Đề ôn tập môn Lịch sử 12 - Chuyên đề: Các nước Á-Phi-Mĩ Latinh (1945-2000)

doc 10 trang minhtam 4460
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Lịch sử 12 - Chuyên đề: Các nước Á-Phi-Mĩ Latinh (1945-2000)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_on_tap_mon_lich_su_12_chuyen_de_cac_nuoc_a_phi_mi_latinh.doc

Nội dung text: Đề ôn tập môn Lịch sử 12 - Chuyên đề: Các nước Á-Phi-Mĩ Latinh (1945-2000)

  1. Các nước Á - Phi - Mĩ Latinh (1945 - 2000) Câu 1. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập vào thời gian nào? A. Ngày 1/10/1948. B. Ngày 1/10/1949. C. Ngày 1/10/1950. D. Ngày 1/9/1949. Câu 2. Sau khi bị thất bại trong cuộc nội chiến, Tưởng Giới Thạch đã chạy ra khu vực nào? A. Thượng Hải. B. Ma Cao. C. Hồng Kông. D. Đài Loan. Câu 3. Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên được thành lập vào thời điểm nào? A. Tháng 5/1948. B. Tháng 9/1948. C. Tháng 8/1948. D. Tháng 6/1948. Câu 4. Cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên bùng nổ vào thời gian nào? A. 25-6-1949. B. 25-6-1952. C. 25-6-1950. D. 25-6-1951. Câu 5. Hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên được kí vào: A. Ngày 27-7-1953. B. Ngày 28-7-1953. C. Ngày 29-7-1953. D. Ngày 26-7-1953. Câu 6. Hiệp định đình chiến giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên được kí kết tại đâu? A. Bàn Môn Điếm. B. Xơ-un. C. Tân Nghĩa Châu. D. Bình Nhưỡng. Câu 7. Giai cấp lãnh đạo chủ yếu trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là A. liên minh công - nông. B. giai cấp vô sản. C. địa chủ. D. giai cấp tư sản. Câu 8. Hãy chỉ ra mục đích của Mĩ khi đề xướng thiết lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ tháng 8 - 1961? A. Nhằm biến Mĩ Latinh thành sân sau của Mĩ. B. Ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba tới các nước Mĩ Latinh. C. Nhằm viện trợ cho các nước Mĩ Latinh. D. Thúc đẩy sự hợp tác ở các nước Mĩ Latinh. Câu 9. Từ năm 1947, các chiến khu Lào dần dần được thành lập ở các vùng nào? A. Tây Lào, Thượng Lào, Trung Lào. B. Trung Lào, Tây Lào, Hạ Lào. C. Tây Lào, Thượng Lào, Đông Bắc Lào. D. Thượng Lào, Tây Bắc Lào, Hạ Lào. Câu 10. Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì? A. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm. B. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm. C. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. D. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. Câu 11. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào là cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc có những bước phát triển khác trước? A. Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng. B. Sự giúp đỡ của Liên Xô. C. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới. D. Vùng giải phóng được mở rộng. Câu 12. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng Công và Ma Cao vẫn là thuộc địa của nước nào? Trang 1
  2. A. Ạnh và Mĩ. B. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. C. Hà Lan và Anh. D. Anh và Bồ Đào Nha. Câu 13. Phương án nào phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế ở Trung Quốc sau 20 năm đổi mới? A. Tỉ trọng xây dựng giảm nhưng tỉ trọng nông nghiệp và công nghiệp tăng lên. B. Tỉ trọng nông nghiệp và công nghiệp giảm, tỉ trọng dịch vụ tăng lên. C. Tỉ trọng nông nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng lên. D. Tỉ trọng công nghiệp tăng lên, tỉ trọng nông nghiệp và xây dựng giảm. Câu 14. Cuộc khởi nghĩa của hai vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở Bombay diễn ra vào thời gian nào? A. 19 - 2 - 1946. B. 22 - 2 - 1946. C. 19 - 3 - 1946. D. 19 - 2 - 1947. Câu 15. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa do Phi-đen Catx-tơ-rô chỉ huy diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? A. 27-6-1953. B. 26-7-1952. C. 26-7-1953. D. 26-7-1954. Câu 16. Sự kiện đánh dấu châu Phi đã hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ là A. Ăngôla tuyên bố độc lập. B. Angiêri tuyên bố độc lập. C. Namibia tuyên bố độc lập. D. Nam Phi tuyên bố độc lập. Câu 17. Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thắng lợi của cách mạng Êcuađo. B. Thắng lợi của cách mạng Mêhicô. C. Thắng lợi của cách mạng Cuba. D. Thắng lợi của cách mạng Haiti Câu 18. Nội dung đấu tranh chủ yếu của các nước Mĩ Latinh những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Chống lại sự xâm lược của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. B. Chống chế độ độc tài thân Mĩ. C. Chống chế độ phân biệt chủng tộc. D. Chống lại ách đô hộ của đế quốc Mĩ. Câu 19. Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu? A. Tháng 10/1967. Ở Bali (In-đô-nê-xi-a). B. Tháng 9/1968, Ở Băng Cốc (Thái Lan). C. Tháng 8/1967. Ở Băng Cốc (Thái Lan). D. Tháng 8/1967. Ở Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a) Câu 20. Quan hệ giữa ASEAN với 3 nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979 là: A. Giúp đỡ nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp – Mĩ. Trang 2
  3. B. Hợp tác trên mọi lĩnh vực. C. Trung lập, không can thiệp vào công việc của nhau. D. Đối đầu căng thẳng. Câu 21. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức ASEAN trong những năm 70 của thế kỷ XX? A. Mĩ chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. Tổ chức SEATO giải thể. C. Vấn đề nội chiến ở Campuchia. D. Các nước ASEAN ký Hiệp ước Bali. Câu 22. Sự kiện nào đã tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á? A. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. B. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. C. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. D. Sự ra đời nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Câu 23. Trong năm 2003 đã diễn ra những sự kiện nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc trong ngành khoa học vũ trụ? A. Chế tạo thành công tên lửa vượt đại châu. B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái đất. C. Chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Phóng thành công tàu "Thần Châu 5" bay vào không gian vũ trụ. Câu 24. Phiđen Cátxtơrô sinh vào ngày tháng năm nào? A. 13 - 8 - 1927. B. 13 - 8 - 1937. C. 12 - 8 - 1937. D. 12 - 8 - 1927. Câu 25. Tại sao gọi cuộc nội chiến ở Trung Quốc 1946 -1949 có tính chất dân tộc? A. Vì đã xóa bỏ sự can thiệp từ bên ngoài định biến Trung Quốc thành thuộc địa kiểu mới. B. Vì nó đã kết thúc cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Trung Quốc. C. Vì nó đã xóa bỏ mọi tàn dư phong kiến. D. Vì nó đã đánh bại đế quốc xâm lược từ bên ngoài. Câu 26. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ lên đến cao trào trong khoảng thời gian nào? A. Đầu năm 1950. B. Đầu năm 1947. C. Đầu năm 1948. D. Đầu năm 1949. Câu 27. Nhận định nào dưới đây đã đánh giá đúng về công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (1978 - 2000)? A. Đưa Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973. B. Thành công biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. C. Bước đi đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh Trung Quốc trong những năm 80. Trang 3
  4. D. Góp phần củng cố hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Câu 28. Kẻ thù chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là A. phản động trong nước. B. thực dân Pháp. C. phong kiến tay sai. D. đế quốc Mĩ. Câu 29. Nguyên nhân quyết định nhất mang lại thắng lợi của nhân dân Việt Nam và Lào năm 1945 là A. có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. B. quân Đồng minh chưa vào Đông Nam Á giải giáp quân đội Nhật Bản. C. phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. D. các nước Đồng minh giúp đỡ để giải phóng. Câu 30. Kết quả lớn nhất trong phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. đánh đổ chế độ thực dân mới, củng cố nền độc lập dân tộc. B. đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống của con người. C. giải phóng dân tộc, thành lập các nhà nước tư bản chủ nghĩa. D. lật đổ chính quyền độc tài, thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ. Trang 4
