và nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu tiến bộ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản Câu 5. Chọn đáp án C Chính sách nới lỏng độc quyền của Pháp tạo điều kiện cho tư sản Việt Nam có dịp vươn lên, tư sản một số ngành đã thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp. Tầng lớp tiểu tư sản tăng lên về số lượng. Các xí nghiệp của người Việt có đà phát triển mạnh; công thương nghiệp và giao thông vận tải đều phát triển mạnh. Câu 6. Chọn đáp án A Điểm chung của các phong trào đấu tranh vũ trang trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất là đều bị thực dân Pháp đàn áp thất bại. Từ phong trào của Việt Nam quang phục hội, cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân, khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên dù có diễn ra mạnh mẽ cũng đều bị đàn áp và đi đến thất bài. Câu 7. Chọn đáp án C Cũng trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã nhiều lần nổi dậy chống thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc khởi nghĩa của đồng bào Mnông do N' Trang Lơng chỉ huy. Câu 8. Chọn đáp án C Trang 6
  7. Đêm 14 - 2 - 1916, mấy trăm người ăn mặc giống nhau, mỗi người đều có gươm hoặc giáo và bùa hộ mệnh, chia làm nhiều ngả tiến vào Sài Gòn. Sự kiện này đã mở màn phong trào Hội kín ở Nam Kì. Câu 9. Chọn đáp án A Ngày 31 8 - 1917, nhiều công nhân ở các mỏ than Phấn Mễ và Na Dương tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên. Cũng trong năm đó, công nhân mỏ Hà Tu biểu tình trước văn phòng chủ mỏ đòi thả một số công nhân bị bắt vì tham gia đấu tranh. Câu 10. Chọn đáp án D Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất Pháp tiến hành ở Đông Dương, thực dân Pháp tập trung vào các ngành như khai mở, xây dựng các cơ sở công nghiệp, xây dựng hệ thống giao thông vận tải và cướp đoạt ruộng đất để làm đồn điền. Một trong những ngành mà Pháp không tiến hành khai thác là lâm nghiệp. Câu 11. Chọn đáp án D Sau khi Pháp đã cơ bản bình định được Việt Nam, các cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu nước đã tạm lắng xuống, Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Câu 12. Chọn đáp án A Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mà thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam, ngoài việc tiến hành cướp đoạt ruộng đất, khai mỏ và xây dựng những cơ sở công nghiệp, chính quyền thực dân còn chú trọng đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài vừa phục vụ mục đích quân sự. Câu 13. Chọn đáp án C Giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu từ nông dân. Những người nông dân bị cướp đoạt ruộng đất phải lang thang ra các thành phố vào các hầm mỏ, đồn điền, công trường để tìm kiếm việc làm, và họ trở thành những người công nhân. Chính vì vậy, giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm khác so với giai cấp công nhân các nước là họ có mối liên hệ chặt chẽ với giai cấp nông dân. Câu 14. Chọn đáp án A Phan Bội Châu quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là người dùng chủ trương bạo động để giành độc lập. Ông là một trong những sĩ phu yêu nước thức thời đã tiếp nhận những tư tưởng dân chủ tư sản một cách nồng nhiệt và tiến hành các hoạt động cứu nước. Câu 15. Chọn đáp án C Khác với Phan Bội Châu chủ trương bạo động cách mạng, Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bảng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như điều kiện tiên quyết để giành độc lập. Câu 16. Chọn đáp án A Trang 7
  8. Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, tân báo của Trung Quốc cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước thức thời đã tiếp nhận tư tưởng một cách nồng nhiệt. Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản. Như vậy, luồng tư tưởng chi phối các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chính là dân chủ tư sản. Câu 17. Chọn đáp án D Sau khi tiến hành cuộc cải cách Minh Trị, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây. Không những thế, Nhật Bản còn vươn lên trở thành một nước đế quốc hùng mạnh ở khu vực châu Á và giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Nga năm 1904. Với những kết quả đó, cộng với việc Nhật Bản là nước đồng văn, đồng chủng, máu đỏ da vàng với Việt Nam nên theo Phan Bội Châu là một tấm gương sáng, một mô hình phù hợp cho Việt Nam noi theo. Vì vậy, Nhật Bản đã trở thành đích đến để đưa thanh niên Việt Nam sang du học. Nhật Bản đưa học sinh ra nước ngoài du học nên khuyến khích thanh niên nước khác đến du học Nhật Bản không phải nguyên nhân cho quyết định này của Phan Bội Châu. Câu 18. Chọn đáp án A Sau sự thất bại của phong trào Đông Du, Phan Bội Châu về Trung Quốc rồi sang Thái Lan nương náu chờ thời. Khi cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra ở Trung Quốc, triều đình Mãn Thanh bị lật đổ, Chính phủ Dân quốc được thành lập, thi hành hàng loạt chính sách dân chủ tiến bộ. Phan Bội Châu từ Thái Lan quay trở lại Trung Quốc tiếp tục tìm đường hoạt động. Câu 19. Chọn đáp án D Theo SGK Lịch sử 11 trang 138: Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ bởi nạn thuế khóa, địa tô, phu phen, tạp dịch , lại càng khổ thêm vì nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của thực dân Pháp. Bình quân ruộng đất đã thấp nay còn thấp hơn. Họ trở thành lực lượng to lớn cho phong trào chống Pháp. Câu 20. Chọn đáp án C Tháng 5 – 1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng đồng chí của mình thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. Để chuẩn bị, Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập tại các trường của Nhật Bản. Chủ trương của hội là muốn hướng đến 1 mô hình giống Nhật Bản, ngoài ra phong trào Đông Du cũng là đưa học sinh sang Nhật Bản học tập. Còn một nguyên nhân nữa là khi Hội Duy tân thành lập, ngoài Duy tân Minh Trị, các sự kiện còn lại chưa được diễn ra. Câu 21. Chọn đáp án D Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là đều là các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Họ chủ trương dùng phương pháp bạo động, tấn công vào các trại lính, phá nhà lao, gây ra những tổn thất đáng kể cho Pháp. Trang 8
