Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 18 (Có đáp án)

docx 5 trang minhtam 5080
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 18 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_2020_mon_lich_su_12_de_so_18_co_d.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 18 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ LUYỆN THI THPTQG 2020 TRƯỜNG QUỐC TẾ- HỌC VIỆN ANH QUỐC Phần Lịch sử 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀSỐ 18 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”? A. Các quốc gia, dân tộc trên thế giới có môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. B. Các nước phát triển có điều kiện để tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như mở rộng thị trường, đầu tư vốn, khoa học - kỹ thuật, tận dụng nguồn nhân công, nguyên liệu giá rẻ từ thế giới thứ 3. C. Các nước đang phát triển có môi trường hòa bình để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, tăng cường mối giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao. D. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực lực của mỗi quốc gia. Câu 2: Vì sao toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không đảo ngược? A. Do sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. B. Do tác động của các vấn đề toàn cầu. C. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất. D. Do nhu cầu liên kết của các quốc gia. Câu 3: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên mới là A. Đảng Cộng sản Đông Dương B. Đảng Lao động Việt Nam C. Đảng Lao động Đông Dương D. Đảng Cộng sản Việt Nam Câu 4: Sau hiệp định Pari năm 1973, tương quan lực lượng trên chiến trường miền Nam có sự thay đổi như thế nào? A. Có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam B. Có lợi cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa C. Tạo nên sự cân bằng trong so sánh tương quan lực lượng D. Kiềm chế sự phát triển của quân Giải phóng miền Nam Câu 5: Vì sao đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta? A. Để phù hợp với xu thế chung của thời đại B. Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài C. Để ngăn chặn sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam D. Để đưa đất nước phát triển mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa Câu 6: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của quân và dân Nam Bộ có tác động như thế nào đến thái độ của thực dân Pháp về vấn đề Việt Nam? A. Đánh bại ý chí xâm lược của quân Pháp B. Làm chậm bước tiến của quân Pháp C. Tinh thần của quân Pháp dao động và muốn rút về nước D. Quân Pháp hoang mang, dè dặt hơn trong vấn đề đưa quân ra Bắc Câu 7: Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là A. Kinh tế- xã hội phát triển ổn định B. Kinh tế có bước phát triển nhưng chính trị bất ổn C. Hầu hết vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định D. Chính trị ổn định nhưng kinh tế lại lạc hậu Câu 8: Đặc điểm nổi bật của kinh tế Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000 là
  2. A. Phát triển chậm lại B. Khủng hoảng C. Phát triển xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái D. Phát triển thần kì Câu 9: Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là A. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ. B. Triển khai chiến lược toàn cầu với hi vọng làm bá chủ thế giới. C. Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. D. Chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Câu 10: Trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược? A. Chiến thắng Phước Long B. Chiến dịch Tây Nguyên C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng D. Chiến dịch Hồ Chí Minh Câu 11: Lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là A. Quân đội Việt Nam Cộng hòa B. Quân viễn chinh Mĩ C. Quân đồng minh Mĩ D. Quân viễn chinh và đồng minh Mĩ Câu 12: Đâu không phải là nhiệm vụ của kế hoạch kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)? A. Chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ B. Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp C. Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh D. Cải thiện một bước đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân lao động Câu 13: Quan hệ quốc tế chưa bao giờ được mở rộng và đa dạng như nửa sau thế kỷ XX là do A. xu thế toàn cầu hóa. B. hai cường quốc Xô - Mĩ tuyến bố chấm dứt chiến tranh lạnh. C. xu thế liên kết khu vực. D. sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập. Câu 14: Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự tham gia của nhiều lực lượng mới chủ yếu là do A. sự xâm nhập của các thế hệ tư tưởng mới vào nước ta. B. tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp. C. những mâu thuận xã hội ngày càng phát triển sâu sắc. D. sự phát triển song song của hai khuynh hướng tư sản và vô sản. Câu 15: Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam? A. Ta có hậu phương vững chắc ở miền Bắc chi viện B. Nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết, các nước XHCN giúp đỡ C. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng D. Nhân dân có truyền thống yêu nước nồng nàn Câu 16: Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi với kế hoạch Rơve của Pháp – Mĩ? A. Cục diện chiến trường Đông Dương B. Mục tiêu chiến tranh C. Lực lượng hỗ trợ chiến tranh D. Kết quả của kế hoạch Câu 17: Anh hùng lao động nào được vinh danh tại Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất được mệnh danh là “cha đẻ” của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam? A. Ngô Gia Khảm B. Hoàng Hanh C. Trần Đại Nghĩa D. Cù Chính Lan Câu 18: Trong giai đoạn 1951 - 1953, sự kiện chính trị nào có tác dụng đưa cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp tiến lên? A. Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt. B. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất. C. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập.