  5. ĐÁP ÁN 1. B 2. D 3. B 4. C 5. A 6. A 7. D 8. B 9. C 10. D 11. A 12. D 13. C 14. A 15. C 16.C 17. C 18. B 19. C 20. D 21. D 22. A 23. D 24. A 25. A 26. B 27. C 28. D 29. A 30. D HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án B Cuối năm 1949, cuộc nội chiến Quốc - Cộng kết thúc, toàn bộ Trung Hoa lục địa được giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch rút chạy ra Đài Loan. Ngày 1- 10 -1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được tuyên bố thành lập trên Quảng trường Thiên An Môn đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông. Sự kiện này đã mở ra một kỉ nguyên mới gọi là Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Giai đoạn lịch sử này kéo dài từ năm 1949 đến hiện nay và bao gồm cả những thập kỷ tranh chấp chính trị, kinh tế và cải cách xã hội, cũng như nhiều phong trào gây ảnh hưởng cả bên trong cũng như trên phạm vi quốc tế. Câu 2. Chọn đáp án D Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật, Đài Loan được chuyển sang cho Nhật quản lí. Khi Nhật Bản bại trận trong thế chiến hai, đồng minh Anh và Mĩ đã trao trả vùng đất này cho Tưởng Giới Thạch quản lí. Từ tháng 7/1946, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc tấn công quân sự quy mô lớn vào hầu hết các khu giải phóng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Quân giải phóng Trung Quốc, sau một năm thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, chuyển sang phản công. Do đó, khi bị bại trận vào cuối năm 1949 Tưởng Giới Thạch đã bỏ chạy ra Đài Loan và tiếp tục giữ chức vụ "tổng thống" ở Đài Loan cho đến khi chết (1975). Câu 3. Chọn đáp án B Trước năm 1945, Triều Tiên là một quốc gia thống nhất và sau đó bị quân Nhật chiếm đóng. Khi chiến tranh thế giới hai kết thúc thì cũng chấm dứt thời kì Nhật Bản thống trị Triều Tiên. Theo quy định của hội nghị Ianta (2 -1945), Triều Tiên bị Liên bang Xô Viết chiếm đóng miền bắc từ vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ chiếm miền nam vĩ tuyến 38, nhưng Hoa Kỳ và Xô Viết không thể thống nhất trong việc áp dụng Đồng uỷ trị ở Triều Tiên. Điều này dẫn tới việc thành lập hai chính phủ riêng biệt ở miền bắc và miền nam, mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên. Tháng 9 - 1948, một tháng sau khi nhà nước Đại hàn dân quốc thành lập ở phía Nam thì nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng được thành lập ở phía bắc vĩ tuyến 38. Câu 4. Chọn đáp án C Sau khi thoát khỏi ách thống trị của quân phiệt Nhật, trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh và những quy định của Hội nghị Ianta, Triều Tiên đã bị chia làm hai quốc gia với hai chế độ chính trị và xã hội đối lập nhau. Tháng 8- 1948, ở phía nam vĩ tuyến 38 dưới sự giúp đỡ của Mĩ nước Đại Hàn dân quốc đã được thành lập. Chỉ sau đó một tháng, ở phía bắc nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên cũng được thành lập và đi theo CNXH. Ngày 25 - 6 - 1950, cuộc chiến tranh hai miền bùng nổ.Sự kiện này được coi Trang 5
