Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 5 (Có đáp án)

docx 5 trang minhtam 5320
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_2020_mon_lich_su_12_de_so_5_co_da.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 5 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ LUYỆN THI THPTQG 2020 TRƯỜNG QUỐC TẾ- HỌC VIỆN ANH QUỐC Phần Lịch sử 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀSỐ 5 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 161: Chiến thắng nào trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) có ý nghĩa làm xoay chuyển cục diện chiến trường Đông Dương? A. Chiến dịch Hòa Bình (1951 – 1952). B. Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. D. Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950. Câu 162: Đâu là anh hùng đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị thương của mình để tiếp tục chiến đấu trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950? A. Trần Cừ B. Phan Đình Giót C. La Văn Cầu D. Bế Văn Đàn Câu 163: Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là A. Tiến công vào Bộ tham mưu quân đội Sài Gòn B. Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa C. Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất D. Tiến công vào các vị trí đầu não của địch tại Sài Gòn Câu 164: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. B. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm. C. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật. Câu 165: Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập vào thời gian nào? A. 2014 B. 2015 C. 2016 D. 2017 Câu 166: Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Có chính quyền cách mạng của nhân dân B. Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương D. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới Câu 167: Điểm khác nhau về nhiệm vụ đấu tranh trước mắt giữa phong trào dân chủ 1936- 1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 là: A. Tập trung chống Pháp để giành độc lập dân tộc. B. Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. C. Tập trung giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp. D. Tập trung giải quyết cả vấn đề dân tộc và dân chủ. Câu 168: Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh? A. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước VACSAVA (1955). B. Kế hoạch Mácsan (1947). C. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947). D. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (1949). Câu 169: Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947? A. Hồ Chí Minh B. Võ Nguyên Giáp C. Văn Tiến Dũng D. Hoàng Văn Thái
  2. Câu 170: Yếu tố nào đã dến đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI? A. Chủ nghĩa khủng bố B. Chủ nghĩa li khai C. Chủ nghĩa bảo hộ D. Chủ nghĩa trọng thương Câu 171: Vì sao có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo? A. Phù hợp với thực tế lịch sử Việt Nam. B. Phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tế Việt Nam. C. Vân dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam. D. Giải quyết đúng yêu cầu lịch sử và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin. Câu 172: Đâu không phải là nội dung của phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-3-1946) A. Xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời B. Thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến C. Bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp D. Thông qua bản Hiến pháp Câu 173: Bản hiến pháp đầu tiên của Liên bang Nga được ban hành vào khoảng thời gian nào A. 2-1993 B. 12-1993 C. 11-1993 D. 12- 1992 Câu 174: Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24-10 hàng năm làm ngày Liên hợp quốc là vì đó là ngày A. kết thúc Chiến tranh lạnh. B. Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực. C. bế mạc Hội nghị Ianta. D. khai mạc lễ thành lập Liên hợp quốc. Câu 175: Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là A. Đảng lãnh đạo nhân dân hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước B. Một Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc C. Đảng lãnh đạo nhân dân hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước D. Đảng lãnh đạo cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Câu 176: Đâu không phải là luận điểm để chứng minh hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là một bước tiến so với hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946? A. Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp B. Là văn bản pháp lý quốc tế nên có tính đảm bảo hơn C. Quyền dân tộc cơ bản được công nhận ở một nửa đất nước D. Công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam Câu 177: Nét nổi bật nhất trong tình hình đối ngoại của các nước Tây Âu những năm 1950 - 1973 là A. Chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ. B. Nhiều nước thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan, tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới. C. Một số nước Tây Âu chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN khác, phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ. D. Các nước Tây Âu thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Câu 178: Việc đầu tư để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản có nét khác biệt so với các nước tư bản khác là A. Mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ. B. Đầu tư cho giáo dục, xem đó là quốc sách hàng đầu. C. Đầu tư chi phí cho nghiên cứu khoa học. D. Khuyến khích các nhà khoa học trên thế giới sang Nhật làm việc Câu 179: Ngày 1-11-1968 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì đối với Việt Nam? A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra B. