Đề ôn tập môn Lịch sử 12 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ 1919-1930

doc 8 trang minhtam 5920
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Lịch sử 12 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ 1919-1930", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_on_tap_mon_lich_su_12_chuyen_de_lich_su_viet_nam_tu_1919.doc

Nội dung text: Đề ôn tập môn Lịch sử 12 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ 1919-1930

  1. Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1930 Câu 1. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập tổ chức nào? A. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. B. Đảng Cộng sản Pháp. C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. D. Quốc tế cộng sản. Câu 2. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu? A. Ngày 6/5/1911, tại Sài Gòn. B. Ngày 5/6/1911, tại Sài Gòn. C. Ngày 5/6/1911, tại Phan Thiết. D. Ngày 6/5/1911, tại Huế. Câu 3. Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên? A. Báo Tiền Phong. B. Tạp chí Thư tín quốc tế. C. Báo Thanh Niên. D. Báo An Nam trẻ. Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, để độc chiếm thị trường Đông Dương, Pháp đánh thuế rất nặng vào hàng hóa của các nước nào? A. Thái Lan, Triều Tiên. B. Ấn Độ, Trung Quốc. C. Triều Tiên, Nhật Bản. D. Trung Quốc, Nhật Bản. Câu 5. Sự kiện nào đã thu hút tới 14 vạn người ở Sài Gòn tham gia vào năm 1926? A. Phong trào "chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa". B. Đám tang Phan Châu Trinh. C. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son. D. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu. Câu 6. Tên gọi Nguyễn Ái Quốc bắt đầu xuất hiện từ sự kiện nào? A. Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến Hội nghị Vécxai. B. Bút danh khi Người viết báo tại Pháp. C. Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp. D. Nguyễn Tất Thành tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Câu 7. Sự kiện nào dưới đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923 - 1924? A. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa. B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. C. Viết "Bản án chế độ thực dân Pháp". D. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. Câu 8. Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai vào giai đoạn nào của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc. B. Giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. D. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 9. Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 gây ra cho xã hội Việt Nam là A. làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân lao động. B. thợ thủ công thất nghiệp, hiệu buôn đóng cửa. C. công nhân bị sa thải, cắt giảm lương, đời sống khó khăn. D. nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi. Câu 10. Biện pháp "chia để trị" của thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào? A. Nam Kì: bảo hộ; Trung kì: nửa bảo hộ; Bắc Kì: thuộc Pháp. B. Nam Kì: thuộc Pháp; Trung Kì:bảo hộ; Bắc kì: nửa bảo hộ. C. Nam Kì: nửa bảo hộ; Trung kì: thuộc Pháp; Bắc Kì: bảo hộ. D. Nam Kì: thuộc Pháp; Trung Kì: nửa bảo hộ; Bắc Kì: bảo hộ. Câu 11. Con đường đi tìm chân lý của Nguyễn Ái Quốc khác các với con đường cứu nước của lớp người đi trước là A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. B. ra đi tìm đường cứu nước bằng hai bàn tay trắng. C. đi sang các nước châu Á tìm đường cứu nước. D. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước. Câu 12. Ý nào sau đây không phải chính sách về chính trị mà Pháp thực hiện ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Mua chuộc, lôi kéo địa chủ và tư sản người Việt làm tay sai. B. Thâu tóm quyền lực trong tay người Pháp. C. Trao quyền lực tuyệt đối cho những người Việt làm việc trong chính quyền thuộc địa. Trang 1