  6. như là một biểu hiện cụ thể của quá trình xung đột Đông - Tây giữa hai phe TBCN và XHCN trong Chiến tranh lạnh. Câu 5. Chọn đáp án A Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên. Chiến tranh bắt đầu vào ngày 25 - 6 -1950 khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Hàn). Lực lượng hỗ trợ chính cho Bắc Hàn là Trung Hoa và Liên Xô trong hình thức các cố vấn, phi công quân sự, và vũ khí. Nam Hàn được lực lượng Liên hiệp quốc hỗ trợ, chủ yếu là lực lượng quân sự Hoa Kỳ. Trước cuộc xung đột, Nam và Bắc Hàn tồn tại như hai chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên sau khi Triều Tiên bị Hoa Kỳ và Liên Xô chia cắt. Đây là cuộc chiến tranh điển hình cho mâu thuẫn hai cực trong "Chiến tranh lạnh" Cuộc xung đột kết thúc khi một hiệp định đình chiến được kí kết vào ngày 27 - 7 - 1953. Câu 6. Chọn đáp án A Tháng 6 - 1950 cuộc chiến tranh giữa hai miền bùng nổ, kéo dài đến tháng 7 - 1953. Hai bên kí hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm, vĩ tuyến 38 vẫn được coi là ranh giới giữa hai nhà nước trên bán đảo. Câu 7. Chọn đáp án D Ở châu Phi, giai cấp tư sản là giai cấp tiến bộ nhất, có khả năng lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập nhất. Vì vậy, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi do giai cấp tư sản lãnh đạo. Câu 8. Chọn đáp án B Theo SGK Lịch sử 12 trang 29, Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, tháng 8 - 1961, Mĩ đề xướng việc tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh. Câu 9. Chọn đáp án C Từ năm 1947, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Lào ngày càng phát triển , lực lượng cách mạng ngày càng trưởng thành. Sự phát triển của cách mạng Lào không chỉ biểu hiện ở việc tăng nhanh về số lượng quân mà còn thể hiện ở việc ra đời các chiến khu cách mạng ở Tây Lào, Thượng Lào, Đông Bắc Lào. Câu 10. Chọn đáp án D Đại cách mạng văn hóa vô sản kết thúc đã để lại hậu quả nặng nề đối với đất nước Trung Quốc nhất là đối với nền kinh tế. Hai năm sau sự kiện này , đát nước Trung Quốc bắt đầu bước vào công cuộc cải cách, mở cửa được thông qua trong Hội nghị trung ương lần thứ 3 khóa XI của Đảng cộng sản Trung Quốc (12 - 1978).Tại hội nghị này, Đảng cộng sản đã chủ trương chuyển sang cải cách, mở cửa về kinh tế với hàng loạt các biện pháp nằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sau đó, qua các kì đại hội XII và XIII, Đảng cộng sản Trung Quốc cũng nhấn mạnh vấn đề cải cách kinh tế đi đôi với những cải cách về chính trị và xã hội. Tuy nhiên trọng tâm của công cuộc cải cách mở cửa là lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. Câu 11. Chọn đáp án A Trang 6
  7. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật (1937 - 1945), cách mạng Trung quốc bước sang thời kì phát triển mới là sự bùng nổ nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản. Lúc này lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng trở thành yếu tố cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc có những bước phát triển khác trước góp phần làm nên thành công của quân đội Đảng cộng sản trong cuộc nội chiến.Sự giúp đỡ của Liên Xô và ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới chỉ là những yếu tố khách quan tác động đến cuộc nội chiến mà thôi. Câu 12. Chọn đáp án D Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng Công vẫn là nhượng địa của Anh, Ma Cao thuộc Bồ Đào Nha. Hai vùng này còn thuộc về Anh và Bồ Đào Nha đến tận năm 1997 Trung Quốc mới thu hồi được Hồng Công và năm 1999 mới thu hồi được Ma Cao. Câu 13. Chọn đáp án C Từ khi thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản: Cơ cấu tồng thu nhập trong nước theo khu vực có sự thay đổi lớn, từ chỗ lấy nông nghiệp làm chủ yếu, đến năm 2000, thu nhập nông nghiệp chỉ chiếm 16%, trong khi đó thu nhập công nghiệp và xây dựng tăng lên 51%, dịch vụ 33%. Câu 14. Chọn đáp án A Trong những năm 1945 - 1947, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại bùng lên mạnh mẽ.Ngay từ năm 1946, tại đây đã xảy ra liên tiếp các cuộc bãi công mà điển hình là cuộc bãi công của hai vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở Bombay vào ngày 19 -2 -1946. Cuộc bãi công này đã hạ cờ Anh và biểu tình chống đế quốc Anh, đòi mục tiêu cao nhất là thực hiện độc lập dân tộc. Cuộc biểu tình này đã mở ra