  3. Câu 19: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968)? A. Để phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc cho miền Nam C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ở hai miền đất nước D. Tạo ưu thế cho cuộc đàm phán ngoại giao giữa Mĩ và Việt Nam Câu 20: Đâu là lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam sau phong trào Đồng Khởi (1959-1960)? A. Đảng Lao động Việt Nam B. Trung ương cục miền Nam C. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam D. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam Câu 21: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào cần phải trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ? A. Trung Quốc. B. Mông Cổ. C. Triều Tiên. D. Đức. Câu 22: Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương? A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. Đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm. C. Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. D. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 23: Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức Phôngtennơblô không thu được kết quả vì A. Pháp có những khiêu khích, chuẩn bị chiến tranh. B. Pháp đẩy mạnh xâm lược vũ trang ở Nam Bộ Việt Nam. C. Pháp lập chính phủ Nam kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ khỏi Việt Nam. D. Pháp không công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Câu 24: Thực dân Pháp sẽ hành động chậm nhất vào thời gian nào nếu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận tối hậu thư? A. Sáng ngày 19-12-1946 B. Sáng ngày 20-12-1946 C. Đêm ngày 20-12-1946 D. Đêm ngày 18-12-1946 Câu 25: Một trong những di chứng của Chiến tranh lạnh còn tồn tại ở thế kỷ XXI là A. sự cạnh tranh về kinh tế giữa các cường quốc. B. sự bùng nổ xung đột do tranh chấp lãnh thổ. C. cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc. D. đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Câu 26: Điểm yếu cơ bản nào trong kế hoạch quân sự Na-va mà thực dân Pháp không thể giải quyết được? A. mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng B. thiếu về trang bị quân sự hiện đại phục vụ chiến trường C. không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh D. thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng) Câu 27: Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của chiến lược kinh tế hướng ngoại? A. Thiếu công nghệ B. Lệ thuộc vào thị trường bên ngoài C. Đầu tư bất hợp lý D. Phụ thuộc vốn Câu 28: Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? A. Chiến tranh đặc biệt B. Chiến tranh cục bộ C. Việt Nam hóa chiến tranh D. Đông Dương hóa chiến tranh Câu 29: Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của A. xu thế toàn cầu hóa. B. cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX. C. xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh. D. cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
  4. Câu 30: Sau khi giành được độc lập (8-1945), nhân dân Inđônêxia đã phải đấu tranh chống lại sự xâm lược của đế quốc nào? A. Anh B. Mĩ C. Pháp D. Hà Lan Câu 31: Điểm then chốt của kế hoạch Nava là A. Lập hành lang Đông - Tây để bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc. B. Giành thắng lợi quân sự để kết thúc chiến tranh trong danh dự. C. Xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. D. Tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh. Câu 32: Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là A. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch tương đối yếu B. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch mạnh nhất C. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi có vị trí quan trong mà địch tương đối yếu D. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi bố phòng sơ hở của địch Câu 33: Chọn và điền từ còn thiếu vào chỗ trong nội dung sau đây: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về . (1) mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phân sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng (2) phân tán lực lượng trên những địa bàn (3) mà chúng không thể bỏ”. (SGK Lịch sử lớp 12- trang 147) A. 1- chiến lược, 2- bị động, 3- xung yếu. B. 1- chiến lược, 2- phải, 3- lợi hại. C. 1- chiến lược, 2- chủ động, 3- quan trọng D. 1- lực lượng, 2- chủ động, 3- quan trọng. Câu 34: Ý nào sau đây không phải là âm mưu của Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968)? A. Phá tiềm lực quốc phòng và kết thúc chiến tranh xâm lược. B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài và miền Bắc cho miền Nam. C. Phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. D. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Câu 35: Từ cuối 1953 đến đầu 1954, khối cơ động chiến lược của quân Pháp đã bị phân tán ra những vị trí nào? A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông- pha-băng B. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Luông-pha-băng C. Điện Biên Phù, Thà khẹt, Plâyku, Luông-pha-băng D. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Luông-pha-băng Câu 36: Sự thay đổi chiến lược đột ngột của kế hoạch Nava được đánh dấu bằng hoạt động nào? A. Tăng cường lực lượng cho căn cứ Xênô B. Tăng cường lực lượng cho căn cứ Luông Phabang C. Tăng cường lực lượng cho căn cứ Plâyku D. Tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương Câu 37: Nội dung đổi mới về kinh tế ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) và chính sách kinh tế mới (NEP - 1921) ở nước Nga có điểm tương đồng là A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thưa bằng thuế lương thực. B. Xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, kiểm soát bằng pháp luật. C. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. D. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và giao thông vận tải. Câu 38: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do? A. Sự chống phá của các thế lực thù địch B. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài C. Chậm tiến hành cải tổ D. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật
  5. Câu 39: Nguyên nhân nào sau đây đóng vai trò quyết định nhất dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931? A. Sự cổ vũ của phong trào cách mạng thế giới. B. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt. C. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. D. Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Câu 40: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là A. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. B. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên con đường TBCN. C. Đánh đổ đế quốc và phong kiến làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập. D. Xây dựng chính quyền công nông binh, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. HẾT 1 A 11 A 21 A 31 D 2 C 12 A 22 A 32 C 3 B 13 D 23 D 33 A 4 A 14 B 24 B 34 A 5 C 15 C 25 B 35 D 6 D 16 A 26 A 36 D 7 C 17 C 27 A 37 C 8 C 18 C 28 A 38 B 9 B 19 D 29 D 39 D 10 B 20 C 30 D 40 A