Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 14 (Có đáp án)

docx 5 trang minhtam 02/11/2022 5200
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 14 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_2020_mon_lich_su_12_de_so_14_co_d.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 14 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ LUYỆN THI THPTQG 2020 TRƯỜNG QUỐC TẾ- HỌC VIỆN ANH QUỐC Phần Lịch sử 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀSỐ 14 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953 - 1954 đã khoét sâu vào điểm yếu nào của kế hoạch Nava? A. Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng B. Tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh Đông Dương của thực dân Pháp C. Không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh D. Thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng) Câu 2: Ý nào sau đây là nội dung của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN? A. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. B. Tiến hành "mở cửa" nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoài. C. Phát triển ngoại thương. D. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Câu 3: Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng bài học nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay? A. Kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự. B. Đấu tranh quân sự là chủ yếu. C. Kết hợp đấu tranh kinh tế - văn hóa. D. Sử dụng sức mạnh đoàn kết dân tộc. Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương? A. Quân Pháp ở Đông Dương không đủ khả năng để chống lại Nhật. B. Pháp muốn giữ thế hòa hoãn tạm thời để chờ cơ hội phản công. C. Nước Pháp đã bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ Đờ- gôn phải lưu vong. D. Do phe Trục đang chiếm ưu thế trên thế giới. Câu 5: Trước những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam cần đề ra chiến lược phát triển đất nước như thế nào? A. Mở rộng quan hệ ngoại giao. B. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. C. Tập trung ổn định tình hình chính trị. D. Tập trung phát triển kinh tế. Câu 6: Điều gì dưới đây phù hợp với quan điểm và nội dung đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam? A. Làm cho mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện bằng hình thức bước đi thích hợp. B. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là đổi mới hệ thống chính trị. C. Trong quá trình đổi mới đất nước có thể thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng tư bản chủ nghĩa. Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn tới sự ra đời của Việt Nam Quốc dân đảng năm 1927? A. Do sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam. B. Do sự lớn mạnh của giai cấp tư sản. C. Do ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân. D. Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Câu 8: Sự khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ năm 1939 đến trước ngày 9-3-1945 với các phong trào cách mạng trước đó là gì? A. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt. B. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết. C. Chống lại nền thống trị của đế quốc phát xít Pháp - Nhật. D. Có sự liên kết với quốc tế.
  2. Câu 9: Hội nghị nào của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã mở đầu quá trình chuyển hướng đấu tranh trong giai đoạn 1939-1945? A. Hội nghị tháng 11-1939. B. Hội nghị tháng 11-1940. C. Hội nghị tháng 5-1941. D. Hội nghị tháng 2- 1943. Câu 10: Những chủ trương được đề ra tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đã được hoàn chỉnh tại hội nghị nào? A. Hội nghị tháng 11-1940. B. Hội nghị tháng 5-1941. C. Hội nghị tháng 2- 1943. D. Hội nghị tháng 3-1945. Câu 11: Chiến thuật nào được Pháp - Mĩ sử dụng trong kế hoạch Rơve? A. “Khóa then cửa” B. Tạo hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc C. Dùng người Việt đánh người Việt D. Bất ngờ tấn công quân sự quy mô lớn Câu 12: Di tích lịch sử nào của tỉnh Hà Tĩnh từng là một trong những trọng điểm bắn phá của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968)? A. Nghĩa trang Trường Sơn B. Ngã ba Đồng Lộc C. Sông Thạch Hãn D. Ngã ba Nghèn Câu 13: Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) đã có tác động như thế nào đến việc đối phó với Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc Việt Nam? A. Đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi Việt Nam B. Vô hiệu hóa quân đội Pháp, tạo điều kiện để tiêu diệt Trung Hoa Dân Quốc C. Lợi dụng được Trung Hoa Dân Quốc để đánh Pháp D. Tập trung lực lượng để đối phó với Trung Hoa Dân Quốc Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu để Liên bang Nga chuyển từ chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu - Á là A. Do tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng B. Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng C. Do Nga không nhận được sự ủng hộ lớn của các cường quốc phương Tây về chính trị và viện trợ kinh tế D. Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa Câu 15: Trong những năm 90 của thế kỷ XX, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Nhật Bản hợp tác có hiệu quả với Mỹ, Nga trong các chương trình A. Vũ trụ quốc tế B. Vật liệu mới và năng lượng C. Giáo dục - khoa học D. Công nghiệp điện hạt nhân Câu 16: Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở tình hình đất nước như thế nào? A. Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển C. Có một nền nông nghiệp phát triển D. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa kém phát triển Câu 17: Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong xuân - hè 1965 có tác động như thế nào đến chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"? A. Làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” B. Đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam C. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách “ấp chiến lược” của địch D. Chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ Câu 18: Điểm khác nhau cơ bản giữa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản trên thế giới là: A. Phong trào công nhân giữ vai trò quyết định. B. Chủ nghĩa Mác- Lênin được biến đổi sang tư tưởng Hồ Chí Minh. C. Chủ nghĩa Mác- Lênin giữ vai trò quyết định. D. Có sự kết hợp với phong trào yêu nước. Câu 19: Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy”? A. Do đây là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp, Mĩ