thời kì bùng nổ hàng loạt các cuộc bãi công ở Ấn Độ vào thời gian sau. Câu 15. Chọn đáp án C Tháng 3 -1952, được sự hậu thuẫn của Mĩ, chế độ độc tài quân sự Batixta đã được thiết lập ở Cu Ba. Sau khi lên cầm quyền, Batixta đã xóa bỏ Hiến pháp tiến bộ đã ban hành năm 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước Trong bối cảnh đó, nhân dân Cu Ba đã đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài. Sự kiện gây tiếng vang mở đầu là cuộc tấn công bất thành vào Pháo đài Moncada, tại Santiago de Cuba, và Pháo đài Carlos Manuel de Cespedes nhỏ hơn, vào buổi tối ngày Thánh Ann, ngày 26 - 7- 1953 do Phiđen Cátxtơrô chỉ huy.Sau sự kiện này, phong trào đấu tranh của nhân dân Cu Ba đã từng bước phát triển và đi đến thắng lợi hoàn toàn. Câu 16. Chọn đáp án C Kháng chiến chống Pháp thắng lợi của nhân dân Angiêri (3-1962), cách mạng Êtiôpi (1974), cách mạng Môdămbích (1975), cách mạng Ănggôla (1975) đã đánh dấu sự sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.Từ năm 1975 đến nay là giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh Trang 7
  8. đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc ở các nước châu Phi. Mốc đánh dấu là sự kiện Namibia (Tây Nam Phi) tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Namibia (/213/1990). Câu 17. Chọn đáp án C Sau chiến tranh thế giới hai, với những ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành "sân sau " bằng việc xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. Điển hình là việc thiết lập nên chế độ độc tài Batixta ở Cu Ba. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba (1959) đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh – các nước Mĩ latinh thấy ở cách mạng Cuba tấm gương sáng về một dân tộc dù bé nhỏ nhưng vẫn có thể đánh thắng một đế quốc đầu sỏ nằm ngay sát cạnh để giải phóng dân tộc, về những phương thức đấu tranh cách mạng để đánh đổ kẻ thù v.v Cũng từ đó, cơn bão tạp cách mạng (mà hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang) đã bùng nổ ở Mĩ latinh và khu vực Mĩ latinh trở thành “lục địa bùng cháy”. Câu 18. Chọn đáp án B Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến khu vực Mĩ Latinh thành "sân sau" của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. Cũng vì thế, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Câu 19. Chọn đáp án C Vào những năm 60 của thế kỉ XX, Mĩ ngày càng sa lầy trên chiến trường Đông Dương, chủ nghĩa xã hội ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào cách mạng trên thế giới, xu thế liên kết khu vực đã ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia Đông Nam Á. Lúc này, 5 nước mới giành được độc lập và phát triển theo mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa là Xing -ga -po, Thái Lan, Ma -lai - xi- a, Phi lip pin và Inđônêxia đã có chung ý tưởng về việc thành lập một tổ chức khu vực để chống lại những ảnh hưởng của tình hình thế giới. Ngày 8 - 8 -1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng - Côc (Thái Lan). Câu 20. Chọn đáp án D Từ năm 1967 - 1979, quan hệ giữa ASEAN và các nước Đông Dương ở trong tình trạng đối đầu căng thẳng. Mọi việc bắt đầu khi quân tình nguyện Việt Nam sang giúp đỡ nhân dân Cam puchia tiêu diệt chế độ diệt chủng Khơ me Đỏ giải phóng đất nước. Lúc này, do sự kích động của các nước lớn, ASEAN chuyển sang đối đầu với các nước Đông Dương làm cho bầu không khí ở Đông Nam Á hết sức ngột ngạt. Mọi mâu thuẫn chỉ được hòa giải khi vấn đề Cam puchia được giải quyết vào những năm đầu của thập kỉ 80. Câu 21. Chọn đáp án D Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của tổ chức được đánh dấu bằng Hội nghị cấp cao lần Trang 8