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc C. Mĩ bắt đầu nói đến vấn đề đàm phán với Việt Nam D. Cuộc đàm phán chính thức giữa Hoa Kì và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  3. Câu 180: Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được triển khai thông qua những kế hoạch nào? A. Xtalây- Taylo B. Giôn xơn- Mác Namara C. Xtalây- Taylo và Giônxơn- Mác Namara D. Bên miệng hố chiến tranh Câu 181: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu hướng hòa hoãn Đông - Tây? A. Hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên được kí kết. B. Hai miền nước Đức kí Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. C. Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược. D. 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí kết Định ước Henxinki. Câu 182: Mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam thuộc địa đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội nào? A. Nông dân với địa chủ phong kiến. B. Tư sản với vô sản. C. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. D. Nông dân với đế quốc Pháp. Câu 183: Đâu không phải là nguyên nhân để Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 A. Bộ đội chủ lực Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đánh công kiên B. Pháo binh và bộ binh thiếu kinh nghiệm trong đánh hợp đồng binh chủng C. Ưu thế về quân số và vũ khí của thực dân Pháp D. Hậu phương khó có thể huy động được sự chi viện lớn trong thời gian ngắn Câu 184: Tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm” là chủ trương của chiến dịch nào trong năm 1975? A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh. B. Chiến dịch Tây Nguyên C. Chiến dịch Hồ Chí Minh. D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Câu 185: Trong giai đoạn 1954-1975, nền kinh tế miền Nam phát triển theo hướng nào? A. Tư bản chủ nghĩa B. Công- thương nghiệp tư nhân C. Nông nghiệp hàng hóa D. Xã hội chủ nghĩa Câu 186: Đâu không phải là điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam những năm 1925- 1929? A. Hầu hết các cuộc đấu tranh đều có tổ chức công hội lãnh đạo. B. Kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế và chính trị. C. Sử dụng hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công. D. Phong trào vượt ra khỏi phạm vi một xưởng, một địa phương. Câu 187: Việt Nam giải phóng quân ra đời trên cơ sở thống nhất của những lực lượng vũ trang nào? A. Các đội Cứu quốc quân. B. Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và du kích Ba Tơ. D. Cứu quốc quân và du kích Ba Tơ. Câu 188: Kế hoạch 5 năm (1946-1950) được Liên Xô tiến hành đã hoàn thành trước thời hạn bao lâu? A. 12 tháng B. 1 năm 3 tháng C. 9 tháng D. 10 tháng Câu 189: Cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc trải qua mấy giai đoạn? A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 190: Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá lý luận cách mạng gì về Việt Nam? A. Chủ nghĩa Mác B. Chủ nghĩa Mác- Lênin C. Lý luận cách mạng vô sản D. Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc Câu 191: Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mĩ thể hiện ở điểm nào?
  4. A. Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao. B. Tổ chức toàn dân đánh giặc. C. Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân. D. Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới. Câu 192: Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, lịch sử Việt Nam từng chứng kiến những khuynh hướng cứu nước nào diễn ra không thành công? A. Khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. B. Khuynh hướng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) và khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX). C. Khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản (những năm đầu thế kỉ XX). D. Khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản (hai thập kỉ đầu trong thế kỉ XX). Câu 193: Bài học kinh nghiệm trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể áp dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay là: A. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất. B. Đảng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn. C. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang. D. Phụ thuộc vào sự ủng hộ của quốc tế. Câu 194: Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới? A. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945). B. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949). C. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu. D. Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959). Câu 195: Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước? A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ B. Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược C. Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc D. Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari Câu 196: Thách thức lớn nhất của nhân loại trong những năm đầu của thế kỷ XXI là gì? A. Tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. B. Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. C. Chiến tranh xung đột nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới. D. Chủ nghĩa khủng bố đe dọa hòa bình thế giới. Câu 197: Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được kí kết B. Mỹ xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật Bản C. Mỹ viện trợ cho Nhật Bản D. Mỹ đóng quân tại Nhật Bản Câu 198: Các nước Mĩ Latinh nằm chủ yếu ở khu vực nào của châu Mĩ? A. Bắc Mĩ B. Bắc và Nam Mĩ C. Trung và Nam Mĩ D. Nam Mĩ Câu 199: Tại sao Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)? A. Do Việt Nam đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt B. Do hành động bội ước và xâm lược của thực dân Pháp C. Do nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng để nổi dậy D. Do sự tác động của cục diện hai cực, hai phe trên thế giới Câu 200: Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai? A. N. Manđêla B. Phiđen Cátxtơrô C. G. Nêru D. M. Ganđi HẾT
  5. 1 C 11 D 21 A 31 B 2 C 12 D 22 A 32 B 3 B 13 B 23 D 33 A 4 D 14 B 24 C 34 C 5 B 15 B 25 A 35 D 6 D 16 C 26 C 36 D 7 B 17 D 27 B 37 A 8 C 18 A 28 C 38 C 9 B 19 B 29 D 39 B 10 A 20 C 30 D 40 B