Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 19 (Có đáp án)

docx 5 trang minhtam 4940
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 19 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_2020_mon_lich_su_12_de_so_19_co_d.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 19 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ LUYỆN THI THPTQG 2020 TRƯỜNG QUỐC TẾ- HỌC VIỆN ANH QUỐC Phần Lịch sử 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀSỐ 19 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Trong giai đoạn 1919-1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã lập ra tổ chức chính trị nào? A. Hội Phục Việt. B. Trung Bắc tân văn. C. Đảng Lập hiến. D. Nam Phong. Câu 2: Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa A. Đánh điểm, diệt viện và đánh vận động B. Chiến trường chính và vùng sau lưng địch C. Tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân D. Bao vây, đánh lấn và đánh công kiên Câu 3: Điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của quân và dân Việt Nam là A. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch C. Giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ D. Phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của Pháp Câu 4: Những câu thơ sau gợi cho anh (chị) nhớ đến chiến thắng lịch sử nào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)? “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn!” A. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947 B. Chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950 C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 Câu 5: Sự kiện nào là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi? A. Cuộc nổi dậy của nhân dân Libi B. “Năm châu Phi” C. Cuộc đấu tranh của Angiêri D. Cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập Câu 6: Sự khác biệt cơ bản nhất giữa tổ chức Liên hợp quốc và ASEAN là gì? A. Mục tiêu hoạt động B. Nguyên tắc hoạt động C. Tính chất D. Lĩnh vực hoạt động Câu 7: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Đông Bắc Á như thế nào? A. Đều bị các nước thực dân xâm lược. B. Có nền kinh tế phát triển. C. Hầu hết đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. D. Đều là những quốc gia độc lập. Câu 8: Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho bốn liệt sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ là A. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Cừ và Trần Can. B. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Nguyễn Đình Bể. C. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Cù Chính Lan. D. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can. Câu 9: Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian: (1) Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam. (2) Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari. (3) Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. (4) Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp. A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (4), (1). C. (1), (4), (2), (3). D. (1), (3), (2), (4).
  2. Câu 10: Hiệp định Giơnevơ (1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia bao gồm A. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ B. Độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ C. Độc lập, chủ quyền, tự do và toàn vẹn lãnh thổ D. Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Câu 11: Điều kiện khách quan có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc châu Phi phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. B. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô. C. Các thế lực đế quốc thực dân Anh, Pháp suy yếu. D. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta. Câu 12: Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng sự kiện gì A. Quân Pháp rút hết khỏi Việt Nam B. Chính phủ mới được thành lập ở Việt Nam C. Cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 D. Ngay khi hiệp định Giơnevơ có hiệu lực Câu 13: Tính chất nền kinh tế Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới (12-1986) là A. Công- thương nghiệp hàng hóa B. Nông nghiệp thuần túy C. Tập trung, quan liêu, bao cấp D. Thị trường Câu 14: Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng? A. Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh B. Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển C. Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm D. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ Câu 15: Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? A. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất C. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ D. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương Câu 16: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc? A. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới B. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới C. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới D. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới Câu 17: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự kiện Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9-3-1945? A. Để tránh nguy cơ bị Pháp đánh từ phía sau. B. Do Nhật đang thất bại trên chiến trường. C. Do Đông Dương có vị trí chiến lược đối với Nhật. D. Do bản chất đế quốc của Nhật – Pháp. Câu 18: Sự bắt tay giữa Pháp và Trung Hoa Dân Quốc để chống phá cách mạng Việt Nam được thể hiện bằng sự kiện nào? A. Hiệp ước Nam Kinh B. Hiệp ước Pháp- Trung C. Hòa ước Thiên Tân D. Hiệp ước Hoa- Pháp Câu 19: Sau năm 1975 tình hình miền Nam có điểm gì nổi bật? A. Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp B. Tàn dư của chiến tranh, chế độ thực dân mới còn tồn tại nặng nề C. Lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn D. Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố Câu 20: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930-1931 ở Việt Nam? A. Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. B. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