  2. D. Tiến hành "chia để trị", thẳng tay đàn áp, khủng bố nhân dân ta. Câu 13. Ý nào sau đây không phải nguyên nhân tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than ở nước ta? A. Đầu tư phát triển ngành công nghiệp nặng ở Việt Nam. B. Than là nguyên liệu quan trọng. C. Để phục vụ cho công nghiệp chính quốc. D. Việt Nam có trữ lượng than lớn. Câu 14. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào được coi là lực lượng to lớn của cách mạng ? A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tiểu tư sản. D. Trung, tiểu địa chủ. Câu 15. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, ngoại thương có phát triển hơn giai đoạn trước là do A. giao thông thuận tiện hàng hóa từ nhiều nước vào Việt Nam. B. người dân Việt Nam có thói quen thích dùng hàng ngoại nhập. C. Pháp dựng lên hàng rào thuế quan, đánh thuế mạnh vào hàng của Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Dương chủ yếu là hàng của Pháp. D. thực dân Pháp miễn thuế cho hàng ngoại vào Việt Nam. Câu 16. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, lĩnh vực nào không được Pháp chú trọng đầu tư ? A. Giao thông vận tải. B. Công nghiệp nhẹ. C. Công nghiệp nặng. D. Ngoại thương. Câu 17. Trong những tổ chức yêu nước và cách mạng được thành lập tại Trung Quốc dưới đây, tổ chức nào không phải do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ? A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Tâm tâm xã. C. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. D. Cộng sản đoàn. Câu 18. Nguyễn Ái Quốc khi viết bài cho các báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Đời sống công nhân nhằm mục đích nào dưới đây? A. Truyền bá lý luận giải phóng dân tộc, tố cáo tội ác của thực dân. B. Xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam. C. Yêu cầu thực dân Pháp thừa nhận độc lập của Việt Nam. D. Kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân thế giới với cuộc đấu tranh của Việt Nam. Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là lí do dẫn đến sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong năm 1929? A. Phong trào yêu nước phát triển mạnh. B. Phong trào công nhân phát triển mạnh. C. Sự suy yếu của Việt Nam quốc dân đảng. D. Sự phân hoá của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Câu 20. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương, bộ phận nào trong xã hội Việt Nam bị áp bức bóc lột nặng nề nhất? A. Nông dân. B. Tư sản. C. Công nhân. D. Tiểu tư sản. Câu 21. Cơ sở nào dưới đây đưa đến sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam? A. Nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. C. Nền kinh tế thuộc địa phát triển. D. Nền công nghiệp thuộc địa mới hình thành. Câu 22. Nội dung nào sau đây không thuộc Luận cương chính trị tháng 10 - 1930? A. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công - nông. Đồng thời ''phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ vào phe vô sản giai cấp''. B. Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới. C. Cách mạng do đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo. D. Cách mạng Đông Dương phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 23. Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 đã bộc lộ những hạn chế nào? A. Chia rẽ trong nội bộ những người cộng sản Việt Nam, mất đoàn kết, ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam. B. Phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ tụt lùi. C. Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng Việt Nam. Trang 2
  3. D. Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển chậm lại. Câu 24. Sự kiện nào của thế giới có sự tác động mạnh mẽ đến phong trào công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Hoạt động của Quốc tế Cộng sản. B. Cuộc đấu tranh của công nhân ở Thượng Hải (Trung Quốc) C. