Đề ôn luyện cuối học kì 1 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Đề số 4 (Có lời giải)

docx 9 trang minhtam 01/11/2022 4440
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn luyện cuối học kì 1 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Đề số 4 (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_luyen_cuoi_hoc_ki_1_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc_2019_20.docx

Nội dung text: Đề ôn luyện cuối học kì 1 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Đề số 4 (Có lời giải)

  1. THẦN TỐC LUYỆN ĐỀ ĐỀ ÔN LUYỆN CUỐI HỌC KÌ I ĐỀ SỐ 4 NĂM HỌC: 2019 – 2020 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề Câu 1. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 02/1945), quân đội quốc gia nào sẽ chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu? A. Mỹ. B. Liên Xô. C. Anh, Pháp. D. Mỹ, Anh, Pháp. Câu 2. Trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai được gọi là trật tự: A. Vécxai – Oasinhtơn. B. hai cực Ianta. C. đơn cực. D. đa cực. Câu 3. Từ những năm 50 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới? A. Mỹ. B. Liên Xô. C. Nhật Bản. D. Trung Quốc. Câu 4. Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (tháng 02/1945), ở châu Âu, khu vực nào thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ? A. Tây Đức. B. Đông Đức. C. Tây Âu. D. Đông Âu. Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi diễn ra mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của: A. Đảng Cộng sản. B. giai cấp công nhân. C. giai cấp tư sản. D. tổ chức Hồi giáo. Câu 6. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của bản Hiến pháp tháng 11/1993 ở Cộng hòa Nam Phi? A. Đưa Nenxơn Manđêla lên làm Tổng thống. B. Đưa Nam Phi trở thành một nước cộng hòa. C. Lật đổ chủ nghĩa thực dân cũ ở Nam Phi. D. Xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai.
  2. Câu 7. Tới giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô chiếm giữ vị trí như thế nào trong nền kinh tế thế giới? A. Cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới. B. “Công xưởng duy nhất của thế giới”. C. Cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới. D. Trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới. Câu 8. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 02/1945), vĩ tuyến 38 sẽ trở thành ranh giới chia cắt: A. hai miền Nam – Bắc của Việt Nam. B. Trung Quốc đại lục và Đài Loan. C. Đông Đức và Tây Đức. D. hai miền bán đảo Triều Tiên. Câu 9. Ngày 08/08/1967 là ngày thành lập của tổ chức: A. Liên hợp quốc (UN). B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). C. Liên minh châu Âu (EU). D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Câu 10. Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1952 – 1973 là: A. quan hệ chặt chẽ với các nước Đông Nam Á. B. hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc. C. liên minh chặt chẽ với các nước Tây Âu. D. liên minh chặt chẽ với nước Mỹ. Câu 11. Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo là: A. Mỹ. B. Anh. C. Liên Xô. D. Ấn Độ. Câu 12. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở khu vực nào? A. Bắc Phi. B. Đông Phi. C. Đông Bắc Á. D. Đông Nam Á. Câu 13. Thời kì đầu sau khi giành được độc lâp, nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược: A. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. B. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo. C. phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa. Câu 14. Hai nhà nước tự trị được thành lập ở Ấn Độ theo “Phương án Mao- bát-tơn” của thực dân Anh (năm 1947) là:
  3. A. Ấn Độ và Pakixtan. B. Ấn Độ và Siri. C. Ấn Độ và Ixraen. D. Pakixtan và Ixraen. Câu 15. Năm 1949, khối quân sự NATO ra đời nhằm mục đích: A. bảo vệ nước Mỹ và châu Âu. B. chống lại Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. C. biến Mỹ Latinh thành “sân sau” của Mỹ. D. chống lại Liên Xô và các nước XHCN. Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. B. Sự sáp nhập và hợp nhất của các công ty thành những tập đoàn lớn. C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. D. Sự bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, vơi cạn tài nguyên. Câu 17. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1946 – 1949? A. Chấm dứt hơn 100 năm ách nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến. B. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. C. Đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH. D. Lật đổ triều đình Mãn Thanh – triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Câu 18. Điểm khác biệt cơ bản của cách mạng Campuchia so với cách mạng Lào và Việt Nam trong những năm 1945 là gì? A. Tiến hành chống chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ. B. Thi hành đường lối đối ngoại hòa bình, trung lập. C. Chưa giành được chính quyền từ phát xít Nhật. D. Lật đổ ách thống trị của Pháp, tuyên bố độc lập. Câu 19. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) kết thúc đã: A. tạo nên sự cân bằng về thế và lực giữa các nước tư bản. B. mở ra thời kì khủng hoảng kéo dài của CNTB. C. tạo ra những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới. D. giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa. Câu 20. Văn kiện đặt nền tảng cho quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Hiệp ước hòa bình Xan Phranxicô. B. Hiệp ước hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật. C. Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật. D. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Câu 21. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng trong những năm 1946 – 1949? A. Lực lượng Quốc dân đảng thất bại, buộc phải rút chạy ra đảo Đài Loan.
