Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 7 (Có đáp án)

docx 5 trang minhtam 02/11/2022 3300
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_2020_mon_lich_su_12_de_so_7_co_da.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 7 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ LUYỆN THI THPTQG 2020 TRƯỜNG QUỐC TẾ- HỌC VIỆN ANH QUỐC Phần Lịch sử 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀSỐ 7 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Đâu không phải là điểm giống nhau trong bối cảnh thành lập của Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Đều xuất phát từ nhu cầu phát triển của bản thân B. Đều muốn xóa bỏ những bất đồng trong khu vực C. Đều chịu tác động của xu thế toàn cầu hóa D. Đều muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn Câu 2: Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945? A. Giải phóng dân tộc B. Thổ địa cách mạng C. Giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày D. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ Câu 3: Tại sao năm 1951, Mĩ lại kí với Nhật Bản “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”? A. Biến Nhật Bản trở thành căn cứ chiến lược của Mĩ ở châu Á B. Để duy trì hòa bình an ninh ở châu Á C. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật D. Hình thành một liên minh Mĩ - Nhật chống lại các nước Xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc vùng Viễn đông Câu 4: Những quốc gia nào ở khu vực Mĩ Latinh đã được xếp vào hàng ngũ các nước công nghiệp mới (NICs)? A. Braxin, Áchentina, Côlômbia B. Mêhicô, Áchentina, Cuba C. Braxin, Mêhicô, Chilê D. Braxin, Áchentina, Mêhicô Câu 5: Một trong những nội dung của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 là A. Phê phán quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình Hội nghị. B. Thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. C. Bầu Ban Chấp hành trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư. D. Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Câu 6: Cơ sở nào để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939? A. Đời sống của các tầng lớp nhân dân ta rất cực khổ. B. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành chính sách nới lỏng cho thuộc địa. C. Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước. D. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới. Câu 7: Vì sao Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II (1951) lại quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập ở 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác- Lênin riêng? A. Do mỗi nước có một đặc điểm lịch sử riêng B. Do sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản C. Do nguyện vọng của nhân dân 3 nước D. Do xu thế phát triển của thế giới Câu 8: Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu trong những năm 1950 - 1973 so với những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. Tất cả các nước chuyển sang thực hiện đa phương hóa quan hệ với bên ngoài B. Ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và xâm lược trở lại thuộc địa của mình C. Chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ D. Trừ một số nước tiếp tục liên minh với Mĩ, nhiều nước cố gắng hóa đa phương hóa quan hệ đối ngoại
  2. Câu 9: Điểm khác biệt cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Việt Minh so với Mặt trận thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương là: A. Thực hiện thêm chức năng chính quyền. B. Chỉ thực hiện nhiệm vụ đoàn kết lực lượng công- nông ở Việt Nam. C. Thực hiện đoàn kết các lực lượng dân tộc. D. Thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc. Câu 10: Đâu là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu? A. CENTO. B. ANZUS. C. SEATO. D. NATO. Câu 11: Để tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã A. Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. B. Ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam. C. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. D. Sử dụng chiến thuật “tìm diệt” và “bình định”. Câu 12: Mối quan hệ giữa các nước thành viên của Liên hợp quốc được xây dựng dựa trên nền tảng A. tôn trọng quyền bình đẳng và tự chủ. B. tôn trọng quyền tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ. C. tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết. D. tôn trọng quyền độc lập và tự quyết. Câu 13: Ngành kinh tế nào được thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) ở Đông Dương? A. Tài chính- ngân hàng. B. Nông nghiệp. C. Giao thông vận tải. D. Công nghiệp. Câu 14: Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân? A. Địa chủ. B. Tư sản. C. Công nhân. D. Tiểu tư sản. Câu 15: Vì sao gọi là “Trật tự hai cực Ianta”? A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới. B. Ianta là khu vực trung tâm tranh chấp ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô sau chiến tranh. C. Ianta là trung tâm của các vấn đề xung đột trên thế giới. D. Trật tự thế giới mới phân thành 2 cực đứng đầu là Mĩ và Liên Xô được đặt khuôn khổ từ Hội nghị Ianta. Câu 16: Việc triệu tập Hội nghị Ianta và một trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế? A. Sự thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh. B. Thái độ coi thường của các nước lớn đối với các dân tộc nhược tiểu. C. Tham vọng chi phối thế giới của các cường quốc. D. Nhu cầu thiết lập một nền hòa bình bền vững sau chiến tranh. Câu 17: Ngày 9-3-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Đông Dương? A. Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương. B. Chiến tranh Pháp - Nhật bùng nổ. C. Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam. D. Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Câu 18: Quốc gia nào dưới đây đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954- 1975)? A. Anh B. Hà Lan C. Bồ Đào Nha D. Thụy Điển Câu 19: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Tổng tuyển cử 6/1/1946? A. Chính quyền cách mạng được củng cố. B. Là cuộc biểu dương khổng lồ của lực lượng cách mạng. C. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu chống phá cách mạng của kẻ thù. D. Chứng tỏ tính ưu việt của chính quyền cách mạng.