  3. B. Do phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước châu Phi đã giành được độc lập C. Do cơn bão táp cách mạng chống chủ nghĩa thực dân bùng lên và giành thắng lợi sau một thời gian dài diễn ra yếu ớt D. Do làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở đây Câu 20: Hướng tiến công chủ yếu của quân Giải phóng miền Nam trong năm 1972 là A. Tây Nguyên B. Đông Nam Bộ C. Liên khu V D. Quảng Trị Câu 21: Điểm khác nhau cơ bản của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về A. địa hình tác chiến B. loại hình chiến dịch C. lực lượng chủ yếu D. đối tượng tác chiến Câu 22: Tại sao khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Pháp lại thi hành chính sách thù địch với với các lực lượng tiến bộ ở thuộc địa? A. Để tránh nguy cơ thuộc địa bị rơi vào tay phe Trục. B. Để tranh nguy cơ bị đồng minh xâm chiếm thuộc địa. C. Để ngăn chặn cách mạng nổ ra. D. Để huy động tối đa tiềm lực của thuộc địa cho chiến tranh. Câu 23: Các Hội Cứu quốc của mặt trận Việt Minh được bắt đầu xây dựng từ A. Đồng bằng, trung du. B. Trung du miền núi. C. Miền xuôi. D. Miền núi. Câu 24: Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì? A. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. B. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. C. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. D. Chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, đòi độc lập cho dân tộc. Câu 25: Điểm mới giữa Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là: A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc. B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc. C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức. Câu 26: Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975? A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược cả ta và địch đều cố nắm giữ B. Cơ sở quần chúng của ta ở Tây Nguyên vững chắc C. Do sự bố phòng sơ hở của quân đội Sài Gòn D. Do Tây Nguyên là căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn Câu 27: Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)? A. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm B. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ C. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công D. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mĩ Câu 28: Đâu không phải là nguyên nhân để Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương? A. Do yêu cầu cần thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc. B. Do yêu cầu tập trung tối đa lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. C. Do yêu cầu chống âm mưu lập Liên bang Đông Dương của Pháp. D. Do mỗi nước có một đặc điểm lịch sử - văn hóa - xã hội riêng. Câu 29: Cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954 -1957 đã để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm lớn nhất gì trong quá trình tổ chức, lãnh đạo cách mạng? A. Không chủ quan, giáo điều B. Phải bám sát tình hình thực tế C. Phải dũng cảm thừa nhận sai lầm và kiên quyết sửa chữa
  4. D. Phải nâng cao trình độ cán bộ, Đảng viên Câu 30: Điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986)? A. Kết quả cải cách B. Hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu cải cách C. Vai trò của Đảng cộng sản D. Trọng tâm cải cách Câu 31: Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, tổ chức ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào? A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch. B. Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa. C. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế. D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục. Câu 32: Vai trò trọng yếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là: A. Chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. Giải quyết thỏa đáng các vấn đề về kinh tế - xã hội. C. Giải quyết mọi công việc của Đại hội đồng. D. Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước. Câu 33: Thành tựu của Liên Xô và Đông Âu trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội có tác động như thế nào đến tham vọng của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ B. Tạo ra sự cân bằng về sức mạnh quân sự C. Tạo ra sự đối trọng với hệ thống tư bản chủ nghĩa D. Đưa quan hệ quốc tế trở lại trạng thái cân bằng Câu 34: Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là: A. Thực dân Pháp. B. Phát xít Nhật. C. Pháp- Nhật. D. Thực dân Pháp và tay sai. Câu 35: Hãy chọn đáp án đúng để hoàn thiện đoạn tư liệu về tổ chức ASEAN: “Mục tiêu của ASEAN là phát triển (1) và (2) thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực”. A. (1) an ninh, (2) chính trị B. (1) kinh tế, (2) chính trị. C. (1) kinh tế, (2) xã hội D. (1) kinh tế (2) văn hóa Câu 36: Căn cứ địa nào được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới trong cách mạng tháng Tám? A. Cao Bằng. B. Bắc Sơn- Võ Nhai. C. Cao- Bắc- Lạng. D. Khu giải phóng Việt Bắc. Câu 37: Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào từ năm 1955 đến năm 1975 do lực lượng chính trị nào lãnh đạo? A. Đảng cộng sản Đông Dương B. Đảng cộng sản Lào C. Đảng Nhân dân Lào D. Đảng nhân dân cách mạng Lào Câu 38: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có sự giống nhau về: A. Hình thức chính quyền. B. Nhiệm vụ chủ yếu. C. Lực lượng tham gia. D. Khuynh hướng phát triển. Câu 39: Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Trị. C. Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Nam. D. Quảng Trị, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hà Tiên. Câu 40: “Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang tột độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến” (SGK Lịch sử 12, trang 115). Điều kiện khách quan thuận lợi trong đoạn trích trên được hiểu là: A. Quần chúng đã sẵn sàng đấu tranh. B. Sự ủng hộ tuyệt đối của quân Đồng Minh. C. Các lực lượng vũ trang đã vào vị trí. D. Phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện. HẾT
  5. 1 A 11 A 21 B 31 C 2 A 12 B 22 C 32 A 3 D 13 A 23 D 33 A 4 A 14 C 24 C 34 B 5 D 15 A 25 C 35 D 6 A 16 A 26 D 36 D 7 A 17 B 27 D 37 C 8 C 18 D 28 C 38 D 9 A 19 C 29 C 39 A 10 B 20 D 30 B 40 D