  3. C. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt. D. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế trong nội dung của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương? A. Thời gian để quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam quá dài B. Vấn đề thống nhất của Việt Nam phải phụ thuộc vào bên ngoài C. Quá trình tập kết chuyển quân tạo cơ hội cho kẻ thù có cơ hội gây rối loạn D. Quyền dân tộc cơ bản mới được công nhận ở một nửa đất nước Câu 22: Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) chứng tỏ điều gì? A. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp B. Việt Nam đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội C. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp D. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế Câu 23: Các cuộc đấu tranh trên phạm vi cả nước nhân ngày Quốc tế lao động 1 - 5 trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 có ý nghĩa gì? A. Lần đầu tiên nông dân Việt Nam thể hiện tinh thần đoàn kết với nhân dân lao động thế giới. B. Đánh dấu bước ngoặt của phong trào cách mạng. C. Lật đổ chính quyền thực dân phong kiến và thành lập chính quyền Xô viết. D. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân và nông dân. Câu 24: Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã làm thay đổi kết cấu lao động ở các nước tư bản phát triển như thế nào? A. Lao động trong các ngành dịch vụ, phi sản xuất vật chất tăng lên. B. Lao động trong ngành công nghiệp tăng lên. C. Lao động trong nông nghiệp tăng lên. D. Lao động trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp tăng lên. Câu 25: Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đã có tác động như thế nào đến tình hình khu vực Đông Nam Á? A. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. B. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh. C. Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu. D. Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á. Câu 26: Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)? A. Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. B. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. C. Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7- 1956. D. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam - Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Câu 27: Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) có hạn chế gì? A. Tạo điều kiện để các nước phương Tây khôi phục lại quyền thống trị ở các thuộc địa cũ. B. Không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tư bản. C. Do các nước tư bản hoàn toàn chi phối. D. Quá bất công với các nước bại trận và dân tộc thuộc địa. Câu 28: Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam? A. Quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội B. Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng D. Pháp rút quân khỏi miền Nam Câu 29: Nhiệm vụ mới đặt ra cho miền Bắc trong thời kì 1965 – 1968 là gì? A. Hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam.
  4. B. Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. C. Đảm bảo giao thông vận tải thường xuyên thông suốt, phục vụ chiến đấu, sản xuất và đời sống. D. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn. Câu 30: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực nào? A. Công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo. B. Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân. C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. Công nghiệp quốc phòng. Câu 31: Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. Đế quốc Mĩ B. Thực dân Pháp C. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm D. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm Câu 32: Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết trong những năm 1945 - 1991 là A. hòa bình, trung lập và ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. B. hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới C. hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ D. hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc Câu 33: Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và người cày có ruộng? A. Hội nghị họp tháng 7 – 1936. B. Hội nghị họp tháng 11 – 1939. C. Hội nghị họp tháng 5 – 1941. D. Hội nghị họp tháng 10 – 1930. Câu 34: Sự kiện Mĩ dựng lên và lấy đó làm duyên cớ để gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là A. Trả đũa cuộc tiến công của quân Giải phóng vào doanh trại quân Mĩ ở Plâyku B. Trả đũa cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân miền Nam C. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ D. Trả đũa cho sự thất bại của Mĩ ở trận Vạn Tường Câu 35: Sự kiện nào sau đây đánh dấu khối liên minh công - nông được hình thành? A. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. B. Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên. C. Chính quyền Xô Viết được thành lập. D. Các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5 (1930). Câu 36: Nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 -1975 là A. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam D. Kháng chiến chống Mĩ cứu nước Câu 37: Trong những năm 1954- 1975, Việt Nam là một trong những trọng điểm trong chiến lược nào của đế quốc Mĩ? A. Chiến lược toàn cầu B. Thực dân kiểu mới C. Trả đũa ồ ạt D. Phản ứng linh hoạt Câu 38: Nguyên nhân khách quan nào khiến Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”? A. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam dâng cao ở Mĩ B. Tác động của xu thế hòa hoãn Đông- Tây C. Tranh thủ mâu thuẫn trong khối các nước xã hội chủ nghĩa D. Sự thất bại của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” Câu 39: Đâu không phải mục đích của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957)? A. Đáp ứng yêu cầu về quyền lợi của giai cấp nông dân B. Củng cố khối liên minh công- nông C. Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
  5. D. Chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ Câu 40: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga trở thành A. Quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô. B. Quốc gia Liên bang Xô viết. C. Quốc gia kế tục Liên Xô. D. Quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác. HẾT 1 C 11 C 21 D 31 D 2 B 12 C 22 A 32 B 3 B 13 C 23 B 33 A 4 D 14 C 24 A 34 C 5 D 15 B 25 C 35 B 6 C 16 B 26 D 36 D 7 C 17 D 27 A 37 A 8 D 18 D 28 A 38 A 9 C 19 B 29 B 39 D 10 A 20 C 30 B 40 C