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và sự ra đời của nước Nga Xô viết. D. Cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Pháp. Câu 25. Lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son - Sài Gòn (8 - 1925) là A. Nguyễn Thái Học. B. Trần Phú. C. Nguyễn Ái Quốc. D. Tôn Đức Thắng. Câu 26. Con đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc lựa chọn khác với các bậc tiền bối. Đó là con đường A. dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp. B. từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản. C. dựa vào Pháp để lật đổ chế độ phong kiến. D. cách mạng vô sản. Câu 27. Hệ thống quan điểm lí luận về cách mạng giải phóng dân tộc của nước ta được hình thành từ A. tác phẩm Đường Kách mệnh. B. tuần báo Thanh niên. C. những tác phẩm, bài viết của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX. D. tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. Câu 28. Trong thời gian ở Liên Xô 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các tờ báo nào? A. Tạp chí thư tín quốc tế. B. Tạp chí thư tín quốc tế, báo Sự thật. C. Đời sống công nhân. D. Nhân đạo, Sự thật. Câu 29. Bài học chủ yếu nào có thể rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản năm 1929? A. Xây dựng khối đoàn kết trong Đảng. B. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc. C. Thống nhất trong lực lượng lãnh đạo. D. Thống nhất về tư tưởng chính trị. Câu 30. Phong trào yêu nước của giai cấp tư sản, tiểu tư sản giai đoạn 1919 - 1925 thất bại chứng tỏ điều gì? A. Độc lập dân tộc của Việt Nam không gắn liền với chủ nghĩa tư bản. B. Độc lập dân tộc của Việt Nam gắn liền với vấn đề dân chủ. C. Độc lập dân tộc của Việt Nam gắn liền với chủ nghĩa xã hội. D. Độc lập dân tộc của Việt Nam không gắn liền với vấn đề giai cấp. Trang 3
  4. ĐÁP ÁN 1. A 2. B 3. C 4. D 5. B 6. A 7. D 8. C 9. A 10. D 11. A 12. C 13. A 14. B 15. C 16. C 17. B 18. A 19. C 20. A 21. D 22. A 23. A 24. C 25. D 26. D 27. C 28. B 29. A 30. A HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án A Ngày 5 - 6 - 1911, từ Bến Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc La-tút-sơ Tê-rê-vin, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối 1912-cuối 1913), ông quay trở lại nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn. Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp - đất nước của kẻ đang trực tiếp thống trị nhân dân An Nam, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923. Trong thời gian ở Pháp, ông Ba đã tích cực hoạt động trong Đảng cộng sản Pháp, tiếp cận những luồng thông tin, hệ tư tưởng tiến bộ và viết bài cho báo chí tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Ngoài ra, Người còn trực tiếp sáng lập ra tổ chức "Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa" (Năm 1921) nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, Câu 2. Chọn đáp án B Bác Hồ tên thật là Nguyễn Sinh Cung, theo lí lịch chính thức ông sinh ngày 19 - 5 - 1890. Quê nội là làng Kim Liên (tên nôm là làng Sen). Ông được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Quê nội của ông là một làng quê nghèo khó và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Bản thân Nguyễn Tất Thành cũng tham gia phong trào chống Pháp của nhân dân Trung Kì và cha ông - phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã bị thực dân Pháp khiển trách vì hoạt động này. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, ông có tham gia dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết). Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn. Tại đây, ông theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son. Ở đây, ông được nuôi ăn nhưng chỉ học 3 tháng thì bỏ khi nhận ra rằng phải học 3 năm mới thành nghề. Ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài. Ngày 5 - 6 - 1911, từ Bến Nhà Rồng (Sài Gòn), ông lấy tên Văn Ba lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc La-tút-sơ Tê-rê-vin, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối 1912- cuối 1913), ông quay trở lại nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn. Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923. Câu 3. Chọn đáp án C Sau khi về Quảng Châu, với tên Lí Thụy, Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng tập hợp các thanh niên Việt Nam yêu nước tại đây thành lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với hạt nhân là Cộng sản đoàn nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết lại, kịch liệt đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. Để đảm bảo cho Hội được hoạt động, Nguyễn Ái Quốc đã xuất bản tờ báo Thanh Niên (không phải là báo Thanh Niên hiện nay) - tờ báo đầu tiên của phong trào cách mạng Việt Nam. Tờ Thanh niên là cơ quan ngôn luận của Hội Việt nam cách mạng thanh niên. Số báo đầu tiên ra ngày 21 - 6 - 1925 và sau này trở thành ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Câu 4. Chọn đáp án D Vào thời kì này, ngành thương nghiệp Việt Nam mà trước hết là ngoại thương có bước tiến rõ rệt so với thời kì trước chiến tranh, Việt Nam đã tăng cường quan hệ giao lưu buôn bán với nước ngoài tuy nhiên bạn hàng chính vẫn là Pháp. Với mục tiêu biến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ chính của Pháp, năm 1928, chính quyền thực dân đã ra một nghị định mới nhằm đánh thuế nặng vào hàng hóa của nước ngoài nhất là hàng hóa của Trung Quốc và Nhật Bản - hai nước có quan hệ buôn bán lâu năm với Việt Nam. Đây là một ví dụ điển hình cho chính sách độc quyền ngoại thương rất thâm độc của tư bản Pháp nhằm tạo điều kiện đưa hàng hóa Pháp tràn ngập thị trường Việt Nam, bóp nghẹt nền kinh tế thuộc địa. Câu 5. Chọn đáp án B Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 20 của thế kỉ XX, có một số sự kiện nổi bật như: cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu (1925), các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926). Câu 6. Chọn đáp án A Trang 4
  5. Ngày 18 - 6 - 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dan An Nam, đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Câu 7. Chọn đáp án D Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành. Sau đó, Người ở lại Liên Xô một thời gian, vừa làm việc, vừa nghiên cứu học tập. Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa; về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa; về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa. Sự kiện gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923 – 1924 là việc tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. Câu 8. Chọn đáp án C Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam vào năm 1919. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918. Như vậy, đáp án là sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Câu 9. Chọn đáp án A Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam vào năm 1919. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918. Như vậy, đáp án là sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Câu 10. Chọn đáp án D Với bản Hiệp ước đầu tiên năm 1862, thực dân Pháp đã chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam kì và với việc dâng nốt 3 tỉnh miền Tây của triều Nguyễn thực dân Pháp đã chiếm được hoàn toàn đất Nam kì. Như thế, đất Nam kì là vùng đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam thuộc về người Pháp và trở thành xứ thuộc địa. Đối với đất Trung Kì, nơi định đô của triều Nguyễn thì thực dân Pháp thiết lập chế độ nửa bảo hộ, triều Nguyễn có quyền lực tối thượng nhưng cũng chỉ trên danh nghĩa. Đất Bắc kì thì Pháp lập nên xứ bảo hộ và chủ quyền quốc gia chỉ tồn tại trên danh nghĩa, có chính quyền bù nhìn với một số quyền danh nghĩa nào đó. Đứng đầu cả ba kỳ là: Thống đốc Nam kỳ, Khâm sứ Trung kỳ, và Thống sứ Bắc kỳ, cả ba đều nằm dưới quyền giám sát và điều khiển tối cao của viên Toàn quyền Đông Dương. Như vậy đáp án đúng là: Nam Kì: thuộc Pháp; Trung Kì: nửa bảo hộ; Bắc Kì: bảo hộ. Câu 11. Chọn đáp án A Trước Nguyễn Ái Quốc đã có rất nhiều người mong muốn tìm ra con đường để cứu nước cứu dân mà điển hình là các nhà nho cấp tiến như Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh. Tuy nhiên, những nhà nho cấp tiến ấy vốn là những trí thức phong kiến đang trên đà tư sản hóa lại nhận thức rất mơ hồ về kẻ thù của cách mạng Việt Nam cho nên đã đề ra những phương hướng cứu nước chưa đúng đắn. Phan Bội Châu chỉ nhận thấy kẻ thù là đế quốc Pháp nên chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp trong khi Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Pháp để đánh phong kiến và kết quả là hai ông đã gặp thất bại. Đến Nguyễn Ái Quốc, rút kinh nghiệm từ thất bại của hai vị tiền bối, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã nhận thấy kẻ thù cơ bản của dân tộc và mong muốn đi sang tận đất nước của kẻ đang