  4. B. Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1/10/1949). C. Hai bên thỏa thuận việc thành lập hai chính phủ ở lục địa và đảo Đài Loan. D. Lực lượng của Quốc dân đảng bị đánh bại, lục địa Trung Quốc được giải phóng. Câu 22. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một trật tự thế giới mới đã được hình thành với đặc trưng lớn là: A. các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị với các nước bại trận. B. thế giới chìm đắm trong “Chiến tranh Lạnh” do Mỹ phát động. C. loài người đứng trước thảm họa “đung đưa trên miệng hố chiến tranh”. D. thế giới chia làm hai phe XHCN và TBCN do Liên Xô và Mỹ đứng đầu mỗi phe. Câu 23. Đối tượng đấu tranh của nhân dân Mỹ Latinh trong phong trào giải phóng dân tộc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. chủ nghĩa phát xít. B. chế độ phân biệt chủng tộc. C. chủ nghĩa thực dân cũ. D. chế độ tay sai của chủ nghĩa thực dân mới. Câu 24. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình kinh tế nước Mỹ trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX? A. Hầu như không có sự tăng trưởng, vị thế của nền kinh tế Mỹ suy giảm nghiêm trọng. B. Tăng trưởng liên tục, Mỹ vươn lên trở thành cường quốc TBCN giàu mạnh nhất. C. Trải qua nhiều đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn la trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. D. Tăng trưởng “thần kì”, vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới. Câu 25. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển. B. Tác động của xu thế toàn cầu hóa buộc các nước phải liên kết với nhau. C. Nhu cầu liên kết với nhau để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế liên kết khu vực. Câu 26. Yếu tố nào dưới đây đã làm thay đổi sâu sắc “bản đồ chính trị thế giới” sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cục diện hai cực, hai phe hình thành, Chiến tranh Lạnh bao trùm thế giới. B. Cuộc chạy đua vũ trang gay gắt giữa hai siêu cường Liên Xô – Mỹ. C. Sự thẳng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. D. Hệ thống XHCN hình thành và ngày càng mở rộng về không gian địa lý.
  5. Câu 27. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ vươn lên trở thành cường quốc phần mềm của thế giới. Đây là kết quả của việc thực hiện cuộc: A. cách mạng trắng. B. cách mạng công nghiệp. C. cách mạng xanh. D. cách mạng chất xám. Câu 28. Nội dung nào dưới đây không nằm trương đường lối cải cách – mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay)? A. Tiến hành cải cách và mở cửa. B. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. C. Phát triển kinh tế làm trung tâm. D. Xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc. Câu 29. Năm 1992, những quốc gia nào dưới đây tham gia vào Hiệp ước Bali (1976)? A. Việt Nam và Lào. B. Lào và Campuchia. C. Việt Nam và Mianma. D. Việt Nam và Campuchia. Câu 30. Chính sách đối ngoại xuyên suốt của chính phủ Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là: A. đàn áp phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. B. gây các cuộc chiến tranh đế quốc để giành giật thuộc địa. C. ra sức chống phá Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. D. triển khai chiến lượng toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Câu 31. Một trong những đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C. máy móc dần dần thay thế sức lao động của con người. D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất. Câu 32. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. do bóc lột hệ thống thuộc địa. B. do giảm chi phí cho quốc phòng. C. nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm. D. nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời. Câu 33. Hiện nay, để giải quyết vấn đề Biển Đông, các nước ASEAN cần quan tâm, thực hiện nhiều giải pháp, ngoại trừ việc: A. tranh thủ sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. B. tự giải quyết vấn đề trong khuôn khổ mỗi nước. C. tạo sự đồng thuận và có vai trò hỗ trợ lẫn nhau.