  9. thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1972, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali) Câu 22. Chọn đáp án A Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của tổ chức được đánh dấu bằng Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1972, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali) Câu 23. Chọn đáp án D Từ tháng 11 - 1999 đến tháng 3 - 2003, Trung Quốc đã phóng thành công 4 con tàu "Thần Châu" với chế độ tự động và ngày 15 - 10 - 2003, con tàu "Thần Châu 5" cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ đã bay vào không gian vũ trụ. Sự kiện này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ Câu 24. Chọn đáp án A Phi đen Cátxtơrô - nguyên chủ tịch nước Cu ba và là một chính trị gia nổi tiếng thế giới, "người bạn lớn" của nhân dân Việt Nam. Ông sinh ngày 13 - 8 - 1927, tại một thị trấn nhỏ tên Birán của Cuba. Cha mẹ của ông, vốn là di dân từ Tây Ban Nha, là chủ đồn điền trồng mía giàu có. Lúc nhỏ Castro theo học trường Dòng Tên. Ông vào Đại học Havana năm 1945 và tốt nghiệp ngành luật năm 1950. Năm 2006, Phi đen đã tạm trao quyền lãnh đạo đất nước cho người em trai và ngày 18 - 2 - 2008, ông tuyên bố ý định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng tư lệnh quân đội Cuba sau gần 50 năm lãnh đạo. Câu 25. Chọn đáp án A Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, Liên minh Quốc - Cộng tan rã. Tưởng Giới Thạch chuyển sang chống cộng và chống nhân dân, bắt tay với các nước đế quốc. Các nước đế quốc đứng đầu là Mĩ muốn thông qua tập đoàn Tưởng Giới Thạch biến Trung Quốc thành thuộc địa kiểu mới. Do đó Tưởng Giới Thạch là đại diện cho tư sản mại bản và tầng lớp địa chủ phong kiến quan liêu.Do đó, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thời kì 1946 - 1949 là cuộc đấu tranh của đảng cộng sản chống lại Tập đoàn Tưởng Giới Thạch đại diện cho phong kiến, tư sản mại bản có sự giúp đỡ của Mĩ. Chính vì vậy đây không chỉ là cuộc đấu tranh giai cấp mà nó còn mang tính chất dân tộc. Vì đã xóa bỏ sự can thiệp từ bên ngoài định biến Trung Quốc thành thuộc địa kiểu mới. Câu 26. Chọn đáp án B Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1947, cao trào bãi công của công nhân tiếp tục bùng nổ ở nhiều thành phố lớn, như cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân Cancutta (2 - 1947) Câu 27. Chọn đáp án C Trang 9
  10. Trong những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách – mở cửa. Thời điểm này, Trung Quốc mới bước ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội. Ngoài ra, do tác động của cuộc khủng hoảng trên thế giới nên việc thực hiện cải cách – mở cửa là một điều tất yếu. Và thực tế đã chứng minh đây là bước đi đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh Trung Quốc trong những năm 80. Những đáp án còn lại không phải đánh giá mà là kết quả của công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (1978 - 2000). Câu 28. Chọn đáp án D Giai đoạn 1954 – 1975 ở cả Việt Nam và Lào đều diễn ra cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nhân dân hai nước đã sát cánh cùng nhau trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung là đế quốc Mĩ. Như vậy, kẻ thù chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là đế quốc Mĩ. Câu 29. Chọn đáp án A Trong suốt quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương luôn đề ra những chủ trương và giải pháp cụ thể chỉ đạo các cấp bộ Đảng và phong trào cách mạng Đông Dương cũng như tăng cường sự quan hệ mật thiết, nương dựa lẫn nhau của hai dân tộc Việt Nam và Lào trên hành trình đấu tranh giành tự do, độc lập cho mỗi dân tộc. Sự thắng lợi vào năm 1945 là minh chứng rõ nét cho sự thắng lợi của nhân dân Việt Nam và Lào khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 30. Chọn đáp án D Sau chiến tranh, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba, lật đổ chế độ độc tài Batixta, nước Cộng hoà Cuba ra đời (1-1-1959), mở ra bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh. Trang 10