thống trị mình xem họ thế nào để trở về giúp đồng bào, không nên ảo tưởng vào sự giúp đỡ của bất kì một thế lực nào. Với động cơ đó, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. Đấy là điểm khác biệt cơ bản của con đường đi tìm chân lí của ông đối với hai cụ Phan. Câu 12. Chọn đáp án C Vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Pháp cùng với Anh là hai quốc gia có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới. Đông Dương trong đó có Việt Nam đã bị Pháp xâm chiếm và biến thành thuộc địa từ những năm cuối thế kỉ XIX. Với hệ thống thuộc địa rộng lớn như thế, chính phủ Pháp đã phải triển khai những biện pháp cai trị rất thâm độc và tận dụng những lợi thế mà Pháp thấy có thể sử dụng được ở chính nước bản xứ để giúp Pháp cai trị. Sự phát triển của văn minh phương Tây là làn sóng " Âu hóa" đã khiến một số tầng lớp ở Việt Nam ảo tưởng và tin rằng Pháp đang tiến hành "khai hóa văn minh". Thái độ đó đã bị Pháp lợi dụng và biến thành những kẻ tay sai, công cụ cho Pháp. Vì vậy, bên cạnh việc củng cố quyền lực của mình, Pháp đã tiến hành mua chuộc, lôi kéo địa chủ và tư sản người Việt làm tay sai (thực hiện âm mưu dùng người bản xứ trị người bản xứ), tiến hành "chia để trị", thẳng tay đàn áp, khung bố nhân dân ta. Câu 13. Chọn đáp án A Trang 5
  6. Hướng đầu tư của Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai có rất nhiều điểm khác so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nếu như trong lần thứ nhất Pháp tập trung vốn đầu tư vào ngành khai mỏ và giao thông vận tải, thì vào những năm sau chiến tranh song song với đầu tư phát triển nông nghiệp là khai thác khoáng sản (nhất là mỏ than). Như vậy, vấn đề khai mỏ luôn luôn được chính phủ Pháp quán triệt. Sở dĩ Pháp lại tập trung vào khai mỏ vì Việt Nam có rất nhiều nguồn tài nguyên này (nhất là mỏ than Quảng Ninh), than được coi là "vàng đen", nguyên liệu quan trọng của sự phát triển kinh tế trong khi Pháp đã mất hai vùng tài nguyên quan trọng cho quân Phổ năm 1871, lại bị chiến tranh thế giới thứ nhất tàn phá, phát triển khai thác mỏ than ở Việt Nam sẽ là cơ sở để phục hồi nền kinh tế chính quốc. Câu 14. Chọn đáp án B Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nông dân bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt hết ruộng đất, bị bần cùng hóa không có lỗi thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp phong kiến tay sai gay gắt. Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc. Câu 15. Chọn đáp án C Trong thời gian Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, có 3 nước thường xuyên trao đổi hàng hóa với Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp. Vì Pháp là "mẫu quốc" của Việt Nam nên đã thi hành chính sách thuế khóa nặng nề với hàng của Trung Quốc, Nhật bản, giảm thuế với hàng Pháp. Mục đích của hành động này là làm cho hàng Nhật và Trung Quốc không bán được, thị trường Đông Dương tràn ngập hàng Pháp, điều này gián tiếp làm cho ngoại thương có sự phát triển hơn giai đoạn trước. Như vậy, đáp án là Pháp dựng lên hàng rào thuế quan, đánh thuế mạnh vào hàng của Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Dương chủ yếu là hàng của Pháp. Câu 16. Chọn đáp án C Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, Pháp chú trọng đầu tư vào các ngành như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, ngoại thương và giao thông vận tải. Công nghiệp nặng là ngành cần vốn đầu tư nhiều, thu lãi chậm, và là những ngành phục vụ cho phát triển lâu dài. Vì vậy, Pháp sẽ không đầu tư phát triển công nghiệp nặng ở nước thuộc địa. Câu 17. Chọn đáp án B Tâm tân xã là tổ chức của các thanh niên, trí thức yêu nước được thành lập năm 1923 trước khi Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu. Cộng sản Đoàn, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông được Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm 1925. Câu 18. Chọn đáp án A Năm 1920 sau khi tìm ra con đường cứu nước đứng đắn cho cách mạng nước ta thì người đã hoàn toàn tin theo và dốc sức truyền bá con đường cứu nước đó. Nguyễn Ái Quốc khi viết bài cho các báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Đời sống công nhân chính là nhằm mục đích truyền bá lí luận giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địa nói chung và về Việt Nam nói riêng, ngoài ra còn nhằm tố cáo tội ác của thực dân. Câu 19. Chọn đáp án C Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác đã phát triển, kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng rộng rãi. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác Lênin thông qua hội Việt Nam Cách mạng thanh niên trở nên sâu rộng trong nước. Hội đã có sự phân hóa dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản. Việt Nam Quốc dân đảng không theo con đường cách mạng vô sản nên sự suy yếu của tổ chức này không ảnh hưởng đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản. Câu 20. Chọn đáp án A Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô, cướp đoạt ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường cùng. Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết định đến cuộc giải phóng dân tộc, bị đế quốc và địa chủ chèn ép mâu thuẫn đặc biệt với đế quốc thực dân và phong kiến tay sai phản động vừa có mâu thuẫn về dân tộc vừa có mâu thuẫn về giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do trình độ văn hoá thấp. Câu 21. Chọn đáp án D Trang 6
  7. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa giai cấp toàn diện, sâu sắc, triệt để. Các lực lượng mới bên trong thực sự đã hình thành đáng chú ý là giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và trưởng thành nhanh chóng trong những năm 20 của thế kỷ XX. Trước chiến tranh thế giới thứ 1, giai cấp công nhân Việt Nam đã hình thành có khoảng 10 vạn người. Sau chiến tranh do Pháp đẩy mạnh chính sách khai thác, giai cấp công nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng lên tới 22 vạn người (1929). Sống tập chung ở Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gai, Vinh, Nam Định. Như vậy, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời dựa trên tiền đề từ nền công nghiệp thuộc địa mới hình thành. Câu 22. Chọn đáp án A Tháng 4 - 1930, đồng chí Trần Phú sau một thời gian học tập ở Liên Xô đã trở về nước hoạt động và tham gia BCH Trung ương lâm thời và được phân công cùng ban thường vụ Trung ương chuẩn bị hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương và Dự thảo bản Luận cương chính trị. Dự thảo Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú trình bày đã phân tích sâu sắc tình hình trong nước và quốc tế, khẳng định thời kì yên ổn của chủ nghĩa tư bản đã tạm chấm dứt, cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn CMTS Dân quyền và CMXHCN, nhấn mạnh cách mạng phải do đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo, thời kì này phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng rất mạnh đến phong trào cách mạng ở Đông Dương vì vậy, cách mạng Đông Dương phải trở thành bộ phận của phong trào cách mạng thế giới. Những nội dung trên trong bản Luận cương do đồng chí Trần Phú trình bày về cơ bản là giống với Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc thông qua tại hội nghị thành lập đảng. Tuy nhiên, điểm khác cơ bản giữa hai tác phẩm là nêu lên vấn đề lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công - nông. Đồng thời ''phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ vào phe vô sản giai cấp''. Nội dung này không nằm trong bản Luận cương của đồng chí Trần Phú mà nó được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong hội nghị thành lập đảng (2 - 1930). Vấn đề xác định chưa đúng lực lượng cách mạng là một trong những hạn chế của bản luận cương của đồng chí Trần Phú. Câu 23. Chọn đáp án A Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ và phong trào công nông trong những năm cuối thập niên 20 đã đặt ra yêu cầu phải thành lập chính đảng ở Việt Nam. Và đến tháng 9 -1929, ở Việt Nam đã hình thành 3 tổ chức cộng sản là: An Nam cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn. Sự tồn tại cùng một lúc 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã gây nên tình trạng chia rẽ trong nội bộ những người cộng sản Việt Nam, mất đoàn kết, ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Những hạn chế đó đã đặt ra yêu cầu phải hợp nhất các tổ chức cộng sản lại thành một chính đảng duy nhất, có như vậy mới đưa cách mạng Việt Nam đi theo một ngọn cờ tư tưởng chung được. Câu 24. Chọn đáp án C Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và sự ra đời của nước Nga Xô viết có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam. Lần đầu tiên, tại một quốc gia rộng lớn nhất trên thế giới, giai cấp công nhân đã đập tan mọi áp bức, xây dựng một chính quyền, một xã hội của dân, do dân và vì dân. Đây không chỉ là sự cổ vũ lớn về mặt tinh thần mà còn là chỗ dựa là chỗ dựa, là bức tường thành vững chắc cho phong trào công nhân thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Câu 25. Chọn đáp án D Tôn Đức Thắng còn có bí danh Thoại Sơn và được gọi là Bác Tôn, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Năm 1912, ông tham gia tổ chức công nhân bãi công đòi quyền lợi, vì vậy bị sa thải. Năm 1913, ông sang Pháp làm công nhân ở Toulon (Pháp). Năm 1914, ông được tuyển mộ làm lính thợ cho một đơn vị Hải quân Pháp, tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của Đế quốc Pháp vào nước Nga Xô Viết tại Hắc Hải (ngày 20 tháng 4 năm 1919), treo cờ đỏ trên một thiết giáp hạm của Pháp tại đây để ủng hộ Cách mạng Nga. Năm 1920, ông về nước, xây dựng cơ sở công hội, vận động công nhân đấu tranh, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân Ba Son tháng 8 năm 1925, quyết tâm trì hoãn việc sửa chữa chiếc Đô đốc hạm Jules Michelet trong đoàn tàu chiến Pháp đang trên đường sang Trung Quốc. Câu 26. Chọn đáp án D Dựa vào Pháp để lật đổ chế độ phong kiến là con đường cứu nước mà Phan Châu Trinh lựa chọn. Dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp là con đường cứu nước mà Phan Bội Châu đã thực hiện. Từ Trang 7
  8. chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản là quá trình chuyển biến trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Con đường mà Người lựa chọn là cách mạng vô sản. Câu 27. Chọn đáp án C Sau khi xác định con đường giải phóng dân tộc cho nước ta là con đường cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều tác phẩm gửi về nước để truyền bá tư tưởng này. Như vậy, những tác phẩm, bài viết của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX chính là cơ sở hình thành quan điểm lí luận về cách mạng giải phóng dân tộc của nước ta. Đáp án này bao hàm những đáp án còn lại. Câu 28. Chọn đáp án B Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đến Mát-xco-va học tập tại trường Đại học Phương Đông. Tại đây ông đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 1923), và được bầu vào Ban chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản (họp từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924), ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam. Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc còn tham gia viết bài cho Tạp chí thư tín quốc tế và báo Sự thật. Câu 29. Chọn đáp án A Tuy cả ba tổ chức cộng sản đều có chung hệ tư tưởng nhưng lại hoạt động riêng rẽ với nhau thậm chí tranh giành quần chúng với nhau gây cản trở cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của ta. Sau khi được thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam – tổ chức duy nhất đại diện cho quyền lợi của giai cấp vô sản – Đảng đã làm tốt vai trò lãnh đạo của mình, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Như vậy, bài học chủ yếu cho cách mạng Việt Nam từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản nam 1929 chính là xây dựng khối đoàn kết trong Đảng. Câu 30. Chọn đáp án A Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập để khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân của con đường xã hội chủ nghĩa, lịch sử Việt Nam đã thử nghiệp nhiều khuynh hướng cách mạng, nhiều con đường cứu nước trong đó có con đường của giai cấp tư sản. Tuy nhiên, cũng như những khuynh hướng cứu nước trước đó, dân chủ tư sản của giai cấp tư sản đã thất bại. Điều này chứng minh hoàn cảnh thực tế của Việt Nam độc lập dân tộc không gắn liên với chủ nghĩa tư bản. Trang 8