  6. D. phát huy tinh thần đoàn kết của nhân dân trong khu vực. Câu 34. Sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, các quốc gia ra sức điều chỉnh đường lối phát triển đất nước theo chiều hướng nào? A. Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm. B. Phát huy nội lực, giữ gìn bản sắc dân tộc. C. Đổi mới thể chế chính trị. D. Tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phòng. Câu 35. Nguyên nhân cơ bản nào quyết định đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự giúp đỡ của các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới. B. Sự suy yếu, kiệt quệ của các nước đế quốc sau chiến tranh. C. Tinh thần đoàn kết của nhân dân các nước trong khu vực. D. Ý thức dân tộc và sự lớn mạnh của các lực lượng cách mạng. Câu 36. Sự tan rã của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô vào cuối những năm 80 – đầu những năm 90 của thế kỉ XX đã phản ánh điều gì? A. Là một tổn thất to lớn đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. B. Đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và lý tưởng XHCN. C. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội bị thất bại. D. Chiến lược toàn cầu thắng lợi hoàn toàn, Mỹ trở thành bá chủ của thế giới. Câu 37. Thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tác động như thế nào đến sự phát triển của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thu hẹp phạm vi ảnh hưởng các nước phương Tây. B. Từng bước làm xói mòn trật tự hai cực Ianta. C. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mỹ. D. Buộc Mỹ phải chấm dứt Chiến tranh Lạnh với Liên Xô. Câu 38. Sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ đã đặt ra cho các quốc gia dân tộc trên thế giới mối lo ngại về: A. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. B. chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới. C. sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố. D. nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Câu 39. Xu thế chung trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh là: A. cạnh tranh khốc liệt để tồn tại. B. hòa bình, hợp tác để cùng nhau phát triển. C. chống lại các tổ chức khủng bố, cực đoan. D. tăng cường liên kết khu vực để tăng sức mạnh kinh tế, quân sự. Câu 40. Nhờ tiến hành cuộc cách mạng xanh, thế giới đã cơ bản giải quyết được vấn đề: A. ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số. B. thiếu lương thực của con người. C. nâng cao mức sống của con người.
  7. D. cạn kiệt nguồn nguyên – nhiên liệu. Đáp án 1-D 2-B 3-B 4-C 5-C 6-D 7-C 8-D 9-B 10-D 11-C 12-D 13-A 14-A 15-D 16-D 17-D 18-C 19-C 20-C 21-C 22-D 23-D 24-C 25-B 26-C 27-D 28-B 29-A 30-D 31-B 32-D 33-B 34-A 35-D 36-A 37-B 38-C 39-B 40-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 5: Đáp án C -Do nền công nghiệp ở châu Phi chưa phát triển mạnh số lượng công nhân ở các nước châu Phi không đông và còn nhiều hạn chế, phần lớn chưa có tổ chức chính đáng của mình (trừ một số nước ở Bắc Phi và Nam Phi). Do đó, ở các nước châu Phi, giai cấp công nhân chưa đủ khả năng lãnh đạo cách mạng. -Hồi giáo chủ yếu ảnh hưởng ở một số nước Bắc Phi, không tạo được sự ảnh hưởng trên diện rộng ở toàn châu lục. -Giai cấp tư sản dân tộc ở các nước châu Phi đều có tổ chức chính đảng và các chính đảng nãy cũng có ảnh hưởng to lớn trong các tầng lớp nhân dân có đủ năng lục lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc. Câu 10: Đáp án D Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1952 – 1973 là liên minh chặt chẽ với Mỹ. Quan hệ này được đặt cơ sở từ Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật (1952) khi cả hai bên đều nhận được những lợi ích chiến lược từ việc hợp tác với nhau. Câu 17: Đáp án D Nội dung đáp án D không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1946 – 1949, vì: -Cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã lật đổ triều đình Mãn Thanh, chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến chuyên chế ở Trung Quốc. -Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong những năm 1946 – 1949 đã xóa bỏ những tàn dư phong kiến còn lại trong xã hội Trung Quốc. Câu 18: Đáp án C -Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp (09/03/1945), phát xít Nhật trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Đông Dương. Chớp cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/09/1945). Ở Lào, các bộ tộc đã nổi dậy giành chính quyền từ ngày 23/08/1945 và tuyên bố độc lập vào ngày 12/10/1945. -Trong khi đó, Campuchia vẫn chưa giành được chính quyền từ tay phát xít Nhật. Đây là điểm khác biệt cơ bản của cách mạng Campuchia so với cách mạng Lào và Việt Nam trong năm 1945. Câu 23: Đáp án D Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, Mỹ đã tìm cách biến Mỹ Latinh trở