  9. Câu 22. Chọn đáp án B Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho nông nghiệp trồng lúa nước bị tổn thất nặng nề do diện tích đất bị chuyển sang trồng cây công nghiệp. Người nông dân bị bần cùng hóa do những chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp. Tuy nhiên, để giải quyết khó khăn của mình, tư bản Pháp đã phải nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do, khiến cho công thương nghiệp Việt Nam và giao thông Việt Nam có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn này hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam giảm nên Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam tăng là đáp án của câu hỏi. Câu 23. Chọn đáp án C Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số thường nổ ra ở các tỉnh miền núi Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên. Xu hướng chung là các cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra muộn hơn ở miền xuôi, khoảng những năm 1916 - 1918 mới nổ ra. Ngoài ra, do đặc điểm địa hình gây khó khăn cho Pháp trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa, vì vậy các cuộc khởi nghĩa tồn tại thời gian khá dài. Câu 24. Chọn đáp án A Phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã có sự kết hợp giữa đấu tranh kinh tế và bạo động vũ trang, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết và ý thức kỉ luật của phong trào, các cuộc đấu tranh cũng có quy mô lớn, số lượng nhiều hơn. Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh còn mang tính tự phát, và chưa có sực kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa Mác-Lênin. Câu 25. Chọn đáp án B Nông dân vốn đã khốn khổ bởi nạn thuế khóa, địa tô, phu phen, tạp dịch , lại càng khổ thêm vì nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của thực dân Pháp. Bình quân ruộng đất vốn đã thấp nay càng thấp hơn. Ở Bắc Kì, có xã tới 80% số hộ không có ruộng. Mất đất người nông dân phải tìm đường ra các thành phố, đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền, nhưng chỉ có một số ít kiếm được việc làm. Câu 26. Chọn đáp án B Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương vào năm 1897 để khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nguồn nhân công giá rẻ đem về phục vụ cho sự phát triển của đế quốc. Công cuộc khai thác thuộc địa lần một của thực dân Pháp ở Đông Dương bắt đầu năm 1897 và kéo dài tới năm 1914 phải tạm ngừng vì chiến tranh thế giới xảy ra năm 1914. Câu 27. Chọn đáp án A Đầu thế kỉ XX, tầng lớp tư sản đã xuất hiện trong cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương, đây là nền tảng cho các nhà yêu nước tiếp thu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản. Khi cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại, cách mạng nước ta đi vào bế tắc về đường lối, giữa lúc đó ảnh hưởng từ cuộc duy tân ở Nhật Bản làm cho các nhà yêu nước thấy được sự ưu việt của cách mạng dân chủ tư sản và họ tin tưởng theo con đường đó. Đó là những nguyên nhân các nhà yêu nước đầu thế kỉ XX lựa chọn con đường Trang 9
  10. cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Triều đình phong kiến Việt Nam ngả theo hướng quân chủ lập hiến không phải lí do vì đến đầu thế kỉ XX triều đình chỉ còn là bù nhìn không hề có chủ kiến và quyền lực gì. Câu 28. Chọn đáp án C Ngày 5 – 6 – 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Thời điểm đó thực dân Pháp đã đặt xong ách thống trị ở đất nước ta, đang tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Phong trào chống Pháp của nhân dân ta vẫn không ngừng nổ ra. Tư tưởng cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành tuy khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ yêu nước nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ và nhận thấy tương lai bế tắc của những con đường cứu nước dù theo ngọn cờ phong kiến hay dân chủ tư sản thì đều không phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, con đường này chưa có lối thoát. Bối cảnh này đã quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm con đường phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Câu 29. Chọn đáp án B Theo SGK Lịch sử 11 trang 138, với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Như vậy, phương thức sản xuất tồn tại ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là tư bản chủ nghĩa xen kẽ với sản xuất phong kiến. Câu 30. Chọn đáp án D Theo SGK Lịch sử 11 trang 138, với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Như vậy, phương thức sản xuất tồn tại ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là tư bản chủ nghĩa xen kẽ với sản xuất phong kiến. Trang 10