  3. Câu 20: Vì sao năm 1972 Mĩ lại có sự điều chỉnh trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô? A. Để làm suy yếu phong trào giải phóng dân tộc B. Để tập trung phát triển kinh tế C. Để phù hợp với xu thế hòa hoãn của thế giới D. Mĩ muốn mở rộng đồng minh để chống lại các nước thuộc địa Câu 21: Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945) đánh dấu: A. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. B. Cách mạng Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. C. Thắng lợi hoàn toàn của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. D. Những tàn dư của chế độ phong kiến ở Việt Nam đã bị xóa bỏ. Câu 22: Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công A. Ấp Bắc B. Bác Ái C. Vạn Tường D. Đồng Khởi Câu 23: “Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng cho chúng” là một trong những nội dung cơ bản của kế hoạch quân sự nào? A. Kế hoạch Valuy B. Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi C. Kế hoạch Nava D. Kế hoạch Rơve Câu 24: Từ kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari năm 1973, bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho vấn đề ngoại giao hiện nay? A. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. B. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh văn hóa, chính trị và ngoại giao. C. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, binh vận và ngoại giao. D. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, kinh tế và ngoại giao. Câu 25: Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập trong bối cảnh A. Hầu hết các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập. B. Các nước Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ kinh tế. C. Các nước Đông Nam Á đang kháng chiến chống đế quốc Mỹ. D. Hầu hết các nước Đông Nam Á đang chống chủ nghĩa thực dân cũ. Câu 26: Từ sau năm 1991 đến năm 2000, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới một cực trong hoàn cảnh nào sau đây? A. Nhiều quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. B. Mĩ đã kiểm soát được tất cả các liên minh kinh tế - chính trị - quân sự khu vực. C. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới. D. Mĩ xây dựng được hệ thống căn cứ quân sự ở tất cả các nước. Câu 27: Chiến dịch biên giới thu đông 1950 đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam vì A. Ta tiếp tục giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính. B. Ta bắt đầu giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính. C. Buộc Pháp phải bắt đầu chuyển sang đánh lâu dài với ta. D. Đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương. Câu 28: Lực lượng quân sự nào giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)? A. Quân đội Mĩ B. Quân đồng minh của Mĩ C. Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ D. Quân đội Việt Nam Cộng hòa Câu 29: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6- 3-1946 và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. Phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước C. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng D. Không vi phạm chủ quyền quốc gia Câu 30: Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Thúc đẩy Mỹ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô. B. Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.
  4. C. Thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa. D. Góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực. Câu 31: Đâu không phải là việc làm của Liên hợp quốc để trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới? A. Mở rộng kết nạp thành viên trên toàn thế giới. B. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo, C. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. D. Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực. Câu 32: Chiến tranh lạnh kết thúc cùng sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX, có tác động như thế nào đến các nước tư bản Tây Âu? A. Các nước điều chỉnh chính sách đối ngoại. B. Vấn đề nước Đức được giải quyết. C. Tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để các nước hợp tác cùng phát triển D. Tạo ra xu thế toàn cầu hóa, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế các nước Tây Âu. Câu 33: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, biểu hiện nào chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mỹ về quân sự? A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa B. Tham gia khối quân sự NATO C. Thành lập nhà nước cộng hòa ở Tây Đức D. Trở lại xâm lược các thuộc địa cũ Câu 34: Tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô- Mĩ ở châu Âu là quốc gia nào? A. Hy Lạp B. Thổ Nhĩ Kì C. Áo D. Đức Câu 35: Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa vào thời gian nào? A. 26-1-1950 B. 28-1-1950 C. 26 -12-1949 D. 16-1-1950 Câu 36: Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm? A. Cuộc đấu tranh phản đối chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật (5-1963) B. Các tăng ni Phật tử biểu tình, yêu cầu Nghị viện xác định lập trường đối với những yêu sách của Phật giáo (5-1963) C. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (6-1963) D. Cuộc đàn áp các tín đồ Phật giáo của chính quyền Sài Gòn (5-1963) Câu 37: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự đối đầu Đông- Tây và cuộc Chiến tranh lạnh là A. do sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. B. do tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ. C. do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. D. do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược. Câu 38: Năm 1956 đã diễn ra hai sự kiện quan trọng nào trong hoạt động đối ngoại của Nhật Bản? A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc B. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam C. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và gia nhập Liên hợp quốc D. Gia nhập Liên hợp quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Câu 39: Các nước Tây Âu đã phải tuân theo điều kiện nào do Mĩ đặt ra để nhận được viện trợ sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Không đánh thuế hàng hóa của Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ B. Tổ chức tuyển cử tự dân dân chủ trong cả nước C. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động D. Hạ thuế quan đối với hàng hóa Mỹ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ Câu 40: Mục tiêu bao quát nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là A. Tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh. C. Thực hiện “Chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới. D. Đẩy lùi phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
  5. HẾT 1 B 11 A 21 C 31 A 2 A 12 C 22 D 32 A 3 D 13 B 23 B 33 B 4 D 14 C 24 A 34 D 5 A 15 D 25 A 35 A 6 B 16 A 26 A 36 C 7 A 17 A 27 B 37 D 8 D 18 D 28 A 38 A 9 A 19 C 29 D 39 D 10 D 20 A 30 B 40 C