  8. thành “sân sau” của mình thông qua việc thiết lập các chính quyền độc tài thân Mỹ ở khu vực này. Xét về bản chất, chế độ độc tài thân Mỹ ở các nước Mỹ Latinh là một hình thức chính quyền tay sai của chủ nghĩa thực dân mới. Do đó, đối tượng đấu tranh của nhân dân Mỹ Latinh trong phong trào giải phóng dân tộc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính là chế độ tay sai của chủ nghĩa thực dân mới. Câu 25: Đáp án B Đáp án B không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vì: xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và phát triển từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, trong khi các nguyên nhân dẫn tới sự thành lập ASEAN sẽ được xem xét trong bối cảnh từ nửa sau những năm 50 đến cuối những năm 60 của thế kỉ XX. Câu 26: Đáp án C -Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, “bản đồ chính trị thế giới” chủ yếu là bản đồ của chủ nghĩa thực dân, một vài quốc gia thống trị những vùng đất rộng lớn trên thế giới. -Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, hơn 100 quốc gia độc lập đã ra đời. Các quốc gia này từ chỗ là những vùng đất thuộc địa (của các nước đế quốc, thực dân) đã tự ghi tên mình trên bản đồ thế giới; tham gia tích cực vào công việc chính trị quốc tế, “Bản đồ chính trị thế giới” thay đổi sâu sắc. Câu 31: Đáp án B -Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Vì: mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học; khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. -Nội dung các đáp án A, C, D sai, vì đây là đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Câu 32: Đáp án D -Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản liên tục phải đối mặt với những thách thức như: hậu quả của chiến tranh (trừ Mỹ), cuộc khủng hoảng năng lượng (1973), Tuy nhiên, nhờ sự quản lý, điều tiết, điều chỉnh kịp thời của nhà nước nên nền kinh tế các nước này vẫn có sự tăng trưởng khá liên tục. -Ví dụ: để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, bên cạnh việc tiến hành các cải cách kinh tế, các nước tư bản đã đi sâu nghiên cứu, phát minh và ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng các nguồn năng lượng xanh như mặt trời, gió, thủy triều, -Biển Đông là nguồn tài nguyên chung của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á (10/11 quốc gia giáp biển). -Hiện nay, vấn đề Biển Đông (chủ yếu xoay quanh việc tranh chấp chủ quyền) đang có những diễn biến phức tạp, liên quan đến chủ quyền, lợi ích, của nhiều quốc gia. Do đó, khi giải quyết vấn đề Biển Đông, các nước ASEAN nên giải quyết đa phương (hạn chế việc tự giải quyết qua kênh song phương) nhằm đảm bảo dung hòa lợi ích hợp pháp giữa các nước và tạo ra sức mạnh, vị thế của khu vực trong quá trình giải quyết. Câu 35: Đáp án D
  9. -Đáp án A, B, C là những nguyên nhân khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. -Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào sức lực bản thân mình”. Sự thức tỉnh về tinh thần dân tộc, ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc chính là nhân tố chủ quan có tính quyết định đến sự bùng nổ, phát triển và giành thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 37: Đáp án B Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta. Vì thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, đưa tới sự ra đời của các quốc gia độc lập đã làm thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ. Các quốc gia độc lập trẻ tuổi này đều cố gắng đưa ra đường lối đối ngoại tự chủ (biểu hiện rõ nét qua Phong trào không liên kết).